Quản trị số cầu có phải là chức năng của marketing không tại sao

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

37 Full PDFs related to this paper

Download

PDF Pack

Ngày nay, dưới sự phát triển của xã hội hiện đại,marketing ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh doanh thu và sự phát triển của doanh nghiệp. Khái niệm Marketing dần trở nên phổ biến và cần thiết trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết được các kiến thức cơ bản về vấn đề này. Vậy marketing là gì? Nó có vai trò như thế nào đối với các doanh nghiệp? 

Marketing là gì?

Theo quan điểm của Philip Kotler – vị giáo sư người Mỹ được xem là “cha đẻ” của ngành marketing, định nghĩa về marketing được hiểu là: “Marketing là quá trình mà các cá nhân hay tập thể đạt được tất cả những gì họ cần và muốn thông qua quá trình tạo lập, cống hiến, và trao đổi một cách tự do những giá trị của các sản phẩm và dịch vụ” (Marketing is the science and art of exploring, creating, and delivering value to satisfy the needs of a target market at a profit)


Khái niệm Marketing trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại.

Ngoài ra, Wikipedia cũng trích dẫn định nghĩa về marketing của Hiệp hội Marketing Mỹ (AMA – American Marketing Association). Theo đó,  “Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức, là một tập hợp các tiến trình để tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, đồng thời nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng các cách khác nhau và đem về giá trị lợi ích cho tổ chức cũng như các thành viên hội đồng cổ đông”.

Vậy chính xác, Marketing là gì? Hiểu một cách đơn giản, Marketing là tiếp thị, quảng cáo nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo dựng giá trị cho cá nhân, doanh nghiệp. Đây được xem như một hình thức quản lý mang tính xã hội cực kỳ phổ biến nhằm kết nối, trao đổi giữa doanh nghiệp và khách hàng, tạo dựng giá trị và mối quan hệ vững chắc với khách hàng nhằm thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp

Marketing giúp doanh nghiệp hiểu khách hàng

Thực hiện nghiên cứu thị trường bằng các hình thức khác nhau để xác định nhu cầu khách hàng, từ đó làm căn cứ cho các các hoạt động marketing khác như phát triển sản phẩm, định giá, khuếch trương sản phẩm, xây dựng thương hiệu, và phân phối. Để thu thập thông tin thị trường, doanh nghiệp có thể tiến hành thu thập thông tin thường xuyên thông qua đội ngũ bán hàng hoặc điểm bán, cũng như tiến hành các nghiên cứu chính thống để thu thập thông tin thị trường. Các công nghệ mới như mạng xã hội, AI, Big Data giúp thu thập thông tin quy mô lớn với hàng triệu khách hàng một cách thuận lợi hơn.

Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu

Hoạt đông xây dựng thương hiệu làm một hoạt động vô cùng quan trọng của doanh nghiệp. Thương hiệu giúp doanh nghiệp có thể bán được sản phẩm, dịch vụ với giá cao hơn với lòng tin lớn hơn của khách hàng. Những thương hiệu lớn như Apple, Cocacola có giá trị đến hàng trăm tỉ đô la. Marketing giúp doanh nghiệp lên ý tưởng lõi thương hiệu, xác định tính cách thương hiệu, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cũng như thực hiện các hoạt động truyền thông để đưa thông tin về thương hiệu đến khách hàng.

Marketing giúp truyền tải thông tin về thương hiệu, sản phẩm đến khách hàng

Hoạt động truyền thông là những hoạt động chiếm tỉ trọng rất lớn trong marketing, bao gồm các hoạt động quảng cáo (ngoài trời, báo chí, trong nhà, cũng như các công cụ quảng cáo online như Google Ads, Facebook Ads,…; các hoạt động PR, các hoạt động khuến mại để kích thích doanh thu hay những hoạt động tối ưu hóa website (SEO) để xuất hiện trang web của công ty trên trang nhất của Google Search… Với sự phát triển của công nghệ, hoạt động truyền thông của marketing ngày càng phong phú và đa dạng, phá vỡ những rào cản truyền thống như ranh giới địa lý, quốc gia.

Marketing giúp tăng doanh thu

Một điều kiện tiên quyết trong marketing đó chính là việc phải tạo ra giá trị lợi nhuận cho cá nhân, doanh nghiệp. Marketing không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn mở rộng phạm vi tiếp cận, giúp nhiều người biết đến sản phẩm của doanh nghiệp hơn. Từ đó góp phần gia tăng cơ hội đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng nhiều hơn. Một chiến lược marketing tốt sẽ giúp gia tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.


Marketing giúp doanh nghiệp tăng doanh thu hiệu quả.

Xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng

Các chiến lược marketing góp phần gia tăng sự hiện hữu của doanh nghiệp trong trí nhớ của khách hàng, giúp họ hiểu một cách rõ nét và chính xác nhất về các thông tin cũng như sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. 

Phân tích theo xu hướng trong tính cách của con người, bạn càng hiểu rõ về đối tượng bao nhiêu thì sẽ càng đề cao sự tin tưởng bấy nhiêu. Và khi khách hàng đã đặt sự tin cậy vào thương hiệu của bạn thì họ sẽ dễ dàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của bạn hơn. Với marketing, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ phổ biến hơn trong lòng khách hàng, góp phần xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài. Các công cụ như CRM giúp doanh nghiệp quản lý và khai thác thông tin khách hàng tốt hơn, thậm chí cung cấp thông tin đến khách hàng tốt hơn và qua đó xây dựng quan hệ dài hạn tốt hơn với khách hàng.


Marketing góp phần gia tăng sự hiện hữu của doanh nghiệp trong trí nhớ của khách hàng

Marketing giúp phát triển doanh nghiệp

Dưới sự phát triển và cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của thị trường, marketing giống như cái cột “chống đỡ” cho cả doanh nghiệp. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định sự phát triển của doanh nghiệp đó. Chẳng một doanh nghiệp nào có thể tồn tại lâu dài trên thị trường nếu như không có một chiến lược marketing hiệu quả. Đặc biệt, marketing còn giúp cân bằng lợi thế cạnh tranh giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với doanh nghiệp lớn. 


Chiến lược Marketing hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ

Tạo điều kiện tương tác và tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Marketing cùng với sự phát triển của công nghệ và trang mạng xã hội giúp doanh nghiệp tương tác dễ dàng hơn cùng với các đối tượng khách hàng. Đặc biệt, sự tương tác này cũng cho thấy tầm ảnh hưởng và giá trị tên tuổi của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá chiến lược marketing ấy có đang hiệu quả hay không. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể gửi các thông tin về sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng một cách nhanh nhất, tiếp cận nhiều hơn đến với các khách hàng tiềm năng. 


Marketing tạo điều kiện tương tác chặt chẽ với khách hàng

Về mặt chức năng, ngày nay chức năng marketing đã trở thành một trong những chức năng quan trọng nhất của hầu như mọi doanh nghiệp. Tùy theo quy mô và nhu cầu đẩy mạnh các hoạt động marketing của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể có 1 phòng marketing hoặc tách thành một số phòng ban chức năng như marketing, chăm sóc khách hàng… Làm tốt công tác marketing sẽ mang lại cho doanh nghiệp lợi thế to lớn so với đối thủ cạnh tranh của mình.

Nguồn: WeHelp (tham khảo)

Tham khảo: Digital Marketing là gì? Vai trò của digital marketing.

Có liên quan

a) Nhu cầu

Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm nhận được và cần được thoả mãn. Nhu cầu ở đây được hiểu là nhu cầu tự nhiên, nó tồn tại vĩnh viễn. Các  nhà kinh doanh chỉ có thể phát hiện ra nó để tìm cách đáp ứng nó.

Nhu cầu của con người rất phức tạp và đa dạng. Nó  bao gồm những nhu cầu cơ  bản về sinh lý, nhu cầu về an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng và cả nhu cầu tự khẳng định mình. Mặt khác, nhu cầu được biểu hiện khác nhau trong những điều kiện  và hoàn cảnh khác nhau.

b) Mong muốn

Mong muốn là nhu cầu đặc thù, tương ứng với trình độ văn hoá và nhân cách của mỗi người. Mong muốn được biểu hiện ra thành những thứ cụ thể có khả năng thoả mãn nhu cầu bằng phương thức mà nếp sống văn hoá của xã hội  đó vốn quen thuộc. Chẳng  hạn, khi đói, người Việt Nam muốn ăn cơm, người Châu Âu muốn ăn bánh mì.

Như vậy mong muốn của con người đã là sự nhận thức chủ quan của nhu cầu tự nhiên. Các nhà kinh doanh cần có những giải pháp hướng nhu cầu tự nhiên của người    tiêu dùng vào những hàng hoá do họ sản xuất ra.

Tuy nhiên, mong  muốn của con người thường là vô hạn. Khi thoả mãn  mong  muốn của mình họ thường bị giới hạn chịu sự chi phối của khả năng thanh toán. Vì thế,  nếu chỉ làm cho người tiêu dùng có mong muốn về những sản phẩm của doanh nghiệp là chưa đủ. Họ cần phải xác định những mong muốn này có được đảm bảo bằng khả năng   chi trả hay không? Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định được yêu cầu tiêu   dùng của thị trường.

c) Yêu cầu

Yêu cầu là mong muốn của con người kèm theo điều kiện có khả năng thanh toán. Yêu cầu chính là sự biểu hiện cụ thể của việc tiêu dùng hàng hoá dịch vụ trên thị trường.

