Rễ cây bạch hạc bán ở đâu

  • CÂY THUỐC & VỊ THUỐC
  • Cây thuốc A-Z
  • Vị thuốc theo bệnh
  • Mụn nhọt, mẩn ngứa

Bạch hạc

0
1372

[CPP] Bài viết tổng hợp các thông tin vềcây Bạch hạc:Bạch hạc là gì?Công dụng của Bạch hạc?Một số loại thuốc có chứa Bạch hạc và các đơn thuốc/bài thuốc hay từ cây Bạch hạc?một số thông tin chính về cây Bạch hạc: tên gọi, mô tả, phân bố, thu hái và chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý, công dụng và liều dùng, hình ảnh cây Bạch hạc, cây Bạch hạc chữa bệnh gì?

Bạch hạc là gì?

Rễ cây bạch hạc bán ở đâu
Rễ cây bạch hạc bán ở đâu
Bạch hạc là gì?

Cây bạch hạc là một bài thuốc dân gian được ông cha ta sử dụng chữa các bệnh hắc lào, vảy nến

Cây bạch hạc có tên khoa học là Rhinacanthus nasutus (L.) Kurz thuộc họ Ô rô Acanthaceae dân gian còn gọi là cây Kiến cò hay Cây lác. Là loài cây mọc dại, thường xuất hiện ở các vùng nông thôn. Bạch hạc là loại cây có sức sống tốt, dân ta hay sử dụng làm bài thuốc chữa các bệnh về xương khớp.

  • Tên tiếng Việt: Bạch hạc, Kiến cò, Chóm phòn (Tày), Uy linh tiên, Cây lác, Cỏ linh chi
  • Tên khoa học: Rhinacanthus nasutus (L.) Kurz Justicia nasuta L.
  • Họ: Acanthaceae

Công dụng, chủ trị của bạch hạc

Bạch hạc trị bệnh gì?

Công dụng: Hắc lào, lở, rắn cắn (Rễ, lá giã bôi). Hạ huyết áp, chữa viêm phế quản, lao phổi ở giai đoạn đầu, ho, phong thấp, tê bại, nhức gân, đau xương, viêm khớp (Thân, lá 10-15g dưới dạng thuốc sắc).

Chủ trị: Chủ trị lao thấu (ho do cơ thể suy nhược), giới tiên (lở ngứa) thấp chẩn (eczema)

Kinh nghiệm dùng trong dân gian:

Theo kinh nghiệm dân gian cây bạch hạc (kiến cò) còn được dùng trong một số trường hợp:

  • Lao phổi khởi phát, ho
  • Viêm phế quản cấp và mạn
  • Phong thấp, tê bại, nhức gân, đau xương, viêm khớp
  • Huyết áp cao.

Cách trồng cây bạch hạc

  • Đây là loại cây có khả năng phát triển rất là mạnh mẽ. Chính vì thế mà việc trồng loại cây này cũng vô cùng đơn giản. Có thể trồng bằng gốc hoặc cành cây dâm xuống dưới đất.
  • Hoặc là bạn có thể mua trực tiếp cây tại những địa điểm có bán và mang về chăm sóc là được. Đây là loài cây sống và thích nghi khá tốt cho nên bạn không cần lo lắng khi chăm sóc.

