Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

Như cha ông ta xưa nay vẫn nói SỨC KHỎE LÀ VÀNG đúng và cho đến bây giờ cũng vậy câu nói đó vẫn luôn luôn đúng trong bất cứ hoàn cảnh nào sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội. Khoẻ về thể chất là liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Chúng ta cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khỏe thì công tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gửi các cháu để công tác. Trường học cần có một môi trường an toàn để trẻ học tập, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật.

Trong cuộc sống này, không có gì quan trọng cho chúng ta bằng chính con người chúng ta, một thân thể không bệnh tật, một tâm hồn thoải mái, yên tĩnh đó là hạnh phúc của con người. Có câu nói: Người có sức khỏe có một trăm ước muốn, người không có sức khỏe chỉ có một ước muốn duy nhất: đó là sức khỏe. Quả thật, bệnh tật không trừ một ai, bất kể là người giàu, người nghèo, người có địa vị cao hay thấp. Nếu chúng ta may mắn được sở hữu một sức khỏe tốt thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang cận kề với thành công về mọi lĩnh vực. Sức khỏe là vốn quý của con người, đặc biệt là đối với trẻ mầm non, vì nếu trẻ có sức khỏe tốt thì trẻ mới có thể tham gia vào các hoạt động trong ngày một cách tích cực và thoải mái, mới có thể là tương lai của đất nước.

Trong những năm gần đây, nước ta đã mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, trú trọng đầu tư phát triển các ngành dịch vụ. Hơn nữa, do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm và mật độ dân cư đông đúc, nhận thức về dịch bệnh còn hạn chế. Tất cả những nguyên nhân trên, khiến cho các dịch bệnh ngày càng gia tăng.

Năm học 2019- 2020 này, có rất nhiều dịch bệnh xảy ra như: Bệnh thuỷ đậu, sởi, sốt xuất huyết, Tay Chân Miệng Đặc biệt là bệnh covit- 19 đang bùng phát, lây lan rộng trên khắp địa bàn cả nước và trên thế giới rất nguy hiểm. Nó đã làm thiệt hại biết bao tiền của và đã cướp đi hang triệu sinh mạng con người

Với trẻmầm nontất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ. Trẻ tích cực hoạt động với cácđồ dùng đồ chơi mầm non mẫu giáo, thích chơi với cát, với nước, thích trao đổi giao lưu với các bạn, với người lớn. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu. Môi trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung nhiều trẻ khác. Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch bệnh. Chính vì vậy, người lớn cần phải có hiểu biết về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ và hình thành ở trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Vì vậy làm thế nào, để phòng chống dịch bệnh xảy ra với trẻ trong trường mầm non TT Quất Lâm nói chung và với trẻ mẫu giáo nhỡ (3- 4 tuổi) lớp B3 tôi giảng dạy nói riêng. Điều này là một vấn đề cần được Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, phụ huynh quan tâm và tìm các biện pháp giải quyết để ngăn chặn kịp thời khi dịch bệnh xảy ra. Nhận thức được việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là việc làm quan trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay. Tôi đã trăn trở, suy nghĩ, làm cách nào để có thể ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra ở lớp mình. Điều đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mẫu giáobé (3- 4 tuổi) ở trường mầm non,nhằm góp một phần nhỏ bé của mình vào trong công tácphòng chống dịch bệnhcủa nhà trường đạt kết quả tốt hơn.

II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sang kiến

Như chúng ta đã biết và công nhận rằng: Sức khoẻ là vốn quí của con người, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường học. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đặc biệt đối với trẻ em, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển về mọi mặt. Vì vậy, để trẻ có sức khỏe vui chơi và học tập thì người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc cho trẻ và có những biện pháp giữ gìn vệ cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Đối với trẻ em, cơ thể còn non nớt, sức khỏe yếu rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ tử vong cao. Hiện nay, những biến đổi khí hậu tự nhiên cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Môi trường tự nhiên: Đất, nước, ánh sáng, khí hậu, thời tiết,Khi khí hậu thời tiết thay đổi, tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi. Có những bệnh thường gặp nhiều vào mùa đông, trái lại có những bệnh gặp nhiều vào mùa hè. Cũng có những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi chuyển sang vùng khác thì diễn biến nhẹ hơn, Tất cả những điều đó liên quan tới việc cần phải phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

* Đặc điểm tình hình:

- Năm học 2019- 2020 tôi được phân công phụ trách lớp mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) ở tại khu Họa My. Với tổng số học sinh là 25 cháu trong đó có 24 nam và 11 nữ. cô giáo có trình độ ĐHSPMN. Lớp học được ban giám hiệu đầu tư tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất, thuận lợi trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

* Thuận lợi:

- Trường có một nhân viên y tế năng động, nhiệt tình và luôn quan tâm, theo dõi sức khỏe của trẻ.