Từ nhu cầu đến yêu cầu tiêu dùng là một quá trình. Quá trình này không chỉ phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của người mua mà nó còn chịu ảnh  hưởng rất  mạnh  mẽ của các giải pháp Marketing từ phía người bán.

d) Sản phẩm

Sản phẩm là tất cả những gì có thể thoả mãn nhu cầu hay mong muốn và được  cung ứng trên thị trường nhằm mục đích thu hút sự chú ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng.

Thuật ngữ “sản phẩm” thường gợi trong trí óc ta một vật thể vật chất như là cái ô  tô, tivi, xe máy…vì vậy, ta thường dùng “sản phẩm” và “dịch vụ” để phân biệt vật thể vật chất và cái không sờ mó được. Tuy nhiên cái cốt lõi của sản phẩm là nó thoả mãn nhu    cầu hay mong muốn, mua một sản phẩm chính là mua lợi ích mà sản phẩm đó đem lại. Chẳng hạn, mua xe máy để cung cấp dịch vụ đi lại, mua hộp mỹ phẩm không phải để bày mà  để cung cấp một  dịch vụ làm cho người ta đẹp hơn. Như vậy, sản phẩm là những  công cụ để truyền tải lợi ích. Người bán phải ý thức được rằng, công việc của họ là bán những lợi ích hay dịch vụ chứa đựng trong những sản phẩm, có khả năng thoả mãn nhu  cầu hay mong muốn của khách hàng chứ không phải bán những đặc tính vật chất của sản phẩm.

e) Trao đổi

Trao đổi là hành vi thu được một vật mong muốn từ người nào đó bằng sự cống hiến trở lại vật gì đó. Trao đổi là một trong bốn cách để người ta nhận được sản phẩm mà họ mong muốn (tự sản xuất, chiếm đoạt, cầu xin và trao đổi)

Trao đổi là khái niệm cốt lõi của marketing. Để một cuộc trao đổi tự nguyện có thể tiến hành thì cần thoả mãn năm điều kiện sau:

  • Có ít nhất 2 bên
  • Mỗi bên có một cái gì đó có thể có giá trị đối với bên kia
  • Mỗi bên có khả năng giao dịch và chuyển giao thứ mình có
  • Mỗi bên có quyền chấp nhận hoặc từ chối sản phẩm đề nghị của bên kia
  • Mỗi bên đều tin là cần thiết và có lợi khi quan hệ với bên kia

f) Giao dịch:

Nếu hai bên cam kết trao đổi đã đàm phán và đạt được một thoả thuận, thì ta nói một vụ giao dịch đã xảy ra. Giao dịch chính là đơn vị cơ bản của trao đổi. Giao dịch là  một cuộc trao đổi mang tính chất thương mại những vật có giá trị giữa hai bên.

g) Thị trường

Thị trường là tập hợp khách hàng hiện có và sẽ có của doanh nghiệp có chung một nhu cầu hay mong muốn, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó

1.2. Khái niệm Marketing

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing. Mỗi định nghĩa nêu lên được một số nét bản chất của Marketing và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Marketing. Một số các định nghĩa tiêu biểu của Marketing.

Định nghĩa 1: Theo viện nghiên cứu Marketing Anh: “Marketing là chức năng  quản lý doanh nghiệp về mặt tổ chức quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một mặt    hàng cụ thể đến việc đưa hàng hoá tới người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho  Doanh nghiệp thu nhập được lợi nhuận như dự kiến”.

Định nghĩa 2: Định nghĩa của Học viện Hamilton (Hoa Kỳ) “Marketing là hoạt động kinh tế mà trong đó hàng hoá được đưa từ người sản xuất đến người tiêu thụ”

Định nghĩa 3: Định nghĩa của Uỷ ban các Hiệp hội Marketing  Hoa  Kỳ:  Marketing là việc tiến hàng các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng”

Định nghĩa 4: Theo Philipkotler: “Marketing là một dạng hoạt động  của  con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi”.

Chúng ta có thể nêu ra nhiều định nghĩa khác nhau về Marketing, nhưng nhận xét chung về những định nghĩa khác nhau đó là:

Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu   và mong muốn của họ thông qua trao đổi về một loại sản phẩm –dịch vụ nào đó trên thị trường.

Như vậy, các định nghĩa về Marketing đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trao đổi lợi ích để qua đó thoả mãn các mục tiêu của cả người bán lẫn người mua. Việc nghiên cứu nhu cầu là hoạt động cốt lõi của Marketing.