Một số bài thuốc hay từ bạch hạc và một số loại thuốc có chứa bạch hạc

Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc bạch hạc

  • Dùng ngoài trị bệnh ecpet mảng tròn, eczema, hắc lào, lở ngứa, viêm khớp:
    Lấy cây lá tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa.Chữa eczema, hắc lào, lang ben: Rễ cây kiến cò 50g, thái nhỏ, giã nát; cồn etylic 70 độ 100ml. Ngâm rễ cây kiến cò đã được giã nát trong vòng 1-2 tuần, sau đó lọc qua vải xô, lấy dịch thuốc bôi vào vùng da bị hắc lào, lang ben ngày 2 lần đến khi khỏi.
  • Đau thần kinh tọa do lạnh:
    Rễ cây kiến cò 8g, rễ lá lốt 12g, ráy sơn thục 12g, cẩu tích 16g, quế chi 8g, ngải cứu 8g, vỏ quýt 8g, rễ cỏ xước 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Bài này giúp khu phong tán hàn, hành khí hoạt huyết, giảm đau. Uống 10 15 thang.
  • Trị đau nhức khớp do phong hàn thấp (với biểu hiện đau mỏi các khớp; đau tăng khi thời tiết lạnh, mưa, ẩm thấp):
    Rễ cây kiến cò 12g, thổ phục linh (củ khúc khắc) 16g, ké đầu ngựa 16g, hy thiêm 16g, kim ngân hoa 16g, quế chi 8g, bạch chỉ 8g, tỳ giải (củ cây kim cang) 12g, ý dĩ 12g, cam thảo nam 12g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Uống 10-20 thang.
  • Trị lao phổi thời kỳ đầu:
    Dùng tươi 40g, khô 12-20g, thêm đường phèn sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Một số thông tin chính về bạch hạc

Tên gọi bạch hạc

  • Ngành: Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
  • Lớp: Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
  • Bộ: Bộ Hoa Môi (Lamiales)
  • Họ: Họ Ô Rô (Acanthaceae)
  • Chi: Chi Rhinacanthus
  • Tên khác: Cây kiến cò; Cây thuốc lác nhỏ; Cây Nam uy linh tiên
  • Tên khoa học: Rhinacanthus Communis Nees
  • Tên đồng nghĩa: Justicia nasuta L.; Dianthera paniculata Lour.; Rhinacanthus communis Nees;

Mô tả, đặc điểm bạch hạc

  • Cây nhỡ cao 1,5m, thân mọc thẳng đứng, có nhiều cành, lá mọc đối có cuống, phiến là hình trứng thuôn dài, phía cuống tù, đầu nhọn, dài 2-9cm, rộng 1-3cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông mịn. hoa nhỏ, màu trắng hơi điểm hồng mọc thành xim nhiều hoa có cuống, ở đầu cành hay đầu thân.
  • Quả nang, phía dưới dẹt không chứa hạt, phía trên chứa 4 hạt, có khi chỉ có 2 hạt, hạt hình trứng hai mặt lồi.

Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản bạch hạc

  • Bộ phận dùng làm thuốc: Lá, thân và rễ.
  • Cây bạch hạc mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, còn thấy mọc ở Ấn Độ, Malaixia, Đông châu phi. Có khi được trồng làm cảnh.
  • Người ta thường dùng rễ cây, dùng tươi hay khô làm thuốc. Rễ tươi mới đào bẻ đôi để một lúc lâu sẽ có màu đỏ.
  • Lớp vỏ ngoài dễ bong tróc ra. Mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa mùi sắn rừng. Mùa hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa đông. Đôi khi người ta chỉ dùng vỏ rễ, có khi dùng cả lá.

Thành phần hóa học bạch hạc

  • Từ năm 1881, Liborrius đã nghiên cứu thấy trong rễ cây này có 1,87% chất gần giống axit cryzophanic và axit frangulic.
  • Tác giả cho đó là hoạt chất của cây và gọi là rinacantin đây là một chất màu đỏ anh đào, không mùi, không vị, tan trong cồn và dung dịch kiềm, khi đun sôi với axit clohydric không choglucoza

Tác dụng dược lý bạch hạc

Bạch hạc có tác dụng chống ho, sát trùng, chống ngứa, trừ phong thấp. Rễ có mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa như mùi sắn rừng.

Tính vị, quy kinh, công dụng và liều dùng bạch hạc

  • Tính vị: Cây vị ngọt nhạt, tính bình. Rễ có mùi hắc nhẹ, vị ngọt tựa như mùi sắn rừng.
  • Quy kinh: Vào kinh phế
  • Nhiều nơi trong nhân dân ta dùng cây bạch hạ chữa bệnh hắc lào và một số bệnh ngoài da như bệnh chốc lở (impetigo), bệnh mụn rộp loang vòng (herpes circine), eczema mãn tính.
  • Dùng rễ tươi hay khô giã nhỏ, ngâm rượu hoặc dấm trong 7-10 ngày. Rửa sạch các vết hắc lào rồi bôi thuốc này lên. Có thể nấu thành cao để dùng.
  • Liều dùng: Liều dùng 9-15g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị bệnh ecpet mảng tròn, eczema, hắc lào, lở ngứa, viêm khớp. Lấy cây lá tươi giã đắp hoặc nấu nước rửa.