- Được sự quan tâm củaPhòng giáo dụcvà đào tạo huyện Giao Thủy và Ban giám hiệu trường Mầm non TT Quất Lâm chỉ đạo sát sao về công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ.

- Bản thân tôi là một giáo viên có trình độ đại học sư phạm mầm non, đã 19 năm công tác tại trường, nhiệt tình tâm huyết với nghề, có kinh nghiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục theo yêu cầu đổi mới của ngành.

* Khó khăn:

- Vốn kiến thức, kỹ năng của trẻ về việc vệ sinh cá nhân còn hạn chế, thêm vào đó trẻ chưa có kỹ năng trong việc vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe cho bản thân.

- Đa số các bậc phu huynh bận buôn bán, làm đồng ruộng nên ít có thời gian quan tâm chăm sóc con cái. Một số phụ huynh còn chủ quan, chưa tích cực quan tâm chăm sóc trẻ được chu đáo, chưa dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân thường xuyên. Có nhiều phụ huynh còn nhận thức sai lệch về các dịch bệnh, chưa có hiểu sâu về dịch bệnh, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ.

-TT có khu nghỉ mát bãi tắm Quất Lâm, Nhiều du khách các nơi về thăm quan nghỉ mát chính vì đặc thù như vậy nên rất nhiều khả năng gây bệnh cho người dân trong TT, trẻ em có nguy cơ mắc các dịch bệnh là rất cao.

- Nhân viên y tế còn khiêm nhiệm thêm cả trường Tiểu học TT Quất Lâm thì không thường xuyên có mặt tại trường.

Xuất phát từ những đặc điểm chung của trường, lớp và những khó khăn thuận lợi trên. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là rất cần thiết do ngànhgiáo dục mầm non, do y tế, ban giám hiệu yêu cầu. Bản thân tôi đã không ngừng đưa ra các mục tiêu, những giải pháp để tháo gỡ khó khăn và phát huy mọi thuận lợi để ngăn chặn dịch bệnh xảy ra ở lớp nói riêng và để phòng tránh dịch bệnh lây lan ra cộng đồng nói chung.

2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

Mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gửi các cháu để công tác. Trường học cần có một môi trường an toàn để trẻ học tập, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật.

Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái, đầy đủ của con người về thể chất, tinh thần và xã hội. Khoẻ về thể chất là liên quan đến bệnh tật, di truyền, dinh dưỡng, luyện tập. Tinh thần thể hiện sự thoải mái trong cuộc sống, sự yêu thương, sự an toàn tâm lý, có niềm tin. Chúng ta cần coi trọng sức khoẻ, vì mọi người có sức khoẻ thì công tác sẽ tốt, trẻ có khoẻ thì học hành mới tốt, bố mẹ mới yên tâm gửi các cháu để công tác. Trường học cần có một môi trường an toàn để trẻ học tập, vui chơi mà không có các nguy cơ xảy ra tai nạn, nơi đó trẻ khoẻ mạnh, sức đề kháng cao giúp trẻ phòng tránh được mọi bệnh tật.

Trong những năm gần đây, nước ta đã mở rộng quan hệ hợp tác với nước ngoài, chú trọng đầu tư phát triển các ngành dịch vụ. Hơn nữa, do nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm và mật độ dân cư đông đúc, nhận thức về dịch bệnh còn hạn chế. Tất cả những nguyên nhân trên, khiến cho các dịch bệnh ngày càng gia tăng như: Bệnh thuỷ đậu, sởi, sốt xuất huyết, quai bị, Tay - Chân - Miệng,...đặc biệt là dịch bệnh covit-19 đang bùng phát khắp nơi và vô cùng nguy hiểm này.

