Sale thị trường lương bao nhiêu

Nhân viên kinh doanh là đại diện của một doanh nghiệp làm việc trực tiếp với khách hàng, mang lại nguồn doanh thu. 

Do tính chất công việc cần di chuyển nhiều và được đánh giá bằng doanh số nên cách tính lương cho nhân viên kinh doanh cũng khác với các vị trí làm việc toàn thời gian tại văn phòng.

Glints Việt Nam sẽ giới thiệu đến bạn mẫu bảng lương nhân viên kinh doanh mới nhất 2022 và cách tính lương kinh doanh cụ thể qua bài viết hôm nay! Cùng chúng mình tìm hiểu nhé!

5 cách tính lương cho nhân viên kinh doanh phổ biến 2022

Hiện nay, có nhiều cách tính lương nhân viên kinh doanh. Nhưng phổ biến có 5 cách tính được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất năm 2022.

1. Tính lương theo quy tắc 3P

Quy tắc 3P xác định thu nhập của nhân viên kinh doanh dựa trên 3 yếu tố: Vị trí công việc, năng lực cá nhân và thành tích kinh doanh.

1.1. Lương theo vị trí công việc – P1

Lương theo vị trí công việc hay còn được gọi là lương cơ bản, tương ứng với từng chức danh, cấp bậc trong doanh nghiệp.

Mức lương này thường được dùng để tính bảo hiểm lao động cho nhân viên. Do đó mà mỗi ngành nghề đều có một mức lương cơ bản tương đối cho từng vị trí khác nhau.

Tùy thuộc năng lực cần có cho mỗi vị trí công việc mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức lương này cho phù hợp với mặt bằng chung của thị trường lao động.

Đọc thêm: Lương Net Và Lương Gross Là Gì? Cách Tính Lương Net Và Lương Gross

1.2. Lương theo năng lực – P2

Lương theo năng lực P2 được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Ví dụ: Bằng cấp, kỹ năng mềm, mức độ ảnh hưởng đến khách hàng, ý thức cá nhân, v.v.

Do cần dựa trên nhiều yếu tố nên khoản lương này cũng bị ảnh hưởng bởi mức độ cảm tính của người đánh giá và thời điểm đánh giá.

1.3. Lương theo thành tích – P3

Tiêu chí đặc biệt cuối cùng để tính lương nhân viên kinh doanh chính là dựa vào hiệu suất công việc. Đây chính là giá trị thực sự mà họ mang lại cho doanh nghiệp.

Giá trị này còn được gọi là KPI (Key Performance Indicator).

Nếu nhân viên đạt KPIs sẽ được chi trả theo chính sách lương thưởng cho nhân viên kinh doanh ở ba cấp độ khác nhau:

  • Cá nhân: Nhận lương thưởng, hoa hồng, tăng lương sau một thời gian.
  • Nhóm: Thưởng cho mỗi cá nhân dựa trên thành tích chung.
  • Công ty: Thưởng cổ phiếu, cổ tức, lợi nhuận.

Khác với P1, P2 là mức lương cố định, thì P3 là mức lương có thể thay đổi tùy vào từng nhân viên.

Công thức tính lương theo quy tắc 3P được xét như sau:

Tổng thu nhập = P1 + P2 + P3 + Phụ cấp

Ví dụ: Dưới đây là mẫu bảng lương nhân viên kinh doanh được tính theo quy tắc 3P đến từ Glints. Bạn cũng có thể tải mẫu file excel này miễn phí để áp dụng cách như trên ngay luôn đấy!

Sale thị trường lương bao nhiêu
Tham khảo bảng lương nhân viên kinh doanh theo quy tắc 3P

Tải ngay mẫu bảng lương tại đây

Trong đó:

  • P1 (Cột D): được tính theo chức vụ tương ứng của nhân viên (trưởng phòng, phó phòng, chuyên viên).
  • P2 (Cột E-H): được tính theo năng lực nghề và năng lực quản lý tương ứng
  • P3 (Cột I): được tính theo hiệu suất làm việc của từng cá nhân
  • Cuối cùng là các khoản phụ cấp khác

Có thể thấy bảng lương nhân viên kinh doanh theo quy tắc 3P rất rõ ràng và mang tính minh bạch cao, do đó được rất nhiều doanh nghiệp tin dùng.

