Quy trình lựa chọn phương tiện dạy học

Sự thành công của một giờ dạy theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cả người dạy và cả người học. Dù ở điều kiện và hoàn cảnh nào, sự chuẩn bị chu đáo theo quy trình đều đem lại những giờ học có hiệu quả, bổ ích và hứng thú đối với cả người dạy, người học.

1. Các bước thiết kế một kế hoạch bài học

- Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình.

- Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để:

+ Hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học.

+ Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS.

+ Xác định trình tự logic của bài học.

+ Xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ nhận thức của HS:

+ Xác định những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có và cần có.

+ Dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.

- Lựa chọn phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.

- Thiết kế giáo án: Thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạt cho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS.

2. Cấu trúc của một kế hoạch bài học được thể hiện ở các nội dung sau

- Mục tiêu bài học:

+Nêu rõ mức độ HS cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ.

+ Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, có thể lượng hóa được.

- Chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học:

+ GV chuẩn bị các thiết bị dạy học (Tranh ảnh, mô hình, hiện vật, hóa chất), các phương tiện và tài liệu dạy học cần thiết

+ GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học (soạn bài, làm bài tập, chuẩn bị tài liệu và đồ dùng học tập cần thiết).

- Tổ chức các hoạt động dạy học: Trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy học cụ thể. Với mỗi hoạt động cần chỉ rõ:

+ Tên hoạt động.

+ Mục tiêu của hoạt động.

+ Cách tiến hành hoạt động.

+ Thời lượng để thực hiện hoạt động.

+ Kết luận của GV về: Những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần có sau hoạt động; những tình huống thực tiễn có thể vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ đã học để giải quyết; những sai sót thường gặp; những hậu quả có thể xảy ra nếu không co cách giải quyết phù hợp

- Hướng dẫn các hoạt động tiếp nối: Xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.

3. Một giờ dạy học cần thực hiện theo các bước cơ bản sau:

a. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:

- Kiểm tra tình hình nắm vững bài học cũ.

- Kiểm tra tình hình chuẩn bị bài mới.

Lưu ý: Việc kiểm tra sự chuẩn bị của HS có thể thực hiện đầu giờ học hoặc đan xen trong quá trình dạy bài mới.

b. Tổ chức dạy và học bài mới:

- GV giới thiệu bài mới: Nêu nhiệm vụ học tập và cách thức thực hiện để đạt được mục tiêu bài học; tạo động cơ học tập cho HS.

- GV tổ chức, hướng dẫn HS suy nghĩ, tìm hiểu, khám phá và lĩnh hội nội dung bài học, nhằm đạt được mục tiêu bài học với sự vận dụng phương pháp dyaj học phù hợp.

c. Luyện tập củng cố:

GV hướng dẫn HS củng cố, khắc sâu những kiến thức, kĩ năng, thái độ đã có thông qua hoạt động thực hành luyện tập có tính tổng hợp, nâng cao theo những hình thức khác nhau.

d. Đánh giá:

- Trên cơ sở đối chiếu với mục tiêu bài học, GV dự kiến một số câu hỏi, bài tập và tổ chức cho HS tự đánh giá về kết quả học tập của bản thân và của bạn.

- GV đánh giá, tổng kết về kết quả giờ học.

e. Hướng dẫn HS học bài và làm bài ở nhà:

- GV hướng dẫn HS luyện tập củng cố bài cũ (thông qua làm bài tập, thực hành, thí nghiệm).

- GV hướng dẫn HS chuẩn bị bài học mới.

HS, mà cụ thể là khó khăn trong việc lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học tối ưu.

Một giờ dạy được gọi là tích cực khi mà các tiêu chí sau được thỏa mãn.

Quy trình lựa chọn phương tiện dạy học

Tiêu chí cho giờ học

Tiêu chí 1: MỌI HỌC SINH ĐỀU ĐƯỢC HOẠT ĐỘNG.

Dạy học sao cho tất cả HS đều được hoạt động, đều được làm việc (hay dạy học bằng cách tổ chức làm việc) là một trong những định hướng quan trọng của việc đổi mới PPDH. Đây là một cách dạy học tiên tiến.

Như vậy, trong dạy học tích cực, việc tổ chức các hoạt động dạy học phù hợp sao cho từng cá nhân trong lớp học đều được tham gia là hết sức quan trọng. Công việc này đòi hỏi người GV phải có sự đầu tư đúng mức trong quá trình soạn giáo án lên lớp.

Tiêu chí 2: TỰ HỌC SINH SẢN SINH RA TRI THỨC

Trong xu hướng đổi mới hiện nay, GV không còn đóng vai trò truyền thụ như trước đây nữa, mà trở thành người tổ chức, điều khiển quá trình dạy học để HS tích cực, chủ động, sáng tạo và tự chiếm lĩnh tri thức. Chính vì vậy, một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự thành công của một giờ dạy, một tiết dạy chính là khả năng tự sản sinh ra tri thức mới của HS.

Do vậy, các hoạt động dạy học trong một tiết dạy học ở phải được thiết kế sao cho phải khơi gợi được nơi HS sự tìm tòi khám phá nhằm dẫn dắt các em tiến dần đến tri thức cần chiếm lĩnh.

Tiêu chí 3: BẦU KHÔNG KHÍ LỚP HỌC VUI VẺ, THOẢI MÁI.

Như vậy, trước và sau khi thực hiện một tiết dạy, người GV nên (và cần) tự đặt cho mình các câu hỏi: Các hoạt động đã được thiết kế có phù hợp với tiêu chí tích cực hay chưa? Tiêu chí nào chưa được đảm bảo khi tiến hành tiết dạy? Giờ dạy của mình có phải là một giờ dạy tích cực hay chưa?... Việc trả lời các câu hỏi này sẽ giúp GV có những điều chỉnh trước mỗi bài dạy, đồng thời rút kinh nghiệm cho những tiết dạy sau.

Sự thành công của một giờ dạy theo định hướng đổi mới PPDH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cả người dạy và cả người học. Dù ở điều kiện và hoàn cảnh nào, sự chuẩn bị chu đáo theo quy trình đều đem lại những giờ học có hiệu quả, bổ ích và hứng thú đối với cả người dạy, người học.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục giáo dục đào tạo trong mục biểu mẫu nhé.