Với trẻ mầm non tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích thích sự tò mò, khám phá của trẻ. Trẻ tích cực hoạt động với các đồ dùng đồ chơi ở trường lớp mầm non. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu. Môi trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung nhiều trẻ khác. Tất cả những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch bệnh. Chính vì vậy, người lớn cần phải có hiểu biết về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ và hình thành ở trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Vì vậy làm thế nào, để phòng chống dịch bệnh xảy ra với trẻ trong trường mầm non. Điều này là một vấn đề cần được ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, phụ huynh quan tâm và tìm các biện pháp giải quyết để ngăn chặn kịp thời khi dịch bệnh xảy ra. Nhận thức được việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ là việc làm quan trọng, cần thiết và là vấn đề cấp bách trong thời điểm hiện nay.

Muốn phòng chống dịch cho trẻ trong trường Mầm non cần thực hiện một số biện pháp sau:

2.1. Giáo viên cần tìm hiểu về bản chất một số loại dịch bệnh.

Vì có hiểu biết về dịch bệnh mới đưa ra được phương pháp phù hợp, tối ưu. Để làm tốt việc này nhà trường đã mời cán bộ y tếbồi dưỡng kiến thức về chăm sóc sức khỏe vàphòng chống dịch bệnh cho trẻ, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa. Bên cạnh đó giáo viên cần phải tự tìm hiểu về các dịch bệnh qua sách báo, ti vi, mạng Internet,...

2.2 Giáo dục trẻ có thói quen thường xuyên giữ gìn về sinh cơ thể thông qua các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ

Ví dụ : Rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân cho trẻ ( dạy trẻ kỹ năng rủa tay )

a. Mục đích

- Trẻ thực hiện tương đối tốt thao tác rửa tay, biết rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, rửa tay khi tay bẩn

- Trẻ nói được các bước thực hiện thao tác rửa tay, biết nói tròn câu,

- Trẻ được tham gia hoạt động tích cực, qua hoạt động phát triển kỹ năng tự phục vụ, rèn luyện các cơ tay và sự phối hợp của các giác quan

b. Chuẩn bị:

- Bàn, máy tính (video bé đang rửa tay), xà phòng , 3 bồn rửa tay, khăn lau tay có ký hiệu cho đủ số trẻ.

c. Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Cô tạo tình huống bác đưa thư gửi thư mời lớp B3 đi xem phim về chương trình bé làm vệ sinh cá nhân và chăm sóc sức khỏe

- Cô cho trẻ hát bài một đoàn tàu chuyển về đội hình xem phim bé rửa tay-> Đàm thoại về đoạn phim:

- Bạn nhỏ đang làm gì?

- Vì sao phải rửa tay?

- Để tay khỏe mạnh các con phải làm gì?

- Giới thiệu thao tác rửa tay: Để lớp chúng ta ai cũng thực hiện đúng thao tác rửa tay để giữ đôi bàn tay sạch đẹp, bây giờ cô và các con cùng thực hiện lại thao tác này nha. Trước khi thực hiện thao tác, cô yêu cầu lớp di chuyển về đội hình chữ U.

* Cô rửa mẫu cho trẻ quan sát

* Cô và trẻ cùng mô phỏng lại thao tác rửa tay:

+ Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch. Xoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà xát hai lòng bàn tay vào nhau.

+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoáy lần lượt từng ngón của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi, xoay lại.

+ Bước 6: Xả cho sạch hết xà phòng dưới nguồn nước sạch. Lau khô tay bằng khăn hoặc giấy sạch.

- Mời 1 trẻ làm tốt lên thực hiện lại.

- Các con thấy bạn rửa tay nhỏ rửa tay như thế nào? - Bây giờ, cô và các con cùng thi xem ai rửa tay của mình đúng cách nhất và sạch nhất như bạn nhỏ trong chương trình sẽ được cô tặng cho 1 bông hoa điểm thưởng .

-Trẻ thực hành, cô bao quát trẻ.( cô sửa sai cho trẻ)

* Giáo dục: Mỗi chúng mình đều có mấy bàn tay? + Hàng ngày đôi bàn tay giúp chúng mình làm gì? . Bàn tay đã giúp chúng ta rất nhiều việc: Đánh răng, rửa mặt xúc cơm, cầm đồ dùng đồ chơi và còn làm nhiều việc khác nữa.

- Nếu đôi bàn tay bẩn thì sẽ thế nào? (Nếu đôi bàn tay chúng mình bị bẩn, khi ăn thức ăn, trứng giun sẽ theo xuống ruột và chúng mình sẽ bị nhiễm giun đấy, nếu tay bẩn mà các con dụi mắt sẽ bị đau mắt và còn mắc bệnh ngoài da nữa đấy....) - Các con rửa tay khi nào? Giáo dục trẻ có ý thức biết yêu quý giữ gìn bảo vệ đôi bàn tay, phòng tránh các bệnh tay chân miệng.

