Pre modifier là gì


(Premodifier) + Head + (Postmodifier) [phần đặt trong ngoặc đơn có thể có hoặc không]. Ví dụ:

coffee (Head alone)

my computer, the girl (Premodifier + Head)

printers of good quality (Head + Postmodifier)

the decision on national security (Premodifier + Head + Postmodifier)

b. Trong tiếng Việt:



Thành phần phụ trước

Danh từ trung tâm

Thành phần phụ sau

Phụ tố chỉ tổng lượng

(-4)


Phụ tố chỉ số lượng

(-3)


Phụ tố chỉ loại thể, đơn vị

(-2)


Phụ tố chỉ xuất

(-1)





Phụ tố hạn định

(1)


Phụ tố chỉ định

(2)


Tất cả

những

cái

con

người

xấu xa

đó

(-4) Các từ mang ý nghĩa tăng lượng

(-3) Các từ chỉ số đếm.

Số ước lượng: vài, dăm, ba

Từ có ý nghĩa phân phối: mỗi, từng, mọi.

(-2) Biểu đạt ý nghĩa đơn nhất/ dùng để nhấn mạnh.

Không thể nhập "cái" ở (-2) vào "những", "các" ở (-3)

Dùng "cái" với ý nghĩa chỉ xuất hiện trên nguyên tắc phải có phụ tố (2) "ấy", "đó"

(-1) Vị trí của các đơn vị quy uớc: cân, miếng, cốc, và đơn vị chỉ người/ vật: ngài, vị, cuốn

(1) Vị trí của các từ có chức năng hạn định

(2) Vị trí của các danh từ mang ý nghĩa chỉ trỏ, xác định cho danh từ.



Câu 19. Phương thức cấu tạo từ là gì? Các phương thức phổ biến?

1. Định nghĩa: phương thức cấu tạo từ là cách thức tạo nên từ mới.

2. Các phương thức cấu tạo từ phổ biến

2.1. Phương thức phụ gia (thêm phụ tố) (affixation/ derivation) (ở đây không xét đến inflection vì phương thức này chỉ làm biến đổi từ để thể hiện sự biến đổi về mặt ngữ pháp chứ không tạo ra từ mới) là phương thức thêm vào căn tố (root) hay thân từ (stem) một hay nhiều phụ tố để tạo ra từ mới.

a. Trong tiếng Anh, gồm: Prefixation (thêm tiền tố) và suffixation (thêm hậu tố)

b. Tiếng Việt, theo một số nhà ngôn ngữ, chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ Pháp. Ví dụ: tự động hoá, vôi hoá, nhà giáo, nhà thơ, nhà văn, bác sĩ, hoạ sĩ, nhạc sĩ.

Trong một thời gian có quan niệm cho rằng tiếng Việt có sử dụng phương thức phụ gia. Do đó, trong thành phần cấu tạo từ có hình vị phụ tố vì theo họ, như: cái, nhà, bất có thể xuất hiện ở một từ hay một loạt từ. Tuy nhiên, trên thực tế, không thể nói những yếu tố trên là tiền tố hay hậu tố vì:

Các từ trên có thể có thể đứng một mình, độc lập như một từ đơn, chưa bị hư hoá về nghĩa.

Sự kết hợp giữa căn tố và phụ tố trong ngôn ngữ Ấn-Âu chặt chẽ còn trong tiếng Việt thì lỏng lẻo.

Số lượng từ này trong tiếng Việt không nhiều mà thực ra chỉ là từ ghép.

2.2. Ghép (compounding):

a. Tiếng Việt:

Ghép đẳng lập: ghép hai từ có quan hệ ngang hàng nhau về nghĩa, không từ nào phụ thuộc vào từ nào. Ví dụ: quần áo, sách vở..

Ghép chính phụ: ghép hai từ tố có quan hệ không ngang nhau về nghĩa, trong đó có một từ chính và một từ tố phụ. Ví dụ: nhà gỗ, nhà đá (C + P); bất mãn, vô ích (P + C)

b. Tiếng Anh:

Ghép đẳng lập: hometown, classroom

Ghép chính phụ: blackboard, businessman.