Kiêng kỵ và một số lưu ý khi dùng bạch hạc

Mua vị thuốc bạch hạc ở đâu uy tín, chất lượng?

Giá bán và địa chỉ bán dược liệu bạch hạc.

Bạch hạc là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong YHCT. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Tổng kết về bạch hạc

Rễ cây bạch hạc bán ở đâu
Rễ cây bạch hạc bán ở đâu
Cây bạch hạc

Bên trên là một số thông tin và hình ảnh về cây thuốc, vị thuốc bạch hạc: Bạch hạc là gì? Tác dụng, công dụng của bạch hạc? Đặc điểm, phân bố của bạch hạc? Một số bài thuốc hay từ bạch hạc, đơn thuốc có thảo dược bạch hạc. Và một số thông tin liên quan khác đến dược vị bạch hạc.Chúc bạn có thêm thật nhiều thông tin bổ ích về loại dược liệu quý này.

Danh mục tổng hợp về cây thuốc, vị thuốc:

  • Từ điển vị thuốc: tại đây
  • Từ điển bài thuốc: tại đây
  • Từ điển dược liệu theo bệnh: tại đây
5/5 - (2 bình chọn)
  • Từ khóa
  • bach hac
  • bach hac la gi
  • bai thuoc tu bach hac
  • cach su dung bach hac
  • cay bach hac
  • CAY THUOC
  • CAY THUOC A-Z
  • CAY THUOC VA VI THUOC CHUA MUN NHOT MAN NGUA
  • CAY THUOC VA VI THUOC VIET NAM
  • cong dung cua bach hac
  • DANH MUC CAY THUOC
  • DANH MUC CAY THUOC THEO BENH
  • DANH MUC DUOC LIEU
  • DANH MUC DUOC LIEU THEO BENH
  • DANH MUC THAO DUOC
  • DANH MUC THAO DUOC THEO BENH
  • DANH MUC THAO MOC
  • DANH MUC THAO MOC THEO BENH
  • DANH MUC VI THUOC
  • DANH MUC VI THUOC THEO BENH
  • don thuoc tu bach hac
  • DUOC LIEU
  • DUOC LIEU A-Z
  • hinh anh cay bach hac
  • MAN NGUA
  • MUN NHOT
  • MUN NHOT MAN NGUA
  • tac dung cua bach hac
  • THAO DUOC
  • THAO DUOC A-Z
  • THAO MOC
  • THAO MOC A-Z
  • thong tin ve bach hac
  • THUC VAT LAM THUOC A-Z
  • TRA CUU CAY THUOC
  • TRA CUU CAY THUOC THEO BENH
  • TRA CUU DUOC LIEU
  • TRA CUU DUOC LIEU THEO BENH
  • TRA CUU THAO DUOC
  • TRA CUU THAO DUOC THEO BENH
  • TRA CUU THAO MOC
  • TRA CUU THAO MOC THEO BENH
  • TRA CUU VI THUOC
  • TRA CUU VI THUOC THEO BENH
  • TU DIEN CAY THUOC
  • TU DIEN CAY THUOC THEO BENH
  • TU DIEN DUOC LIEU
  • TU DIEN DUOC LIEU THEO BENH
  • TU DIEN THAO DUOC
  • TU DIEN THAO DUOC THEO BENH
  • TU DIEN THAO MOC
  • TU DIEN THAO MOC THEO BENH
  • TU DIEN VI THUOC
  • TU DIEN VI THUOC THEO BENH
  • VI THUOC
  • VI THUOC A-Z
Chia sẻ
Facebook
Twitter
Linkedin
Email
Print