Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 36 tháng

Tóm tắt nội dung tài liệu

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br />        1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24­<br /> 36 tháng tuổi <br /> 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển ngôn ngữ <br /> 3. Tác giả: <br /> Họ và tên: Vũ Thị Hà Thu                                    Nam (nữ): Nữ<br /> Ngày tháng/năm sinh: 06/10/1991<br /> Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non.<br /> Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Cao An.<br /> Điện thoại: 0968.303.992<br /> 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không có<br /> 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: <br /> Tên đơn vị: Trường Mầm Non Cao An.<br /> Địa chỉ: Cao An – Cẩm Giàng – Hải Dương.<br /> Điện thoại: 0302.3782.822<br />              6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: “Trình độ chuyên môn  <br /> <br /> của giáo viên, trẻ đúng độ tuổi, cơ sở vật chất”.<br /> 8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ  tháng 9/2016 đến tháng  <br /> 2/2017<br /> HỌ TÊN TÁC GIẢ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN <br /> (Ký, ghi rõ họ tên) VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN<br /> <br /> <br />     Vũ Thị Hà Thu.<br /> <br /> <br /> XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT<br /> (đối với trường mầm non, tiểu học, THCS)<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1<br /> PHẦN 2: TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN<br />        1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.<br />         Bác Hồ đã dạy: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng <br /> quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn  nó , quý trọng nó.”<br />         Ngôn ngữ  có vai trò to lớn trong sự  hình thành và phát triển nhân cách  <br /> của trẻ  em. Ngôn ngữ  là phương tiện giữ  gìn bảo tồn, truyền đạt và  phát <br /> triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người. Trẻ em <br /> sinh ra đầu tiên là những cơ  thể  sinh học, nhờ  có ngôn ngữ  là phương tiện <br /> giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của  <br /> người lớn trẻ  em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử  ­ xã hội <br /> của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ  em lĩnh hội ngôn  <br /> ngữ  sẽ  trở  thành những chủ  thể  có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài <br /> người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn.<br />        Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí <br /> tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn <br /> ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển <br /> ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng <br /> quan trọng. <br />        Là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24­36 tháng tôi luôn có <br /> những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác <br /> đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau <br /> và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ <br /> khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, <br /> phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để <br /> <br /> <br /> 2<br /> từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa <br /> tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã chọn đề tài: <br /> “Một số  biện pháp phát triển ngôn ngữ  cho trẻ  24 ­ 36 tháng tuổi” <br /> nhằm   nâng  cao   chất   lượng   chăm   sóc   giáo   dục  trẻ   đối  với   chương   trình  <br /> GDMN mới hiện nay.<br />        2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.<br />         Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:<br /> ­   Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, có đầy đủ kiến thức  <br /> nắm vững phương pháp, thường xuyên đầu tư  phương pháp dạy học linh  <br /> hoạt, sáng tạo trong các tiết dạy trẻ, có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị <br /> về đồ dùng, đồ chơi,…<br /> ­   Trẻ 24­36 tháng tuổi phát triển bình thường về thể chất và tinh thần<br />         Thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ  thời điểm tháng 9/2016 <br /> đến tháng 2/2017. tại lớp mẫu giáo 24­36 tháng tuổi mà tôi đang được phân <br /> công.<br />         Đối tượng áp dụng sáng kiến:<br />         Trẻ 24­36 tháng tuổi.<br />         3. Nội dung sáng kiến.  <br />         Trong sáng kiến của mình tôi đề xuất 4 Biện pháp sau:<br />        4.1. Biện pháp 1:  Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:<br />    4.1.1 Giờ đón trẻ:<br />    4.1.2 Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:<br />    4.1.3 Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời:<br />        4.2. Biện pháp 2: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học khác:<br />    4.2.1 Thông qua giờ nhận biết tập nói:<br />    4.2.2 Thông qua giờ thơ, truyện:<br />    4.2.3 Thông qua giờ âm nhạc:<br />    4.2.4 Thông qua giờ vận động:<br /> <br /> 3<br />    4.3. Biện pháp 3: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các trò chơi.<br />    4.3.1 Trò chơi 1: “ Cái gì? Dùng để làm gì?<br />    4.3.2 Trò chơi 2: “ Con muỗi ”<br />    4.3.3 Trò chơi 3: “Trò chuyện về các PTGT quen thuộc”.<br />    4.3.4 Trò chơi 4: “Trò chuyện cùng cô ” <br />        4.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh.<br />         + Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: <br /> ­   Các biện pháp tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới, tính sáng tạo như: Tôi <br /> luôn thay đổi các hình thức gây hứng thú đối với trẻ, phát triển ngôn ngữ cho  <br /> trẻ   ở  mọi hoạt động. Muốn thực hiện tốt điều này đòi hỏi giáo viên phải <br /> tích cực sáng tạo ra cái mới, đồ dùng phải phong phú, tuyên truyền phối hợp <br /> với các bậc phụ  huynh để  nâng cao phát triển ngôn ngữ  cho trẻ, với những <br /> điểm mới đó giúp trẻ  phát triển ngôn ngữ  tốt hơn, luôn kích thích sự  hứng <br /> thú, tò mò và trẻ tích cực tham gia hoạt động.