2. Tính lương theo doanh thu và phụ cấp

Công thức tính lương theo doanh thu và phụ cấp cơ bản được tính như sau:

Lương = Lương cơ bản + %Doanh thu *Doanh thu (+ Phụ cấp)

Trong đó, % doanh thu (hay còn được gọi là hoa hồng) được doanh nghiệp tính bằng số lượng sản phẩm/ dịch vụ mà nhân viên kinh doanh bán được.

Phần trăm này có quy định trong chính sách thưởng doanh số cho nhân viên bán hàng của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Doanh số% Doanh số
Đạt 50 triệu VND5%
50 - 100 triệu VND8%

Với % doanh số như trên, một nhân viên có lương cơ bản 5 triệu đồng, đạt doanh số 50 triệu sẽ có lương tháng như sau:

Thu nhập = 5,000,000 + 5%*50,000,000 = 7,500,000 (VND)

Doanh thu bạn kiếm được càng cao thì tiền lương cuối tháng bạn nhận về càng nhiều.

Doanh thu của nhân viên kinh doanh thường không ổn định và bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Vậy nên, mức thu nhập hàng tháng nhận được cũng không cố định.

Tuy nhiên, mỗi nhân viên đều nhận được một khoản lương cơ bản và phụ cấp mỗi tháng đủ để trang trải cho những nhu cầu thiết yếu.

Ngoài ra, có thưởng thì cũng có phạt. Một số doanh nghiệp hiện nay còn áp dụng thêm hình thức phạt.

Ví dụ:

  • KPIs < 40% trong 3 tháng liên tiếp sẽ bị trừ lương.
  • KPIs < 60% trong 6 tháng liên tiếp bị hạ bậc lương hoặc nghỉ việc.

Áp lực tạo nên kim cương. Cho nên, có thể nói đây vừa là áp lực nhưng cũng là động lực để mỗi nhân viên kinh doanh cố gắng mang về doanh thu lớn cho doanh nghiệp và thu nhập khủng cho bản thân.

3. Tính lương theo thời gian và kinh nghiệm làm việc

Đây là hình thức tính lương được áp dụng khi doanh nghiệp chưa xác định được định mức lương cụ thể của người lao động. Doanh nghiệp có thể tính lương cho người lao động theo các mốc thời gian: Tháng, tuần, ngày, giờ.

Hiện nay có 2 cách tính lương tháng theo thời gian được nhiều doanh nghiệp áp dụng:

3.1. Cách 1: Tính theo ngày công chuẩn cố định và số ngày làm thực tế

Giả sử số ngày công chuẩn doanh nghiệp tự quy định là 24 (có thể là 26 hoặc 27 tùy doanh nghiệp) thì lương tháng được tính bằng công thức:

Lương tháng = (Lương + Phụ cấp nếu có)/24 * Số ngày làm việc thực tế

Ví dụ 1: Chị Hạnh là nhân viên bán hàng ở cửa hàng A. Mức lương của chị là 6 triệu đồng, không phụ cấp. Ngày công chuẩn của cửa hàng A quy định là 24.

  • Xét tháng 6/2022 có 30 ngày, trong đó công ty quy định làm từ thứ 2 đến thứ 7. Tổng cộng có 26 ngày công. Chị Hạnh làm đủ, không xin nghỉ.

Vậy mức lương của chị Hạnh tháng 6 là: 6,000,000/24 * 26 = 6,500,000 VNĐ.

  • Xét tháng 3/2022 có 31 ngày nhưng thực tế có đến 27 ngày công. Chị Hạnh vẫn làm đủ, không xin nghỉ. Mức lương tháng 3 sẽ là: 6,000,000/24 * 27 = 6,750,000 VNĐ.

3.2. Cách 2: Tính theo ngày công chuẩn là số ngày làm việc trong tháng, không xét ngày nghỉ

Khác với cách tính 1, ở cách tính này số ngày công chuẩn không cố định. Nó phụ thuộc vào số ngày làm việc trong tháng, không xét ngày mà người lao động xin nghỉ.

