Quy trình xét công nhận sáng kiến

Mục lục bài viết

  • 1. Sáng kiến là gì?
  • 2. Đối tượng được công nhận là sáng kiến
  • 3.Yêu cầu công nhận sáng kiến
  • 3.1. Cơ sở công nhận sáng kiến
  • 3.2.Tiếp nhận, xem xét đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
  • 3.3.Xét chấp thuận việc công nhận sáng kiến do Nhà nước đầu tư
  • 4. Quy định về đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
  • 5. Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến
  • 6. Mẫu giấy chứng nhận sáng kiến

Nội dung được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Doanh nghiệp của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Doanh nghiệp, gọi: 1900.6162

Cơ sở pháp lý:

- Nghị định 13/2012/NĐ-CP

- Thông tư 18/2013/TT-BKHCN

1. Sáng kiến là gì?

Theo quy định tại Nghị định 13/2012/NĐ-CP:Sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp, hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (gọi chung là giải pháp), được cơ sở công nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới trong phạm vi cơ sở đó;

b) Đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở đó và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực;

c) Không thuộc đối tượng không được công nhận là sáng kiến theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Điều lệ sáng kiến tại Nghị định 13/2012/NĐ-CP.

>> Xem thêm: Môi trường là gì ? Vai trò của môi trường là gì ? Quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ?

2. Đối tượng được công nhận là sáng kiến

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN,Đối tượng được công nhận là sáng kiến gồm giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đáp ứng các điều kiện quy định tạiĐiều 3 củaĐiều lệ Sáng kiến. Giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật được hiểu như sau:

Thứ nhất, giải pháp kỹ thuật là cách thức kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định, bao gồm:

a) Sản phẩm, dưới các dạng: vật thể (ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện); chất (ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm); vật liệu sinh học (ví dụ: chủng vi sinh, chế phẩm sinh học, gen, thực vật, động vật biến đổi gen); hoặc giống cây trồng, giống vật nuôi;

b) Quy trình (ví dụ: quy trình công nghệ; quy trình chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; quy trình chẩn đoán, chữa bệnh cho người, động vật và thực vật...).

Thứ hai, giải pháp quản lý là cách thức tổ chức, điều hành công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:

a) Phương pháp tổ chức công việc (ví dụ: bố trí nhân lực, máy móc, thiết bị, dụng cụ, nguyên liệu, vật liệu);

b) Phương pháp điều hành, kiểm tra, giám sát công việc.

Thứ ba, giải pháp tác nghiệp bao gồm các phương pháp thực hiện các thao tác kỹ thuật, nghiệp vụ trong công việc thuộc bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào, trong đó có:

a) Phương pháp thực hiện các thủ tục hành chính (ví dụ: tiếp nhận, xử lý hồ sơ, đơn thư, tài liệu);

>> Xem thêm: Phát triển bền vững là gì ? Quy định pháp luật về phát triển bền vững

b) Phương pháp thẩm định, giám định, tư vấn, đánh giá;

c) Phương pháp tuyên truyền, đào tạo, giảng dạy, huấn luyện;

d) Phương pháp huấn luyện động vật; ...

Thứ tư, giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật là phương pháp, cách thức hoặc biện pháp áp dụng một giải pháp kỹ thuật đã biết vào thực tiễn.

3.Yêu cầu công nhận sáng kiến

3.1. Cơ sở công nhận sáng kiến

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 18/2013/TT-BKHCN,Tác giả sáng kiến có thể yêu cầu công nhận sáng kiến tại các cơ sở sau đây:

a) Tại cơ sở là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến;

b) Tại cơ sở được tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, với điều kiện chủ đầu tư tạo ra sáng kiến từ chối công nhận sáng kiến và không có thỏa thuận khác với tác giả sáng kiến;

c) Tại cơ sở được tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, trong trường hợp tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.