2. Vai trò và các chức năng cơ bản của Marketing

2.1.Vai trò của marketing

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể kinh doanh, một cơ thể sống của đời sống kinh tế. Cơ thể đó cần có sự trao đổi chất với môi trường bên    ngoài- thị trường. Quá trình trao đổi chất đó càng diễn ra thường xuyên, liên tục với quy mô càng lớn thì sức sống và sự trường tồn của cơ thể đó càng mãnh liệt. Ngược lại, sự   trao đổi đó diễn ra yếu ớt thì cơ thể sẽ ốm yếu. Sự trao đổi của doanh nghiệp với môi trường bên ngoài chính là sự trao đổi hàng hoá. Trong kinh doanh hiện đại, Marketing đóng vai trò quan trọng, thể hiện trên một số khía cạnh:

*Đối với doanh nghiệp:

  • Marketing góp phần hướng dẫn, chỉ đạo phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhờ đó mà các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học
  • Marketing giúp doanh nghiệp nhận biết được cần sản xuất cái gì? bao nhiêu? bán ở đâu và bán bao nhiêu để thu được lợi nhuận
  • Marketing giúp doanh nghiệp nhận được thông tin phản hồi từ khách hàng để kịp thời bổ sung, cải tiến, nâng cao đặc tính sử dụng để thoả mãn nhu cầu khách hàng
  • Marketing ảnh hưởng lớn đến tiết kiệm chi phí, doanh số bán và lợi nhuận của doanh nghiệp

*Đối với người tiêu dùng: Marketing là hoạt động để phát hiện và thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng do đó người tiêu dùng được đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi về hàng hoá và dịch vụ một cách tốt nhất

* Đối với xã hội:

  • Hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường, đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế mang tính hiện thực và khả thi
  • Hoạt động Marketing được triển khai rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp làm cho của cải xã hội tăng lên với chất lượng tốt hơn, sản phẩm đa dạng phong phú, giá thành hạ sẽ kiềm chế được lạm phát, bình ổn giá cả trong và ngoài nước
  • Hoạt động Marketing thúc đẩy doanh nghiệp cạnh tranh để thu hút khách hàng. Đó cũng là động lực để xã hội phát triển
  • Marketing giúp tăng lượng hàng hoá và dịch vụ tiêu thụ từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo thêm công ăn việc làm, đời sống được nâng

2.2. Chức năng của marketing

  • Chức năng nghiên cứu thị trường, phân tích các tiềm năng và nhu cầu tiêu dùng để thoả mãn chúng ở mức độ cao nhất.

Thị trường rất phức tạp, gồm nhiều loại khách hàng, với nhu cầu tiêu dùng đa    dạng phong phú. Có nhu cầu đã xuất hiện, nhu cầu đang tiềm ẩn, có nhu cầu đang tàn lụi. Do đó, nhiệm vụ của Marketing phải phát hiện được nhu cầu và tìm ra  các  biện  pháp thích hợp để khai thác, định hướng phát triển thị trường, thoả mãn nhu cầu thị trường ở mức độ cao nhất.

  • Chức năng thích ứng sản phẩm, từ đó tăng cường khả năng thích ứng của doanh nghiệp, tạo thế chủ động cho doanh nghiệp trong điều kiện thị trường thường xuyên biến động, tăng cường hiệu quả kinh
  • Chức năng tổ chức và hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm: Để đưa sản phẩm hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng thì doanh nghiệp phải thông qua các hoạt động phân phối. Nó không chỉ đưa sản phẩm hàng hoá đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất mà còn tiết kiệm được chi phí một cách thấp nhất.
  • Chức năng tiêu thụ hàng hoá: Trong kinh doanh hàng hoá sản xuất ra được tiêu  thụ nhanh chóng sẽ trực tiếp kích thích sản xuất phát triển, đẩy nhanh vòng quay của vốn và chống lại rủi ro. Muốn đẩy nhanh quá trình tiêu thụ, ngoài việc thực hiện tốt chính    sách sản phẩm và chính sách phân phối hàng hoá, các doanh nghiệp cần chú ý tới chính sách định giá và các phương pháp thúc đẩy tiêu thụ cùng nghệ thuật bán hàng.
    • Chức năng tăng cường hiệu quả của sản xuất kinh doanh: Toàn bộ hoạt động Marketing phải quán triệt nguyên tắc hiệu quả và phải hướng vào việc tối đa hoá việc sản xuất kinh
    • Ngoài ra, người ta còn nói đến một số chức năng khác như phối hợp với kế hoạch hoá, yểm trợ bán hàng…