Quá trình hồ hóa tinh bột trong sản xuất ethanol năm 2024

Phản ứng lên men giấm: oxi hóa rượu etylic 100 bằng oxy không 2 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL khí có mặt men giấm ở nhiệt độ khoảng 250C. CH3-CH -OH + O2

\=> CH3-COOH + H2O

c. Ví dụ quy trình lên men sản xuất ethanol

Quy trình lên men sản xuất ethanol từ sắn như sau: Hình 1.5. Quy trình sản xuất ethanol từ sắn

Quy trình lên men thu nhận ethanol gồm các công đoạn chính như: 2 DẠY KÈM QUY NHƠN OFFICIAL Nguyên liệu sắn khô: Nguyên liệu sắn lát trước khi đem đi sản xuất phải được làm sạch và nghiền nhỏ nhằm loại bỏ các tạp chất và phá vỡ cấu trúc màng tế bào thực vật của nguyên liệu, giải phóng các hạt tinh bột khỏi các mô, giúp cho nước thẩm thấu vào tinh bột tốt hơn để quá trình hồ hóa diễn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn công nghệ nghiền phải được tính toán cân nhắc kỹ và thiết kế phù hợp với thực tế nguyên liệu để tránh hư hỏng thiết bị làm gián đoạn sản xuất. Hiện nay, với công nghệ sản xuất ethanol từ nguyên liệu chứa tinh bột thường sử dụng 2 công nghệ nghiền chính là nghiền ướt và nghiền khô. Hồ hóa–đường hóa (đối với nguyên liệu sắn khô): Hầu hết các nhà cung cấp công nghệ sản xuất ethanol hiện nay đều lựa chọn công nghệ hồ hóa - đường hóa bằng chế phẩm enzyme amylase. Quá trình hồ hóa tiếp tục phá vỡ tế bào tinh bột, biến tinh bột ở trạng thái không hòa tan trong nước thành trạng thái hoà tan, giúp cho quá trình đường hóa thuận lợi hơn. Quá trình đường hóa sử dụng enzyme amylase chuyển hóa tinh bột hòa tan thành đường có thể lên men được. Trên cơ sở phát triển của công nghệ enzyme chủ yếu do các nhà sản xuất enzyme hàng đầu thế giới như Novo Enzyme (Đan Mạch), Genencor (Mỹ),... Lên men: Quá trình lên men là quá trình chuyển đường đơn thành ethanol, khí CO và các sản phẩm trung gian khác. Sau khi lên men, hỗn hợp giữa ethanol và sản phẩm khác gọi là dấm chín có nồng độ ethanol thông thường khoảng 8-10% (v/v). Quá trình lên men là quá trình sinh nhiệt, một lượng lớn nhiệt được tạo ra gây ức chế quá trình lên men, do vậy dịch lên men cần được duy trì nhiệt độ ổn định bằng cách làm nguội dịch cưỡng bức ở thiết bị trao đổi nhiệt bên ngoài bồn. Thời gian lên men đối với dịch đường hóa từ 48-72 giờ, đối với nước mía từ 10-48 giờ tùy công nghệ lên men, pH của khối dịch lên men từ 4,2-4,5; nhiệt độ lên men tối ưu là 3200C. Dấm chín thu được sau quá trình lên men được chuyển đến công đoạn chưng cất để tách ethanol ra khỏi dấm chín. Chưng cất và khử/tách nước: Đối với nhà máy sản xuất ethanol nhiên

Vi bao là phương pháp hiệu quả giúp bảo quản các chất sinh học. Thông qua cơ chế bao gói của các polymer có nguồn gốc từ protein, polysaccharide, các hợp chất tự nhiên (polyphenol, carotenoid, …) cũng như vi sinh vật có lợi (nấm men, probiotic) giúp bảo vệ trong các điều kiện bất lợi của môi trường. Ứng dụng các hạt vi bao trong chế biến thực phẩm giúp sản phẩm kéo dài thời gian sử dụng, nâng cao khả năng kháng oxy hóa và cải thiện khả năng sống sót của probiotic.

Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá thực trạng hợp tác, liên kết của nông hộ trong sản xuất và tiêu thụ lúa hữu cơ tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát 60 hộ sản xuất lúa hữu cơ bằng bảng hỏi bán cấu trúc. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 80% lúa hữu cơ được tiêu thụ thông qua hợp đồng, tỉ lệ hộ thực hiện theo hợp đồng chiếm tỉ lệ 98%. Liên kết giữa nông hộ sản xuất lúa hữu cơ là liên kết miệng, chưa chặt chẽ; liên kết này thực hiện chủ yếu thông qua trao đổi thông tin về kỹ thuật sản xuất; việc trao đổi thông tin về đầu vào và đầu ra chưa được nông hộ quan tâm. Liên kết giữa hộ với doanh nghiệp được thực hiện qua qua hợp đồng và khá chặt chẽ. Ngoại trừ điều khoản về xử lý rủi ro, các điều khoản về giá cả, phương thức thanh toán, số lượng và chất lượng sản phẩm, và phương thức giao nhận được đánh giá khá chặt chẽ trong hợp đồng. Các dịch vụ đầu vào, đầu ra và giá cả sản phẩm trong liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa hữ...