<br /> ­  Tôi đã áp dụng công nghệ  thông tin trong giảng dạy, trình chiếu bài dạy <br /> trên máy tính rất thu hút trẻ  tham gia học tốt. Sử dụng những hình ảnh sinh  <br /> động đẹp mắt giúp trẻ hứng thú, luôn lấy trẻ làm trung tâm.<br />         + Khả năng áp dụng sáng kiến:<br />         Với những biện pháp đưa ra ở sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả các <br /> trẻ  em 24­36 tháng tuổi  ở  khắp mọi nơi vào giờ  hoạt động phát triển ngôn  <br /> ngữ, nhưng tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường và trình  <br /> độ  của giáo viên, nhận thức của từng trẻ  mà có cách áp dụng khác nhau.  <br /> Trong mỗi biện pháp tôi đã trình bày rất chi tiết cách áp dụng sáng kiến giáo <br /> viên có thể dễ dàng thực hiện. <br />         + Lợi ích của sáng kiến:<br />         Áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ  cho trẻ <br /> 24 ­ 36 tháng tuổi” . sẽ mang lại những lợi ích sau:<br /> <br /> <br /> 4<br /> ­   Giúp cho giáo viên nắm vững nội dung yêu cầu và phương pháp phù hợp <br /> với chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới hiện nay.<br /> ­   Nâng cao nhận thức của giáo viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc  <br /> phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Giúp giáo viên xác định những kỹ năng <br /> vẽ  cần dạy trẻ  và đưa ra các biện pháp tác động nhằm hoàn thiện và hình <br /> thành một số kỹ giao tiếp cho trẻ.<br /> ­   Giúp trẻ phát âm đúng, chuẩn và biết cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp cho  <br /> phù hợp với từng nơi, từng hoàn cảnh. <br /> ­   Giúp phụ  huynh có kiến thức sâu hơn về  tầm quan trọng của việc dạy  <br /> ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ.<br />         4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến. <br />          Áp dụng sáng kiến của tôi một cách đồng bộ, linh hoạt đã mang lại  <br /> hiệu quả  đáng kể. Giúp giáo viên chủ  động, linh hoạt và sáng tạo hơn khi  <br /> xây dựng chương trình, thông qua các hoạt động giáo viên rèn cho trẻ  có  <br /> những kỹ năng cần thiết, cơ bản nhất để trẻ phát triển một cách toàn diện.<br />         Kích thích và tạo cơ hội cho trẻ phát triển khả năng giao tiếp, đồng thời  <br /> trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong các hoạt động. <br />         Phụ huynh đã hiểu hơn về tầm quan trọng của việc dạy ngôn ngữ cho  <br /> trẻ từ đó đã quan tâm hơn và tích cực kết hợp với giáo viên để có biện pháp <br /> dạy học cho trẻ.<br />         5. Đề xuất khuyến nghị.<br />         5.1. Đối với nhà trường: <br />        Tạo mọi điều kiện hỗ trợ cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng, đồ chơi.<br />        Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tổ chức các hội thi giáo viên giỏi,  <br /> các buổi chuyên đề, làm đồ dùng đồ chơi. Cần mở những lớp bồi dưỡng, tổ <br /> chức chuyên đề cho giáo viên về việc dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ.<br /> 5.2. Đối với cấp phòng, sở giáo dục: <br /> <br /> <br /> 5<br />        Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được trau dồi năng lực sư phạm qua các <br /> lớp bồi dưỡng chuyên môn. <br />         Cung cấp các tài liệu có nội dung về  các phương pháp dạy phát triển  <br /> ngôn ngữ  cho trẻ,  đặc biệt là kĩ năng giao tiếp để  giáo viên học tập và <br /> nghiên cứu để  tham khảo và áp dụng vào trong thực tế  dạy trẻ  hàng ngày <br /> được tốt hơn.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> PHẦN 3: MÔ TẢ SÁNG KIẾN<br />        1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.<br />        Ngôn ngữ được xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người, nó gắn bó  <br /> mật thiết với lịch sử loài người. Trong công tác giáo dục trẻ  mầm non hiện  <br /> nay, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc đào tạo các cháu  <br /> trở thành những con người phát triển về  mọi mặt: Đức, trí, thể, mỹ và hình <br /> thành những cơ sở ban đầu của nhân cách con người.<br />        Muốn cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều <br /> kiện quan trọng là trẻ được tích luỹ nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy <br /> đủ  ý nghĩa của những từ  đó, trẻ  biết cách sử  dụng “số  vốn” đó một cách  <br /> thành thạo.<br /> <br /> 6<br />        Trong điều kiện hiện nay thời gian các bậc cha mẹ trò chuyện với con  <br /> trẻ để phát triển vốn từ còn ít. Do vậy vốn từ của trẻ em ngày nay phát triển <br /> còn hạn chế, chủ yếu trẻ được tiếp xúc và phát triển vốn từ qua ti vi, phim  <br /> ảnh…chưa được sự chỉ bảo, uốn nắn của người lớn. Chính vì thế mà tôi đã <br /> nảy sinh sáng kiến: “ Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ  <br /> 25­36 tháng  tuổi” làm đề tài nghiên cứu trong năm học này.<br />        2. Cơ sở lý luận của vấn đề.<br />         Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và  <br /> trẻ Mầm Non  nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể <br /> thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt  <br /> đối với trẻ  nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ  giao lưu cảm xúc với những  <br /> người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ <br /> giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. <br /> Nhờ  có những lời chỉ  dẫn của người lớn mà trẻ  dần dần hiểu được những  <br /> quy định chung của xã hội   mà mọi người đều phải thực hiện theo những  <br /> quy định chung đó.<br />        Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về <br /> môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được <br /> làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có <br /> ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh… của các <br /> sự vật , hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.