Kết thúc: - Cô nhận xét tuyên dương

*. Chơi tự chọn

- Trẻ chơi với đồ chơi ở các góc, cô bao quát và giúp trẻ.

Trẻ chủ ý nghe cô

Trẻ hát cùng cô

Bạn nhỏ đang rửa tay

Để giữ gìn cơ thể sạch sẽ

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng

Trẻ chú ý nghe cô

Trẻ quan sát cô làm mẫu

( Vừa làm cô vừa phân tích từng động tác)

Trẻ làm mô phỏng động tác rủa tay cùng cô

( Vừa làm cô vừa phân tích từng động tác)

1 trẻ lên rửa tay cho các bạn quan sát

Trẻ nhận xét bạn rửa tay đã đúng cách chưa

Lần lượt trẻ lên thực hiên thao tác rửa tay

Trẻ trả lời câu hỏi của cô

Trẻ chú ý nghe cô

Trẻ chơi theo các góc

2.3. Cần thường xuyên duy trì thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ ởlớp theo lịch để phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Bản thân tôi luân nghiêm túc thực hiện công tác vệ sinh của lớp như: Vệ sinh giờ ăn, ngủ của trẻ. Là một giáo viên cũng đã hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân trong công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ nên đã thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả như: Hàng tuần lau rửa đồ dùng đồ chơi của trẻ, định kỳ giặt chăn chiếu đúng 2 lần/ tháng. Cuối tuần lau sàn nhà và các vật dụng bàn ghế,cánh cửa, tay vịn cầu thang.bằng dung dịnh sát khuẩn.

Để đảm bảo môi trường xung quanh trường luôn sạch sẽ, nhà trường đã chỉ đạo giáo viên thường xuyên lao động dọn dẹp vệ sinh, giữ cho quang cảnh môi trường luôn sạch sẽ, phun thuốc diệt muỗi, bọ gậy ở các khu vực quanh trường.

Ngoài việc làm tốt công tác vệ sinh môi trường,giáo viên cần đặc biệt chú ý giáo dục trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rèn các kỹ năng vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ như: Rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vệ sinh đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi,...

2.4. Phối hợp với trạm y tế TT khám sức khoẻ và y tế học đường cân đo theo định kỳ.

Phối hợp tốt với cơ sở y tế trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ là một trong những biện pháp quan trọng trong công tác phòng chống bệnh cho trẻ. Chính vì vậy mà nhà trường luôn phối kết hợp tốt với trạm y tế TT trong việc chăm sóc sức khoẻ, quản lý tiêm chủng, phòng dịch bệnh cho trẻ. Hàng năm nhà trường phối hợp với y tế TT khám sức khoẻ cho trẻ 1-2 lần/năm, theo dõi, kiểm tra phát hiện trẻ có biểu hiện bệnh kịp thời và phân loại sức khoẻ của trẻ. Đồng thời phối hợp với nhân viên y tể học đường cân đo theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ cho trẻ theo quý 3 tháng 1 lần. Khi trong lớp trẻ có những biểu hiện các dịch bệnh như: Quai bị, tay chân miệng, sởi... tôi đã trao đổi với phụ huynh cho trẻ đó nghỉ và đi khám bác sỹ để sử lý bệnh kịp thời cho trẻ. Động thới cũng trao đổi với nhà trường để nhà trường kịp thời báo cáo với trạm y tế TT có biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh kịp thời.

2.5. Tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Bởi trẻ có khỏe mạnh mới có sức đề kháng tốt và có khả năng chống lại bệnh tật. Để đảm bảo sức khỏe tốt cho trẻ thì chế độ dinh dưỡng cần đàm bảo đủ cả về lượng và chất. Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ thì ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức vận động cho trẻ được bán trú tại trường, nhà trường luôn đảm bảo chế độ ăn theo quy định, thay đổi chế độ ăn, thực đơn phù hợp theo mùa, theo tháng, theo tuần, đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng, chế biến phù hợp khẩu vị của trẻ. Là một cô giáo trực tiếp chăm sóc trẻ tôi luôn động viên trẻ ăn hết suất . Ăn tăt cả các loại thức ăn mà cô giáo đã chuẩn bị theo khẩu phần ăn của trẻ

