Quy định an toàn thực phẩm trong nhà hàng

Quy định an toàn thực phẩm trong nhà hàng

Vệ sinh an toàn thực phẩm phải đảm bảo từ khâu nhập hàng, các thực phẩm nhập vào cần đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, giấy kiểm dịch. Cho tới khâu chế biến, các dụng cụ chế biến cũng cần phải đảm bảo vệ sinh, kể cả phương pháp chế biến cũng cần đảm bảo. Cho tới khâu bảo quản thực phẩm cũng hết sức quan trọng. Về mặt thủ tục thì các cơ sở kinh doanh ăn uống nói chung và chủ kinh doanh nhà hàng, quán ăn nói riêng khi hoạt động chính thức phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm từ Chi cục vệ sinh ẩm thực Thành phố.

Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Bởi lẽ, điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe khách hàng cũng như hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp. Vậy quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm gồm những gì? Hãy cùng C.A.O Media tìm hiểu ngay sau đây nhé!

  • Luật An toàn thực phẩm 15/2018/NĐ-CP quy định “Các đơn vị là cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh lĩnh vực thực phẩm bắt buộc phải có Giấy phép chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm”
  • Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định “Cơ sở nào đi vào hoạt động mà không có giấy chứng nhận thì mức phạt từ cảnh cáo đến đóng cửa, đồng thời phạt hành chính lên đến 200 triệu”

Những quy định vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt ra nhằm đảm bảo từ khâu sơ chế, chế biến đến bảo quản thực phẩm phải đúng các tiêu chuẩn, ngăn chặn các mối nguy hại ảnh hưởng đến thực phẩm và gây nguy hiểm đến sức khỏe của thực khách. Các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm mà các nhà hàng, quán ăn, khu nghỉ dưỡng… cần áp dụng gồm:

1. Những yêu cầu đối với cơ sở kinh doanh

  • Diện tích phải đủ rộng để bày trí các khu vực cần thiết như: Khu bày bán thực phẩm, khu chế biến, khu chứa đựng, khu bảo quản, và phải thuận tiện để vận chuyển nguyên vật liệu, thực phẩm.
  • Kết cấu nhà cửa, trần, sàn, các khu vực phải vững chắc, xây dựng bằng vật liệu phù hợp với tính chất, quy mô kinh doanh; bảo đảm an toàn vệ sinh, tránh các vi sinh vật, côn trùng gây hại, các loại động vật phá hoại xâm nhập và cư trú.
  • Cơ sở kinh doanh phải được xây dựng ở địa điểm không bị ngập nước; không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; không bị ảnh hưởng bởi các khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại hay các nguồn gây ô nhiễm khác.
  • Khu vực kinh doanh thực phẩm, khu vực vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải được xây dựng tách biệt, phù hợp với yêu cầu kinh doanh thực phẩm.
  • Trang bị đầy đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; bảo đảm kín, có nắp đậy và được vệ sinh thường xuyên.
  • Khu vực vệ sinh của nhà hàng phải được xây dựng ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm. Cửa nhà vệ sinh không được mở thông vào khu vực chế biến hay bảo quản thực phẩm.
  • Đảm bảo nguồn nước phải sạch và đủ để duy trì hoạt động vệ sinh, chùi rửa trang thiết bị, dụng cụ, cơ sở.
  • Thực phẩm, nguyên liệu kinh doanh phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng.

2. Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ

  • Phải trang bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ kinh doanh như các loại chén, đũa, nĩa, dao… phải được rửa sạch, bảo quản khô ráo.
  • Có các loại dụng cụ chuyên biệt dùng cho từng loại thực phẩm riêng biệt. Đủ trang thiết bị để kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, trong suốt quá trình kinh doanh thực phẩm.
  • Có thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc diệt chuột, diệt côn trùng trong khu vực kinh doanh, bảo quản thực phẩm.
  • Chỉ dùng các chất tẩy rửa được phép sử dụng trong sinh hoạt và chế biến thực phẩm, không dùng chất tẩy rửa công nghiệp.

3. Yêu cầu đối với nhân viên nhà hàng

  • Chủ nhà hàng và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được tập huấn và cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.
  • Chủ nhà hàng hoặc người quản lý tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải trải qua quá trình khám và được cấp Giấy xác nhận đủ sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế.
  • Chủ nhà hàng và nhân viên nhà hàng cũng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm: • Người đang mắc các bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm được Bộ Y tế quy định không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình kinh doanh thực phẩm, thì không được tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh thực phẩm.

    • Nhân viên nhà hàng phải mặc trang phục bảo hộ riêng; không hút thuốc, khạc nhổ, nhai kẹo trong khu vực kinh doanh thực phẩm.

Mọi cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm hiện nay đều phải tuân thủ quy định hoạt động có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước sau:

1. Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.

  • Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doang ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này.
  • Bạn phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. 

2. Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định
  • Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề liên quan đến thực phẩm
  • Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở
  • Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở
  • Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở
  • Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất
  • Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng
  • Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.

3.Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả.
 

Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép. Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

4.Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
 

Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

C.A.O Media là đơn vị chuyên tư vấn và thực hiện xin các giấy phép liên quan đến ngành nghề kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp, trong đó dịch vụ làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là thế mạnh của công ty chúng tôi, bởi có được chuyên môn kiến thức và bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực chúng tôi mang đến dịch vụ làm giấy phép VSATTP trọn gói giúp quý khách xin được giấy chứng nhận một cách nhanh chóng, tiết kiệm cả về thời gian và chi phí. 

Sau đây là quy trình thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại C.A.O Media:

  • Tư vấn toàn diện vấn đề pháp lý, thủ tục và điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm 
  • Khảo sát cơ sở, hướng dẫn khắc phục các tồn tại về cơ sở vật chất: sắp xếp quy trình theo nguyên tắc một chiều, dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường, trần, nền, hệ thống thông gió, hệ thống điện, chất thải, kho bãi
  • Hướng dẫn chủ cơ sở và các nhân viên học tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền
  • Hướng dẫn chủ cơ sở và các nhân viên khám sức khỏe theo thông tư quy định
  • Hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục hành chính: Sổ lưu mẫu, sổ kiểm tra nguyên liệu đầu vào, sổ theo dõi chế biến, sổ quản lý sức khỏe nhân viên
  • Soạn hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền, đóng tất cả lệ phí nhà nước; Thông báo lịch thẩm định và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xuất trình cho đoàn thẩm định
  • Theo dõi trong quá trình thẩm định cơ sở cho đến khi có kết quả thẩm định ĐẠT
  • Nhận giấy phép và giao đến tận nơi cho khách hàng.

Trên đây là các quy định, điều kiện đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm mà các nhà đầu tư kinh doanh nhà hàng hay cơ sở ăn uống phải nắm rõ. Ngoài ra, các chủ kinh doanh cần đáp ứng đầy đủ về giấy tờ pháp lý đó chính là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hay gọi là giấy phép VSATTP để có thể kinh doanh hợp pháp. 

Hy vọng những chia sẻ sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc bắt đầu kinh doanh lĩnh vực nhà hàng, dịch vụ ăn uống đúng quy định của pháp luật. Nếu quý khách có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hãy gọi cho chúng tôi hotline: 0903.145.175 - 0936.207.619 để được tư vấn và thực hiện dịch vụ trọn gói với chi phí hợp lý nhất.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TRUYỀN THÔNG C.A.O

Địa chỉ: 44 Nguyễn Văn Dung, phường 6, Gò Vấp, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 6275 0707

Hotline: 0903 145 175 – 0936 207 619

Email:

Website: www.tuvangiayphepcao.com