<br />        Đặc biệt đối với trẻ  24­ 36 tháng cần giúp trẻ  phát triển mở  rộng các  <br /> loại vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện  <br /> với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh…. mà trẻ nhìn thấy trong sinh <br /> hoạt hành ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ <br /> đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ .<br />        3. Thực trạng của vấn đề.<br />        3.1. Đặc điểm chung của trường, của lớp:<br /> 7<br />         Một việc làm không thể thiếu khi thực hiện đề tài đó là “điều tra thực  <br /> trạng” vì nó giúp cho tôi thấy được những  ưu điểm và hạn chế  của đối <br /> tượng nghiên cứu khi áp dụng đề tài để từ đó giúp tôi tìm ra được biện pháp <br /> thực hiện có hiệu quả tốt nhất.<br />        Bản thân tôi được phân công dạy lớp 24­36 tháng tuổi với số trẻ là: 25  <br /> cháu (Trong đó có 11 bé gái và 14 bé trai), đa số các cháu là con nông dân lên  <br /> sự quan tâm của cha mẹ còn hạn chế.<br />        Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã gặp những thuận lợi và khó  <br /> khăn sau:<br />        3.2 Thuận lợi:<br /> ­ Lớp được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu, tạo điều kiện tối đa về  cơ  sở <br /> vật chất cũng như  đồ  dùng học tập của các cháu, ngoài ra nhà trường còn  <br /> động viên đối với sự  sáng tạo của giáo viên, khích lệ  giáo viên  ứng dụng <br /> công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục trẻ.<br /> ­   Ban  Giám   Hiệu  và  tổ   chuyên  môn  thường  xuyên  dự  giờ   thăm  lớp  bồi  <br /> dưỡng cho giáo viên về chuyên môn.<br /> ­ Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi.<br /> ­  Đa số trẻ đi học rất đều.<br /> ­   30% trẻ có khả năng phát âm rõ.<br />        3.3 Khó khăn:<br /> ­ Lớp có diện tích còn hẹp, đông trẻ.<br /> ­ Vì các cháu bắt đầu đi học nên còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều <br /> kiện sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ. Mỗi cháu lại có những sở thích và cá <br /> tính khác nhau.<br /> ­ Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi  <br /> sắp xếp thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.<br /> ­ 70% trẻ phát âm chưa chính xác hay ngọng  chữ x­s, dấu ngã ­ dấu sắc, dấu  <br /> hỏi – dấu nặng.<br /> <br /> 8<br /> ­ Nhiều phụ  huynh chưa nhận thức được đầy đủ  về  tầm quan trọng của <br /> việc dạy phát triển ngôn ngữ cho trẻ.<br />        3.4 Điều tra thực trạng.<br />        Là một giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học tôi luôn quan tâm <br /> đến đặc điểm tâm sinh lý cũng như  ngôn ngữ  giao tiếp của từng trẻ  nhằm <br /> khám phá, tìm hiểu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ  để  kịp thời có những <br /> biện pháp giáo dục và nâng cao dần ngôn ngữ  cho trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ <br /> tôi nhận thấy rằng ngôn ngữ của trẻ  còn nhiều hạn chế  về câu từ, về  cách <br /> phát âm. Khi trẻ nói hầu hết toàn bớt âm trong các từ, giao tiếp không đủ câu <br /> cho nên nhiều khi giáo viên không hiểu trẻ đang nói về cái gì? Cũng có một <br /> số trẻ còn hạn chế khi nói , trẻ chỉ  biết chỉ tay vào những thứ mình cần khi  <br /> cô hỏi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của việc ngôn ngữ của trẻ <br /> còn nghèo nàn.<br />        Qua quá trình tiếp xúc với trẻ  bản thân tôi thấy rất lo lắng về vấn đề <br /> này và tôi nghĩ rằng mình phải tìm tòi suy nghĩ và nghiên cứu tài liệu để tìm  <br /> ra biện pháp phát triển ngôn   ngữ  giao tiếp cho trẻ  một cách có hiệu quả <br /> nhất để có thể giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp với mọi người.<br /> ­ Đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực tế  trên lớp để  kiểm tra, đánh giá  <br /> mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ với số liệu cụ thể như sau:<br />        Số trẻ được khảo sát: 25 cháu.<br />        Bảng khảo sát tháng 9/2016 trước khi thực hiện sáng kiến:<br /> <br /> <br /> <br /> STT Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ %<br /> <br /> Khả năng nghe hiểu ngôn ngữ  và phát <br /> 1 15 60%<br /> âm<br /> <br /> 2 Vốn từ 13 52%<br /> <br /> 3 Khả năng nói đúng ngữ pháp 15 60%<br /> 9<br /> 4 Khả năng giao tiếp 16 64%<br /> <br /> <br /> <br /> ­   Qua khảo sát, tôi thấy việc phát triển ngôn ngữ của trẻ không đồng đều,  <br /> nhiều trẻ  còn yếu và trung bình. Vậy để  nâng cao phát triển ngôn ngữ  của  <br /> trẻ, trong giờ học tôi luôn quan tâm đến các cháu trung bình, yếu nhiều hơn. <br /> Động viên kịp thời để tạo hứng thú cho trẻ.<br />         Dựa trên những số lượng điều tra trên, để thực hiện tốt đề tài này tôi đã  <br /> áp dụng một số biện pháp sau:<br />        4. Biện pháp đã thực hiện.<br />        Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và <br /> phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn <br /> ngữ  mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ  còn là <br /> phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức. Đặc biệt nhờ  có ngôn <br /> ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội  và hoà <br /> nhập vào xã hội tốt hơn. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh <br /> dạn áp dụng một số biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số <br /> hoạt động sau:<br />        4.1. Biện pháp 1:  Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi:<br />        4.1.1 Giờ đón trẻ:<br />        Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới  <br /> lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là <br /> hình thức đơn giản nhất để  cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ <br /> cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ  mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ  cô <br /> mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ.<br />      VD: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ:<br /> + Gia đình con có những ai?<br /> + Trong gia đình ai yêu con nhất?<br /> <br /> 10<br /> + Mẹ yêu con như thế nào?