>> Xem thêm: Thủ tục xin nghỉ việc theo quy định pháp luật mới năm 2022

Đối với giải pháp đã được áp dụng, thời hiệu thực hiện quyền yêu cầu công nhận sáng kiến là 01 năm kể từ ngày sáng kiến được đưa vào áp dụng lần đầu.

3.2.Tiếp nhận, xem xét đơn yêu cầu công nhận sáng kiến

Tiếp nhận đơn yêu cầu

Cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến có trách nhiệm tiếp nhận, xem xét đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, hỗ trợ tác giả sáng kiến hoàn thiện đơn và có trách nhiệm xét công nhận sáng kiến theo quy định tại Điều lệ này.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến, cơ sở có trách nhiệm xem xét đơn theo quy định tại khoản 3 Điều 5 và thực hiện các thủ tục sau đây:

a) Thông báo cho tác giả sáng kiến về thiếu sót của đơn và ấn định thời hạn 01 tháng để tác giả sửa chữa bổ sung, gửi lại;

b) Thông báo cho tác giả sáng kiến về việc chấp nhận đơn, ghi nhận các thông tin liên quan của đơn và lưu giữ hồ sơ đơn phù hợp với quy định;

c) Thông báo cho tác giả rõ lý do nếu từ chối chấp nhận đơn.

Xét công nhận sáng kiến

Việc xét công nhận sáng kiến được thực hiện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến hoặc từ ngày hoàn thành việc áp dụng lần đầu, nếu sáng kiến được áp dụng lần đầu sau khi đơn được chấp nhận. Cơ sở xét công nhận sáng kiến đánh giá đối tượng nêu trong đơn theo quy định tại Điều 3 và Điều 4 và thực hiện các thủ tục sau đây:

>> Xem thêm: Quy trình Chào hàng canh tranh rút gọn mới nhất năm 2022

a) Công nhận sáng kiến và cấp Giấy chứng nhận sáng kiến cho tác giả sáng kiến, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Từ chối công nhận sáng kiến trong trường hợp đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 và Điều 4 và thông báo bằng văn bản cho tác giả sáng kiến, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Việc xét công nhận sáng kiến do người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến quyết định.

Cụ thể như sau:

a) Cơ sở tiếp nhận đơn có thể ghi nhận vào Sổ tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến (nếu có) và trao cho người nộp đơn Giấy biên nhận đơn (có thể làm theo mẫu quy định tạiPhụ lục IIban hành kèm theo Thông tư này), trong đó ghi rõ thời gian trả lời kết quả công nhận sáng kiến theo quy định tạikhoản 1 Điều 7 của Điều lệ Sáng kiến;

b) Cơ sở tiếp nhận đơn yêu cầu công nhận sáng kiến có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ đơn và các tài liệu kèm theo (nếu có); giữ bí mật thông tin cần được bảo mật theo yêu cầu của tác gỉả sáng kiến.

Trước khi quyết định công nhận sáng kiến, cơ sở xét công nhận sáng kiến tự quyết định việc công bố công khai giải pháp (trừ các thông tin cần giữ bí mật theo yêu cầu của tác giả sáng kiến), tự quyết định việc tra cứu thông tin về tình trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật để đánh giá sáng kiến theo điều kiện quy định tạiđiểm b khoản 2 Điều 3 của Điều lệ Sáng kiến.

Cơ sở xét công nhận sáng kiến cấp Giấy chứng nhận sáng kiến (có thể làm theo mẫu quy định tạiPhụ lục IIIban hành kèm theo Thông tư này) cho chủ đơn có sáng kiến được công nhận và tự quyết định việc công bố công khai giải pháp đã được công nhận là sáng kiến để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng sáng kiến có thể tiếp cận được các thông tin liên quan đến sáng kiến.

