Quyết định, phê duyệt dự án không có cấu phần xây dựng

Đối với dự án có cấu phần xây dựng (trừ dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công), thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị dự án được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP.

Theo phản ánh của ông Phạm Ngọc (Hà Nội), căn cứ Khoản 5 Điều 40 Luật Đầu tư công về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự toán nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư và nhiệm vụ quy hoạch thì dự toán chuẩn bị đầu tư do người đứng đầu Bộ (người có thẩm quyền) tổ chức thẩm định, phê duyệt. Tuy nhiên, căn cứ Khoản 5 Điều 132 Luật Xây dựng, Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP thì dự toán chuẩn bị đầu tư do chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt.

Ông Ngọc được biết, thực hiện phân cấp, phân quyền, giảm thiểu thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư, Chính phủ đã lựa chọn phương án giao chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt.

Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản hướng dẫn chủ đầu tư, trong đó, yêu cầu chủ đầu tư tổ chức lập và gửi về Bộ để thẩm định, phê duyệt.

Ông Ngọc hỏi, như vậy có phù hợp quy định hay không? Việc thẩm định phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư theo quy định nào thì đúng?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 40 Luật Đầu tư công, trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ dự án quan trọng quốc gia.

Do đó, đối với dự án có cấu phần xây dựng (trừ dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công), thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị dự án được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị dự án, trừ dự toán chi phí thuê tư vấn nước ngoài).

Theo Chinhphu.vn

//baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Quyen-tham-dinh-duyet-du-toan-du-an-co-cau-phan-xay-dung/452264.vgp

Theo Nghị định này quy định trình tự, thủ tục quyết định đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư:

1. Đối với chương trình, dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng do bộ, cơ quan trung ương quản lý:

a) Đối với chương trình, dự án do người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định đầu tư:

Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương giao chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án; thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án;

Chủ đầu tư căn cứ ý kiến thẩm định, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án, trình người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương xem xét, quyết định đầu tư chương trình, dự án;

b) Đối với chương trình, dự án do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định đầu tư: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án phù hợp với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định; tổ chức thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Đối với chương trình, dự án đầu tư không có cấu phần xây dựng do địa phương quản lý:

a) Đối với chương trình, dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư:

Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp giao chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án; thành lập Hội đồng thẩm định hoặc giao đơn vị có chức năng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án;

Chủ đầu tư căn cứ ý kiến thẩm định, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xem xét, quyết định đầu tư chương trình, dự án;

b) Đối với chương trình, dự án do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định đầu tư: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi chương trình, dự án phù hợp với chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định; tổ chức thẩm định, phê duyệt chương trình, dự án đầu tư và chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật hiện hành.

 Nguyên tắc quyết định đầu tư dự án đầu tư công nhóm A, B, C tại nước ngoài thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 của Luật Đầu tư công, tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại và của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thẩm quyền quyết định đầu tư dự án đầu tư công tại nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật Đầu tư công.

 Nội dung dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý các dự án đầu tư của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và quy định pháp luật khác có liên quan.

Nội dung dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng của cơ quan khác của Việt Nam ở nước ngoài được phép thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý các dự án đầu tư của cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài và quy định pháp luật khác có liên quan.

Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng tại nước ngoài bao gồm:

a) Sự cần thiết đầu tư;

b) Sự phù hợp với quy hoạch theo quy định của pháp luật nước sở tại;

c) Phân tích, xác định mục tiêu, lựa chọn quy mô hợp lý;

d) Phân tích các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, lựa chọn địa điểm đầu tư;

đ) Các yếu tố liên quan đến an ninh và môi trường;

e) Phương án giải phóng mặt bằng (nếu có);

g) Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chủ yếu thực hiện đầu tư;

h) Xác định tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn;

i) Tổ chức quản lý dự án, bao gồm xác định chủ đầu tư, phân tích lựa chọn hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án;

k) Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội.

6. Nội dung thẩm định dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng tại nước ngoài gồm:

a) Sự tuân thủ các quy định của pháp luật trong nội dung hồ sơ trình thẩm định;

b) Sự phù hợp của dự án với chủ trương đầu tư dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Sự cần thiết đầu tư;

d) Sự phù hợp với quy hoạch theo quy định của pháp luật nước sở tại;

đ) Sự phù hợp của mục tiêu, quy mô dự án;

e) Các yếu tố liên quan đến điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, lựa chọn địa điểm đầu tư;

g) Các yếu tố liên quan đến an ninh và môi trường;

h) Phương án giải phóng mặt bằng (nếu có);

i) Dự kiến tiến độ thực hiện dự án; các mốc thời gian chủ yếu thực hiện đầu tư;

k) Xác định tổng mức đầu tư;

l) Hình thức tổ chức quản lý thực hiện dự án;

m) Sự phù hợp về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn; sự phù hợp giữa tổng mức đầu tư của dự án gắn với cân đối vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; cơ cấu nguồn vốn đầu tư, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 40 Luật Đầu tư công, trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ dự án quan trọng quốc gia.

Do đó, đối với dự án có cấu phần xây dựng (trừ dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công), thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị dự án được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 9/2/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng (cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí các công việc chuẩn bị dự án, trừ dự toán chi phí thuê tư vấn nước ngoài).

(Xây dựng) – Ông Hoàng Đức Trưởng (Hà Nội) có câu hỏi gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về thẩm quyền quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet).

Theo phản ánh của ông Hoàng Đức Trưởng (Hà Nội), qua quá trình nghiên cứu, thực hiện quy định về phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đối với chương trình, dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư.

Tại Khoản 2, Điều 53, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công quy định về hiệu lực thi hành: “Đối với dự án không có cấu phần xây dựng, việc lập, thẩm định, phê duyệt, tổ chức quản lý thực hiện theo quy định tại Nghị định này và pháp luật chuyên ngành có liên quan”. Ông Hoàng Đức Trưởng có câu hỏi như sau: Đối với dự án có cấu phần xây dựng thì thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư không được thực hiện theo quy định tại Điều 5 và Điều 13 Nghị định số 40/2020/NĐ-CP có đúng không?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Tại Khoản 4, Điều 1, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công quy định phạm vi điều chỉnh của Nghị định bao gồm: “Phân cấp thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đối với chương trình, dự án A, B, C sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư”.

Khoản 4, Điều 1 nêu trên quy định chung cho dự án sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, không phân biệt dự án có cấu phần xây dựng và dự án không có cấu phần xây dựng.

Do đó, đối với dự án nhóm A, B, C có cấu phần xây dựng sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư, thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư và phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư áp dụng theo quy định tại Nghị định số 40/2020/NĐ-CP (quy định tại Điều 5 và Điều 13 Nghị định).

Đối với dự án có cấu phần xây dựng, tại Khoản 3, Điều 40, Luật Đầu tư công quy định: “Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ dự án quan trọng quốc gia”.

Do đó, đối với dự án nhóm A, B, C sử dụng vốn từ nguồn thu hợp pháp của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư, việc lập thẩm định, phê duyệt dự án sau khi dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Link gốc:

Video liên quan

Chủ đề