Rối loạn kinh nguyệt là bệnh gì

Những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt mà người phụ nữ cần biết là vấn đề quan trọng trong quá trình chăm sóc cho chính bản thân. Rối loạn kinh nguyệt không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tình dục của chị em mà còn có khả năng dẫn đến nguy cơ vô sinh hiếm muộn, vì thế mà việc kịp thời phát hiện các dấu hiệu để can thiệp sẽ được quan tâm hàng đầu. Hãy cùng Docosan tìm hiểu những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt trong bài viết sau đây nhé!

Tóm tắt nội dung

  • 1 Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là gì?
  • 2 Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?
  • 3 Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt điển hình 
    • 3.1 Chu kỳ đến sớm 
    • 3.2 Chậm kinh
    • 3.3 Kinh nguyệt thay đổi 
    • 3.4 Đau bụng kinh
    • 3.5 Vô kinh
    • 3.6 Thay đổi tâm lý, thể chất 
  • 4 Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt cần lưu ý gì?

Với các chị em, rối loạn kinh nguyệt có lẽ không còn xa lạ, ai cũng có thể từng mắc ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên, theo đánh giá của tôi, nhiều bệnh nhân vẫn chưa thực sự hiểu hay vẫn còn mơ hồ về tình trạng này.

Theo quan điểm của Đông y và Tây y, rối loạn kinh nguyệt là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt xảy ra thất thường cả về số ngày lẫn lượng máu kinh chảy ra trong chu kỳ. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt ổn định của một người phụ nữ là 28 – 35 ngày, mỗi kỳ kinh nguyệt sẽ diễn ra trong khoảng 3 – 7 ngày với lượng máu bình thường. Tất cả các trường hợp khác như chậm kinh, vô kinh, máu ra nhiều hơn bình thường,… đều được xem là rối loạn kinh nguyệt. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà mức độ nghiêm trọng của hiện tượng này sẽ có sự thay đổi khác nhau.

Rối loạn kinh nguyệt là bệnh gì
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là gì ?

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt về cơ bản là tình trạng không quá nguy hiểm và có thể điều trị được. Tuy nhiên, nếu chủ quan không điều trị, căn bệnh này có thể ảnh hưởng tới tâm lý đồng thời làm suy giảm khả năng thụ thai của người bệnh. Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt cũng có thể dẫn tới một số hệ quả như sau:

  • Gây thiếu máu: Tình trạng này có thể khiến người bệnh gây thiếu máu trong thời gian dài. Người bệnh sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu,…
  • Tăng nguy cơ vô sinh: Sự thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt khiến chị em khó xác định ngày rụng trứng để thụ thai. Nếu không được giải quyết sớm có thể dẫn tới vô sinh.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Rối loạn kinh nguyệt khiến vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, dễ nhiễm khuẩn và có thể dẫn tới một số bệnh như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung,… Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến một số tình trạng như u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, u nang buồng trứng,…
  • Ảnh hưởng quan hệ vợ chồng: Bệnh gây ra cảm giác khó chịu, mệt mỏi, đau bụng dữ dội, nếu người bệnh ở độ tuổi mãn kinh có thể khiến đời sống chăn gối của vợ chồng trục trặc, không hòa hợp.

Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt điển hình 

Có thể dựa vào một số biểu hiện dưới đây, chị em có thể xác định bản thân có bị rối loạn kinh nguyệt hay không.

Chu kỳ đến sớm 

Chu kỳ của nữ giới thường rơi vào khoảng 28-35 ngày. Nếu kinh nguyệt đến sớm hơn trên 7 ngày hoặc có tới 2 lần kinh trong một tháng, chị em cần chú ý bởi đây có thể là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, cần lưu ý, nếu kinh có sớm hơn 3-5 ngày và không đi kèm bất cứ dấu hiệu gì khác thường thì vẫn được xem là bình thường, không có gì đáng ngại.

Rối loạn kinh nguyệt là bệnh gì
Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt điển hình – Chu kỳ đến sớm

Chậm kinh

Đây cũng là một biểu hiện thường gặp khi bị rối loạn kinh nguyệt. Thực tế, mỗi người có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau có thể sớm hoặc muộn hơn 7 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng chậm kinh kéo dài và thường xuyên, phụ nữ nên kiểm tra để biết nguyên nhân.

Kinh nguyệt thay đổi 

Nếu lượng máu ra trong chu kỳ giảm đột ngột, chị em cần lưu tâm. Không chỉ là dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh như thiếu máu, âm hư, huyết ứ,…

Nếu lượng kinh nguyệt ra nhiều, nhanh chóng thậm chí nhỏ giọt dưới chân người bệnh cần lưu ý bởi đây là một trong những triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt hoặc thậm chí nguy hiểm hơn là lạc nội mạc tử cung, nhiễm trùng vùng kín, u xơ tử cung,…

Đau bụng kinh

Đây là dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt thường gặp. Đau bụng kinh là triệu chứng do tử cung co thắt đẩy lớp niêm mạc ra khỏi cơ thể. Những ngày “đèn đỏ” phụ nữ thường phải đối mặt với những cơn đau ở vùng bụng dưới, đau hông và đau lưng. Trường hợp đau bụng dưới dữ dội kèm theo các dấu hiệu khác như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt và thậm chí là ngất xỉu… được xem là thống kinh.

Rối loạn kinh nguyệt là bệnh gì
Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt điển hình – Đau bụng kinh

Vô kinh

Trong thời gian dài không kinh, chị em cần đi gặp bác sĩ ngày vì dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí có thể gây vô sinh.

Thay đổi tâm lý, thể chất 

Chị em cũng có thể gặp những bất ổn về tâm ý như căng thẳng, mệt mỏi, cáu gắt hoặc một số bất ổn về thể hất như đau ngực, sạm da, mọc mụn nhiều,… Tùy thuộc vào mức độ rối loạn mà các triệu chứng này cũng có mức độ nặng nhẹ khác nhau.

Rối loạn kinh nguyệt là bệnh gì
Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt điển hình – Thay đổi tâm lý, thể chất

Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt cần lưu ý gì?

Biểu hiện rối loạn kinh nguyệt còn được báo hiệu bởi khoảng thời gian giữa các kỳ kinh hàng tháng. Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của một chu kỳ (máu kinh xuất hiện) đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo, và khoảng thời gian này không giống nhau đối với mọi phụ nữ.

Thời gian trung bình giữa các kỳ kinh là 28 ngày, dao động trong khoảng 21-35 ngày và mỗi kỳ kinh kéo dài từ 2-7 ngày. Nếu chu kỳ của bạn đều đặn đi kèm với máu kinh bình thường sẽ cho thấy sức khỏe sinh sản của bạn tốt. Ngược lại tình trạng kinh nguyệt không đều, chảy máu bất thường là tín hiệu của rối loạn kinh nguyệt. Cụ thể, chu kỳ diễn ra ít hơn 2 ngày hoặc vượt quá 7 ngày (rong kinh) với thời gian giữa 2 kỳ kinh lớn hơn 35 ngày (chậm kinh) hoặc nhỏ hơn 21 ngày thì đều bị coi là bất thường.

Rối loạn kinh nguyệt là bệnh gì
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt cần lưu ý gì ?

Tuy nhiên chị em cần lưu ý, nếu dấu hiệu bất thường về thời gian kinh nguyệt không kéo dài và không phải là thường xuyên, liên tiếp thì không  cần quá lo lắng. Có thể trạng thái tâm lý căng thẳng, việc di chuyển nhiều, làm việc nhiều, ăn uống thất thường, sử dụng thuốc theo chỉ định có thể tạm thời ảnh hưởng đến thời gian kinh nguyệt của một tháng nhất định, nó sẽ sớm khôi phục bình thường nếu bạn trở lại với lối sống lành mạnh. Ngoài ra ở các cô gái mới dậy thì và phụ nữ tiền mãn kinh thì thời gian này cũng không bình thường.


Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu Những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt mà người phụ nữ cần biết tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.

Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có
chuyên môn tại Docosan để điều trị.