<br /> + Buổi sáng ai đưa con đến lớp?<br /> + Bố con đưa đi bằng phương tiện gì?<br /> ­ Như vậy khi  trò chuyện với cô  trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ <br /> của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn.<br /> ­ Ngoài ra trong giờ  đón trẻ, trả  trẻ  tôi luôn nhắc trẻ  biết chào ông, bà, bố, <br /> mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ  có <br /> thói quen lễ phép , biết vâng lời.<br />        4.1.2 Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động góc:<br />        Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một  <br /> cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt <br /> động góc. Đây có thể  coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có  <br /> tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ <br /> cho trẻ. Thời gian chơi của trẻ  chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ  ở nhà <br /> trẻ, là thời gian trẻ  được chơi thoải mái nhất. Trong quá trình trẻ  chơi sử <br /> dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung  <br /> khác nhau.<br />      VD1:  Trò chơi trong góc” Thao tác vai” trẻ được chơi với em búp bê và  <br /> khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày. <br />           + Bác đã cho búp bê ăn chưa? (Chưa ạ)<br />            + Khi ăn bác nhớ  đeo yếm để  bột không dây ra áo của búp bê nhé! <br /> (Vâng ạ)        <br />           + Ngoan nào mẹ cho búp bê ăn nhé!<br />           + Bột vẫn còn nóng lắm để mẹ thổi cho nguội đã !   (Giả vờ thổi cho  <br /> nguội)<br />           + Búp bê của mẹ  ăn ngoan rồi, mẹ cho búp bê đi chơi nhé! (Âu yếm  <br /> em búp bê)<br /> <br /> <br /> <br /> 11<br /> ­ Qua giờ chơi cô  không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, <br /> hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn <br /> bó của con người.<br />      VD2: Trong góc “Hoạt động với đồ vật” ở chủ điểm “Giao thông” bằng <br /> đồ dùng tự tạo đó chính là những chiếc ô tô đã đục sẵn lỗ và những chiếc ô <br /> tô, máy bay chưa có bánh xe tôi đã cho trẻ lấy dây xâu qua những lỗ đó và tôi <br /> sẽ hỏi trẻ:<br />        + Minh ơi, con đang xâu gì vậy? ( Con đang xâu ô tô ạ)<br />        + Con xâu ô tô bằng gì đấy? (Con xâu bằng dây xâu ạ)<br />         + Khôi ơi, ô tô này đã đi được chưa hả con? ( Chưa đi được ạ)<br />         + Muốn ô tô đi được phải làm thế nào? ( Lắp thêm bánh xe ạ)<br />        + Khi xâu xong con để sản phẩm của mình  nhẹ nhàng vào khay nhé! <br /> (Vâng ạ)<br />      VD3: Ở góc “ Bé khéo tay” cũng ở chủ đề “Giao thông ” bằng miếng xốp  <br /> thừa tôi đã  tận dụng cắt thành hình ô tô, xe máy để  cho trẻ  in màu. Trẻ  sẽ <br /> được in những PTGT đủ  màu sắc tạo lên giấy thành sản phẩm của mình  <br /> một cách nghệ  thuật. Tôi thấy trẻ  rất khéo léo, chăm chú khi làm. Khi trẻ <br /> làm tôi ân cần đến bên trẻ trò chuyện cùng trẻ:<br />         + Con đang làm gì vậy? (Con in hình ô tô  ạ)<br />         + Ô tô của con có màu gì? (Màu đỏ ạ)<br />         + Đây là phương tiện gì con có biết không? (Xe đạp ạ)<br />         + Xe đạp này có màu gì? (Màu vàng ạ)  <br />         + Ô tô và xe đạp đi ở đâu hả con? (Trên đường ạ)<br /> ­ Như  vậy bằng những  đồ  chơi tự  tạo thông qua hoạt động chơi không  <br /> những rèn cho trẻ sự khéo léo mà còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.<br />        4.1.3 Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời:<br />        Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi  <br /> để trẻ  được gọi tên các đồ  chơi quanh sân trường như: Đu quay, cầu trượt, <br /> <br /> 12<br /> bập bênh… Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn  <br /> trường và hỏi trẻ:<br />              + Cây hoa này có màu gì?  (Trẻ trả lời màu đỏ)<br />              + Thân cây này có to hay nhỏ? (To ạ)<br />              + Cây sấu này rất cao và có lá màu gì?<br />                  ( Màu xanh ạ)<br />              + Cô đố các con biết con đang bay đến cây sấu? (Con chim)<br />              + Con chim gì vậy? (Con chim sâu)<br />              + Con chim kêu như thế nào?  (Chích chích…)<br />      * Giáo dục: <br />              + Các con nhớ cây xanh rất tốt cho sức khoẻ của con người các con <br /> không được hái  hoa, bẻ cành mà phải tưới cây để cây mau lớn nhé!  (Trẻ trả <br /> lời)<br />        Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích lũy được những vốn từ mới <br /> ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc, rõ ràng hơn.<br />          Ở  lứa tuổi này trẻ  nhiều khi hay hỏi và trả  lời trống không hoặc nói <br /> những câu không có nghĩa. Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và nhắc  <br /> nhở  trẻ, nói mẫu cho trẻ  nghe và yêu cầu trẻ  nhắc lại từ đó hình thành cho <br /> trẻ kĩ năng nghe nói.<br />        4.2. Biện pháp 2: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học khác:<br />        4.2.1 Thông qua giờ nhận biết tập nói:<br />        Đây là hoạt động học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và  <br /> cung cấp vốn từ vựng cho trẻ.<br />        Trẻ ở lứa tuổi 24­36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa  <br /> hoàn chỉnh, vì vậy trẻ  thường nói không đủ  từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên <br /> trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng <br /> thú cho trẻ, bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn <br /> <br /> <br /> 13<br /> gọn trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc  <br /> lốc.<br />       VD1: Trong bài nhận biết “Con cá” cô muốn cung cấp từ  “đuôi cá” cho <br /> trẻ cô phải chuẩn bị một con cá thật và một con cá giả (được làm bằng bìa)  <br /> để cho trẻ quan sát. Trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: sờ, nhìn… nhằm phát <br /> huy tính tích cực của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích.<br />        Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát cô cần đưa ra hệ <br /> thống câu hỏi:<br /> + Đây là con gì?  (Con cá ạ)<br /> + Các con nhìn xem cá muốn bơi được là nhờ cái gì mà đang quẫy quẫy đây? <br /> (Cái đuôi ạ)<br /> + Các con ơi, cá đang nhìn chúng mình đấy thế mắt cá nằm ở đâu nhỉ?  (Nằm <br /> ở trên đầu con cá)<br /> + Đố các bạn biết cá sống ở đâu?   (Sống ở dưới nước)<br /> + Trên mình cá có gì mà lấp lánh thế ?  (Có vẩy)<br /> ­ Trong khi trẻ  trả  lời cô phải chú ý đến câu trả  lời của trẻ. Trẻ  phải nói  <br /> được cả  câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ  nói thiếu từ  cô phải sửa <br /> ngay cho trẻ.<br />      VD2 : Bài nhận biết “ Ô tô”<br /> Khi vào bài tôi đặt câu đố:  <br />                                            “ Xe gì bốn bánh<br />                                              Chạy ở trên đường<br />                                              Còi kêu bim bim <br />                                              Chở hàng chở khách”   (Ô tô)<br /> Trẻ trả lời đó là ô tô tôi đưa chiếc ô tô cho trẻ xem và hỏi: <br /> + Xe gì đây? (Ô tô ạ)<br /> + Ô tô có màu gì? ( Màu đỏ ạ)<br /> + Ô tô đi ở đâu? (Ô tô đi ở trên đường ạ)<br /> <br /> 14<br /> + Ô tô dùng để làm gì?  (Dùng để đi ạ)<br /> + Còi ô tô kêu như thế nào? ( bíp bíp…)<br /> + Đây là cái gì? (Cô hỏi từng bộ phận của ô tô và yêu cầu trẻ trả lời)<br />        Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả <br /> lời nhằm kích thích trẻ  phát triển tư  duy và ngôn ngữ  cho trẻ, qua đó lồng  <br /> liên hệ thực tế giáo dục trẻ về an toàn giao thông khi đi trên đường.<br />        4.2.2 Thông qua giờ thơ, truyện:<br />         Trên tiết học khi cho trẻ  làm quen với tác phẩm văn học là phát triển <br /> ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc  <br /> mà muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác <br /> là trẻ cũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện.<br />        Để  giờ  thơ, truyện đạt kết quả  cao cũng như hình thành ngôn ngữ  cho <br /> trẻ thì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo :<br /> + Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ  sinh cho <br /> trẻ.<br /> + Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ <br /> to giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi.<br /> + Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ  của cô phải trong sáng, <br /> giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật.<br />      VD1: Trẻ nghe câu truyện “ Đôi bạn nhỏ”. Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ <br /> đó là từ “Bới đất”. Cô có thể cho trẻ xem tranh mô hình một chú gà đang lấy  <br /> chân để bới đất tìm giun và giải thích cho trẻ hiểu từ “Bới đất”. (Các con ạ,  <br /> bản năng của những chú gà là mỗi khi đi kiếm ăn các chú phải lấy chân để <br /> bới đất, đào đất lên để tìm thức ăn cho mình, khi kiếm được thức ăn chú gà  <br /> sẽ lấy mỏ để ăn đấy).  Sau khi giải thích tôi cũng chuẩn bị một hệ thống câu  <br /> hỏi giúp trẻ nhớ được nội dung truyện và từ vừa học:<br /> + Hai bạn Gà và Vịt trong câu truyện cô kể rủ nhau đi đâu? (Đi kiếm ăn ạ)<br /> + Vịt kiếm ăn ở đâu?  (Dưới ao)<br /> <br /> 15<br /> + Thế còn bạn Gà kiếm ăn ở đâu? (Trên bãi cỏ)<br /> + Bạn Gà kiếm ăn như thế nào? (Bới đất tìm giun)<br /> + Khi hai bạn đang kiếm ăn thì con gì xuất hiện đuổi bắt Gà con?  (Con Cáo)<br /> + Vịt con đã cứu Gà con như thế nào? (Gà nhảy phốc lên lưng Vịt, Vịt bơi ra <br /> xa).<br /> + Qua câu truyện con thấy tình bạn của hai bạn Gà và Vịt ra sao? (Thương <br /> yêu nhau)<br /> + Nếu như bạn gặp khó khăn thì các con phải làm gì? (Giúp đỡ bạn ạ).<br /> ­ Cô kể  1­2 lần cho trẻ nghe giúp trẻ  hiểu thêm về  tác phẩm và qua đó lấy  <br /> nhân vật để giáo dục trẻ  phải biết yêu thương và giúp đỡ bạn trong lúc gặp  <br /> khó khăn.<br />      VD2: Qua bài thơ “Cây bắp cải” tôi muốn cung cấp cho trẻ từ “Sắp vòng  <br /> quanh”. Tôi chuẩn bị  một chiếc bắp cải thật để  cho trẻ  quan sát, trẻ  phải <br /> được nhìn, sờ, ngửi… và qua vật thật tôi sẽ giải thích cho trẻ từ  “sắp vòng  <br /> quanh”.<br /> ­ Tôi giải thích cho trẻ: Các con nhìn này đây là cây bắp cải mà hàng ngày  <br /> mẹ vẫn mua về để nấu cho các con ăn đấy. Các con  nhìn xem lá bắp cải rất  <br /> to có màu xanh và khi cây bắp cải càng lớn thì lá càng cuộn thành vòng tròn  <br /> xếp trồng lên nhau lá non thì nằm ở bên trong được bao bọc bằng những lớp  <br /> lá già ở ngoài. Bên cạnh đó tôi cũng chuẩn bị câu hỏi để trẻ trả lời:<br /> + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? (Cây bắp cải ạ)<br /> + Cây bắp cải trong bài thơ được miêu tả đẹp như thế nào?( Xanh man mát)<br /> + Còn lá bắp cải được nhà thơ miêu tả ra sao? (Sắp vòng quanh ạ)<br /> + Búp cải non thì nằm ở đâu? (Nằm ở giữa ạ)<br /> ­ Như vậy qua bài thơ ngoài những từ ngữ trẻ đã biết lại cung cấp thêm vốn <br /> từ mới cho trẻ để ngôn ngữ của trẻ thêm phong phú.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 16<br />  ­ Ngoài việc cung cấp cho trẻ  vốn từ  mới  thì việc sửa lỗi nói ngọng, nói <br /> lắp cũng vô cùng quan trọng khi trẻ  giao tiếp. Khi áp dụng vào bài dạy tôi <br /> luôn chú trọng đến điều này và đã kịp thời sửa sai cho trẻ ngay tại chỗ.<br />          VD3:  Trong câu truyện “Thỏ  ngoan” ngoài việc giúp trẻ  thể  hiện ngữ <br /> điệu, sắc thái tình cảm của các nhân vật trong truyện tôi còn sửa sai những <br /> từ trẻ hay nói ngọng để giúp trẻ phát âm chuẩn và động viên những trẻ nhút <br /> nhát  mạnh dạn hơn khi trả lời.<br /> + Trẻ hay nói ô tô  ­  ô chô.<br /> + Trẻ nói Thỏ ngoan  ­ Thỏ ngan<br /> + Bác Gấu ­ Bác ấu<br /> + Con Cáo ­  Con áo<br /> ­ Mỗi khi trẻ nói sai tôi dừng lại sửa sai luôn cho trẻ bằng cách: tôi nói mẫu <br /> cho trẻ nghe 1­2 lần sau đó yêu cầu trẻ nói theo.<br /> ­ Thể  hiện sắc thái, ngữ  điệu nhân vật sẽ  cuốn hút rất nhiều trẻ  tham gia  <br /> đặc biệt những trẻ nhút nhát qua đó cũng mạnh dạn hơn. Đối với những trẻ <br /> đó tôi động viên , khích lệ trẻ kịp thời.