2.3. Phương thức láy: là phương thức lặp lại một phần hay toàn bộ một từ đã có.

Việc phân loại từ láy thường được dựa vào hai cơ sở:

a. Bậc láy: là thứ tự của lần phương thức láy được thực hiện để tạo ra từ láy. Trong tiếng Việt thường dùng từ láy bậc một và từ láy bậc hai.


Từ không láy

Từ láy bậc một

Từ láy bậc hai

(chín) mõm

Mõm mòm

Mõm mòm mom

Cuống

Cuống cuồng

Cuống cuồng cuồng

Vội

Vội vàng

Vồi vội vàng vàng




ấp úng

ấp a ấp úng




ỡm ờ

ỡm à ỡm ờ




Kề cà

Kề rề cà rà

(đen) lánh

Lấp lánh

Lấp la lấp lánh

Ngoài ra còn gặp nhiều từ láy bốn tiếng, từ láy ba tiếng thuộc bậc một cũng ít gặp hơn. Ví dụ: không khổng khồng không, buồn thỉu buồn thiu, sạch sành sanh.

b. Xét về mặt số lượng tiếng: từ láy đôi, từ láy ba, và từ láy tư. Ví dụ:

(1) Từ láy đôi

Từ láy toàn bộ: hao hao, lăm lăm, đùng đùng, đo đỏ, sừng sững, ăm ắp, phơn phớt, vằng vặc, rừng rực.

Từ láy bộ phận: nhúc nhích, đủng đỉnh, gồ ghể, ngo ngoe, tẹp nhẹp, chạng vạng, tần ngần, túi bụi.

(2) Từ láy ba: dửng dừng dưng, cỏn còn con, sạch sành sanh

(3) Từ láy tư: hì hà hì hục, ấm a ấm ớ, hớt ha hớt hải, lơ thơ lẩn thẩn, hăm hăm hở hở, tầng tầng lớp lớp, nhí nha nhí nhảnh.

Trong tiếng Anh không sử dụng phương thức láy.

2.4. Phương thức chuyển đổi từ loại (conversion/ zero-derivation): là phương thức tạo ra từ phái sinh mà trong đó một từ chỉ thay đổi từ loại hay lớp từ (word-class) mà không cần phải thêm phụ tố.

Trong tiếng Anh: love to love, doubt to doubt, answer to answer

Trong tiếng Việt:

Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á. (danh từ)

Món ăn này rất Việt Nam. (tính từ)

Ý kiến của mọi người rất thống nhất. (tính từ)

Chúng ta đã hoàn toàn thống nhất đất nước kể từ Đại thắng 30-4. (động từ).



Câu 20. Đặc điểm chung của giới từ và cụm giới từ trong tiếng Việt. Ví dụ.

1. Trong tiếng Việt, giới từ là những từ thuộc nhóm hư từ (phân biệt với thực từ)*. Giới từ tự thân nó không có nghĩa mà nó phải kết hợp với các từ khác để tạo thành từ có ý nghĩa khác nhau như vị trí, thời gian, cách thức, nguyên nhân.

2. Đặc điểm chung

2.1. Về mặt hình thức: giới từ tiếng Việt không có khả năng động lập làm thành phần của cụm từ. Nó kết hợp và đứng trước danh từ để tạo thành cụm giới từ.

Ví dụ: Từ Hà Nội.

2.2. Về mặt ý nghĩa: giới từ tiếng Việt không phải là một đơn vị định danh biểu thị sự vật hiện tượng mà nó là những hư từ chỉ quan hệ cú pháp chính phụ.

Ví dụ: Sách của tôi. Sống nhờ thuốc. Tôi không nghĩ đến ai cả.