Chi phí cho việc thực hiện xét công nhận sáng kiến được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

3.3.Xét chấp thuận việc công nhận sáng kiến do Nhà nước đầu tư

>> Xem thêm: Ủy nhiệm chi là gì ? Quy định pháp luật về ủy nhiệm chi

Trường hợp sáng kiến được tạo rado Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật, nếu người đứng đầu cơ sở công nhận sáng kiến chính là tác giả sáng kiến thì việc công nhận sáng kiến phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý theo quy định sau đây:

a) Trường hợp cơ sở xét công nhận sáng kiến là cơ quan, tổ chức của Nhà nước, việc công nhận sáng kiến phải được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của cơ sở đó chấp thuận;

b) Trường hợp cơ sở xét công nhận sáng kiến không phải là cơ quan, tổ chức của Nhà nước, việc công nhận sáng kiến phải được Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương nơi cơ sở đó đóng trụ sở hoặc cơ quan, tổ chức nhà nước trực tiếp thực hiện việc đầu tư tạo ra sáng kiến chấp thuận.

Trong hai cơ quan, Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương nơi cơ sở xét công nhận sáng kiến đóng trụ sở và cơ quan, tổ chức của Nhà nước trực tiếp thực hiện việc đầu tư tạo ra sáng kiến, cơ quan nào nhận được (hoặc nhận được sớm hơn) Hồ sơ thì sẽ chủ trì xét chấp thuận việc công nhận sáng kiến và có thể yêu cầu cơ quan còn lại phối hợp thực hiện.

Việc xét chấp thuận việc công nhận sáng kiến theo quy định tạikhoản 4 Điều 7 của Điều lệ Sáng kiếncăn cứ vào Hồ sơ của cơ sở xét công nhận sáng kiến, Hồ sơ gồm các tài liệu sau đây:

a) Văn bản đề nghị chấp thuận việc công nhận sáng kiến;

b) Bản sao đơn yêu cầu công nhận sáng kiến;

c) Báo cáo đánh giá của cơ sở xét công nhận sáng kiến về việc đối tượng nêu trong đơn đáp ứng đủ các điều kiện để được công nhận là sáng kiến theo quy định tạiĐiều 3 và Điều 4 của Điều lệ Sáng kiến;

d) Biên bản kết luận của Hội đồng sáng kiến.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu xét chấp thuận sáng kiến, cơ quan xét chấp thuận sáng kiến có trách nhiệm xem xét và đánh giá việc công nhận sáng kiến theo các quy định của Điều lệ Sáng kiến và của Thông tư này để quyết định về việc chấp thuận hoặc không chấp thuận việc công nhận sáng kiến, trường hợp không chấp thuận cần nêu rõ lý do.

>> Xem thêm: Phân loại nợ xấu theo quy định pháp luật ? Các thức kiểm tra nợ xấu ?

Định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu, cơ quan, tổ chức nhà nước trực tiếp đầu tư tạo ra sáng kiến có trách nhiệm báo cáo và cung cấp thông tin liên quan đến các sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật cho Sở Khoa học và Công nghệ địa phương nơi có cơ sở xét công nhận sáng kiến (theo mẫu quy định tạiPhụ lục IVban hành kèm theo Thông tư này).

4. Quy định về đơn yêu cầu công nhận sáng kiến

Quy định về nội dung Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến tạikhoản 3 Điều 5 của Điều lệ Sáng kiếnđược hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Tên cơ sở được yêu cầu công nhận sáng kiến;

b) Tác giả sáng kiến hoặc các đồng tác giả sáng kiến (nếu có) và tỷ lệ đóng góp của từng đồng tác giả;

c) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường hợp tác giả sáng kiến không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến thì trong đơn cần nêu rõ chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào. Nếu sáng kiến được tạo ra do Nhà nước đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất - kỹ thuật thì trong đơn cần ghi rõ thông tin này;

d) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có):

- Tên sáng kiến: Phải thể hiện bản chất của giải pháp trong đơn;

- Lĩnh vực áp dụng: Nêu rõ lĩnh vực có thể áp dụng sáng kiến và vấn đề mà sáng kiến giải quyết;

- Mô tả sáng kiến:

>> Xem thêm: Đất thổ cư là gì ? Khái niệm về đất thổ cư theo quy định pháp luật

+ Về nội dung của sáng kiến: Mô tả ngắn gọn, đầy đủ và rõ ràng các bước thực hiện giải pháp cũng như các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp; nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở thì cần nêu rõ tình trạng của giải pháp đã biết, những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải pháp đã biết. Bản mô tả nội dung sáng kiến có thể minh họa bằng các bản vẽ, thiết kế, sơ đồ, ảnh chụp mẫu sản phẩm... nếu cần thiết;

+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Nêu rõ về việc giải pháp đã được áp dụng, kể cả áp dụng thử trong điều kiện kinh tế - kỹ thuật tại cơ sở và mang lại lợi ích thiết thực; ngoài ra có thể nêu rõ giải pháp còn có khả năng áp dụng cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào;

- Các thông tin cần được bảo mật (nếu có);

đ) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến;

e) Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có);

g) Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử tại cơ sở theo các nội dung sau:

- So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp trong đơn so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó, hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở (cần nêu rõ giải pháp đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích xã hội cao hơn như thế nào hoặc khắc phục được đến mức độ nào những nhược điểm của giải pháp đã biết trước đó - nếu là giải pháp cải tiến giải pháp đã biết trước đó);

- Số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể.

Đơn yêu cầu công nhận sáng kiến có thể làm theo mẫu quy định tạiPhụ lục Iban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp cơ sở nơi tác giả nộp đơn yêu cầu công nhận sáng kiến sử dụng mẫu đơn khác.

Tác giả sáng kiến chịu trách nhiệm về tính trung thực của thông tin nêu trong đơn yêu cầu công nhận sáng kiến.

>> Xem thêm: Kinh doanh là gì ? Quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh

5. Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến

>>>Ban hành kèm theo Thông tư số 18/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi1: ……………………………………………..

Tôi (chúng tôi) ghi tên dưới đây:

Số TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác
(hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến
(ghi rõ đối với từng đồng tác giả, nếu có)

Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến2:

...

- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến (trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến)3:

...

>> Xem thêm: Vốn là gì ? Đặc trưng, vai trò và phân loại vốn theo quy định pháp luật ?

- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến4:

...

- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử, (ghi ngày nào sớm hơn)

...

- Mô tả bản chất của sáng kiến5:

...

- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):

...

- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

...

>> Xem thêm: Ngoại hối là gì ? Hoạt động ngoại hối là gì ?Quy định pháp luật về ngoại hối

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả6:

...

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)7:

...

Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):

Số TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Nơi công tác(hoặc nơi thường trú)

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Nội dung công việc hỗ trợ

Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

….., ngày ... tháng... năm …..
Người nộp đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

6. Mẫu giấy chứng nhận sáng kiến

>>>Ban hành kèm theo Thông tư số 18/TT-BKHCN ngày 01 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

………………………….1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

GIẤY CHỨNG NHẬN SÁNG KIẾN

>> Xem thêm: Phương thức thanh toán là gì ? Quy định pháp luật về phương thức thanh toán

…………………………2

Chứng nhận

(Các) Ông/Bà:

1, Ông/Bà …………………………………………………….,

(chức danh (nếu có)) …………, (nơi làm việc/cư trú) ……………………………………

2, Ông/Bà …………………………………………………….,

(chức danh (nếu có)) …………., (nơi làm việc/cư trú) ..………………………………….

3, ...

là tác giả (đồng tác giả) của sáng kiến3: …………………………………………………………………

do chủ đầu tư tạo ra sáng kiến là4: ………………………………………………………...

>> Xem thêm: Quy định về tăng lương cho người lao động phù hợp với quy định pháp luật hiện nay ?

Số:…………

….., ngày ... tháng... năm …..
Chữ ký, họ tên của Thủ trưởng cơ sở
(Ghi rõ chức vụ và đóng dấu nếu có)

Giấy Chứng nhận sáng kiến số:

1. Tóm tắt nội dung sáng kiến:

2. Lợi ích kinh tế - xã hội có thể thu được do áp dụng sáng kiến:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp - Công ty luật Minh Khuê