2.6. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Đây là việc nhà trường xác định có tầm quan trọng lớn để đem đến hiệu quả trong việc chăm sóc và phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. Công tác tuyên truyền được nhà trường thực hiệnvới nhiều hình thức khác nhau: Tổ chức cho phụ huynh nghe báo cáo và toạ đàm về phòng chống dịch bệnh cho trẻ như Một số bệnh truyền nhiểm, Một số bệnh thường xảy ra khi giao mùa, dinh dưỡng hợp lý và cân đối, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ, cách chọn mua thực phẩm an toàn,. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ Qua trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp Bản thân tôi đã lên kế hoạch tuyên truyền về nội dung phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại bảng tuyên truyền của lớp. Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng bệnh, các hoạt động hưởng ứng các phong trào giáo dục sức khoẻ của nhà trường cụ thể là: Tình hình sức khoẻ của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng. Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường để phụ huynh có thể nắm được và biết cách phòng tránh bệnh tật cho trẻ. Các thông tin cần thiết về cách chăm sóc con, Quan tâm đầu tư làm và trang trícác góc tuyên truyền của trường và lớp. Kết hợp với các bản tin và hình ảnh được thay đổi nhiều lần trong tháng để thu hút được sự quan tâm chú ý của phụ huynh để phối hợp làm tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho trẻ được tốt nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ Qua trao đổi trực tiếp, bảng thông báo, điện thoại để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Và trong buổi họp đầu năm chúng tôi đã tạo cho phụ huynh một bất ngờ thú vị, đó không phải một buổi họp với những văn bản mà yêu cầu như lệ thường mà là buổi trao đổi thảo luận về các dịch bệnh dễ lây cho trẻ để từ đó phụ huynh và giáo viên cùng nhau trao đổi tìm ra các biểu hiện của dịch bệnh, cách phòng ngừa .

Tóm lại, để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ thì điều quan trọngnhất là phải nâng caosức đềkháng cho trẻ và cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình- nhà trường và xã hội để giúp trẻ có được môi trường vui chơi và học tập tốt nhất.

Việc phòng chống dịch bệnh cho trẻ trongtrường mầm nonlà công việc rất cần thiết và không được chủ quan trong thời điểm hiện nay, đòi hỏi mỗi giáo viên, phụ huynh phải đặc biệt quan tâm, theo dõi sức khỏe cho trẻ một cách thường xuyên. Vì nguy cơ xảy ra dịch bệnh với trẻ có thể xảy ra bất kì lúc nào, nếu chúng ta không chủ động phòng tránh. Thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, sẽ giúp trẻ có một cơ thể khoẻ mạnh, để trẻ tích cực tham gia các hoạt động. Góp phần phát triển toàn diện nhân cách trẻ.

III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI

  1. Hiệu quả kinh tế

Như vậy, qua một năm đi sâu và thực hiện nghiên cứu tài liệu, kinh nghiêm của bản thân, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả và tiến hành đề tài Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mẫu giáo bé (3- 4 tuổi) .Tôi đã tìm ra những biện pháp tích cực phù hợp để phòng chống dịch bệnh cho trẻ. Kết quả cho thấy trong năm học lớp tôi không sảy ra dịch bệnh nào bùng phát. Trẻ khỏe mạnh phát triển hài hòa cân đối cả về thể chất và trí tuệ. Dự tính kinh phí tiết kiệm khoảng 10- 15 triệu đồng.

2. Hiệu quả xã hội

* Đối với trẻ:

Từ những thực tế áp dụng các biện pháp đã thực hiện thường xuyên trên trẻ với kết quả đã đạt được. Tôi thấy giờ đây các bé đều rất vui vẻ tự tin khi đến lớp, thân thiết nhau hơn, Vui chơi một cách thoải mái hơn. Trẻ có ý thức tự rửa tay khi có nhu cầu, biết đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường Và giờ đâyvới các béMỗi ngày đến trường là một ngày vui là điều thật sự.

* Đối với giáo viên:

Giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ. Đồng thời tạo được sự thân thiện, gần gũi với trẻ và gia đình trẻ.

+ Giáo viên có một số kiến thức cơ bản về cách phát hiện triệu chứng khi có dịch bệnh, biết cách phòng chống một số loại dịch bệnh. vì có hiểu biết đúng đắn về dịch bệnh mới đưa ra được phương hướng, biện pháp phù hợp, tối ưu.