Công thức chính xác ở đây là:

Lương tháng = (Lương + Phụ cấp nếu có) / Số ngày công chuẩn * Số ngày làm việc thực tế

Ví dụ: Anh Long là nhân viên bán hàng ở cửa hàng B. Mức lương của anh là 6 triệu đồng, không phụ cấp. Cửa hàng này tính lương theo cách 2, cho nên số ngày công chuẩn được tính theo số ngày công của tháng.

Tương tự như cửa hàng A, thì cửa hàng B cũng quy định làm từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ Chủ nhật. Xét tháng 6/2022 có 30 ngày, trong đó có 26 ngày công. Anh Long cũng làm đủ, không xin nghỉ.

Vậy mức lương của anh Long tháng 6 là: 6,000,000/26 * 26 = 6,000,000 VNĐ.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã nhận thấy sự khác biệt của hai cách tính lương theo thời gian và kinh nghiệm rồi nhỉ? Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà cách tính lương theo thời gian cũng khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kỹ nhé!

4. Tính lương theo sản phẩm

Tính lương theo sản phẩm là hình thức tính lương dựa trên số sản phẩm và chất lượng sản phẩm mà người lao động đã hoàn thành.

Cách tính lương theo sản phẩm:

Tiền lương = Sản lượng sản phẩm * đơn giá sản phẩm

Ví dụ: Bảng đơn giá sản phẩm của công ty X:

Sản phẩmĐơn giá (VND)
A30,000
B40,000

Anh Long bán được 40 sản phẩm A và 50 sản phẩm B. Vậy anh sẽ nhận được số tiền là:

(40*30,000) + (50*40,000) = 3,200,000 VNĐ

Với hình thức tính lương này, để có mức lương cao, người lao động cần phải tối ưu năng suất làm việc để tạo ra được nhiều sản phẩm.

5. Trả lương khoán

Trả lương khoán là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành một khối lượng công việc cụ thể được giao.

Mức lương này sẽ được quy định cụ thể trên hợp đồng giữa người khoán và người được khoán chứ không có công thức tính cụ thể.

Ví dụ: Anh Long là nhân viên kinh doanh nhận hợp đồng khoán, yêu cầu bán được 100 sản phẩm trong 1 tháng. Nếu hoàn thành, anh sẽ nhận được mức lương là 5 triệu đồng.

Hình thức này giúp người khoán yên tâm về thời gian công việc được hoàn thành. Người được khoán sẽ biết được công việc và thời gian mình cần hoàn thành công việc.

Tùy vào quy mô và mục đích sử dụng lao động mà mỗi doanh nghiệp có những hình thức tính lương khác nhau cho nhân viên kinh doanh của mình.

Đọc thêm: Bonus Là Gì? Có Tất Cả Bao Nhiêu Loại Bonus?

Nguyên tắc và kỳ hạn trả lương cho nhân viên kinh doanh

Có nhiều phương thức tính lương cho người lao động nhưng việc trả lương cho nhân viên đều cần phải đảm bảo các nguyên tắc:

  • Người sử dụng lao động phải trả lương đúng với năng lực, vị trí, cấp bậc của người lao động theo quy định của Pháp luật và thỏa thuận giữa 2 bên.
  • Trả lương đúng và đầy đủ theo hợp đồng lao động hoặc cam kết giữa người sử dụng lao động và người lao động.
  • Người sử dụng lao động có thể trả lương trực tiếp cho người lao động bằng hình thức chuyển khoản hoặc trả tiền mặt. Trường hợp người lao động không thể nhận trực tiếp thì cần phải có giấy ủy quyền nếu muốn người khác nhận thay.
  • Người lao động vẫn được nhận lương vào các ngày nghỉ theo quy định của Luật lao động.
  • Quyền sử dụng tiền lương hoàn toàn thuộc về người lao động, người sử dụng lao động không có quyền can dự.

Ngoài ra, các doanh nghiệp sử dụng lao động cũng cần phải đảm bảo kỳ hạn trả lương cho nhân viên theo các nguyên tắc:

  • Trả đúng kỳ hạn đã cam kết trên hợp đồng.
  • Đối với từng hình thức trả lương theo thời gian như lương tháng, người sử dụng lao động không được trả chậm quá 1 tháng.  Với lương tuần/ngày/giờ, người sử dụng lao động có thể cộng lại trả một lần nhưng không được trả sau 15 ngày khi công việc đã hoàn thành.