<br /> ­ Tôi cho trẻ thể hiện ngữ điệu  của các nhân vật trong truyện “Thỏ ngoan” <br /> + Giọng Bác Gấu bị mưa rét thì ồm ồm và run, nét mặt buồn.<br /> + Giọng con Cáo thì gắt gỏng, nét mặt kênh kiệu.<br /> + Giọng Thỏ thì ân cần, niềm nở.<br /> ­ Như vậy thơ truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ <br /> mà còn phát triển ngôn ngữ  cho trẻ  một cách toàn diện. Trẻ  nhớ  nội dung <br /> câu truyện và biết sử  dụng ngôn ngữ  nói là phương tiện để  tiếp thu kiến  <br /> thức. <br />        VD4: (Giáo án minh họa – Phụ lục 1)<br />        4.2.3 Thông qua giờ âm nhạc:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 17<br />        Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt <br /> hơn thôi thúc tôi phải nghiên cứu, sáng tạo những phương pháp dạy học <br /> tốt nhất  có hiệu quả với trẻ. <br />        Đối với tiết học âm nhạc trẻ  được tiếp xúc nhiều đồ  vật  (Trống, lắc, <br /> phách tre, mõ, xắc xô… và nhiều chất liệu khác) trẻ  được học những giai  <br /> điệu vui tươi  kết hợp với các loại vận  động theo bài hát một cách nhịp <br /> nhàng. Để làm được như  vậy đó là nhờ  sự  hiểu biết, nhận thức vốn từ, kỹ <br /> năng nhất là sự  giao tiếp bằng ngôn ngữ  của trẻ  được tích luỹ  và lĩnh hội, <br /> phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc.<br />        Qua  những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn <br /> ngữ có mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những <br /> hình ảnh đẹp của bài hát.<br />      VD: Hát và vận động bài “Con voi”<br /> + Câu đầu tiên: Con vỏi con voi<br />                           Cái vòi đi trước.<br />                           (Trẻ đưa tay ra phía trước giả làm vòi con voi)<br /> + Câu thứ hai:  Hai chân trước đi trước<br />                          Hai chân sau đi sau.<br />                          (Hai tay chống hông , hai chân nhấc lên nhấc xuống)<br /> + Câu cuối: Còn cái đuôi đi sau rốt <br />                     Tôi xin kể nốt<br />                     Câu chuyện con voi. <br />                     (Một tay chống hông, một tay đưa ra đằng sau vờ làm đuôi con <br /> voi)<br />        4.2.4 Thông qua giờ vận động:<br />              Trong góc vận động của lớp tôi đã sử  dụng những thùng bìa để  làm  <br /> thành tàu hoả cho trẻ chơi. Mỗi thùng làm thành một toa tàu. Trong khi chơi  <br /> <br /> <br /> 18<br /> trẻ  có thể  vừa chơi vừa kết hợp âm nhạc hát: “Đoàn tàu tí hon”, “Tàu vào <br /> ga”… vận dụng vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ.<br />        Tôi còn phân loại màu xanh, đỏ, vàng của những chiếc vòng để khi trẻ <br /> phân biệt màu không bị  nhầm lẫn. Khi trẻ  chơi với vòng tôi có thể  hỏi trẻ <br /> giúp ngôn ngữ của trẻ thêm mạch lạc, rõ ràng hơn:<br /> + Vòng này có màu gì hả con? (Màu đỏ ạ)<br /> + Thế còn vòng này có màu gì đây? (Màu xanh ạ)<br /> + Vòng để làm gì con có biết không? (để học, để chơi trò chơi ạ)<br /> + Con sẽ chơi gì với vòng ? (Con lái ô tô ạ)<br />        4.3. Biện pháp 3: Giáo dục ngôn ngữ thông qua các trò chơi.<br />        Đối với trẻ nhà trẻ, được phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là một  <br /> biện pháp tốt nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để  cung cấp, tích luỹ <br /> được nhiều vốn từ và trên cơ  sở  hiểu biết đầy đủ  ý nghĩa của những từ đó <br /> trẻ biết sử dụng “số vốn từ” đó một cách thành thạo.<br />        Qua trò chơi trẻ  sẽ  được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ  cũng lưu  <br /> loát hơn, vốn từ  của trẻ  cũng được tăng lên. Và tôi nhận thấy rằng khi trẻ <br /> chơi trò chơi xong sẽ gây sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào bài học. Như vậy trẻ <br /> sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và thoải mái.<br />        Bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo, đọc những tài liệu sách và tôi thấy  <br /> rằng trò chơi này thực sự  có hiệu quả  làm tăng thêm vốn từ  cho trẻ, từ  đó  <br /> ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú.<br />        4.3.1 Trò chơi 1: “ Cái gì? Dùng để làm gì?<br /> ­ Mục đích của trò chơi này là tôi muốn trẻ nhận biết được một số đồ dùng  <br /> quen thuộc và biết tác dụng của những đồ chơi từ đó ngôn ngữ của trẻ cũng <br /> được phát triển :   <br /> Chuẩn bị:<br /> + Đồ dùng để ăn uống (Bát, thìa, cốc, ca…)<br /> + Đồ dùng để mặc (Quần, áo, khăn, mũ…)<br /> 19<br /> + Mỗi trẻ một tranh lô tô đồ dùng khác nhau.<br /> Tiến hành:<br /> ­ Tôi cho trẻ ngồi chiếu xung quanh cô. Cô nhắc tên đồ dùng nào thì trẻ phải <br /> nói nhanh đồ dùng đó dùng để làm gì?<br /> ­ Cô nói:<br /> + Cái bát dùng để làm gì? (Cái bát đựng cơm)<br /> + Cái cốc dùng để làm gì? (Dùng để uống nước)<br /> + Cái mũ để làm gì?  (Cái mũ để đội)<br /> + Cái áo để làm gì? (Cái áo để mặc)<br /> ­ Sau khi hỏi trẻ xong tôi vận dụng trò chơi này để rèn sự nhanh nhẹn và tư <br /> duy của trẻ. Tôi phát cho mỗi trẻ  một lô tô đồ  dùng khác nhau. Tôi yêu cầu <br /> trẻ gọi tên đồ dùng và xác định nơi cất đồ dùng đó trong lớp. Sau đó tôi hô: 1, <br /> 2, 3 yêu cầu trẻ chạy nhanh về đúng nơi đồ dùng. <br />        4.3.2 Trò chơi 2: “Con muỗi ”<br /> Cách chơi:<br /> Cô đứng phía trước trẻ, cô cho trẻ đọc và làm động tác theo cô.<br /> Cô cho trẻ đọc từng lời một có kèm theo động tác:<br /> + Có con muỗi vo ve, vo ve (Trẻ giơ ngón tay trỏ ra trước mặt vẫy qua vẫy  <br /> lại theo nhịp đọc)<br /> + Đốt cái tay, đốt cái chân, rồi bay đi xa. (Lấy ngón tay trỏ vào cánh tay đối  <br /> diện, chỉ xuống đùi rồi dang 2 tay sang ngang).<br /> + úi chà! úi chà! Dang tay ra đánh cái bép, con muỗi xẹp. Rửa tay. (Nhún vai <br /> 2 lần, dang 2 tay sang ngang, vỗ tay một cái rồi chỉ vào chóp mũi. Sau đó xoa <br /> 2 tay vào nhau vờ rửa tay)   <br /> ­ Tuỳ theo sự hứng thú của trẻ mà cho trẻ chơi 3­4 lần. Khi trẻ chơi tôi nhận  <br /> thấy tất cả các trẻ đều tham gia đọc cùng cô, có trẻ đọc được cả câu, có trẻ <br /> bập bẹ  bớt một hai từ. Nhưng qua đó cũng giúp ngôn ngữ  của trẻ  dần dần  <br /> được hình thành  trọn vẹn hơn .