Quản lý ngoại thương là gì

Hiện nay, Việt Nam đã và đang mở rộng việc giao lưu kinh tế văn hóa với các nước trong khu vực và các quốc gia khác nhằm tăng trưởng kinh tế và cao hơn là tăng trưởng và phát triển bền vững về mọi mặt, tránh bị lãng quên trên thị trường quốc tế. Nhờ đó, kinh tế Việt Nam ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ, điều này góp phần tác động tích cực đến các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu trong đó không thể không nhắc tới ngành ngoại thương.

Vậy bạn đã hiểu đúng ngoại thương là gì? và vai trò của ngoại thương trong nền kinh tế thị trường là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi để nắm được những thông tin bổ ích nhé.

Ngoại thương là gì?

Ngoại thương là những hoạt động buôn bán, trao đổi trên thị trường giữa các quốc gia theo nguyên tắc ngang bằng giá.

Ngoài trao đổi sản phẩm, ngoại thương còn bao gồm việc giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm và lưu giữ những nét đẹp của các quốc gia dân tộc đối với bạn bè quốc tế.

Như vậy, ngoại thương chính là hoạt động thương mại, buôn bán hàng hóa, dịch vụ giữa các đất nước với nhau. Khi hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi một đất nước thì được gọi là hoạt động ngoại thương. Ngoại thương có thể bao gồm việc các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu hàng hóa ra bên ngoài hoặc nhập khẩu về cho đất nước.

Đặc điểm của ngoại thương như thế nào?

Với cách giải thích thuật ngữ ngoại thương là gì như trên có lẽ quý vị cũng phần nào nắm được khái quát về hoạt động ngoại thương. Vậy ngoại thương có những đặc điểm gì?

Trong lĩnh vực ngoại thương quốc tế, những sản phẩm trong đây có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn rất nhiều so với các sản phẩm trong nước

Tốc độ tăng trưởng của dòng sản phẩm vô hình có sự phát triển nhanh hơn so với những dòng sản phẩm hữu hình.

Cơ cấu mặt hàng có sự biến đổi rõ rệt

Phạm vi, phương thức cạnh tranh cũng như công cụ có sự phát triển rất đa dạng không chỉ về bao bì, giá cả, loại hàng, hình thức vận chuyển.

Các hàng hóa trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bán chạy hơn so với các dòng sản phẩm mang tính truyền thống.

Quản lý ngoại thương là gì

Hoạt động ngoại thương bao gồm những nội dung gì?

Hiện nay, Việt Nam đã và đang rất chú trọng đến lĩnh vực ngoại thương và xem nó như một trong những ngành kinh tế mũi nhọn thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa, chính trị. Ngoại thương sẽ bao gồm những nội dung chính sau đây:

Xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình như nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, máy móc, trang thiết bị, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng,thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác

Xuất nhập khẩu hàng hóa vô hình như các bí quyết công nghệ, bằng sáng chế, phát minh, phần mềm máy tính, quyền tác giả, độc quyền nhãn hiệu, thương hiệu) thông qua xuất nhập khẩu trực tiếp hoặc xuất nhập khẩu ủy thác.

Gia công thuê cho nước ngoài và thuê nước ngoài gia công

Tái xuất khẩu và chuyển khẩu

Xuất khẩu tại chỗ

Tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương

Trong cơ chế mở cửa thị trường, ngoại thương giữ vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện như sau:

Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Có thể thấy, ngoại thương đã tác động rất lớn đến sự phát triển lực lượng sản xuất bằng việc chuyên môn hóa sản xuất và phân công lao động xã hội. Lao động có trình độ và chuyên môn cao được nhà nước chú trọng đào tạo, điều đó cũng có nghĩa là lực lượng sản xuất ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Đối với vấn đề hợp tác quốc tế về đầu tư và thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, hoạt động ngoại thương có quan hệ chặt chẽ và là yếu tố chi phối quan hệ hợp tác này. Bởi lẽ, trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, xuất khẩu và nhập khẩu là một mục tiêu rất quan trọng thường được các bên đối tác đầu tư đặc biệt quan tâm.

Tất cả những điều này đã góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế nước ta trong những năm gần đây, hướng đến một đất nước hiện đại hóa, công nghiệp hóa vững mạnh.

Nâng cao hiệu quả của nền kinh tế mở qua việc cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế và mở rộng mối quan hệ đối ngoại.

Phát triển hoạt động ngoại thương góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, qua đó điều tiết tỷ giá, lạm phát và vấn dề ổn định kinh tế vĩ mô của một đất nước.Khi nền kinh tế ngày càng ổn định, hoạt động ngoại thương ngày càng vững mạnh điều đó cũng đồng nghĩa với việc tình hình lạm phát ở nước ta cũng được kiềm chế và kiểm soát hiệu quả hơn. Điều này giúp cho nền kinh tế trong nước ngày càng ổn định giúp cho Nhà nước có những chính sách để mở rộng mối quan hệ đối ngoại với các quốc gia khác.

Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và mức sống thực tế cho các tầng lớp dân cư.

Trong quá trình phát triển kinh tế, thất nghiệp luôn là một bài toán khó giải và là sức ép lớn đới với nền kinh tế, chính trị và ổn định xã hội. Thông qua việc sản xuất kinh doanh trong nước phục vụ xuất khẩu, phát triển các ngành nghề liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư quốc tế, các quốc gia không chỉ có lợi về mặt ngoại tệ là kết quả từ hoạt động xuất nhập khẩu mà còn phần nào tháo gỡ được vấn đề thất nghiệp. Khi thất nghiệp phần nào được giải quyết thì thu nhập thực tế và mức sống của người lao động sẽ được cải thiện.

Đây chính là bệ phóng để Nhà nước không còn nỗi lo đối với thất nghiệp từ đó yên tâm tập trung phát triển kinh tế và xã hội.

Chính sách ngoại thương là gì?

Chính sách ngoại thương là chính sách của nhà nước bao gồm một hệ thống nguyên tắc và biện pháp thích hợp được áp dụng để điều chỉnh hoạt động ngoại thương phù hợp với lợi ích chung của Nhà nước trong từng giai đoạn.

Chính sách ngoại thương có các vai trò quan trọng trong nền kinh tế như:

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập và mở rộng thị trường ra quốc tế, khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế trong nước.

Bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên phát triển.

Chính sách ngoại thương là một bộ phận trong chính sách đối ngoại của một quốc gia.

Qua những phân tích trên đây có thể thấy ngoại thương đã có những ảnh hưởng nhất định tạo ra những chuyển biến lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Luật Hoàng Phi tin rằng với những phân tích này, Quý khách hàng đã phần nào hiểu được về vấn đề Ngoại thương là gì? Tầm quan trọng của ngoại thương là gì?