Mục tiêu của bài viết này nhằm phân tích hiệu quả hiệu quả lợi nhuận sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là phân tích hiệu quả lợi nhuận của hộ trồng cam sành ở Hàm Yên tỉnh Tuyên Quang bằng cách tiếp cận phương pháp hồi quy. Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 200 nông hộ trồng cam sành theo phương pháp chọn ngẫu nhiên vào thời điểm tháng 5 năm 2022. Trong giai đoạn đầu chúng tôi sử dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) để tính toán hiệu quả kĩ thuật của các nông hộ trồng cam sành. Ở giai đoạn 2, để khắc phục hạn chế của phương pháp bao dữ liệu nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bootstrap truncated để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lợi nhuận của các hộ nói trên. Kết quả phân tích cho thấy hiệu quả lợi nhuận trung bình của các hộ sản xuất cam sành được khảo sát là 0,486, nó dao động từ 0,034 đến 1,000. Điều đó có nghĩa rằng các nông hộ có nhiều tiềm năng để cải thiện hiệu quả của lợi nhuận sản ...

Râu hùm (Tacca chantrieri Andre) là loài cây thuốc quý, có công dụng chữa bệnh thấp khớp, dùng uống trị viêm loét dạ dày và hành tá tràng, viêm gan, huyết áp cao, bỏng lửa, lở ngứa…[7,10]. Mặc dù chưa bị khai thác nhiều quá mức song nạn phá rừng và khai thác rừng đã trực tiếp làm thu hẹp diện phân bố và khả năng trữ lượng tự nhiên của cây. Việc nghiên cứu nhân giống loài Râu hùm nhằm bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc của tỉnh Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu nhân giống Râu hùm bằng phương pháp sinh dưỡng cho thấy, hom giâm ở các vị trí hom khác nhau (hom ngọn, hom giữa và hom gốc) có kích thước 10cm cho tỷ lệ sống cao hơn, trong đó hom giữa (kích thước 10cm) sau 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày đều cho kết quả cao nhất với các giá trị tương ứng về tỷ lệ hom sống (95,9%, 78,5% và 67,8%). Hom giữa (10cm) cho số chồi/hom cao nhất. Khi nhân giống Râu hùm bằng hom giữa (10cm) có sử dụng các chất kích thích sinh trưởng và nồng độ sử dụng các chất đó tới tỷ lệ sống và ra rễ cho thấy: sau ...

Nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hiệu quả tài chính trong mô hình canh tác sầu riêng tại Cù Lao Dài, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long bằng phương pháp khảo sát thực địa và phỏng vấn trực tiếp 40 nông hộ trồng sầu riêng. Giống sầu riêng chủ yếu được trồng là Ri6, có giá trị kinh tế trong vụ nghịch cao hơn so với vụ chính; tuy nhiên, chi phí đầu tư trung bình trên 1 ha trong vụ nghịch cao gấp 1,66 lần so với vụ chính (đặc biệt là chi phí cho việc sử dụng thuốc BVTV). Các loại sâu bệnh xuất hiện chủ yếu là rầy nhảy, sâu đục trái, rệp sáp phấn, sâu ăn bông, cháy lá. Kết quả nghiên cứu cũng đã ghi nhận được 33 hoạt chất thuốc BVTV được nông hộ sử dụng trong quá trình canh tác sầu riêng. Trong đó, các hoạt chất có độ độc từ nhóm II (trung bình) đến nhóm IV (rất nhẹ) theo phân loại của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO). Đặc biệt, hoạt chất acephate bị cấm sử dụng vào năm 2019; trong khi đó, chlorpyrifos ethyl và fipronil là các hoạt chất ...

Rau sống chứa nhiều chất lành mạnh và bổ dưỡng. Tuy nhiên đây cũng có thể là một nguồn lây nhiễm ký sinh trùng cao cho người ăn nếu rau không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mô tả thực trạng nhiễm ký sinh trùng trên rau sống và tỉ lệ kiến thức, thực hành đúng về nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên rau sống của 232 người dân trồng rau tại xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội năm 2021 bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau sống là 67,2%. Nhiễm trứng giun đũa là 36,2%, nhiễm ấu trùng giun móc/lươn là 51,3%, nhiễm đa bào chung là 60,8%. Tỉ lệ người trồng rau có kiến thức chung ở mức đạt còn thấp (37,1%). Tỉ lệ người trồng rau có thực hành đạt về trồng rau an toàn là 75,0%.

Đặt vấn đề: Đánh giá tình trạng tủy xương đóng vai trò quan trọng trong phân chia giai đoạn u lympho, giúp tiên lượng cũng như lựa chọn phương pháp điều trị. Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ và đặc điểm mô học tủy xương các trường hợp u lympho tế bào B xâm nhập tủy xương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các trường hợp u lympho tế bào B tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020. Kết quả: Tỉ lệ u lympho tế bào B xâm nhập tủy xương là 64,8%. 40% trường hợp u lympho tế bào B độ ác cao và 80% trường hợp u lympho tế bào B độ ác thấp xâm nhập tủy xương. LPL và BL có tỉ lệ xâm nhập tủy xương cao nhất (100%), thấp nhất là DLBCL (25,6%). Hình thái xâm nhập thường gặp nhất là dạng lan tỏa (53%), tiếp theo là dạng hỗn hợp (31%). Dạng cạnh bè xương ghi nhận trong 50% FL và 10% DLBCL (FL chuyển dạng DLBCL). Dạng trong mạch máu trong xoang 0%. 72,2% MZL xâm nhập kiểu hỗn hợp. Kết luận: U lympho tế bào B độ ác thấp có tỉ lệ xâm nhập tủy xương cao hơn u lymph...