3. Phân biệt giới từ với liên từ và các từ chỉ hướng vận động:

3.1. Trong tiếng Việt cần phân biệt giới từ và liên từ:

a. Giới từ dùng để nối các từ có quan hệ chính phụ về mặt kết nối. Giới từ có xu hướng gắn kết với các thành phần phụ còn liên từ dùng để kết nối có quan hệ đẳng lập hoặc nối các mệnh đề thành câu.

Các thành tố đứng trước và đứng sau liên từ có thể đổi vị trí cho nhau một cách tự do và có khả năng kết hợp các mệnh đề để hình thành câu phức và câu ghép. Còn giới từ có khả năng mở rộng thành phần của cụm từ và của câu đơn.

Ví dụ: Tôi và nó. Nó và tôi. (liên từ)



Vì trời mưa nên tôi nghỉ học. (liên từ)

Tôi đi học. Tôi đi học bằng xe đạp. (giới từ mở rộng thành phần câu đơn)

3.2. Trong tiếng Việt cần phân biệt giới từ và các từ chỉ hướng vận động như: vào, ra, lên, xuống

Các từ này chỉ được xem là giới từ khi:

(1) Nó không có khả năng kết hợp trực tiếp với các phó từ đã, sẽ, đang

(2) Nó kết hợp với danh từ kèm theo sau và gắn chặt với danh từ ngay cả khi đảo danh từ lên phía trước.

Đựa vào hai tiêu chí trên, ta thấy chỉ trong kết hợp với động từ chỉ cảm nghĩ, nói năng thì từ chỉ hướng vận động mới là giới từ.

Ví dụ: Trông lên trời. Nói về dân chủ. Tin vào tình yêu.

Các từ chỉ hướng vận động là giới từ khi chúng đứng sau những động từ có bổ ngữ trực tiếp. Ví dụ: Đóng đinh lên tường.

Trong kết hợp với các động từ vận động thì các từ này là từ chỉ hướng vận động.

Ví dụ: Chạy vào nhà. Đi ra bờ hồ.

Còn trong kết hợp với các tính từ thì các từ chỉ hướng vận động này chỉ là phó từ. Ví dụ: Béo ra, đẹp ra, đỏ lên.

* Hư từ: từ không có khả năng độc lập làm thành phần câu, chỉ được dùng để biểu thị quan hệ ngữ pháp giữa các thực từ. Hư từ bao gồm phụ từ (những, các, đã, đang, vẫn, sẽ, cứ ), kết từ (và, với, nhưng, còn, ; về, cho, vì, nếu, tuy, nên, thì, mà ), tình thái từ (à, a, ạ, ư, nhỉ, nhé, nhá, nghen, mà, ru), trợ từ nhấn mạnh (chính [chính anh đã nói], cả [tôi mời cả anh], chỉ [chỉ một cái bánh], những [những năm vé])

Thực từ: từ có ý nghĩa từ vựng độc lập và có khả năng làm thành phần câu, như danh từ, động từ, tính từ



Thực từ Hư từ Ý nghĩa

Việc gì cũng có nguyên nhân của nó. Nó nghỉ vì ốm. nguyên nhân



Tương lai thuộc về thế hệ trẻ. Thế hệ trẻ sẽ gánh vác mọi việc nguyên nhân

Chưa hiểu thỉ nên hỏi. Bạn chưa hiểu à? hỏi



Câu 21. Đặc điểm chung của giới từ và cụm giới từ tiếng Anh. Cho ví dụ.

1. Trong tiếng Anh, giới từ thuộc nhóm hư từ nhưng giới từ và cụm giới từ có vị trí rất quan trọng trong cấu trúc và hoạt động của ngôn ngữ. Giới từ tự thân nó không có nghĩa mà nó phải kết hợp với các từ khác để tạo thành từ có ý nghĩa khác nhau như vị trí, thời gian, cách thức, nguyên nhân.

2. Đặc điểm chung

2.1. Về mặt hình thức

Giới từ tiếng Anh không có khả năng độc lập làm thành phần của cụm từ hoặc câu mà chỉ có khả năng làm thành phần phụ hoặc kết nối các thành phần của cụm từ. Giới từ tiếng Anh thường đứng trước danh từ, đại từ để hình thành cụm giới từ. Giới từ tiếng Anh còn đứng trước danh động từ (gerund)

Ví dụ: I went to school by bike with my brother.

She is beautiful with blue eyes and blond hair.

He came here before going to London.

2.2. Về mặt ý nghĩa

Giới từ tiếng Anh không có ý nghĩa từ vựng (khi xét về ý nghĩa từ vựng). Nó không phải là đơn vị định danh, không biểu thị sự vật, hiện tượng, sự kiện, hoạt động, tính chất mà chỉ có khả năng xác định mối quan hệ giữa các từ mà nó liên kết. Đó là quan hệ chính phụ.

Ví dụ: I write my letter in English.

2.3. Cụm giới từ đựoc thành lập bằng cách kết hợp:

Giới từ + danh từ + giới từ: by means of.

Giới từ + cụm từ + mệnh đề: for the fact that he loves her

Giới từ + mệnh đề: I believe in what he said.

3. Phân biệt giới từ với tiểu trạng từ và liên từ.

3.1. Giới từ và tiểu trạng từ

Tiểu trạng từ trong tiếng Anh có cùng hình thức như giới từ nhưng có chức năng khác giới từ: nó không được dùng để chỉ mối quan hệ giữa danh từ, đại từ với các từ loại khác trong câu mà nó được dùng như trạng từ.

Nhiều từ có thể dùng như giới từ hoặc như trạng từ. Quan trọng nhất là các từ: above, about, across, along, before, behind, below, besides, by, down, in, near, off, on, over, past, round, since, through, under, up. Ví dụ:

They were here before six. (giới từ)

He has done his sort of work before. (tiểu trạng từ)

Peter is behind us. (giới từ)

He's along way behind. (tiểu trạng từ)

Các giới từ có tân ngữ đi sau còn các trạng từ thì không. Nhiều từ có thể dùng như giới từ hoặc tiểu trạng từ. Tuy nhiên, một số từ chỉ là tiểu trạng từ: back, away, backward, downward, forward, out hay chỉ là giới từ: from, during, against, at, beside, despite,except, for, from, into, of, onto, per, since, until, toward, upon, via, các giới từ ­-ing [concerning ]

Nhiều từ trong số này được dùng để tạo thành động từ nhóm (phrasal verbs). Khác với hầu hết các trạng từ khác, các trạng tiểu từ có thể đi liền trước tân ngữ của một động từ.

Could you switch off the light?

Tương đối giống các trạng từ khác, các trạng tiểu từ có thể được dùng như bổ ngữ của động từ be.

Why are all the lights on?

Hello! You're back!

The match will be over by 4.30.

Trật tự từ của giới từ và tiểu trạng từ với tân ngữ: giới từ và tiểu trạng từ thường không ở cùng một vị trí trong mệnh đề có tân ngữ. Thông thường, giới từ đứng trước tân ngữ.

He fell off the bridge. (not fell the bridge off.)

Tiểu trạng từ có thể đi trước hoặc đi sau một tân ngữ là danh từ.

She switched off the light/ the light off.

Tiểu trạng từ chỉ có thể đi sau một tân ngữ là đại từ.

She switched it off. (not off it.)

Is that the light which you switched off? (not off which you switched?)

Give me back my watch./ Give me my watch back (not Give back me my watch.)

Nói chung, giới từ liên kết nhiều hơn đến danh từ còn trạng tiểu từ liên kết nhiều hơn đến động từ.

3.2. Liên từ và giới từ

Một số liên từ có hình thức giống như giới từ: after, before, as, since, until. Tuy nhiên, liên từ nối 2 từ, cụm từ, mệnh đề có mối quan hệ liên hợp hay qua lại với nhau. Xét về mối quan hệ giữa 2 thành phần mà liên từ kết nối thì có thể chia liên từ thành liên từ đẳng lập (coordinative conjunctions/ coordinators) và liên từ phụ thuộc (subordinative conjunctions/ subordinators).

Ví dụ: Both Lan and her sister are here. (coordinator)



If I had enough money, I would buy a new house. (subordinator)

I haven't seen him since this morning. (giới từ)

I haven't seen him since he left this morning. (liên từ)

Câu 22. Đối chiếu giới từ và cụm giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt về chức năng ngữ pháp.

1. Điểm giống nhau.

Giới từ tiếng Anh và tiếng Việt đều không có khả năng đứng độc lập làm thành phần của cụm từ, của câu. Giới từ dùng để biểu thị mối quan hệ chính phụ và đều có xu hướng kết nối với thành tố phụ. Ví dụ:

I always think of my relatives.

Tôi luôn nghĩ về người thân của mình.

2. Điểm khác nhau.

Trong tiếng Việt, cụm giới từ có khả năng làm vị ngữ. Ví dụ:

Lỗi này (C) tại bạn (V). Chiếc bình này (C) bằng pha lê (V)

Trong tiếng Việt, cụm giới từ có khả năng làm chủ ngữ. Ví dụ:

Ở nhà (C) vẫn khoẻ chứ ạ? (V) Ngoài sân (C) có hai chú gà con. (V)

Cụm giới từ tiếng Anh không có các chức năng này.



Câu 23. Đối chiếu giới từ và cụm giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt về hoạt động trong lời nói.

1. Điểm giống nhau.

1.1. Trong tiếng Việt và tiếng Anh, giới từ được dùng kết hợp với danh từ, đại từ để tạo thành cụm giới từ đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ thởi gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức. Ví dụ:

He looks through the window. (giới từ + danh từ)



I have bought this present for you. (giới từ + đại từ)

Mẹ mua một chiếc áo mới cho tôi. (giới từ + đại từ)

Tôi treo áo lên mắc. (giới từ + danh từ)

1.2. Trong cả hai ngôn ngữ có nhiều cấu trúc mà ở đó việc dùng hay không dùng giới từ cũng không làm thay đổi ý nghĩa của lời nói. Ví dụ:

Tôi vay tiền của bạn tôi. = Tôi vay tiền bạn tôi.

Tôi thường viết bằng bút chì. = Tôi thường viết bút chì.

The lesson last for three hours. = The lesson last three hours.

2. Điểm khác nhau.

Trong tiếng Anh, khi thành lập trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, cách thức , danh từ phải kết hợp với giới từ, tạo thành một cụm giới từ. Trong tiếng Việt, điều này không bắt buộc. Ví dụ, so sánh:

In summer, I often go to the beach. (Vào) mùa hè, tôi thường đi tắm biển.

In the morning, I often do morning exercise. (Vào) buổi sáng, tôi thường tập thể dục.

I will go to the circus on Saturday. Tôi sẽ đi xem xiếc (vào) thứ sáu.



Câu 24. Đối chiếu giới từ và cụm giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt về vị trí trong câu.

1. Điểm giống nhau.

1.1. Trong tiếng Việt và tiếng Anh, giới từ bao giờ cũng có vị trí ngay trước danh từ hoặc đại từ. Ví dụ:

Think of the story; think about me; solution to the problem.

Nghĩ về tôi; nghĩ về phương án giải quyết; thảo luận về chiến tranh; sống ở nước ngoài.

1.3. Giới từ tiếng Việt và tiếng Anh đều có thể đứng ở cuối câu trong những mệnh đề quan hệ. Ví dụ:

He is the man whom no one wants to work with.

Nó là người chẳng ai thèm nói chuyện với.

2. Điểm khác nhau.

Giới từ tiếng Anh có thể đứng ở cuối những câu cảm thán, câu nghi vấn. Ví dụ:

Whom are you think of ? What an interesting man to talk to!