Bật mí thu nhập nghề Sale 2022

Sales luôn là vị trí có sức ảnh hưởng lớn trong các doanh nghiệp. Bởi vậy các Sellers luôn được các doanh nghiệp nhiệt tình săn đón. Hãy để Glints Việt Nam bật mí cho bạn thu nhập nghề Sales hiện nay nhé!

Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh là cấp thấp nhất trong bộ phận kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, mức lương này sẽ thay đổi theo thâm niên làm việc và doanh số bán hàng của nhân viên. Cụ thể:

Đối với ngành Sales Logistic:

  • Người chưa có kinh nghiệm: 4 – 5 triệu đồng/tháng.
  • Người có ít kinh nghiệm: 6 – 8 triệu đồng/tháng.
  • Người có kinh nghiệm lâu năm: 15 – 20 triệu đồng/tháng.

Đối với ngành Sales bất động sản, thu nhập dao động từ 4-70 triệu đồng tùy thuộc vào doanh số mà bạn bán được.

Đối với ngành Sales Bảo hiểm:

  • Người mới vào nghề: Dưới 10 triệu đồng/tháng.
  • Người có kinh nghiệm lâu năm: 30-40 triệu đồng/tháng.

Còn đối với ngành Sales ô tô, thu nhập của một nhân viên kinh doanh thường dao động từ 6-30 triệu đồng/tháng.

Trưởng nhóm kinh doanh

Ngoài việc bán hàng, trưởng nhóm kinh doanh còn có trách nhiệm quản lý nhân viên, đảm bảo các chỉ tiêu bán hàng của bộ phận, v.v. Do đó, mức lương của người nắm giữ vị trí này dĩ nhiên cũng cao hơn.

Thông thường dao động từ 8-30 triệu đồng/tháng. Mức lương này cũng có dao động tùy thuộc vào doanh thu bán hàng của trưởng nhóm hoặc của cả nhóm.

Giám đốc kinh doanh

Mức lương của giám đốc kinh doanh theo từng ngành nghề cũng có sự chênh lệch nhất định:

  • Mức lương thấp nhất: 10 triệu đồng/tháng.
  • Mức lương ngành nghề bậc thấp: Trung bình 26,3 triệu đồng/ tháng.
  • Lương ngành nghề bậc trung: Trung bình 34,4 triệu đồng/ tháng.
  • Mức lương ngành nghề bậc cao: Trung bình 42,3 triệu đồng/ tháng.
  • Mức lương cao nhất: Trung bình 112,5 triệu đồng/ tháng.

Nếu bạn càng có nhiều kinh nghiệm và không ngừng nỗ lực thì mức lương mà bạn nhận được có thể sẽ rất khủng.

Mẫu bảng lương nhân viên kinh doanh cụ thể

Mỗi hình thức tính lương cho nhân viên kinh doanh khác nhau đều có những bảng tính lương tương ứng.

Dưới đây là một số bảng lương nhân viên kinh doanh thông dụng mà bạn có thể tham khảo và TẢI MIỄN PHÍ:

Sale thị trường lương bao nhiêu
Bảng lương tính theo doanh thu và phụ cấp

Sale thị trường lương bao nhiêu
Bảng lương tính theo lương sản phẩm và lương thời gian

TẢI TẠI LINK DỰ PHÒNG: https://forms.gle/3hPYn2EeebwBFB337

Tổng kết

Qua bài viết trên, Glints Việt Nam mong rằng bạn có thể hiểu hơn về cách tính lương của nhân viên kinh doanh.

Để đảm bảo mỗi nhân viên kinh doanh đều được đánh giá và nhận được phúc lợi đúng với năng lực của bản thân là điều không hề dễ dàng.

Mong là một số ví dụ về bảng lương nhân viên kinh doanh trên đây có thể mang lại giá trị trong hành trình xây dựng doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!

Tác Giả

Sale thị trường lương bao nhiêu

Sale thị trường lương bao nhiêu