<br /> 20<br />        4.3.3 Trò chơi 3: “Trò chuyện về các PTGT quen thuộc”.<br /> ­ Qua trò chơi này trẻ sẽ kể được một số phương tiện giao thông quen thuộc  <br /> như: ô tô, xe đạp, xe máy, tàu hoả…<br /> Chuẩn bị:<br /> + Mô hình các PTGT: ô tô, xe máy, xe đạp…<br /> + Tranh, ảnh các loại PTGT.<br /> + Đàn, đài có thu âm thanh tiếng kêu của các PTGT cho trẻ đoán <br /> Tiến hành:<br /> Trong trò chơi này tuỳ  thuộc vào thời gian rảnh rỗi tôi có thể  cho trẻ  chơi.  <br /> Có thể là giờ đón trẻ, trả trẻ, giờ chơi buổi chiều… tôi có thể đàm thoại với  <br /> trẻ về các loại PTGT mà trẻ biết như : <br /> + Hôm nay, ai đưa con đến trường? <br /> + Mẹ con đưa đến trường bằng PT gì?<br /> + Cô nào đón con vào lớp?<br /> + Hôm qua chủ nhật, bố mẹ con có đưa con đi đâu không?<br /> + Con đi với ai?<br /> + Con đi bằng PT gì?<br /> + Khi đi đường con nhìn thấy gì ?<br /> + Bạn  nào đã được đi ô tô rồi ?<br /> + Ô tô kêu như thế nào ?<br /> + Khi ngồi trên ô tô phải như thế nào để đảm bảo ATGT?<br /> ­ Sau khi đặt những câu hỏi như vậy tôi khuyến khích trẻ kể tên những loại <br /> PTGT khác mà trẻ biết.<br /> ­ Tiếp tục cho trẻ  quan sát mô hình PTGT và cho trẻ  nghe âm thanh của  <br /> PTGT yêu cầu trẻ đoán đó là PTGT nào.<br />        4.3.4 Trò chơi 4: “Trò chuyện cùng cô” <br /> ­ Qua trò chơi này trẻ được phát âm nhiều, tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ mới <br /> qua giao tiếp với cô.<br /> 21<br /> Tiến hành<br /> Trong ngày tuỳ  từng thời điểm mà cô dành thời gian vỗ  về  ôm  ấp trẻ, nói <br /> chuyện với trẻ:<br /> ­ Khi cho ăn : <br /> + Bạn Vinh ăn giỏi nào, con ăn cơm với gì đấy? (Con ăn cơm với thịt ạ)<br /> + Bạn Như ăn được mấy bát cơm rồi?<br /> ­  Khi thay quần áo cho trẻ cô cũng cần nựng trẻ: <br /> + Cô mặc áo đẹp cho Khuê nhé? (Vâng ạ)<br /> + áo đẹp này ai mua cho con?  (Mẹ con ạ)<br /> + Con có biết mẹ mua ở đâu không? (ở cửa hàng ạ)<br /> + Con có thích mặc áo này không? (Có ạ)  <br /> ­ Khi ngồi chơi cô trò chuyện với trẻ về một chủ đề nào đấy để khơi gợi trẻ <br /> được phát âm nhiều:<br /> + Bạn Chi có bàn tay bé xíu trông rất đáng yêu này!<br /> + Hàng ngày các con phải làm gì để đôi bàn tay luôn sạch? (Rửa tay ạ)<br /> + Thế đôi bàn tay để làm gì các con có biết không? (Để múa, để xúc cơm, để <br /> di màu ạ…)<br />        4.4. Biện pháp 4: Phối hợp với phụ huynh.<br />        Để vốn từ của trẻ phát triển tốt không thể thiếu được đó là sự đóng góp  <br /> của gia đình. Việc giáo dục trẻ   ở  gia đình là rất cần thiết tôi luôn kết hợp  <br /> chặt chẽ  với phụ  huynh trao đổi thống nhất về  cách chăm sóc nuôi dưỡng  <br /> trẻ cho phụ huynh nắm bắt được.<br />        Vì đây là trẻ nhà trẻ, trẻ bắt đầu tập nói tôi trao đổi với phụ huynh về ý <br /> nghĩa phát triển vốn từ cho trẻ và yêu cầu phụ  huynh cùng phối hợp với cô <br /> giáo trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hàng ngày phụ huynh phải dành <br /> nhiều thời gian thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, cho trẻ  được tiếp xúc <br /> nhiều hơn với các sự  vật hiện tượng xung quanh, lắng nghe và trả  lời các  <br /> câu hỏi của trẻ.<br /> <br /> 22<br />        Đối với những cháu mới đi học vốn từ của trẻ còn hạn hẹp, hơn nữa trẻ <br /> rất hay nói ngọng, nói lắp thì vai trò của phụ huynh trong việc phối hợp với  <br /> cô giáo trong việc trò chuyện với trẻ  là rất cần thiết bởi nó giúp trẻ  được <br /> vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống của trẻ, trẻ được giao tiếp, <br /> được sửa âm, sửa ngọng. Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ  huynh sưu tầm <br /> những quyển thơ, truyện có chữ, hình  ảnh to, rõ nét, nội dung phù hợp với <br /> lứa tuổi nhà trẻ  để  cho trẻ  làm quen và để  xây dựng góc thư  viện sách  <br /> truyện của lớp.<br />        5. Kết quả đạt được.<br />        Sau khi áp dụng “ Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24­<br /> 36 tháng tuổi” trong cả năm học tôi thấy có những chuyển biến rõ rệt, phần  <br /> lớn số trẻ trong lớp đã có một số vốn từ rất khá, các cháu nói năng mạch lạc, <br /> rõ ràng được thể hiện như sau: Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong khi giao tiếp<br /> ­ Trẻ khi giao tiếp biết nói đủ câu hoàn chỉnh.<br /> ­ Trẻ không còn nói ngọng, nói lắp nữa.<br /> ­ Ngôn ngữ  của trẻ  đã phong phú hơn và trẻ  đã biết vận dụng vốn từ  vào  <br /> cuộc sống hàng ngày.    <br />        Bằng một số kinh nghiệm của mình mà tôi đã áp dụng trong việc phát <br /> triển ngôn ngữ của trẻ lứa tuổi nhà trẻ và các trẻ đã có tiến bộ rõ rệt.<br />         Điều đó được thể hiện rõ qua bảng khảo sát sau:<br /> Bảng so sánh kết quả sau khi áp dụng biện pháp từ  tháng 9/2016 đến tháng  <br /> 2\2017:<br /> <br /> <br /> STT Nội dung Trước khi áp Sau khi áp dụng So sánh<br /> khảo sát dụng biện pháp biện pháp<br /> Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %<br /> 1 Khả năng 15 60% 24 96% Tăng<br /> nghe hiểu 36%<br /> ngôn ngữ và<br /> 23<br /> phát âm<br /> 2 Vốn từ 13 52% 22 88% Tăng<br /> 36%<br /> 3 Khả năng nói 15 60% 23 92% Tăng<br /> đúng ngữ 32%<br /> pháp<br /> 4 Khả năng giao 16 64% 24 96% Tăng<br /> tiếp 32%<br /> <br />        Qua kết quả việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong quá trình thực hiện  <br /> tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:<br />        Giáo viên cần hiểu rõ tầm quan trọng của ngôn ngữ với việc hình thành  <br /> và phát triển nhân cách cho trẻ, không ngừng học tập để  nâng cao trình độ <br /> chuyên môn, rèn luyện ngôn ngữ của mình để phát âm chuẩn.<br />        Làm giàu vốn từ của trẻ qua việc hướng dẫn trẻ quan sát, vui chơi, kể <br /> truyện và đọc truyện cho trẻ nghe.<br />        ­ Củng cố vốn từ cho trẻ.<br />        ­ Tích cực hoá vốn từ cho trẻ.<br />        ­ Tích cực làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo hấp dẫn với trẻ và phù hợp với  <br /> nội dung của bài dạy.<br />        ­ Luôn tạo không khí vui tươi, thoải mái cho trẻ, tạo điều kiện quan tâm <br /> đến những trẻ  nhút nhát, dành thời gian gần gũi trò chuyện với trẻ  để  trẻ <br /> mạnh dạn, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể giúp trẻ được giao tiếp <br /> nhiều hơn.<br />        ­ Cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cô giáo và phụ huynh để nắm được  <br /> đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từ đó có kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ.<br />        ­ Tổ chức nhiều trò chơi sử dụng ngôn ngữ.<br />       ­  Cô giáo tạo điều kiện cho trẻ nghe nhiều và nói chuyện nhiều với trẻ,  <br /> luôn tìm cách thúc đẩy trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách chủ động.<br /> <br /> 24<br />       ­  Tích cực cho trẻ làm quen với thiên nhiên để phát triển khả năng quan <br /> sát, giúp trẻ củng cố và tư duy hoá các biểu tượng bằng ngôn từ.<br />        6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.<br />      ­   Có số lượng giáo viên trên lớp phù hợp với từng lớp.<br />       ­   Giáo viên phải nắm vững kiến thức, kĩ năng cần truyền đạt đến trẻ, <br /> thường xuyên đầu tư phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo trong các tiết  <br /> dạy trẻ.<br />      ­   Khảo sát kỹ chất lượng trẻ đầu năm để nắm được khả năng phát triển  <br /> ngôn ngữ của trẻ và có kế hoạch dạy trẻ phù hợp.<br />       ­ Tự  bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân, luôn thay đổi hình thức, tạo  <br /> tình huống bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ vào các giờ học.<br />      ­ Tích cực tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh.<br />      ­ Đồ dùng dạy học phải đa dạng, phong phú, tạo hứng thú cho trẻ ở mọi  <br /> lúc mọi nơi.<br />      ­ Thống nhất phương pháp dạy giữa giáo viên trong lớp, kết hợp chặt chẽ <br /> với phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ.<br />      ­ Cần nâng cao trình độ tin học để  có thể ứng dụng công nghệ  thông tin <br /> vào các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo.<br />      ­ Mỗi lớp cần có máy tính nối mạng, máy in, máy chiếu để phục vụ cho <br /> công tác giảng dạy. <br />      ­ Có đầy đủ đồ  dùng trang thiết bị cho cô và trẻ, đảm bảo an toàn tuyệt <br /> đối mang tính thảm mỹ cao.<br />      ­ Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao ban giám hiệu nhà trường và sự phối <br /> hợp chặt chẽ của các bậc phụ huynh.<br />         Với đề  tài này tôi đã áp dụng vào lớp 24­36 tháng tuổi tôi đang giảng  <br /> dạy và đã đạt kết quả cao. Đề tài này có thể áp dụng cho các lớp 24­36 tháng  <br /> tuổi nói riêng và các độ tổi khác trong trường mầm non trong toàn huyện để <br /> sáng kiến được nhân rộng.<br /> <br /> 25<br /> PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.<br /> 1. Kết luận.<br />         Qua một thời gian trực tiếp giảng dạy nghiên cứu tìm hiểu chuyên sâu <br /> vào các biện pháp giúp trẻ  phát triển ngôn ngữ tôi rút ra được bài học cho <br /> bản thân như sau:<br /> ­ Trên 90% trẻ đã nói dược trọn câu: VD “Chào cô – Con chào cô” và nói rõ <br /> ràng, ít nói ngọng hơn, không nói lắp, có nhiều cháu trả lời lưu loát và trọn ý,  <br /> trọn câu.<br /> ­ Các cháu đọc thơ  hay hơn, giờ  âm nhạc hát đúng giai điệu, rõ lời và nhịp <br /> nhàng.<br /> ­ Trong giao tiếp với cô trẻ đã mạnh dạn, tự  tin hơn và trả  lời rõ nghĩa, khi  <br /> tham gia các trò chơi tập thể trẻ trò chuyện với bạn rất vui. Trẻ có yêu cầu <br /> gì trẻ đều thể hiện qua lời nói rất rõ ràng.<br /> ­ Bản thân tôi đã tích cực làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo hấp dẫn với trẻ và  <br /> phù hợp với nội dung bài dạy.<br /> ­ Phụ huynh đã quan tâm đến trẻ nhiều hơn.<br />         Từ  đó tôi nhận thấy rằng việc phát triển ngôn ngữ  cho trẻ   ở  trường  <br /> mầm non là vấn đề rất quan trọng và cần thiết, mức độ phát triển ngôn ngữ <br /> của trẻ còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.<br />              Phát triển ngôn ngữ  giữ  vai trò quan trọng trong cuộc sống giao tiếp  <br /> hàng ngày và hoạt động nhận thức của con người nói chung, sự  phát triển  <br /> tâm lý nhận thức của trẻ nói riêng, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 24­ 36 tháng khả <br /> năng ngôn ngữ phát triển rất nhanh.<br /> <br /> 26<br />        Việc rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cả quá trình liên tục và  <br /> có hệ thống đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, bền bỉ khắc phục khó khăn để tìm <br /> ra phương tiện, điều kiện cần thiết cho sự phát triển toàn diện của các con, <br /> hơn nữa cô giáo là người gương mẫu để trẻ noi theo, điều này đã góp phần  <br /> bồi dưỡng thế hệ măng non của đất nước.<br />        2. Khuyến nghị.<br /> Sau khi thực hiện đề tài ”Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ  cho trẻ <br /> 24 ­ 36 tháng tuổi” tôi xin được mạnh dạn đề xuất một số khuyến nghị sau:<br />          Đối với phòng giáo dục:  Mong các cấp lãnh đạo tăng cường đầu tư <br /> thêm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho các trường Mầm <br /> non.<br /> ­   Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được trau dồi năng lực sư  phạm qua các  <br /> lớp bồi dưỡng chuyên môn, cung cấp các tài liệu có nội dung về các phương <br /> pháp, kỹ  năng vẽ  để  giáo viên học tập và nghiên cứu để  tham khảo và áp <br /> dụng vào trong thực tế dạy trẻ hàng ngày được tốt hơn.<br />         Đối với ban giám hiệu nhà trường: Tạo điều kiện giúp đỡ giáo viên <br /> trong việc làm đồ  dùng dạy học cho trẻ. Sắp xế


Page 2

YOMEDIA

Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi" nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đối với chương trình GDMN mới hiện nay.

26-02-2018 2763 50

Download

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 25 36 tháng

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.