Câu 25. Đối chiếu giới từ và cụm giới từ trong tiếng Anh và tiếng Việt về cấu tạo.

1. Điểm giống nhau.

Giới từ tiếng Việt và tiếng Anh đều phổ biến ở dạng từ đơn. Ví dụ:

Tiếng Việt: ở, tại, do, bởi, của, bẳng, về, lên

Tiếng Anh: at, for, of, to, by, before, after, from

2. Điểm khác nhau:

2.1. Các nhà nghiên cứu thường chia giới từ tiếng Anh thành 2 nhóm: giới từ đơn và giới từ ghép. Giới từ ghép là loại giới từ do 2 hay nhiều từ trong đó có ít nhất một giới từ đơn cấu tạo nên. Giới từ ghép là một chuỗi không thể phân chia được cả về cú pháp lẫn ngữ nghĩa. Các giới từ ghép được cấu tạo từ:

(1) giới từ/ trạng từ + giới từ: away from, together with, apart from.

(2) liên từ/ tính từ + giới từ: according to, because of.

(3) giới từ + danh từ + giới từ : by means of , with regard to, in front of, on account of.

So với tiếng Anh, số lượng giới từ ghép tiếng Việt không nhiều và cũng ít khi sử dụng.

Ví dụ: tại vì lười biếng (ít dùng) vì lười biếng.



Câu 26. Phần câu, thành phần câu, nòng cốt câu. Cho ví dụ.

1. Phần câu (parts of sentence).

Người ta nói một câu là muốn nêu lên một điều gì đó, thông báo một nội dung nào đó. Phù hợp với mục đích nói, cách suy nghĩ, người ta phân chia câu làm 2 phần: phần Nêu (theme) và phần Báo (Rheme). Phần Nêu là phần đưa ra thông tin cũ, phần Báo là phần đưa ra thông tin mới. Cách phân chia này là chia theo cấu trúc thông báo. Ví dụ:

Tiếng Việt: Hôm qua, lớp chúng tôi đón cô giáo mới.

Tiếng Anh: John carefully searched the room.

N B


Cách phân chia ra phần Nêu và phần Báo phải căn cứ vào tình huống giao tiếp và văn cảnh để biết ý của người người nói muốn thông báo cái gì, nêu cái gì. Như trong ví dụ đầu tiên, phần Nêu là cả đoạn: "Hôm qua, lớp chúng tôi". Song nếu người nói muốn nhấn mạnh thời gian xảy ra sự việc thì có thể phân:

Hôm qua, lớp chúng tôi đón cô giáo mới.

N B

2. Thành phần câu (sentence elements)



Thành phần câu là những yếu tố để xây dựng nên cấu trúc câu.

Trên thực tế, quan niệm thế nào là thành phần câu, có bao nhiêu thành phần câu và đặc điểm của chúng ra sao không đơn giản và hiện nay còn nhiều lí thuyết không nhất quán.

Theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp, thành phần câu là những từ tham gia vào nòng cốt câu (bắt buộc phải có mặt để đảm bảo tính trọn vẹn của câu) hay trực tiếp phụ thuộc vào nòng cốt câu. Những từ tham gia vào nòng cốt câu là thành phần chính của câu gổm chủ ngữ, vị ngữ và bổ ngữ bắt buộc của vị ngữ, còn những từ ngữ phụ thuộc vào toàn bộ nòng cốt câu là thành phần phụ của câu.

Ví dụ: trong tiếng Việt có 7 thành phần câu: Chủ ngữ (C), Vị ngữ (V), Bổ ngữ (B), Định ngữ (Đ), Khởi ngữ (K), Tình thái ngữ (T), Trạng ngữ (Tr).

Cái thứ ấy (K) nó (C) yêu (V) sách (B) suốt ngày (Tr).

Có thể (Đ) Nam (C) vừa về (V) ngày hôm qua (Tr).

Đằng thẳng ra (Đ) nó (C) học (V) âm nhạc (B) ở nhạc viện (Tr).

Trong tiếng Anh có 5 thành phần câu: Subject, Verb, Object, Complement, Adverbial.

The girl (S) called (V) her dog (O) Honey (C).

The girl (S) beat (V) her dog (O) yesterday (A).

3. Nòng cốt câu.

Để tạo được câu, hiểu câu, phân tích đối chiếu câu, ta hãy chú ý bộ phận trung tâm của câu.Tiêu biểu là câu tường thuật. Bộ phận trung tâm ấy là nòng cốt câu. Việc xác định nòng cốt câu thường căn cứ vào nội dung và hình thức.

Về mặt nội dung, mặt ngữ nghĩa, có ý kiến cho rằng: nòng cốt câu biểu thị phán đoán logic. Ý kiến khác lại cho rằng nòng cốt câu là trung tâm nội dung thông báo của câu. Ý kiến thứ này có cái mới và có sức thuyết phục hơn vì nó chú ý mặt giao tiếp, mặt ngôn ngữ của câu.

Về mặt hình thức, phần lớn các nhà ngôn ngữ học miêu tả nòng cốt câu thông qua cấu trúc chủ-vị. Một số khác dựa vào quan hệ Nêu Báo.

Dĩ nhiên, nội dung của nòng cốt câu không hẳn là "nội dung thông báo" và không hoàn toàn căn cứ vào phân chia phân đoạn thực tại. Bởi vì "trung tâm nội dung thông báo" dựa vào phân đoạn thực tại là do hoàn cảnh, phụ thuộc vào hoàn cảnh nên không gắn vào thành tố cố định trong khuôn cấu trúc câu. Hơn nữa, nói về nòng cốt câu có bao hàm sự chú ý mặt giao tiếp nhưng trọng tâm vẫn coi trọng cấu trúc thành phân câu, khuôn hình cấu tạo câu. Cho ê đúng như các tác giả Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp quan niệm: "Nòng cốt câu là bộ phận khung ngữ pháp của câu. Đó là cấu trúc tối giản vừa đủ để đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức."

Một câu độc lập về nội dung nghĩa là một câu có thể hiểu được mà không cần dựa vào văn cảnh hay dựa vào hoàn cảnh giao tiếp. Còn một câu hoàn chỉnh về mặt hình thức có nghĩa là một câu có đẩy đủ các thành tố cần thiết theo quy tắc ngữ pháp.



Câu 27 28. Thành phần câu tiếng Việt. Thành phần câu tiếng Anh.

1. Định nghĩa: Thành phần câu là những yếu tố để xây dựng nên cấu trúc câu.

2. Thành phần câu.

Trong tiếng Việt có 7 thành phần câu: Chủ ngữ (C), Vị ngữ (V), Bổ ngữ (B), Khởi ngữ (K), Tình thái ngữ (T), Định ngữ (Đ), Trạng ngữ (Tr).

Trong tiếng Anh có 5 thành phần câu: Chủ ngữ (Subject S), Vị ngữ (Verb - V), Bổ ngữ [hay tân ngữ] (Object - O), Định ngữ (Complement - C), Trạng ngữ (Adverbial - A).

2.1. Chủ ngữ (Subject): nói chính xác hơn là chủ ngữ ngữ pháp, là bộ phận nòng cốt câu, là thành phần của cấu trúc chủ vị. Chủ ngữ ngữ pháp biểu thị đặc điểm ngữ pháp phù hợp với đặc trưng miêu tả ở vị ngữ. Ví dụ:

Tiếng Việt: Tôi (C) sắp đi dạo.

Tiếng Anh: I (S) 'm going for a walk.

2.2. Vị ngữ (Predicate): là bộ phận của nòng cốt câu và là thành phần trung tâm của cấu trúc chủ vị. Trong tiếng Anh, vị ngữ động từ luôn luông có hình thái ngôi, thời, thể. Còn trong tiếng Việt, vị ngữ có thể đi kèm với phó từ để chỉ thời thể hoặc cách thức. Ví dụ:

Tiếng Việt: Tôi đã (phó từ ) đi chơi. (V)

Tiếng Anh: He runs (V) quickly.

Trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh, bên cạnh động từ làm trung tâm, vị ngữ còn có loại vị ngữ là tính từ, danh từ, kết cấu chủ vị, và một số kết cấu đặc biệt khác.

2.3. Bổ ngữ (Object): là một thành phần câu, nằm ngoài kết cấu chủ vị, có thể là thành phần của nòng cốt câu. Nó là một diễn tố khác của sự tình được nêu lên ở vị ngữ. Bổ ngữ có thể phân ra làm bổ ngữ trực tiếp và bổ gián tiếp căn cứ vào bổ ngữ nối tiếp với vị ngữ bằng giới từ hay trực tiếp. Ví dụ:

Tiếng Việt: Đột nhiên, Nam vứt sách (B) ra sân.

Tiếng Anh: I have been waiting for him (O) for three hours.

2.4. Trạng ngữ (Adverbial): là thành phần phụ của câu. Nó cấu tạo, hình thức và vị trí xác định trong câu. Ví dụ trước nòng cốt câu, sau nòng cốt câu, chen giữa chủ ngữ và vị ngữ Trạng ngữ phân chia theo nghĩa biểu hiện: trạng ngữ chỉ thời gian, không gian, nơi chốn, nguyên nhân Ví dụ:

Tiếng Việt: Từ giữ mãi nụ cười khi nghe hắn nói. (Tr)

Tiếng Anh: The boy is now a student at a large university. (A)

2.5. Định ngữ (Complement): cũng là thành phần phụ của câu. Vị trí của nó thường trước nòng cốt câu hoặc chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ. Định ngữ có thể phân làm 2 loại: loại liên hệ với chủ ngữ, biểu hiện ý nghĩa tình thái chủ quan và loại quan hệ với bổ ngữ biểu thị ý nghĩa tình thái khách quan (thông qua cách diễn ra sự tình). Ví dụ:

Tiếng Việt: Chốc chốc anh ta lại la lên một tiếng. (Định ngữ chốc chốc chỉ sự tình diễn ra đều đặn lặp đi lặp lại của hành động)



Đột nhiên anh thấy mình như gục ngã. (Định ngữ đột nhiên diễn đạt cảm nhận bất ngờ, đột ngột của chủ thể)

Tiếng Anh: His brother grew happier gradually. (subject complement)

They make him the chairman. (object complement)

Hai thành phần sau đây chỉ có trong tiếng Việt:

2.6. Khởi ngữ: thành phần phụ của câu. Khởi ngữ thường đứng đầu câu, nêu lên chủ đề của sự tình được nhắc đến trong câu. Ví dụ:

Cái thứ ấy nó đã thích thì còn nói gì nữa.

Giàu có thì chả giảu có gì nhưng cũng chẳng kém ai.

Nói đẹp thì cô ta đẹp thật!

Gã nhân tình trời đánh ấy, cô ta đã yêu hắn hết mực.

2.7. Tình thái ngữ: thành phần phụ của câu, đứng sau nòng cốt câu để bổ sung ý nghĩa về tình thái cho câu. Tình thái ngữ không tham gia vào kết cấu phân đoạn thực tại của câu. Ví dụ:

Mày nên đi thì hơn. Thế là anh đã ổn à? Phải ăn ở cho tử tế nhé!

Cậu yêu đương liều lĩnh như thế là cùng! Nghĩ ngợi nhiều mà làm gì.



Каталог: uploads
uploads -> []
uploads -> TrưỜng cao đẲng sư phạm tw
uploads -> Hàn quốc: Hàn quốc


Поделитесь с Вашими друзьями:
Pre modifier là gì
Pre modifier là gì
Pre modifier là gì
Pre modifier là gì
Pre modifier là gì
Pre modifier là gì
Pre modifier là gì
Pre modifier là gì