* Đối với phụ huynh:

Phụ huynh rất phấn khởi và quan tâm hơn khi thấy con mình được học tập vui chơi trong môi trường an toàn, lành mạnh. Đồng thời cảm thấy an tâm hơn khi đưa trẻ đến với lớp với trường trong vòng tay bạn bè, cô giáo.

Phụ huynh hiểu được tính chất phức tạp của dịch bệnh khi bùng phát từ đó có ý thức hơn trong việc bảo vệ, giữ gìn vệ sinh cho con em mình.

Để có được kết quả trên, là một giáo viên phải có nhận thức về bệnh, hiểu được ý nghĩa, lợi ích việc phòng chống dịch bệnh xảy ra. Đồng thời tận dụng mọi nguồn lực để chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ nhằm ngăn chặn dịch bệnh.

+ Giáo viên cần phải tìm hiểu về bản chất của các dịch bệnh, vì có hiểu biết đúng đắn về dịch bệnh mới đưa ra được phương hướng, biện pháp phù hợp, tối ưu.

+ Cần thường xuyên duy trì thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp, vệ sinh đồ dùng cá nhân của trẻ ở lớp theo lịch để phòng tránh dịch bệnh cho trẻ.

+ Cung cấp kiến thức, kĩ năng về vệ sinh cá nhân và ý thức vệ sinh môi trường qua các hoạt động: giờ học, giờ chơi, để hình thành các thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ.

+ Kết hợp chặt chẽ, phối hợp với y tế nhà trường và phụ huynh để thực hiện tốt công tác phòng tránh dịch bệnh cho trẻ tại trường và tại nhà đạt kết quả tốt.

+ Bản thân cô giáo phải thường xuyên trau dồi kinh nghiệm về các biện pháp, kiến thức và kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho trẻ thông qua các trang wep, internet, sách báocập nhật những thông tin về dịch bệnh vào từng thời điểm khi có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, tại trường, để có kế hoạch, biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ kịp thời, đạt kết quả tốt.

VI. Cam kết không vi phạm bản quyền

Trên đây là một sốkế hoạch phòng chống dịch bệnh trong trường mầm noncủa bản thân tôi trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng giáo dục trẻ, bước đầu đã thu được thành công nhất định. Tuy nhiên, vì kinh nghiệm trong quá trình công tác cònchưa nhiều. Do đó, trong quá trình thực hiện, triển khai thực hiện không tránh khỏi có những hạn chế.

Tôi xin cam đoan báo cáo sáng kiến trên là do bản thân tự làm qua kinh nghiệm thực tế và tham khảo sách báo tài liệu. Tuyệt đối không sao chép hoặc vi phạm bản quyền tác giả nào. Tôi rất mong sự giúp đỡ của các đồng chí lãnh đạo trong ngành góp thêm kinh nghiệm giúp tôi nâng cao phương pháp giảng dạy phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động cho trẻ ngày một đi lên.

T«i xin tr©n träng c¶m ¬n!

QuÊt l©m, ngµy 2 th¸ng 6 n¨m 2020

TÁC GIẢ VIẾT SÁNG KIẾN

Trần Thị Hằng

CƠ QUAN ĐƠN VỊ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

(Xác nhận)

XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIAO THỦY

.................................................................................................................

TRƯỞNG PHÒNG GDĐT

Nguyễn Cao Cường

PHỤ LỤC

  • Ảnh minh họa sáng kiến được áp dụng trong thực tế

1. Hình ảnh: Trẻ rửa tay bằng nước rửa tay khô trước khi vào lớp (trang 10)

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu

2. Hình ảnh: Trẻ rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn (trang 10)

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu

3.Hình ảnh: Công tác dọn vệ sinh môi trường của các cô giáo(trang 13)

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu

4. Hình ảnh: Công tác tổng vệ sinh ở ngoài sân trường (trang 13)

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu

5. Hình ảnh: Cô giáo lau giọn đồ dung, đồ chơi trong lớp (trang 13)

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu

7. Hình ảnh: Phun hóa chất diệt muỗi và bọ gậy ở các khu vực gần trường (trang 14)

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu

8. Hình ảnh: Cô giáo chế biến món ăn cho trẻ (trang 14)

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu

9. Hình ảnh: Cô giáo chế biến món ăn cho trẻ(trang4 )

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu

10. Hình ảnh: Phối hợp với trạm y tế TT khám sức khoẻ cho trẻ (trang 14)

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu

11. Hình ảnh: Cô giáo trao đổi với phụ huynh tại góc tuyên truyền (trang 16)

Sáng kiến kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu