Sau mac lenin là ai

"Lenin" đổi hướng tới đây. Đối với các định nghĩa khác, xem Lenin (định hướng).

Không nên nhầm lẫn với Lê Ninh.

Vladimir Ilyich Lenin
Владимир Ильич Ленин
Sau mac lenin là ai

Lenin vào năm 1920

Chức vụ

Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Liên Xô

Nhiệm kỳ6 tháng 7 năm 1923 – 21 tháng 1 năm 1924
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmAlexei Rykov

Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Nga Xô viết

Nhiệm kỳ8 tháng 11 năm 1917 – 21 tháng 1 năm 1924
Tiền nhiệmChức vụ thành lập
Kế nhiệmAlexei Rykov

Thành viên của Quốc hội Lập hiến Nga

Nhiệm kỳ25 tháng 11 năm 1917 – 20 tháng 1 năm 1918[1]
Tiền nhiệmĐược thành lập
Kế nhiệmBị bãi bỏ
Vị tríHạm đội Baltic

Thông tin chung

Quốc tịch
Sau mac lenin là ai
 
Nga
Sau mac lenin là ai
 
Liên Xô
Sinh22 tháng 4 [lịch cũ 10 tháng 4] năm 1870
Simbirsk, Đế quốc Nga
Mất21 tháng 1 năm 1924 (53 tuổi)
Gorki, Moskva, Nga Xô viết, Liên Xô

An táng

Lăng Lenin, Moskva, Nga

Đảng phái

  • Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (1898–1903)
  • Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (Bolsheviks) (1903–12)
  • Đảng Bolshevik (1912–18)

Đảng Cộng sản Liên Xô (1918–24)
Liên minh chính trị khácLiên đoàn đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân (1895–1898)
Gia quyến

  • Aleksandr Ulyanov (anh trai)
  • Anna Ulyanova (chị gái)
  • Dmitry Ilyich Ulyanov (anh trai)
  • Maria Ilyinichna Ulyanova (chị gái) và ba anh chị em khác

Gia đình

  • Ilya Nikolayevich Ulyanov
  • Maria Alexandrovna Blank

Trường lớpĐại học Tổng hợp Sankt-Peterburg
Chữ ký
Sau mac lenin là ai
Chủ nghĩa Marx
Sau mac lenin là ai

Các công trình lý luận

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
Tư Bản Ngày 18 tháng Sương mù của Lui Bonapat
Hệ tư tưởng Đức Bản thảo kinh tế và chính trị năm 1844 Luận cương về Phơ-bách

Khoa học xã hội

Giai cấp tư sản
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Đấu tranh giai cấp
Tư tưởng · Giai cấp vô sản
Tư hữu
Quan hệ sản xuất
Chủ nghĩa xã hội khoa học

Kinh tế

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Tích lũy tư bản
Chủ nghĩa cộng sản
Sức lao động
Phương thức sản xuất
Lực lượng sản xuất
Giá trị thặng dư

Lịch sử

Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Chuyên chính vô sản
Lý luận về Nhà nước và Pháp luật
Cách mạng vô sản
Hình thái kinh tế xã hội

Triết học

Triết học Marx-Lenin
Duy vật biện chứng
Phái Marx Trẻ

Nhân vật

Karl Marx · Friedrich Engels
Karl Kautsky · Eduard Bernstein
James Connolly
Georgi Plekhanov · Rosa Luxemburg
Lenin · Joseph Stalin
Leon Trotsky · Che Guevara
Mao Trạch Đông · Louis Althusser
Georg Lukács · Karl Korsch
Antonio Gramsci · Antonie Pannekoek
Rudolf Hilferding
Hồ Chí Minh

  • x
  • t
  • s

Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Việt: Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; 22 tháng 4 [lịch cũ 10 tháng 4] năm 1870 - 21 tháng 1 năm 1924) là một nhà cách mạng, chính khách, nhà lý luận chính trị người Nga. Ông từng là người đứng đầu chính phủ của nước Nga Xô Viết từ năm 1917 đến năm 1924 và của Liên Xô từ năm 1922 đến năm 1924. Dưới sự lãnh đạo của ông, Nga, và sau đó là Liên Xô, trở thành một nhà nước độc đảng theo chủ nghĩa Marx-Lenin do Đảng Cộng sản Liên Xô điều hành. Ông đã phát triển một biến thể của chủ nghĩa Marx được gọi là chủ nghĩa Lenin. Ông được coi lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga cũng như của giai cấp vô sản thế giới.

Ông sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu ở thành phố Simbirsk, Lenin đã sớm đón nhận quan điểm chính trị cách mạng xã hội chủ nghĩa sau vụ xử tử anh trai ông năm 1887. Bị đuổi khỏi trường Đại học hoàng gia Kazan vì tham gia vào những phong trào chống lại chính phủ Sa hoàng của Đế quốc Nga, ông dành những năm sau đó học ngành luật. Lenin tới Saint Petersburg vào năm 1893 và trở thành một thành viên Marxist cao cấp. Trong năm 1897, Lenin bị bắt vì hoạt động chống chính phủ Sa hoàng và bị lưu đày tới Shushenskoye trong 3 năm, nơi ông kết hôn với Nadezhda Krupskaya. Sau cuộc lưu đày, Lenin tới Tây Âu, nơi ông trở thành một nhà lí luận nổi bật trong Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga. Trong năm 1903, ông đóng một vai trò quan trọng trong sự chia tách Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga, lãnh đạo nhóm Bolshevik chống lại nhóm Menshevik do Julius Martov lãnh đạo. Lenin khuyến khích các cuộc nổi dậy trong thời gian sau cuộc Cách mạng Nga 1905, ông sau đó tham gia vận động các phong trào cách mạng vô sản rộng khắp châu Âu trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất, điều mà một người theo chủ nghĩa Marx như ông tin sẽ là nguyên nhân cho sự lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa và thay thế nó với chế độ xã hội chủ nghĩa. Sau năm 1917, Cách mạng tháng Hai đã lật đổ Sa hoàng và thành lập Chính phủ lâm thời, ông trở về Nga và đóng vai trò lãnh đạo trong Cách mạng tháng Mười Nga, kết quả là những người Bolshevik giành chiến thắng và thiết lập một nhà nước mới tại nước Nga lúc đó.

Chính phủ Bolshevik ban đầu hợp tác với Đảng Cánh tả Cách mạng Xã hội chủ nghĩa, được bầu bởi các đại biểu Xô-viết và một Hội đồng Lập hiến đa đảng, mặc dù cho đến năm 1918 đã tập trung quyền lực trong Đảng Cộng sản mới. Chính quyền của Lenin phân phối lại ruộng đất cho nông dân nghèo và quốc hữu hóa các ngân hàng cũng như các ngành công nghiệp với quy mô lớn. Nước Nga rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất bằng việc kí kết một hiệp ước nhượng bộ một phần lãnh thổ đối với Liên minh Trung Tâm (phe Đức, Áo-Hung,...) và vận động thúc đẩy cách mạng thế giới thông qua Quốc tế cộng sản. Những gián điệp của các nhóm chống Cách mạng đã bị dẹp tan trong cuộc Khủng bố Đỏ. Chính quyền của ông đã đánh bại các đội quân chống Bolshevik (gọi chung là Bạch Vệ) và các lực lượng quân đội nước ngoài can thiệp (Mỹ, Anh, Đức, Nhật,...) trong cuộc Nội chiến Nga từ 1917 đến 1922 và tham gia cuộc chiến tranh Nga - Ba Lan 1919-1921. Nhằm khắc phục sự tàn phá nặng nề do chiến tranh, nạn đói và những cuộc nổi dậy của người dân, năm 1921 Lenin khuyến khích nền kinh tế phát triển thông qua chính sách kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - chính sách kinh tế mới, chính sách này thu được kết quả tốt và giúp đất nước ổn định và phát triển. Một vài quốc gia thuộc Đế quốc Nga cũ đã giành độc lập sau năm 1917, nhưng 3 năm sau được tái thống nhất vào Liên bang Xô viết mới trong năm 1922. Cũng trong năm đó, sức khỏe của Lenin suy yếu, ông mất tại Gorki vào năm 1924, Joseph Stalin kế nhiệm ông trở thành nhân vật lãnh đạo tối cao trong chính phủ Xô viết.

Được xem là một trong những nhân vật quan trọng và ảnh hưởng nhất của thế kỉ 20, Lenin là đối tượng của sự sùng bái tại Liên bang Xô viết sau khi ông qua đời cho đến khi giải thể vào năm 1991.[2] Ông trở thành một biểu tượng tư tưởng, gắn liền với Chủ nghĩa Marx-Lenin mở ra trang sử mới cho cách mạng vô sản thế giới[3]. Bởi vai trò chính trị quá nổi bật, ông cũng là một nhân vật lịch sử để lại nhiều tranh luận, những người ủng hộ coi ông là một nhà cách mạng đã thiết lập nên nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử, ủng hộ bình đẳng và phúc lợi xã hội cho toàn dân, mưu cầu quyền lợi cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc và thực thi quyền bình đẳng giữa các sắc tộc, trong khi những nhân vật chống Nhà nước Liên Xô thì cáo buộc ông đã sáng lập một nhà nước đã thực hiện những vụ trấn áp chính trị. Những người cộng sản gọi ông là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới[4]. Năm 1998, ông được tạp chí Time đánh giá là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới trong thế kỷ 20[5]. Ngày nay ở Nga có 2 tỉnh và 1 thành phố được đặt theo tên ông (tỉnh Leningrad Oblast và tỉnh/thành phố Ulyanovsk)

Tuổi trẻ

Sau mac lenin là ai

Vladimir Ilyich Ulyanov (Lenin) khoảng năm 1887

Lenin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai thứ ba trong gia đình tương đối đầm ấm[6] của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831–1886), một viên chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835–1916), một người theo chủ nghĩa tự do. Lenin là người có dòng máu lai từ thời tổ tiên. Là người Nga nhưng ông có dòng máu của người Kalmyk qua ông nội, của người Đức Volga qua bà ngoại (là một người theo thuyết Luther), và của người Do Thái qua ông ngoại (người đã cải theo Ki-tô giáo). Lenin được rửa tội trong Nhà thờ Chính Thống giáo Nga.

Lenin nổi tiếng học giỏi tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp. Hai bi kịch đã xảy ra trong thời niên thiếu của ông. Lần đầu khi cha ông qua đời vì xuất huyết não năm 1886. Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông là Aleksandr Ilyich Ulyanov - một người theo phái "Dân túy" - bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Nga hoàng Aleksandr III. Sự kiện này đã làm Lenin trở thành người cấp tiến. Tiểu sử chính thức của ông thời Xô Viết coi sự kiện này có ảnh hưởng lớn tới các quá trình cách mạng của ông. Một bức tranh nổi tiếng của Belousov, Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác, được in lại hàng triệu bản trong những cuốn sách thời Xô Viết, mô tả cậu bé Lenin và mẹ đang buồn bã khi mất người anh trai. Câu nói "Chúng ta sẽ theo một con đường khác" có nghĩa là Lenin đã lựa chọn chủ nghĩa Marx để tiếp cận tới cách mạng nhân dân, thay vì những phương pháp vô chính phủ cá nhân. Khi Lenin bắt đầu quan tâm tới chủ nghĩa Marx, ông tham gia vào các cuộc phản kháng của sinh viên và cuối năm đó bị bắt. Sau đó ông bị đuổi khỏi Đại học Kazan. Ông tiếp tục học tập một mình và tới năm 1891 đã có giấy phép hành nghề luật.

Tháng 7 năm 1898, ông cưới Nadezhda Krupskaya, một người hoạt động xã hội[7].

Cách mạng

Sau khi tốt nghiệp

Sau mac lenin là ai

Lenin, tháng 12 năm 1895 (ảnh lúc bị bắt)

Ngay sau khi tốt nghiệp, Lenin vào làm trợ lý cho một luật sư. Ông làm việc nhiều năm tại Samara, Nga, sau đó vào năm 1893 chuyển tới kinh đô Saint-Peterburg.

Nước Nga khi đó đang âm ỉ nhiều phong trào cách mạng nhằm lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng. Thay vì tìm kiếm một công việc hợp pháp ổn định, ông ngày càng tham gia sâu vào các hoạt động tuyên truyền cách mạng và nghiên cứu chủ nghĩa Marx. Ngày 7 tháng 12 năm 1895, ông bị cảnh sát bắt giam 14 tháng sau đó trục xuất tới một làng tại Shushenskoye ở Siberia.

Tháng 4 năm 1899, ông xuất bản cuốn sách Sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản tại Nga[8], một cuốn sách khá đồ sộ.[9] Năm 1900, thời kỳ đi đày chấm dứt. Ông đi du lịch nước Nga và những nơi khác ở châu Âu. Lenin đã sống tại Zürich, Genève, München, Praha, Viên và Luân Đôn và trong khi bị đi đày ông đã sáng lập tờ báo Iskra. Ông cũng viết một số bài báo và cuốn sách về phong trào cách mạng. Trong giai đoạn này, ông đã bắt đầu sử dụng nhiều bí danh, cuối cùng lấy tên Lenin.

Ông hoạt động trong Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDLP; РСДРП trong tiếng Nga), và vào năm 1903 ông lãnh đạo phái Bolshevik sau một sự chia rẽ với những người Menshevik, điều này xảy ra một phần từ cuốn sách nhỏ của ông Điều cần làm?[10] Năm 1906 ông được bầu làm Chủ tịch RSDLP. Năm 1907 ông tới Phần Lan vì những lý do an ninh. Ông tiếp tục đi sang các nước châu Âu và tham gia vào nhiều cuộc gặp gỡ cũng như các hoạt động xã hội, gồm cả Hội thảo Đảng Praha năm 1912 và Hội thảo Zimmerwald năm 1915. Khi Inessa Armand rời Nga sang sống tại Paris, bà đã gặp Lenin và những người Bolshevik khác đang bị trục xuất, và được cho là đã trở thành một người cộng tác của Lenin trong thời gian đó. Sau đó Lenin đi sang Thụy Sĩ.

Richard Pipes cho rằng Lenin đã phân tích Công xã Paris và kết luận phong trào này thất bại vì "sự khoan hồng quá mức - đúng ra Công xã phải quyết đoán trong việc tiêu diệt những kẻ thù của mình".[11] Tuy nhiên, cả câu trích dẫn, như Lenin đã nói trong một bài phát biểu đã được chuyển tới một cuộc gặp gỡ quốc tế tại Genève ngày 18 tháng 3 năm 1908, nhân ngày lễ kỷ niệm Công xã như sau: "Dù giai cấp vô sản xã hội đã bị chia rẽ thành nhiều phe, Công xã là một ví dụ cụ thể về sự đoàn kết để khi có nó giai cấp vô sản có thể hoàn thành các nhiệm vụ dân chủ mà giai cấp tư sản chỉ có thể tuyên bố ra. Không cần có một điều luật phức tạp đặc thù nào cả, một cách đơn giản, rõ ràng, giai cấp vô sản, khi đã nắm quyền lực, sẽ tiến hành dân chủ hóa hệ thống xã hội, xóa bỏ quan liêu và khiến cho mọi chức vụ nhà nước đều thông qua bầu cử. Hai sai lầm đã tiêu diệt thành quả của một chiến thắng vẻ vang. Giai cấp vô sản đã dừng lại nửa chừng; thay vì tiếp tục 'chiếm đoạt của những kẻ chiếm đoạt,' họ đã cho phép mình đi chệch hướng bởi những mơ ước về một sự công bằng tuyệt đối trong một đất nước thống nhất bởi một mục tiêu quốc gia; những định chế, như ngân hàng, đã không bị nắm giữ.... Sai lầm thứ hai là sự khoan dung quá đáng của giai cấp vô sản: đúng ra họ phải tiêu diệt các kẻ thù, nhưng thay vào đó họ lại gắng sức dùng đạo đức để gây ảnh hưởng tới chúng; họ đã bỏ qua tầm quan trọng của hoạt động quân sự thuần túy trong một cuộc nội chiến và thay vì tiếp tục tiến bước mạnh mẽ tới Versailles và giành lấy chiến thắng ở Paris, họ đã trì hoãn và do vậy cho phép chính phủ Versailles tập hợp các lực lượng của mình, chuẩn bị trước cho những sự kiện đẫm máu trong tuần lễ tháng 5."[12]

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, và các đảng Dân chủ Xã hội lớn tại châu Âu (khi đó họ tự coi họ là theo chủ nghĩa Mác), gồm cả những người có uy tín như Karl Kautsky, ủng hộ những nỗ lực chiến tranh của chính quyền nước mình. Lenin đã rất sửng sốt, đầu tiên ông từ chối tin rằng những người của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh. Điều này khiến ông bị chia rẽ lần cuối cùng với Đệ Nhị Quốc tế, gồm các đảng đó.

Khác với quan điểm chung của người Mác-xít coi cách mạng ở Đức là quan trọng hơn ở Nga, ngày 17 tháng 10 năm 1914, Lenin viết: "Chủ nghĩa Nga Hoàng còn trăm lần xấu hơn chủ nghĩa Đức Hoàng.". Ông lên án chủ nghĩa tư bản cả hai bên đã gây ra cuộc chiến, nhất là chủ nghĩa đế quốc Anh - Pháp[13][14].

Sau Cách mạng Tháng Hai (1917)

Sau mac lenin là ai

Sau khi Cách mạng Tháng Hai năm 1917 giành thắng lợi tại Nga và Nga hoàng Nikolai II thoái vị, Lenin biết rằng ông cần sớm trở lại nước Nga. Nhưng ông đã bị cô lập tại Thụy Sĩ trung lập khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang ở giai đoạn cao trào và không thể dễ dàng đi qua châu Âu. Tuy nhiên, Fritz Platten, một người cộng sản Thụy Sĩ đã tìm cách đàm phán với Chính phủ Đế quốc Đức để Lenin và những người của ông có thể đi bằng tàu hỏa kín qua nước Đức. Mọi người tin rằng chính Hoàng đế (Kaiser) Wilhelm II của Đức đã hy vọng Lenin sẽ gây ra tình trạng bất ổn chính trị ở Nga giúp ông chấm dứt chiến tranh tại Mặt trận phía Đông. Khi còn ở trên lãnh thổ Đức, Lenin không được phép ra khỏi đoàn tàu. Khi đã qua Đức, Lenin tiếp tục đi phà tới Thụy Điển và chặng đường xuyên Scandinavia còn lại đã được những người cộng sản Thụy Sĩ là Otto Grimlund và Ture Nerman thu xếp.

Có người cho rằng trước khi trở về Nga, Lenin đã nhận được sự giúp đỡ về tài chính từ đế quốc Đức. Họ cho rằng Lenin đã nhận được tiền bạc từ tay một nhà tư sản Đức tên là Parvus[15]. Thậm chí, sách The Return of the Kings của tác giả Thomas Purcell còn khẳng định Đức hoàng mong muốn tiêu diệt Nga hoàng và ủng hộ Lenin vì nhiều lý do, chẳng hạn Đức hoàng hy vọng Lenin sẽ hỗ trợ cho Đức trong cuộc chiến trên Mặt trận phía Tây sau khi Cách mạng thắng lợi và Mặt trận phía Đông chấm dứt. Cũng theo đó, nếu Đức hoàng không hỗ trợ Lenin thì có lẽ cuộc cách mạng vô sản sẽ thất bại[16]. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhà sử học nổi tiếng người Nga Vladlen Loginov đã bác bỏ những tình tiết này. Theo ghi nhận trên giấy tờ, trong các năm 1915 - 1917, có đến ba lần Parvus tìm cách bắt liên lạc với Lenin, với mong muốn đưa tiền cho nhà cách mạng này. Thế nhưng, Parvus đã không thành công trong cả ba lần tìm cách bắt liên lạc nêu trên. Lenin từ chối nhận tiền và đã phản hồi:[15]

Cách mạng cần được thực hiện bằng những bàn tay trong sạch.
— V. I. Lenin

Sau mac lenin là ai

Lenin cải trang đeo tóc giả và cạo nhẵn râu ở Phần Lan vào ngày 11 tháng 8 năm 1917

Còn theo cuốn Lenin: A Revolutionary Life của tác giả Christopher Read, một cựu đảng viên Bolshevik là Grigorii Alexinsky đã tung tin các lãnh đạo Bolshevik, nhất là Lenin, là gián điệp của Đức. Nhiều người tin đây là thật, cũng như những câu chuyện phóng đại về "chuyến tàu đã định" cho Lenin qua Đức trong hành trình từ Thụy Sĩ về nước. Thực sự, dù người Đức có thể đã đút lót cho một số người Bolshevik, nhưng Lenin thì kiên quyết không nhận tiền của Đức, ông không phải là gián điệp của Đức và không nhận lệnh từ Berlin. Người Đức và người Bolshevik đều mong muốn nỗ lực chiến tranh của Nga hoàng suy sụp, nhưng vì những lý do khác nhau. Lenin muốn nước Nga là bàn đạp của cách mạng xã hội chủ nghĩa, ông căm ghét chế độ quân chủ và chủ nghĩa đế quốc, vì vậy ông không thể nào có chung ý tưởng với Đức hoàng[17].

Ngày 16 tháng 4 năm 1917, Lenin quay trở về thủ đô Petrograd và nhận vai trò lãnh đạo bên trong phong trào Bolshevik, xuất bản Luận cương tháng 4[18]. Luận cương tháng 4 kêu gọi kiên quyết phản đối chính phủ lâm thời. Ban đầu vì có sự không rõ ràng trong cánh tả Lenin giữ khoảng cách với đảng của ông. Tuy nhiên, lập trường kiên quyết này có nghĩa rằng những người Bolshevik đã trở thành lãnh đạo của quần chúng bởi vì họ không còn ảo tưởng ở chính phủ lâm thời, và nhờ sự xa hoa của phe đối lập, những người Bolshevik đã không còn phải chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả của nào của việc áp dụng những chính sách của họ[19].

Trong khi ấy, Kerenskii (Thủ tướng chính phủ lâm thời) và những người đối lập khác trong Bolshevik buộc tội Lenin là một điệp viên ăn lương của Đức. Trước lời buộc tội đó, một lãnh đạo khác là Lev Davidovich Trotsky đã có một bài phát biểu mang tính quyết định ngày 17 tháng 7, cho rằng:

Một không khí không thể chịu đựng nổi đang diễn ra, trong đó cả các bạn và tôi đều bị sốc. Người ta đang tung ra những lời buộc tội bẩn thỉu nhằm vào Lenin và Zinoviev... Lenin đã đấu tranh vì cách mạng trong ba mươi năm. Tôi đã chiến đấu hai mươi năm chống lại sự áp bức con người. Và chúng ta không thể là gì khác ngoài việc nuôi dưỡng lòng căm thù với chủ nghĩa quân phiệt Đức... Tôi từng bị một tòa án tại Đức kết án tám tháng tù vì tội đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt Đức. Điều này tất cả mọi người đều biết. Đừng ai trong phòng này nói rằng chúng ta là những kẻ làm thuê của Đức.
— Lev Davidovich Trotsky[20]

Sau cuộc nổi dậy của công nhân

Sau cuộc nổi dậy bất thành của công nhân vào tháng 7, Lenin bỏ trốn tới Phần Lan. Ngày 24 tháng 10 theo lịch cũ Nga, tức ngày 6 tháng 11 năm 1917, ông viết: "Chính phủ sắp sụp đổ. Chúng ta phải giáng cho nó đòn chí mạng bằng mọi giá. Trì hoãn hành động là chết". Cùng tháng, ông rời Phần Lan và trở lại nước Nga[21][22], phát động một cuộc cách mạng vũ trang với khẩu hiệu "Tất cả quyền lực về tay Xô Viết!" chống lại Chính phủ Lâm thời của Kerensky. Các ý tưởng về chính phủ của ông đã được thể hiện trong bài tiểu luận "Quốc gia và Cách mạng" [23], kêu gọi thành lập một hình thức chính phủ mới dựa trên các hội đồng công nhân hay các Xô viết. Trong tác phẩm này, ông cũng cho rằng, trên nguyên tắc, những người công nhân bình thường có thể điều hành một nhà máy hay một chính phủ. Dù ông nhấn mạnh rằng, để điều hành một quốc gia, người công nhân phải "học chủ nghĩa cộng sản." Ông còn nhấn mạnh thêm rằng một thành viên chính phủ phải nhận đồng lương không được cao hơn lương một người công nhân tầm trung bình.

Chủ tịch chính phủ

Thành lập chính phủ mới

Ngay sau khi cách mạng vừa thắng lợi, ngày 2-11-1917, Chính phủ Xô viết đã tuyên bố bản "Tuyên ngôn về quyền của các dân tộc nước Nga". Tuyên bố khẳng định những nguyên tắc căn bản của Chính quyền Xô viết đối với các vấn đề dân tộc là: Bình đẳng và chủ quyền của các dân tộc; các dân tộc nước Nga được tự quyết một cách tự do, kể cả việc tách ra và thành lập các quốc gia độc lập; Xóa bỏ tất cả các đặc quyền và hạn chế về dân tộc và tôn giáo – dân tộc. Ban chấp hành Xô viết toàn Nga đã ban hành sắc luật xóa bỏ mọi sự phân biệt đẳng cấp, dân tộc và mọi tước vị phong kiến, tất cả mọi người chỉ có một danh hiệu chung là những công dân của nước Cộng hòa Xô viết Nga. Chính quyền Xô viết tuyên bố về sự bình đẳng giữa nam và nữ, quyền tự do tín ngưỡng, quyết định nhà thờ tách khỏi nhà nước và trường học, mọi đặc quyền của nhà thờ đều bị bãi bỏ[24].

Ngày 8 tháng 11, Lenin được Đại hội Xô viết Nga bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy. Lenin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa điện tới mọi vùng nước Nga và hiện đại hóa công, nông nghiệp. Ông rất quan tâm tới việc tạo ra một hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí và toàn diện cho mọi người dân, giải phóng phụ nữ và dạy cho những người dân mù chữ Nga biết đọc, viết. Nhưng trước hết, chính phủ Bolshevik mới cần đưa nước Nga ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Sau mac lenin là ai

Lênin chủ trương đàm phán hòa bình để rút khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất. Lênin đã thay mặt Đảng Bolshevik Nga công bố "Sắc lệnh về hòa bình" của Nhà nước Xô-viết, trong đó lên án mọi chính sách bạo lực cường quyền, phản đối chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và quyền bình đẳng, quyền tự quyết định vận mệnh của các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Ông kêu gọi chính phủ tất cả các bên tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất phải đình chiến và tiến hành những cuộc thương lượng, đàm phán hòa bình để "ký kết một hòa ước hòa bình ngay lập tức" mà không cưỡng bức, không thôn tính, không xâm chiếm đất đai của nhau. Lênin nêu rõ: "Chiến tranh là một tội ác lớn nhất đối với nhân loại... Chúng ta đấu tranh chống sự dối trá của các chính phủ, trên lời nói thì tất cả đều nói về hòa bình, về công lý, nhưng trong việc làm lại tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược và cướp bóc...". Lần đầu tiên chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc bị lên án, bị coi là tội ác lớn nhất chống lại nhân loại[25]

Tuyên bố của Lenin bị Chính phủ các nước tham gia Thế chiến 1 phản đối vì các chính phủ này muốn theo đuổi chiến tranh tới cùng, đồng thời họ bắt đầu liên kết nhằm tiêu diệt Nhà nước Xô viết[25] Đế quốc Đức tấn công mãnh liệt vào Nga. Đối mặt với họa xâm lăng từ nước Đức, Lenin cho rằng Nga cần ngay lập tức ký kết một hiệp ước hòa bình để rút khỏi chiến tranh thế giới thứ I. Nhưng nhiều lãnh tụ Bolshevik khác, như Bukharin, không đồng ý với Lenin mà cho rằng Nga nên tiếp tục tham chiến, coi đó là một biện pháp mang cách mạng tới nước Đức. Lev Davidovich Trotsky, người chỉ đạo các cuộc đàm phán, ủng hộ một lập trường trung gian, "Không Chiến tranh, Không Hòa bình", kêu gọi chỉ ký hiệp ước hòa bình với điều kiện không bồi thường chiến tranh, không nước nào được chiếm đất của nước khác. Nhưng người Đức thì không muốn nhượng bộ vấn đề này, họ muốn Nga phải cắt đất và trả khoản chiến phí thật lớn. Tháng 2 năm 1918, Trotsky rút khỏi các cuộc hòa đàm, và chiến tranh một lần nữa tiếp diễn. Do quân đội Nga đã kiệt quệ, quân Liên minh Trung tâm (Đức, Áo-Hung) nhanh chóng giành được thế thượng phong, đánh chiếm phần lớn Ukraine và Belarus. Ngày 19/2, thay mặt Chính phủ Xô viết, Lenin gửi điện cho Chính phủ Đức để báo tin nước Nga "sẵn sàng kí hòa ước chính thức theo những điều kiện do Chính phủ Đức đề ra". Nhưng quân Đức tiếp tục tấn công, áp sát 2 thủ đô của Nga là Petrograd và Moscow.

Sau các thất bại quân sự này, lập trường của Lenin được đa số ban lãnh đạo Bolshevik ủng hộ. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, Lenin rút Nga ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất khi đồng ý ký kết Hòa ước Brest-Litovsk, theo đó nước Nga mất một phần lớn lãnh thổ tại châu Âu. Sau này khi đánh giá về bản Hòa ước này, Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích bản hòa ước đã đi ngược lại lợi ích quốc gia, khiến Nga chấp nhận thất bại và phải cắt một phần lãnh thổ rất lớn cho Đức mặc dù chính quân Đức cũng đang đứng trước nguy cơ thua cuộc vào lúc đó[26]. Đây được xem là thời điểm tệ nhất của lịch sử Nga trong vòng 200 năm, song với một đất nước bị tàn phá thì Lenin không còn cách nào khác ngoài việc chấp nhận những điều khoản bất lợi của hiệp ước này[27] Ngoài ra, việc nhân nhượng Đức nằm trong dự tính của Lenin, rằng đế quốc Đức sẽ sớm thất bại trong Thế chiến 1, hòa ước ký kết do đó sẽ trở nên vô hiệu, nước Nga sẽ không cần trao lãnh thổ và bồi thường chiến phí nữa. Nhận định này là chính xác khi nước Đức đã bại trận chỉ 8 tháng sau đó[28]

Không lâu sau khi cách mạng Tháng Mười Nga giành được thắng lợi, cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến toàn Nga được tổ chức vào ngày 25 tháng 11 năm 1917. Khoảng 47 triệu cử tri Nga đã tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này. Đây là cuộc bầu cử lớn nhất trong lịch sử nước Nga tính đến thời điểm đó. Lenin tin chắc rằng Đảng Bolshevik của ông có thể dễ dàng giành thắng lợi trong cuộc bầu cử này, thế nhưng kết quả lại hoàn toàn ngược lại: Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng mới là đảng nhận được số phiếu bầu cao nhất (40,3% tổng số phiếu), qua đó giành được 324 ghế trong Quốc hội. Đảng Bolshevik xếp ở vị trí thứ hai với 23,29% số phiếu bầu, qua đó chỉ giành được 183 ghế trong Quốc hội[29]. Đảng Bolshevik cho rằng cuộc bầu cử là không hợp pháp khi mà danh sách ứng cử của Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng đã được lập ra vào tháng 10/1917, nhưng các thành viên cánh tả của Đảng này (vốn ủng hộ liên minh với Đảng Bolshevik) đã tách ra thành một đảng riêng biệt ngay sau cuộc bầu cử với tên gọi Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh tả. Do sự nhập nhằng này, Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng đã chiếm được luôn những phiếu bầu cho các đại biểu cánh tả trong đảng, vốn đã tách ra và không còn ở chung đảng với họ nữa[30] Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh tả gồm những thành viên có tầm ảnh hưởng mạnh, và nếu ứng cử với tư cách là một đảng riêng thì liên minh giữa họ và Đảng Bolshevik chắc chắn sẽ giành được đa số phiếu.[31] Vì thực tế này, Lenin đề nghị thực hiện cuộc bầu cử mới nhằm thể hiện tốt hơn ý chí hiện tại của người dân, nhưng bị Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng từ chối[32]

Ngày 5-1-1918, Quốc hội lập hiến khai mạc tại Pêtrôgrát. Với thành phần đa số (324 ghế) là các đại biểu thuộc đảng Xã hội chủ nghĩa Cách mạng, Quốc hội lập hiến tuyên bố không thừa nhận Chính quyền Xô viết cũng như mọi sắc lệnh đã ban hành, và cũng từ chối không thông qua bản "Tuyên ngôn về quyền lợi của nhân dân lao động và bị bóc lột" do Ban chấp hành Xô viết toàn Nga công bố[24].

Cùng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của nhiều công nhân ở hai thành phố lớn là Petrograd và Moskva, đảng Bolshevik cùng đồng minh là Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh tả đã sử dụng lực lượng Cận vệ đỏ buộc cuộc họp lần thứ nhất của Quốc hội phải ngừng lại ngày 19 tháng 1[33]. Những người Bolshevik đã lập ra một tổ chức thay thế Quốc hội lập hiến, Đại hội Xô viết thứ ba, cho phép họ và các đồng minh có được hơn 90% số ghế không thông qua bầu cử toàn dân[34]. Đã không có phản ứng lớn nào đối với việc đóng cửa Quốc hội lập hiến, bởi Quốc hội này vốn không thể hiện đúng quyết định của nông dân trong cuộc bầu cử: Các lá phiếu đã không phân biệt giữa "Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng" và "Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh tả", nên nhiều phiếu bầu mà nông dân dành cho "Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng cánh tả" đã bị tính cho đảng kia[35] Lenin cho rằng "chuyên chính vô sản" trước tiên là một đạo luật của chính giai cấp vô sản: "Tất nhiên, những người cho rằng có thể lấp đầy hố sâu ngăn cách giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, hay những người tưởng tượng rằng điều đó có thể thuyết phục đa số nhân dân rằng nó có thể xảy ra thông qua trung gian của Quốc hội Lập hiến - những người tin vào câu chuyện ngụ ngôn của tầng lớp tư sản dân chủ, có thể vô tình tin tưởng điều đó, nhưng hãy đừng để họ phàn nàn nếu cuộc sống lật tẩy câu chuyện ngụ ngôn này,"[36] và nói thêm rằng "lý do lớn nhất tại sao 'những người xã hội chủ nghĩa' (như, những người dân chủ tiểu tư sản) của Quốc tế Thứ hai không hiểu được sự chuyên chính vô sản là bởi họ không hiểu được rằng quyền lực nhà nước nằm trong tay một tầng lớp, tầng lớp vô sản, có thể và phải trở thành một phương tiện cho phe chiến thắng của tầng lớp vô sản của đông đảo nhân dân vô sản, một phương tiện để giành chiến thắng của tầng lớp đó trước giai cấp tư sản và những đảng tiểu tư sản."[33].

Những người Bolshevik đã thành lập một chính phủ liên minh với Đảng Xã hội Cách mạng Nga cánh tả. Tuy nhiên, liên minh của họ đã tan vỡ sau khi Đảng Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa phản đối hiệp ước Brest-Litovsk và gia nhập cùng với các đảng khác tìm cách lật đổ chính phủ Xô viết. Tình hình diễn biến theo chiều hướng xấu, các đảng đối lập (gồm một số phái xã hội chủ nghĩa) tích cực tìm cách lật đổ chính phủ Bolshevik. Lenin phản ứng lại bằng cách ngăn chặn các hoạt động của họ và bắt một số thành viên các đảng đối lập có kế hoạch tổ chức nổi loạn. Không lâu sau đó, tất cả các đảng phái chính trị đối lập với chính quyền Bolshevik, bao gồm Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng, Đảng Menshevik, và đảng Dân chủ Lập hiến, đều đã bị cấm hoạt động.

Ủng hộ và phản đối

Dù Lenin ủng hộ việc thành lập một chế độ "Dân chủ Xô viết" nhưng những người chỉ trích ông như Kautsky và Kollontai cho rằng ông phản bội sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản và thủ tiêu nền dân chủ (quyền kiểm soát của công nhân thông qua các Xô Viết hay các hội đồng công nhân). Có người cho rằng đây là hành động mở đường cho chủ nghĩa Stalin sau này. Nhiều cơ quan và chính sách do Stalin lập ra và sử dụng như cảnh sát mật, trại lao động, và việc xử bắn kẻ thù cũng đã được sử dụng dưới thời cầm quyền của Lenin, nhưng cần lưu ý là các kỹ thuật đó cũng thường được chế độ Nga hoàng sử dụng từ lâu trước thời Lenin, và cũng từ lâu đã là cách thức truyền thống để đối phó với bất đồng chính trị ở nước Nga. Tuy nhiên, theo Stephane Courtois mức độ sử dụng có khác nhau; số tù nhân chính trị bị xử bắn trong mấy năm đầu cầm quyền của phái Bolshevik lớn gấp ba lần con số đó trong 90 năm cầm quyền của chế độ Nga hoàng.[37] Tuy nhiên, quan điểm của Stephane Courtois hiện vẫn đang bị tranh cãi. Cũng cần nhớ rằng hoàn cảnh dẫn tới những phản ứng quyết liệt của người Bolshevik cũng khác rất xa: họ phải cố gắng ổn định một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi một cuộc chiến tranh thế giới, một quần chúng thất học sau giai đoạn quân chủ chuyên chế, một lực lượng đối lập sẵn sàng lật đổ chính quyền Bolshevik.

Quan điểm của những người theo chủ nghĩa Lenin về cách mạng đòi hỏi một bộ máy cán bộ cách mạng chuyên nghiệp vừa có nhiệm vụ chỉ huy đại chúng trong cuộc đấu tranh giành quyền lực và tập trung hóa kinh tế cũng như quyền lực hành chính vào tay một nhà nước của công nhân. Từ mùa xuân năm 1918, Lenin đã vận động đặt những cá nhân có trách nhiệm vào cương vị đứng đầu mỗi nhà máy, trái ngược lại hầu hết các quan điểm về sự tự quản của công nhân, nhưng hoàn toàn cần thiết cho hiệu quả sản xuất và về mặt chuyên môn. Như S.A. Smith đã viết: "Tới cuối cuộc nội chiến, không có nhiều nhà máy hoạt động theo những hình thức dân chủ trong quản lý công nghiệp như kiểu các hội đồng nhà máy từng được cổ động trong năm 1917, nhưng chính phủ cho rằng điều này không phải là vấn đề bởi vì nền công nghiệp đã dựa trên sự sở hữu của một quốc gia công nhân." Trong cuộc nội chiến quyền lực được tập trung bên trong đảng Bolshevik và sau này là Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Liên Xô.

Để bảo vệ chính phủ Bolshevik mới thành lập trước những kẻ phản cách mạng, chính quyền của Lenin đã tạo ra lực lượng cảnh sát mật, Cheka, ngay sau cuộc cách mạng. Những người Bolshevik đã lập kế hoạch tổ chức một phiên tòa xét xử Hoàng đế Nikolai II vì những tội ác chống lại nhân dân Nga, nhưng vào tháng 8 năm 1918, khi quân Bạch vệ tiến về Yekaterinburg (nơi gia đình Nikolai II đang bị cầm giữ), Hội đồng địa phương Ural đã nhanh chóng ra quyết định xử bắn Nikolai II và cả gia đình để quân Bạch vệ không thể giải thoát cho họ. Lenin không biết gì về mệnh lệnh này, và sau này Sverdlov mới thông báo với Lenin về vụ xử bắn. Khi biết chuyện, Lenin tỏ ra nuối tiếc và không tán thành với việc những người Bolshevik địa phương xử bắn Nikolai II, vì ông cho rằng sau khi chế độ quân chủ không còn nữa, Nga hoàng nên được đưa ra tòa án để xét xử công bằng như những công dân khác của nước Nga Xô viết. Cháu gái Lenin - Olga Ulianova cũng nói: "Bác Volodya làm cách mạng Bolshevik không phải để giết vua Nga. Lenin chỉ muốn thay thế hệ thống tư bản chủ nghĩa ở nước Nga bằng chế độ xã hội chủ nghĩa".

Lenin chủ trương sử dụng những chuyên gia, trí thức dưới chế độ Sa hoàng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng đồng thời ông cũng lên án "giới trí thức tư sản", ông cho rằng chỉ có giới tri thức của công nông mới là sức mạnh thực sự của đất nước[38]. Ngày 8/6/1922, Bộ Chính trị Đảng Bolshevik thông qua đề xuất thực hiện các biện pháp đối với "những nhóm chống Xô viết trong giới trí thức", cho phép trục xuất các trí thức có các hoạt động tiềm năng trở thành kẻ thù của chính quyền mới. Năm 1922, Lenin ra lệnh trục xuất 70 nhà khoa học và trí thức Nga. Tổng cộng 220 nhà báo, họa sĩ, nhà toán học, triết gia bị trục xuất cùng với gia đình khỏi nước Nga với tội danh là tin rằng cải cách tôn giáo và đạo đức quan trọng hơn cách mạng xã hội và không ngừng "thể hiện thái độ chống đối chính quyền Xô viết". Đích thân Lenin chọn lựa những ai bị trục xuất khỏi Nga, và ra nghị định rằng những ai bị trục xuất mà quay về Nga thì sẽ chịu hình phạt cao nhất, thay thế họ là những trí thức mới được xem là đáng tin cậy hơn. Sau nội chiến Lenin tuyên bố "thuật ngữ "phi chính trị" hay "giáo dục phi chính trị" là thứ đạo đức giả tư sản, chỉ là sự lừa mị đám đông... Chúng ta công khai tuyên bố, bất chấp những lời dối trá cũ, rằng giáo dục phải gắn bó với chính trị". Các hội nhóm cũ bị giải tán, những người lao động trí óc phải gia nhập những tổ chức do nhà nước thành lập. Tháng 8/1922, hội nghị Đảng có báo cáo về "các đảng phái và xu hướng chống chế độ", sau đó một loạt các nhà báo, biên tập viên bị trục xuất khỏi Nga và các hội của họ hoặc bị đóng cửa hoặc bị theo dõi.[39]

Trong thư gửi Maksim Gorky, Lenin giải thích về quyết định bắt giam hoặc trục xuất một số trí thức của mình: "Không. Chẳng có gì là tội lỗi khi cho những "tài năng" như thế ngồi tù vài tuần, nếu đó là việc phải làm để tránh các âm mưu và cái chết của hàng chục ngàn người. Chính chúng tôi đã lật tẩy các âm mưu này của bọn Cadets và thân Cadets. Và chúng tôi biết bọn giáo sư thân Cadets luôn luôn giúp đỡ bọn âm mưu phản loạn. Đó là sự thật. Các lực lượng trí thức của công nhân và nông dân đang vươn lên, ngày càng mạnh hơn trong cuộc chiến đấu lật đổ bọn tư sản, những kẻ đồng phạm của chúng - tức là lũ trí thức đầy tớ cho tư bản - những kẻ cứ nghĩ chúng là bộ não của dân tộc. Nhưng trên thực tế, chúng không phải là não, mà là cục phân của dân tộc. Đối với các lực lượng trí tuệ mong muốn đem khoa học cho nhân dân, chứ không phải làm tôi tớ cho tư bản, chúng tôi trả tiền lương cho họ trên mức bình quân, đó là sự thật. Chúng tôi giữ gìn họ, đó là sự thật. Chúng ta có hàng chục ngàn sĩ quan phục vụ Hồng quân và chiến thắng cho dù có hàng trăm tên phản bội. Đó là sự thật... Ông (Gorky) nghe thấy và nghe theo tiếng kêu la của vài trăm trí thức nhân vụ bắt bớ "khủng khiếp" trong vài tuần lễ, còn tiếng nói của quần chúng, của hàng triệu công nông, đang bị bọn Denikin, Kolchak, Liazonov, Rodzianko, bọn Krasnaya Gorka (và những kẻ âm mưu phản loạn khác) đe doạ – tiếng nói đó thì ông không thấy và nghe theo"[40].

Vụ ám sát Lenin và phản ứng của chính phủ

Sau mac lenin là ai

Ngày 30 tháng 8 năm 1918, Fanya Kaplan, một thành viên của Đảng Xã hội Cách mạng Nga, tiếp cận Vladimir Ilyich Lenin sau khi ông tham dự một buổi mít-tinh và đang quay ra xe hơi. Kaplan gọi tên Lenin, ông quay lại trả lời. Bà ngay lập tức bắn ba phát, hai phát trúng Lenin ở khuỷu tay và lưng. Lenin được đưa về căn hộ tại Kremli, ông từ chối tới bệnh viện bởi ông tin rằng những kẻ ám sát khác đang rình rập ở đó. Các bác sĩ được triệu tới, nhưng cho rằng sẽ là quá nguy hiểm nếu lấy viên đạn ra. Sau này Lenin đã hồi phục dù sức khỏe của ông bắt đầu giảm sút từ thời điểm đó. Mọi người cho rằng vụ ám sát có liên quan tới những cơn đột quỵ sau này của ông.

Cơ quan An ninh Nga khi đó đã tiến hành điều tra và khẳng định đây là một âm mưu do Chính phủ Anh, được thực hiện bởi Robert Bruce Lockhart, một đặc vụ được Chính phủ Anh gửi tới Nga để thực hiện nhiệm vụ kéo nước Nga trở lại với Thế chiến vào đầu năm 1918. Vào tháng 6-1918, Lockhart đã yêu cầu chính phủ Anh gửi tiền để thành lập một tổ chức chống đối Bolshevik ở Matxcova, đồng thời ông ta tiến hành móc nối với các cá nhân có ý định ám sát các nhà lãnh đạo Xô viết. 1 bức điện được gửi đi vào mùa hè năm 1918 đã cho thấy Lockhart đã thảo luận về việc ám sát V.I Lênin với Huân tước Curzon, người khi đó là thành viên nội các chiến tranh Anh. Sau khi vụ ám sát diễn ra, Lockhart bị bắt, nhưng đã sớm được thả sau khi được trao đổi với người đại diện của Nga tại London có tên Maksim Maksimovich Litvinov. Theo lời Lockhart thì ông ta không dính dáng tới vụ ám sát, mà chính Sidney Reilly (một điệp viên khác của Anh) mới là người đứng đằng sau âm mưu đảo chính. Chính phủ Anh thì cho tới nay vẫn chưa công bố tài liệu nào và luôn phủ nhận cáo buộc rằng họ đứng sau vụ ám sát Lenin[41][42]

Việc lãnh tụ đứng đầu bị ám sát đã tạo ra sự lo ngại và phản ứng mạnh từ Chính phủ Bolshevik, họ tiến hành trấn áp mạnh tay những kẻ chống đối Chính phủ cách mạng. Hàng nghìn người bị kết án là kẻ thù của cách mạng, nhiều người bị xử bắn hay bị đưa vào các trại giam vì có âm mưu tổ chức bạo loạn lật đổ chính phủ Bolshevik.[43] Theo Orlando Figes, Lenin luôn ủng hộ "sự trấn áp của số đông chống lại những kẻ thù cách mạng" và luôn bày tỏ quan điểm rằng nhà nước vô sản cần phải có một hệ thống vũ trang được tổ chức để chống lại sự tấn công của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên theo Figes, trong khi được những người Bolsheviks khuyến khích, sự trấn áp có gốc rễ là do sự giận dữ của nhân dân chống lại tầng lớp giàu có trong xã hội cũ (A Peoples Tragedy, trang 524-525). Vào cuối năm 1918 khi Kamenev và Bukharin tìm cách kìm chế những "sự thái quá" của Cheka, chính Lenin là người đã đứng ra bảo vệ tổ chức này. (Figes, trang 649) Tuy nhiên, mức độ của cái gọi là "những sự thái quá," cũng như những lý do của Lenin ẩn giấu sau sự bảo vệ đó không hề được nêu tên.

Nội chiến

Tháng 3 năm 1919, Lenin và các lãnh đạo Bolshevik khác gặp gỡ với các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa từ khắp nơi trên thế giới và lập ra Quốc tế Cộng sản. Các thành viên của Quốc tế Cộng sản, gồm Lenin và cả những người Bolshevik ngừng quan hệ với phong trào xã hội chủ nghĩa ở tầm vóc rộng lớn hơn. Từ đó trở về sau, họ sẽ được gọi là những người cộng sản. Tại Nga, Đảng Bolshevik được đổi tên thành "Đảng Cộng sản Nga (bolshevik)", (sau này thành Đảng Cộng sản Liên Xô).

Trong lúc ấy, cuộc nội chiến lan tràn khắp nước Nga. Nhiều phong trào chính trị và những người ủng hộ họ cầm vũ khí nhằm lật đổ chính phủ Xô viết. Dù có nhiều phe cánh tham gia cuộc nội chiến, hai lực lượng chính là Hồng quân (Bolshevik) và Bạch vệ (phe chống Bolshevik). Các cường quốc bên ngoài (chủ yếu là Pháp, Đức, Anh, Hoa Kỳ và Nhật Bản) cũng can thiệp vào cuộc chiến tranh này (viện trợ vũ khí và cử quân tham chiến cùng Bạch vệ). Cuối cùng, đội quân được tổ chức tốt và có hiệu quả hơn là Hồng quân, do Trotsky chỉ huy, đã giành chiến thắng, đánh bại các lực lượng Bạch vệ và đồng minh của họ năm 1921. Tuy nhiên, những cuộc chiến ở tầm nhỏ hơn vẫn tiếp tục trong mấy năm nữa.

Những tháng cuối năm 1919, các chiến thắng giành được trước Bạch vệ khiến Lenin tin rằng đã tới thời điểm mở rộng cách mạng sang phía tây, bằng vũ lực nếu cần thiết. Khi nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai mới được thành lập, Ba Lan bắt đầu muốn chiếm lấy những vùng lãnh thổ tại Belarus và Ucraina, họ đã đem quân tấn công các lực lượng Bolshevik để giành quyền kiểm soát các vùng này, dẫn tới sự bùng nổ Chiến tranh Ba Lan-Xô viết năm 1919. Với sự phát triển của cách mạng tại Đức và Liên đoàn Spartacus, Lenin coi đó là thời điểm và địa điểm chín muồi nhất để "thăm dò châu Âu bằng những lưỡi lê Hồng quân." Lenin coi Ba Lan là cây cầu nối mà Hồng quân có thể dùng để kết nối cách mạng Nga với những người ủng hộ Cách mạng Đức, và hỗ trợ các phong trào cộng sản ở Tây Âu. Tuy nhiên sự thất bại của nước Nga Xô viết trong cuộc chiến tranh Ba Lan-Xô viết khiến các kế hoạch đó bị hủy bỏ.

Lenin là người chỉ trích mạnh mẽ chủ nghĩa đế quốc. Năm 1917, ông tuyên bố quyền tự quyết của các dân tộc. Tuy nhiên, khi cuộc Nội chiến Nga chấm dứt, ông đã dùng các lực lượng quân sự để đồng hóa các quốc gia mới giành độc lập là Armenia, Gruzia và Azerbaijan, cho rằng sự sáp nhập các quốc gia đó vào đất nước Xô viết sẽ che chở họ khỏi những tham vọng của chủ nghĩa đế quốc.[44] Điều này cho phép các quốc gia đó được chấp nhận trở thành một nước cộng hòa tự trị thuộc thành phần của Liên bang Xô viết hơn là đơn giản buộc họ trở thành một phần lãnh thổ Nga, bởi hành động này sẽ bị coi là hành động đế quốc.

Xây dựng nước Nga Xô viết

Năm 1918, Lenin đã nhận lấy một đất nước bao la, gần như kiệt quệ sau chiến tranh thế giới thứ nhất, với một nền công nghiệp suy thoái và tình trạng vô chính phủ, chiến tranh hỗn loạn lan tràn khắp nơi, 14 nước ngoại quốc cũng tranh thủ đem quân đánh chiếm nhiều nơi tại Nga nhằm bóp chết nhà nước Xô viết non trẻ.

Sau mac lenin là ai

Lenin và binh sĩ Hồng quân.

Trong bối cảnh đó, chỉ trong vòng 5 năm lãnh đạo, ông đã thi hành tới 4 chính sách quốc gia lớn và đều thành công: "chính sách cộng sản thời chiến" và "xây dựng Hồng quân Xô viết" đã giúp đánh bại quân Bạch Vệ và can thiệp ngoại quốc, "chính sách kinh tế mới" và "kế hoạch điện khí hoá toàn Nga" đã đặt nền tảng cho một nước Nga hiện đại.

Sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, chính sách cộng sản thời chiến của Bolshevik, cộng với Nạn đói năm 1921 tại Nga và sự bao vây từ các chính phủ phương Tây thù địch làm đa phần đất nước bị tàn phá. Đã có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân, vụ lớn nhất là cuộc Nổi dậy Tambov. Sau một cuộc khởi nghĩa của những thủy thủ tại Kronstadt vào tháng 3 năm 1921, Lenin đã thay thế chính sách Cộng sản thời chiến bằng Chính sách kinh tế mới (NEP) trong một nỗ lực thắng lợi nhằm tái xây dựng công nghiệp và đặc biệt là nông nghiệp.

Sự thay đổi to lớn nhất liên quan tới vấn đề thặng dư nông nghiệp. Thay vì trưng thu thặng dư nông nghiệp để nuôi dân thành phố (phần cốt yếu của chính sách "cộng sản thời chiến"), NEP cho phép nông dân bán sản lượng thặng dư của họ ra thị trường tự do. Tuy nhiên, nhà nước vẫn giữ quyền sở hữu những lĩnh vực mà Lenin cho là "chỉ đạo tối cao" nền kinh tế: công nghiệp nặng như các lĩnh vực than, thép và luyện kim cùng với các thành phần ngân hàng và tài chính của nền kinh tế. Sự "chỉ đạo tối cao" đã sử dụng phần lớn công nhân trong các vùng đô thị. Theo chính sách NEP, các ngành công nghiệp nhà nước đó sẽ hoàn toàn tự do đưa ra các quyết định kinh tế của mình.

Việc xóa bỏ các lãnh địa phong kiến tại các vùng nông thôn ở thời Sa hoàng trước đây cho phép nông dân có được sự khích lệ lớn nhất từ trước tới nay để tăng cao sản xuất. Khi đã có thể bán thặng dư của họ ra thị trường tự do, sự chi tiêu của nông dân tạo ra một sự bùng nổ trong các lĩnh vực sản xuất tại các vùng đô thị.

Tác dụng của NEP đã được thực tiễn xác nhận. Nước Nga Xô-viết chỉ trong một thời gian ngắn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chỉ trong vòng 2 năm, kinh tế Nga khôi phục nhanh chóng. Từ năm 1922, thành thị đã có đủ lương thực - thực phẩm, năm 1925 sản xuất nông nghiệp đạt 87%; công nghiệp đạt 75% sản lượng của năm 1913 (năm cao nhất của Đế quốc Nga). Đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt, chính trị ổn định. Kết quả của NEP và sự xoá bỏ lãnh địa trong thời gian Đảng Bolshevik lãnh đạo từ 1917-1921 là Liên bang Xô viết trở thành nhà sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới.

Lenin đề ra chính sách đưa điện khí hóa đến các vùng khó khăn cho công nhân và nông dân, cải cách nền giáo dục, xóa nạn mù chữ, xóa bỏ một số loại thuế đối với người lao động. Chính sách này được tiếp tục bởi những người kế nhiệm ông. Ông cũng đưa ra ý tưởng sử dụng chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước để "chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội"[45] mà sau này đã được Stalin hiện thực hóa. Chỉ trong 20 năm, nước Nga từ một xã hội phong kiến lạc hậu đã chuyển mình thành một xã hội hiện đại, nạn mù chữ được thanh toán, người dân được phổ cập giáo dục và y tế miễn phí.

Dù thời gian lãnh đạo của Lenin chỉ có 6 năm (ông mất năm 1924), nhưng Lenin đã kịp phục hồi nền kinh tế, làm nền tảng cho việc Liên Xô vươn lên trở thành siêu cường trong 20 năm sau đó.

Đấu tranh chống chủ nghĩa bài Do Thái

V. I. Lenin, khi biết nhiều đơn vị Hồng quân gây ra các cuộc tấn công người Do Thái ở Ucraina từ đầu năm 1918 đến giữa năm 1919[46], ông đã quan tâm tới vấn đề chống Chủ nghĩa bài Do Thái, khi ấy vẫn đang tồn tại phổ biến ở nước Nga như một di sản từ thời Nga hoàng. Lenin phản đối mọi hình thức bạo lực hoặc khiêu kích hận thù chống lại người Do Thái, vì ông cho rằng nó sẽ kích động các hình thức hận thù giữa các dân tộc trong lãnh thổ Nga. Mặc dù Lenin không hề biết ông ngoại của ông là người Do Thái cho đến khi qua đời, chị của ông Anna Ulyanova đã tiết lộ câu chuyện cuối năm 1924.[47] Trong một bài phát biểu trên radio năm 1919, ông nói:

Cảnh sát của chế độ Nga hoàng, cùng với những tên địa chủ và bọn tư bản, đã tổ chức các cuộc tấn công người Do Thái. Cái lũ địa chủ và tư bản đã tìm cách hướng sự căm thù của công nhân và người nông dân, những tầng lớp nghèo khổ, về phía người Do Thái.... Chỉ những người dốt nát nhất và những người bị áp bức mới có thể tin vào những lời nói dối và những câu báng bổ do chúng tuyên truyền về người Do Thái.... Người Do Thái không phải là kẻ thù của nhân dân lao động. Những kẻ thù của công nhân là bọn tư bản trên thế giới. Trong số những người Do Thái có những người dân lao động, và họ là đa số. Họ là những người anh em của chúng ta, giống như chúng ta, họ cũng bị bọn tư bản bóc lột; họ là những đồng chí của chúng ta trong cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội.... Thật đáng hổ thẹn cho hành động hành hạ người Do Thái của chế độ Nga hoàng. Thật đáng hổ thẹn cho những kẻ gây lòng hận thù với người Do Thái, những kẻ gây sự chia rẽ giữa các quốc gia.
— Vladimir Ilyich Lenin[48]

Qua đời

Sau mac lenin là ai

Sức khỏe Lenin đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau những căng thẳng trong cuộc cách mạng và nội chiến. Vụ ám sát ông năm 1918 càng làm tình trạng thêm tồi tệ. Viên đạn vẫn nằm trong cổ ông, quá gần xương sống để có thể lấy ra trong tình trạng kỹ thuật y tế thời ấy. Tháng 5 năm 1922, Lenin bị đột quỵ lần đầu tiên. Ông bị tê liệt nửa người bên phải và dần giảm bớt ảnh hưởng trong chính phủ. Sau vụ đột quỵ thứ hai vào tháng 12 năm ấy, ông hầu như từ bỏ các hoạt động chính trị. Tháng 3 năm 1923, ông bị đột quỵ lần thứ ba và phải nằm ngồi xe lăn trong cả phần đời còn lại, thậm chí không thể nói được.

Sau lần đột quỵ đầu tiên, Lenin đã đọc cho thư ký ghi lại một số tài liệu về Chính phủ và vợ ông. Nổi tiếng nhất trong số đó là bản Di chúc của Lenin, trong đó cùng với nhiều sự kiện khác ông đã chỉ trích một số quan chức hàng đầu, đặc biệt là Iosif Stalin. Về Stalin, người từng là tổng thư ký Đảng cộng sản từ tháng 4 năm 1922, Lenin nói rằng Stalin là một người thô bạo có "quyền lực vô hạn tập trung trong tay" và đề xuất rằng "các đồng chí nghĩ cách đưa Stalin ra khỏi vị trí ấy"[49]. Ngay khi Lenin qua đời, vợ ông đã gửi bản Di chúc tới ủy ban trung ương, nó được đọc trước Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản vào tháng 5 năm 1924. Tuy nhiên, vì di chúc chỉ trích tất cả những nhân vật có ảnh hưởng nhiều nhất trong ủy bản trung ương: Zinoviev, Kamenev, Bukharin và Stalin, ủy ban đã quyết định không công bố nó ra đại chúng. Ủy ban trung ương cho rằng di chúc là hậu quả của tình trạng tâm thần bất ổn của Lenin trong những năm cuối đời, và vì thế, những lời phán xét cuối cùng của ông không đáng tin cậy. Việc không xem xét nghiêm túc tới những ý kiến của Lenin sau này thường được cho là một sai lầm lớn.

Cho đến lúc qua đời khi chưa đến 54 tuổi, trong người Lenin vẫn còn hai viên đạn là hậu quả của các vụ ám sát nhắm vào ông.

Di chúc của Lenin (Lenin's Testament) được Max Eastman xuất bản chính thức lần đầu tiên năm 1926 tại Hoa Kỳ.

Lãnh tụ Vladimir Ilich Lenin qua đời ngày 21 tháng 1, 1924 ở tuổi 53 do chứng xơ cứng động mạch não, đã gây ra cơn đột quỵ lần thứ tư. Khám nghiệm cho thấy ông bị xơ vữa động mạch cảnh trái, và cuối cùng mạch máu bị vỡ, gây ra xuất huyết ở khu vực trung tâm bộ não[50]

Vào năm 2004 một nhóm bác sĩ Do Thái, dựa theo các triệu chứng ghi trong hồ sơ bệnh án của Liên Xô, đã đưa ra giả thuyết rằng Lenin đã mắc bệnh hơn 10 năm trước khi qua đời, nguyên nhân bởi bệnh giang mai[51][52]. Một thành viên trong nhóm bác sĩ này là Witztum kể rằng đồng nghiệp của ông, giáo sư Vladimir Lerner, là bác sĩ tâm thần ở Moscow cùng với người con trai của bác sĩ trưởng của Lenin, người này kể rằng nhiều báo cáo khám nghiệm thi thể của Lenin đã ghi rằng một trong những nguyên nhân gây ra cái chết là bệnh giang mai[53]. Nhà sử học Helen Rappaport, chuyên nghiên cứu về lịch sử Nga, sau khi khảo sát hồ sơ bệnh án của Lenin cũng cho rằng ông đã chết vì bệnh giang mai, lây truyền từ một gái mại dâm ở Paris vào năm 1902. Helen Rappaport cho rằng chính quyền đã buộc các bác sĩ riêng của Lenin phải giữ im lặng, ông đề cập tới một cuộc trò chuyện giữa nhà khoa học Nga nổi tiếng Ivan Pavlov với bác sĩ Mikhail Zernov: "Pavlov đã nói với Zernov rằng Lenin đã mắc phải căn bệnh giang mai và trong thời gian lãnh đạo Liên Xô, ông ấy đã cho thấy tất cả các dấu hiệu điển hình của một người bị mắc chứng bại liệt do căn bệnh [giang mai] mang lại... các nhà khoa học hàng đầu đã được gọi đến để kiểm tra não của Lenin sau khi ông qua đời năm 1924 và tất cả họ đều đồng tình với chẩn đoán này. Đó là một bí mật giữa họ với nhau, nhưng tất nhiên không ai dám công khai về điều này và không có hồ sơ chính thức nào của Liên Xô ghi lại nó"[54] Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác phủ nhận quan điểm của Rappaport. Alexis Pogorelskin cho rằng Helen Rappaport đã đẩy những suy đoán của mình đi quá xa. Mặc dù các triệu chứng có vẻ hợp lý, thực ra Lenin chỉ biểu hiện các triệu chứng của bệnh đột quỵ tái phát, không phải bệnh giang mai, trong giai đoạn quan trọng từ tháng 5 năm 1922 đến tháng 3 năm 1923, sau khi ông bị bắn trúng cổ trong một vụ ám sát. Ngoài việc trích dẫn những "lời kể" từ những người không thân cận với Lenin, Helen Rappaport đã không thể cung cấp thêm bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào về tình trạng của Lenin[55] Năm 2012, Tiến sĩ Harry Vinters, giáo sư thần kinh học tại UCLA, dựa vào các hồ sơ khám nghiệm tử thi và phẫu thuật não của Lenin, cũng phủ nhận việc Lenin bị giang mai. Ông nói "Tôi không thấy bằng chứng về điều đó. Rất khó có khả năng ông ấy mắc bệnh giang mai". Khám nghiệm tử thi của Lenin cho thấy mạch máu trong não bị xơ cứng (được gọi là chứng xơ vữa động mạch), triệu chứng này không có ở bệnh giang mai. Theo ông, Lenin rất có thể đã chết vì xơ vữa mạch máu gây ra xuất huyết não, chứng bệnh trở nên trầm trọng do Lenin chịu sự căng thẳng kéo dài bởi công việc lãnh đạo và nguy cơ bị ám sát. Thông tin được trình bày tại bài giảng của nhà sử học Lev Lurie cũng ủng hộ cho lập luận này[56].

Nhà thần kinh học Valery Novoselov, trưởng khoa của Trung tâm Khoa học Lão khoa Nga, trong một cuộc phỏng vấn với tờ Lenta.ru vào năm 2018, ông cho rằng Lenin không chết vì xơ vữa động mạch mà là do giang mai. Theo ghi chép của Viện sĩ Lopukhin, trong quá trình điều trị Lenin đã sử dụng các chất có độc tính cao như thủy ngân, bismuth, asen, iod hàng ngày, vào thời đó những chất này dùng cho việc chữa giang mai. Novolesov cũng cho rằng 9 bác sĩ trong đội ngũ khám bệnh cho Lenin là người ngoại quốc, và họ đã nhận một khoản tiền lớn để không tiết lộ về căn bệnh giang mai của Lenin. Tuy nhiên, Novolesov cũng nói rằng: tất cả những quan điểm của ông chỉ dựa trên các tài liệu phi y tế thuộc phạm vi công cộng (gồm những ghi chép của các bác sĩ tham gia chữa bệnh cho Lenin, cùng một tập tài liệu ghi những gì Lenin đã ăn và những người mà ông đã gặp), vì thông tin về thi hài Lenin thuộc bí mật nhà nước cho đến năm 2024 nên ông không thể chứng minh quan điểm của mình có đúng hay không. Ngoài ra, Novoselov cũng nói rằng không thể biết rõ tại sao Lenin bị nhiễm bệnh, vì tỷ lệ dân số Nga mắc bệnh giang mai năm 1924-25 chiếm tới 5,5% dân số, khảo sát trong những năm 1920 cho thấy có tới 16% dân số mắc bệnh giang mai ở một số ngôi làng miền trung nước Nga. Có tình trạng này là vì tại thời điểm đó bệnh giang mai gia đình (chứng giang mai lây bệnh chỉ bằng việc tiếp xúc hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh) đã lan rộng. Phóng viên cho rằng nguyên nhân mắc bệnh như vậy thì không có gì đáng xấu hổ (о нем не стыдно), vì bất cứ ai cũng có thể bị lây nhiễm chứng giang mai này, ngay cả một đứa trẻ[57].

Năm 2001, Viện sĩ Yury Lopukhin đã phân tích chi tiết báo cáo khám nghiệm thi hài Lenin. Những triệu chứng giang mai điển hình (củ giang mai gây biến dạng khuôn mặt, các khối u đặc trưng cho bệnh giang mai não) đã không được tìm thấy. Não của Lenin, vẫn đang được bảo quản tại Viện Não quốc gia, đã được nghiên cứu nhiều lần, bao gồm cả những nhà nghiên cứu bệnh học nổi tiếng. Tất cả họ đều xác nhận không có dấu hiệu tổn thương do giang mai[58]

Những người suy đoán rằng Lenin bị giang mai chủ yếu dựa vào việc bác sĩ đã kê đơn cho Lenin uống thuốc salvarsan, một loại thuốc mà vào thời đó được sử dụng để điều trị bệnh giang mai. Tuy nhiên, giáo sư thần kinh học người Đức, ông Max None nói rằng: "Đó hoàn toàn không thể là bằng chứng cho bệnh giang mai", bởi thuốc salvarsan thời đó được sử dụng chung cho khá nhiều ca bệnh về não bộ nếu bác sỹ không thể chẩn đoán được nguyên nhân rõ ràng[59][60]

Thực ra, những suy đoán về việc Lenin bị giang mai đã xuất hiện từ năm 1921, bắt đầu bởi một cuốn sách viết bởi trưởng khoa da liễu của Đại học Saratov, ​​giáo sư Vladimir Irebolitovich Terebinsky, người đã chạy về miền Nam theo quân Bạch Vệ và sau đó di cư đến Balkan. Tuy nhiên, vào năm 1924, nhà nghiên cứu bệnh lý học A. I. Abrikosov sau khi tiến hành các phân tích bằng kính hiển vi về bộ não của Lenin đã tuyên bố rằng ông bị vỡ mạch máu não do xơ vữa động mạch, và những tin đồn về việc Lenin bị giang mai nhạt dần và bị lãng quên cả ở Nga và nước ngoài. Mãi cho đến thời kỳ cầm quyền của Gorbachev với chính sách công khai hóa và minh bạch hóa của chính phủ có tên gọi Glasnost, giả thuyết này mới được khơi lại[61]

Năm 2011, bác sĩ Cynthia St. Hilaire cho rằng nguyên nhân gây ra chứng xơ vữa động mạch sớm của Lenin nằm ở sự đột biến gen NT5E mà ông chịu sự di truyền từ cha mình. Cha của Lenin mất khi 55 tuổi, rất giống với Lenin (thọ 54 tuổi), với những triệu chứng dường như là tương tự[62]

Những ghi chép của Lenin đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng sau khi ông qua đời. Đầu thập kỷ 1930, dưới thời Stalin, có một giáo điều rằng Lenin và Ủy ban trung ương không bao giờ sai lầm. Vì thế, cần phải bỏ mọi bằng chứng về những sự bất đồng giữa hai bên, bởi vì trong trường hợp đó không thể cả hai bên cùng đúng. Trotsky từng là một người chỉ trích mạnh mẽ việc này, hành động mà ông coi là một hình thức sùng bái cá nhân bởi một người bình thường luôn có thể và chắc chắn đã từng phạm những sai lầm[63]. Sau này, thậm chí lần xuất bản thứ năm tại Liên Xô của tác phẩm Lenin toàn tập (xuất bản với 55 cuốn dày trong giai đoạn 1958 và 1965) cũng bỏ đi những phần trái với giáo điều hay thể hiện những thói quen được cho là không tốt ở tác giả. Đến những lần xuất bản sau thì sách mới được in như nguyên tác[64].

Thành phố Petrograd đã được đổi tên thành Leningrad ba ngày sau khi Lenin qua đời để vinh danh ông; cái tên này giữ nguyên cho tới khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, khi nó lấy lại tên cũ là Sankt-Peterburg. Tuy nhiên, các vùng xung quanh đó (tỉnh Leningrad) vẫn được giữ nguyên tên gọi, và là một tỉnh hành chính trực thuộc Liên Bang Nga. Ngoài ra, thành phố quê hương của Lenin cũng được đặt tên theo họ của ông (thành phố Ulyanovsk).

Thời gian đầu thập kỷ 1920 phong trào vũ trụ luận ở Nga khá sôi động và đã có ý tưởng bảo quản lạnh xác Lenin nhằm tái sinh trong tương lai. Những phương tiện cần thiết đã được mua về từ nước ngoài, nhưng vì một số lý do kế hoạch này không được thực hiện. Thay vào đó xác ông được ướp và đặt trong Lăng Lenin tại Moskva ngày 27 tháng 1, 1924.

Sau khi mất

Sau mac lenin là ai

Người đến viếng tang lễ Lenin

Sau mac lenin là ai

Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ, Moskva, Nga

Thi hài Vladimir Lenin được bảo quản trong Lăng Lenin ở Moskva. Vì vai trò duy nhất của Lenin trong việc tạo lập nhà nước cộng sản đầu tiên, và dù ông đã bày tỏ ý muốn chỉ một thời gian ngắn trước khi qua đời rằng không nên xây dựng một đài tưởng niệm nào dành cho mình, chế độ Xô viết đã tôn vinh ông như một vị thánh tôn giáo. Đôi khi các ngôi nhà Xô Viết treo hình hoặc đặt tượng Lenin[65]. Tới thập kỷ 1980 hầu như mọi thành phố lớn ở Liên bang Xô viết đều có tượng Lenin ở quảng trường trung tâm, hoặc một phố Lenin hay một quảng trường Lenin gần trung tâm, và thường là 20 hay nhiều hơn nữa các bức tượng nhỏ hay tượng bán thân ông trên toàn lãnh thổ. Trẻ em được kể các câu chuyện về "ông Lenin" từ khi chúng còn ở nhà trẻ. Ngoài ra, không ít đường phố, công trình xây dựng, xí nghiệp, nông trại ở Liên Xô được đặt tên là Lenin, chưa kể một tàu phá băng Liên Xô còn được đặt cho cái tên này[65].

Cứ mỗi năm có hàng trăm bài viết và sách viết về ông được xuất bản và thu hút cả người trẻ lẫn già. Rất nhiều vở kịch và phim ảnh nói về cuộc đời Lenin[65]. Từ khi Liên bang Xô viết tan rã, mức độ tôn sùng Lenin tại các nước cộng hòa hậu Xô viết đã giảm sút đáng kể, nhưng ông vẫn được nhiều thế hệ lớn lên trong giai đoạn hậu Xô viết coi là một nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng[66]. Nhiều bức tượng Lenin đã bị dỡ bỏ ở Đông Âu, nhưng nhiều bức khác vẫn tại vị, một số khác lại được dựng lên. Thành phố lớn nhất của nước Nga[65], Leningrad đã trở về với cái tên nguyên thủy của mình, Sankt-Peterburg, nhưng vùng xung quanh vẫn mang tên ông (tỉnh Leningrad). Các công dân Ulyanovsk, nơi sinh của Lenin, vẫn bác bỏ mọi ý định quay trở về cái tên cũ là Simbirsk. Tại Moskva, tượng Lenin vẫn đứng ở các cổng của hệ thống tàu điện ngầm, cũng như quảng trường Lenin vẫn giữ nguyên tên gọi. Trong cuộc bình chọn Những nhân vật vĩ đại nhất trong Lịch sử Nga với hơn 40 triệu người Nga tham gia năm 2008, Lenin đứng ở vị trí thứ 6[67].

Việc mai táng thi hài Lenin vẫn là chủ đề gây tranh cãi sau khi Liên Xô. Chỉ từ sau khi Vladimir Putin trở thành tổng thống, thì cuộc tranh luận trên mới dần lắng xuống. Cá nhân Tổng thống Putin rất tôn kính đối với Lenin, hơn nữa ông còn cổ vũ người dân Nga "hãy tự hào với tinh thần cách mạng của giai cấp vô sản Nga". Chưa đầy một năm sau trên cương vị tổng thống Nga, Putin đã phát biểu: ông không muốn thi hài Lenin bị mang đi hỏa táng, mà "cần phải bảo vệ sự yên tĩnh của Người"[68].

Năm 2013, Chữ ký tay của Lenin đã được bán đấu giá tại Mỹ với mức giá 3,5 triệu rúp (hơn 100 nghìn dollar), là chữ ký đắt giá nhất thuộc về một chính trị gia, cao giá hơn cả chữ ký của các Tổng thống Mỹ. Theo ý kiến của chuyên viên đấu giá, Lenin có một mức độ nổi tiếng phi thường với danh hiệu "nhà lãnh đạo giai cấp vô sản thế giới", và tại Mỹ, các du khách tin tưởng chắc chắn rằng Lenin là biểu tượng của Nga và luôn đến thăm Lăng Lenin. Chính vì thế mà chữ ký của Lenin có mức giá cao như vậy[69]

Ở thủ đô Hà Nội, Việt Nam, tượng ông được đặt tại một công viên cùng tên[70].

Cuộc sống cá nhân

V.I. Lenin là người có tính nguyên tắc rất cao. Tư tưởng của ông, cũng theo nhận xét của Maxim Gorky, "giống như cái kim địa bàn, bao giờ cũng chỉ về lợi ích giai cấp của nhân dân lao động".

Tờ báo Anh nổi tiếng The Guardian, trong số báo vào ngày 21/10/1919, đã có bài phỏng vấn Lenin. Phóng viên mô tả "Trong suốt buổi phỏng vấn, Lenin không bao giờ ngập ngừng hay thể hiện sự bối rối dù là nhỏ nhất. Thực sự thì cái ấn tượng rõ ràng mà ông gây cho tôi là một năng lực tư duy mạch lạc và tỉnh táo. Lenin hoàn toàn làm chủ bản thân và chủ đề của mình. Ông diễn đạt rất rõ và dễ hiểu một cách bất ngờ và mới mẻ".

Để làm việc, Lenin lúc nào cũng cần rất nhiều sách. Tự tay ông đã lập ra bản danh sách đặt mua những cuốn sách tham khảo hay sử dụng nhất: những bộ từ điển bách khoa các lần in khác nhau, trước tác của Karl Marx và Engels in bằng tiếng Nga và tiếng Đức, các tác phẩm của các nhà cách mạng Dân chủ Nga... Biết được nguồn tài chính eo hẹp của Lenin, có lần cán bộ quản trị của Trung ương thanh toán tiền mua sách cho Lenin bằng ngân sách của chính phủ. Lập tức sau đó, Lenin viết thư cho ông này, có đoạn: "Sách tôi mua tôi tự thanh toán. Yêu cầu đồng chí sau khi khỏi ốm tới nhận tiền và cho giấy biên nhận". Nói chung Lenin không bao giờ thích nhận những chế độ ưu đãi tốt hơn các lãnh đạo khác[71].

Đối với tệ tham ô, Lenin rất nghiêm khắc. Vào năm 1923, Lenin đã nhận xét về tệ quan liêu: "Tình hình bộ máy Nhà nước của chúng ta thật đáng buồn… Xin nói thêm trong ngoặc rằng bọn quan liêu ấy ở nước ta không những có trong các cơ quan Xô viết, mà còn có cả trong những cơ quan của Đảng nữa". Từ nhận xét đó, Lenin yêu cầu phải nâng cao chất lượng hoạt động của Bộ dân ủy thanh tra công nhân, phải xây dựng bộ máy Nhà nước theo nguyên tắc "Thà ít mà tốt", "Học, học nữa, học mãi"… Có một lần, toà án Moskva xử nhẹ một vụ ǎn hối lộ, Lênin liền viết trong một bức thư: "Không xử bắn bọn ǎn hối lộ mà xử nhẹ như thế, là một việc đáng xấu hổ cho những người cộng sản, những người cách mạng…"[72].

Lenin tin rằng các nước châu Âu khác, đặc biệt là Đức, có sự vượt trội về mặt văn hóa so với nước Nga khi đó còn rất lạc hậu[73]. Kể từ khi còn trẻ, ông đã mong muốn nước Nga noi theo nền văn hóa và văn minh của các nước phương Tây[74][75].

Trong suốt cuộc đời, Lenin có tới 148 bí danh khác nhau. Phổ biến nhất là Tulin, Cụ già, diễn viên câm đóng vai phụ, Frey, Ilyin, Petrov, Meyer. Vào đầu thế kỷ 20, tác phẩm của Vladimir Ilyich ra đời dưới bút tự là Lenin, và sau này trở thành tên chính thức của ông. Gia đình mang họ Lenin ấy đã sống ở Petersburg, và ông đã quen thuộc với từng thành viên trong nhà.

Lenin không hút thuốc lá. Hồi còn đi học ông từng có lần thử hút. Mẹ ông thúc giục ông bỏ thuốc, bà nói rằng tiền mua thuốc lá là khoản chi lãng phí, dù là từng đồng cắc nhỏ (khi đó cả gia đình đang sống nhờ lương hưu của mẹ ông). Đây là lý do khiến ông từ bỏ thuốc lá. Sau ông cũng từng có lần thử hút lại. Mẹ ông, lo lắng cho sức khỏe con trai, đã thúc giục ông bỏ thuốc. Viện hết lý lẽ về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, dường như chẳng tác động gì nhiều đến cậu con trai, mẹ ông đã phải cho ông hiểu rằng, tiền mua thuốc là khoản chi lãng phí, dù là từng đồng cắc nhỏ (khi đó cả gia đình ông sống nhờ lương hưu của mẹ, vì chàng trai vẫn chưa tự kiếm ra tiền). Đây là lý do tiên quyết khiến Volodya vĩnh viễn từ bỏ hút thuốc lá.

Lenin cũng không thích uống rượu. Người bạn của ông là Valentinov từng viết: "Ông không cho phép mình say bao giờ. Hình ảnh một người đồng chí ở Paris say xỉn đã gợi lên trong ông sự sợ hãi và ghê tởm". Với bia thì Lenin khá thích, ông từng khen bia München với "vẻ mặt của một người yêu và sành bia". Tuy nhiên Lenin không bao giờ uống nhiều hơn 1 cốc bia mỗi lần để không bị say xỉn.

Lenin đọc rất nhiều sách và đọc rất nhanh. Trong những ngày đầu cách mạng, vào ngày họp Hội đồng Dân ủy, sau bữa trưa, ông thường đến phòng làm việc, cầm theo các cuốn sách và tạp chí mới, và trong cuộc họp, Lenin không chỉ kịp xem mà còn ghi chú vào đó. Lenin từ lâu đã học được thói quen đọc nhanh nhờ cách "đọc theo đường chéo" trang sách. Trong hồi ký, đảng viên kỳ cựu Olga B. Lepeshinskaya kể lại thời gian bà và Lenin đi đày ở Siberia, họ đi thuyền dọc sông Yenisei từ Krasnoyarsk đến Minusinsk, cả hai cùng đọc sách. Lenin đọc rất nhanh, bà mới đọc được 5 - 6 dòng mà ông đã chuyển sang trang mới. Lenin kết hợp khả năng đọc nhanh với khả năng nghiên cứu chuyên sâu tài liệu. Khoảng 500 cuốn sách có ghi chú của Lenin trong thư viện của ông, chủ đề những cuốn sách này liên quan chặt chẽ nhất đến các vấn đề quan trọng của đất nước.

Lenin bắt đầu học tiếng Anh khi đi đày ở làng Shushenskoye, Siberia (1897-1900). Ông có thể nói thông thạo tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Anh. Thư viện riêng của ông có các cuốn sách in bằng gần 20 ngôn ngữ trên thế giới. Tuy biết nhiều thứ tiếng nước ngoài, nhưng Lenin rất yêu tiếng Nga và kêu gọi cần quan tâm đến tiếng Nga. Trong phần ghi chú của mình về việc "làm trong sáng tiếng Nga", ông viết rằng không nên thay các từ tiếng Nga bằng các từ ngoại lai trong trường hợp có từ tiếng Nga tương ứng: "Tại sao lại nói (từ tiếng Anh) ‘defect’, trong khi bạn có thể nói (từ tiếng Nga) ‘nedostatki’, hay ‘hedochety’ hay ‘problemy’?".

Cái tên "Lenin"

"Lenin" là một trong những bí danh cách mạng của ông, và sau khi ông nắm quyền thì trở thành tên chính thức: Vladimir Ilyich Ulyanov trở thành Vladimir Ilyich Lenin. Thỉnh thoảng ông được báo chí phương Tây gọi là "Nikolai Lenin"[76], nhưng người dân Liên Xô không bao giờ nghe tới cái tên này.

Đã có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc biệt hiệu đó, và Lenin cũng chưa từng kể rõ tại sao ông lại lựa chọn nó. Bản thân Lenin cũng đã từng viết một cuốn sách về các biệt danh hoạt động cách mạng của ông nhưng trong cuốn sách không hề có đề cập đến bí danh Lenin-cái tên được ký nhiều nhất trong các văn kiện của ông. Đã có nhiều giả thuyết về cái tên Lenin này. Có giả thuyết cho rằng cái tên Lenin là của một cụ già đã chết, sau khi cụ qua đời Ulyanov đã lấy cái tên này làm bí danh cho mình.

Có lẽ biệt hiệu này liên quan tới con sông Lena, tương tự như một nhân vật theo chủ nghĩa Marx nổi tiếng khác ở Nga, Georgi Plekhanov, người lấy biệt hiệu là Volgin theo tên con sông Volga. Có ý kiến cho rằng Lenin lựa chọn sông Lena vì đây là một con sông dài hơn và chảy theo hướng đối diện, nhưng trong cuộc đời mình Lenin không phản đối Plekhanov. Tuy nhiên, chắc chắn rằng nó không liên quan tới vụ hành quyết Lena, vì biệt hiệu đó đã ra đời trước sự kiện này.

Tượng đài, tên địa danh và thành phố

Sau mac lenin là ai

Trong suốt thời đại Xô Viết, nhiều bức tượng của Lenin được dựng lên khắp Đông Âu. Mặc dù rất nhiều bức tượng đã bị hạ xuống, một số vẫn còn tồn tại, và một số tượng lại được dựng mới[77].

Năm 2020, ở nước Nga có khoảng 6000 tượng đài Lê-nin, 1311 tượng đài trong đó được Bộ Văn hóa Liên bang Nga liệt vào danh mục di sản văn hóa được bảo vệ. Có 8.486 đường phố ở Nga được đặt tên gắn với tên tuổi Vladimir Ilyich Lênin, bao gồm những cái tên như Lênin, Leninskaya, Ilyich, Để tưởng nhớ Ilyich, V. Ulyanov, Volodya Ulyanov... Tên quảng trường phổ biến nhất ở Nga là Quảng trường Lênin với 250 quảng trường, chiếm 8% số lượng quảng trường ở Nga. Có 148 đại lộ mang tên Lênin, chiếm 8% số đại lộ ở Nga. Khoảng 80% các thành phố của Nga hiện vẫn có "phố Lênin" và 83% thành phố có tượng đài Lênin[78]

Riêng tại Ukraine, phong trào Euromaidan năm 2014 đã tiến hành bạo động, lật đổ Tổng thống Ukraine thân Nga, lập nên chính phủ cánh hữu Maidan, chính phủ mới này bị Nga cáo buộc là ủng hộ chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa bài Nga. Chính phủ Maidan chủ trương "tất cả những gì liên quan đến Liên Xô phải bị xét lại, tất cả những gì liên quan đến Nga phải được xóa sạch", theo đó các lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít Đức bị bãi bỏ, trong khi những ngày có liên quan đến "Cách mạng cam" và Chủ nghĩa phát xít được ấn định làm ngày lễ quốc gia[79]. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại chống phát xít Đức, cuộc chiến mà hàng triệu người Ucraina đã góp phần xương máu, cũng bị xóa khỏi sách giáo khoa lịch sử vì bị coi là "tàn dư tuyên truyền thời Liên Xô", các cuộc diễu binh để kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5 cũng bị hủy bỏ. Theo chính sách phá hủy mọi biểu tượng thời Liên Xô, chính phủ Maidan đã ra lệnh dỡ bỏ 1.320 bức tượng của Lenin cùng 1.069 di tích khác từ thời Liên Xô, cũng như đổi tên nhiều thành phố, con đường có liên quan tới các nhân vật Nga[80].

Sau mac lenin là ai

Tượng Lenin bị phá dỡ tại công viên Khmelnytski trong phong trào Euromaidan tại Ucraina năm 2014

Tại một số quốc gia, có sự mâu thuẫn trong việc xử lý các bức tượng Lenin. Khi di dời một bức tượng Lenin vào ngày 14/10/2012, Thị trưởng thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ, ông Bat-Uul Erdene (một chính khách chống Cộng) đã gọi Lenin và các đồng chí của ông là "những kẻ sát nhân".[81] Ngược lại, nhiều người Mông Cổ thì tôn kính Lenin bởi ông đã ủng hộ Mông Cổ trong cuộc chiến giành độc lập khỏi Trung Quốc vào năm 1921, và sau đó Liên Xô còn giúp Mông Cổ một lần nữa trong Thế Chiến thứ 2 khi Nhật Bản xâm lược Mông Cổ[82].

Năm 2012, các nhà luật gia của đảng đối lập Dân chủ Cấp tiến Nga đã đưa ra một dự luật, mỗi vùng nên trưng cầu dân ý quyết định là có muốn giữ các tượng Lenin ở vùng mình không, một trong những lý do là tiền bảo trì. Dự luật này cũng được một số đại biểu của đảng cầm quyền Thống nhất Nga hoan nghênh, nhưng nó bị đảng Cộng sản Nga phản đối dữ dội. Dự luật cuối cùng đã được rút lại[83]

Dù Liên Xô đã tan rã, nhưng tại Nga, các di tích thời Liên Xô được bảo tồn như một cách để giáo dục thế hệ sau lòng trân trọng lịch sử. Hàng ngàn bức tượng Lenin lớn nhỏ vẫn đứng tại các công viên, quảng trường công cộng. Một bức tượng Lenin cao 22 mét ở Quảng trường Kaluzhskaya là một trong những bức tượng lớn nhất trong thành phố Moscow (những tượng khác bao gồm Peter Đại đế và Yuri Gagarin - người đầu tiên bay vào vũ trụ).

Nhiều nơi tại Nga cũng được đặt tên Lenin để tưởng nhớ ông. Thành phố Saint Petersburg, nơi mà cách mạng tháng hai cũng như tháng mười bắt đầu, được đổi tên là Leningrad vào năm 1924, 4 ngày sau khi Lenin chết. Vào năm 1991, sau một cuộc bầu cử sôi nổi giữa đảng Cộng sản và đảng Cấp tiến, chính phủ Leningrad đổi tên thành phố trở lại là Sankt-Peterburg trong khi vùng xung quanh (tỉnh Leningrad) vẫn giữ tên. Tương tự như vậy, Gyumri ở Armenia đã được đổi thành Leninakan từ năm 1924 cho tới 1990, Khujand ở Tajikistan Leninabad từ 1936 cho tới 1991. Thành phố Ulyanovsk (quê hương Lenin) vẫn giữ nguyên tên gọi để tưởng nhớ ông (Lenin có họ là Ulyanov).

Nhận định

Sau khi mất, ông vẫn được coi là vị anh hùng lớn nhất của nhân dân Xô Viết[65]. Lenin được xem là một nhà dân tộc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa quốc tế Nga; ông khao khát xây dựng một nước Nga hiện đại và hùng mạnh, đó sẽ là hình mẫu trong quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa cộng sản Nga cũng chính là hình mẫu của chủ nghĩa cộng sản quốc tế[27]. Ở nước ngoài, ông trở thành một biểu tượng của "tính chất Nga" thế kỷ XX[6].

Sau mac lenin là ai

Chân dung Lenin tại lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Lenin

Trong hồi ký Ngôi nhà Bến Ngự và con đò sông Hương, nhà báo Tạ Quang Đạm (em giáo sư Tạ Quang Bửu) đã kể lại rằng trên tường căn nhà tranh 3 gian - nơi ở và cũng là nơi nhà Cách mạng Việt Nam Phan Bội Châu dạy học - có treo nhiều tranh ảnh, trong đó ấn tượng nhất là bức chân dung Lenin được treo trang trọng trên bức tường mặt trước gần sát trần nhà. Có lẽ là một bức họa vẽ theo một bức tượng kiểu huy hiệu. Dưới chân dung có hai chữ Hán: Liệt Ninh (Lenin)[84]. Phan Bội Châu còn viết "Lược truyện Liệt Ninh, vĩ nhân của nước Nga đỏ" viết in trên Binh sự tạp chí, Hàng Châu, Trung Quốc năm 1921[85].

Alexandra Kolontai (1872-1952) - nhà ngoại giao nổi tiếng của Liên Xô (cũ) - đánh giá về ông[86]:

Có những cá nhân - hiếm thấy trong lịch sử loài người - là sản phẩm của một chuyển biến lớn lao đã chín muồi, đã tô đẹp cho cả một thời đại. Trong số những người vĩ đại về tinh thần và ý chí đó là Vladimir Ilich Lenin... Như ở một tiêu điểm, Người đã tập hợp vào trong mình tất cả những cái gì của Cách mạng là nghị lực, là hùng mạnh, không ủy mị trong phá bỏ cái cũ và rất kiên quyết trong xây dựng cái mới.
— Alexandra Kolontai

Theo nhận định của văn hào Nga Maksim Gorky, tràn ngập trong đời sống và công việc của Lenin là "tinh thần hy sinh khắc khổ, thường thấy ở người cách mạng trí thức Nga trung thực, tin tưởng sắt đá vào khả năng thiết lập sự công bằng trên Trái Đất, tinh thần anh hùng của con người đã từ bỏ mọi niềm sung sướng trên đời để hiến mình cho hoạt động gian khổ vì hạnh phúc của mọi người".[86]

Văn hào Nga Maksim Gorky cũng cho rằng tư tưởng của Lenin "giống như cái kim địa bàn, bao giờ cũng chỉ về lợi ích giai cấp của nhân dân lao động... Điều đặc biệt vĩ đại ở Lenin chính là lòng căm thù quyết liệt, không bao giờ tắt trước sự bất hạnh của mọi người, niềm tin chói lọi của đồng chí rằng sự bất hạnh không phải là nền tảng không thể tiêu diệt được của cuộc đời, trái lại nó là điều xấu xa, nhơ nhuốc mà mọi người có thể và cần phải quét sạch đi"[86].

Tác giả "Người Xô Viết chúng tôi" là nhà văn Boris Polevoi đã ghi nhận:[86]

Là người gan dạ và chính trực, đồng chí bao giờ cũng nhìn thẳng vào sự thật. Dù sự thật đôi khi cay đắng và thậm chí khủng khiếp đến thế nào đi nữa, đồng chí cũng không bao giờ giấu giếm mọi người xung quanh, không bao giờ giấu giếm đông đảo đám đông.
— Boris Polevoi

Trong bốn ngày khi mà thi hài Lenin được quàn trong Điện Kremlin, hơn 900.000 người đã tới đưa tang ông. Một trong những chính khách bày tỏ lời chia buồn đến Liên Xô là Thủ tướng Trung Quốc, nhà cách mạng Tôn Trung Sơn, ông đã nói[87]:

"Qua các thời đại của lịch sử thế giới, hàng ngàn nhà lãnh đạo và học giả đã xuất hiện và nói những lời hùng hồn, nhưng đó vẫn chỉ là những lời nói. Người, Lenin, là một ngoại lệ. Người không chỉ nói và dạy cho chúng ta, mà Người đã thực sự biến lời nói thành hành động. Người đã khai sinh ra một quốc gia mới. Người cho chúng ta thấy con đường của cuộc đấu tranh chung... Người, một vĩ nhân, sẽ sống mãi trong ký ức của những người bị áp bức qua hàng thế kỷ."

Tạp chí Time nêu tên Lenin là một trong 100 nhân vật quan trọng nhất của thế kỷ XX, và là một trong 25 biểu tượng chính trị hàng đầu qua mọi thời đại; với đề tựa rằng "trong nhiều thập kỷ, những cuộc nổi dậy của chủ nghĩa Mác-Lenin đã làm rung chuyển thế giới trong khi thi hài của Lenin nằm yên nghỉ tại Quảng trường Đỏ".

Tại bài viết trong Encyclopedia Britannica (Bách khoa toàn thư Anh quốc) được viết bởi giáo sư của Đại học Bắc Illinois, Albert Resis viết[88]:

"Nếu cuộc cách mạng Bolshevik là - như một số người đã gọi nó - là sự kiện chính trị quan trọng nhất của thế kỷ XX, thì sau đó Lenin, dù được coi là có vai trò tốt hay xấu, luôn được coi là nhà lãnh đạo chính trị quan trọng nhất của thế kỷ. Không chỉ trong giới học thuật của Liên Xô cũ, mà ngay cả trong số nhiều học giả không đi theo chủ nghĩa cộng sản, ông đã được coi là nhân vật vĩ đại trên cả hai phương diện: nhà lãnh đạo cách mạng và chính khách cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử, cũng như là nhà tư tưởng cách mạng lớn nhất kể từ Karl Marx"

Nhà bác học thế kỉ XX Albert Einstein- một người theo chủ nghĩa xã hội đã đánh giá về Lenin:

"Tôi tôn vinh Lenin như là một người hoàn toàn hy sinh bản thân và dành tất cả tâm huyết của mình để thực hiện công bằng xã hội. Tôi không quan tâm phương pháp của ông ấy có thực tế không, nhưng chắc chắn một điều là: ông ấy là mẫu người bảo vệ và phục hưng nhân loại."

Những câu nói nổi tiếng

  • Người Cộng sản phải có một cái đầu lạnh và một trái tim hồng![89]
  • Các thầy, cô giáo và Hồng quân đều là những thành trì của Cách mạng!
  • Chúng ta không ngốc, nhưng hãy giả bộ như những thằng ngốc!
  • Một nhà văn nếu như không tưởng tượng mình là thằng ngốc thì sẽ không thể miêu tả về thằng ngốc được!
  • Học, học nữa, học mãi!
  • Một người có súng có thể điều khiển 100 mà không cần một.

Xem thêm

  • Leningrad
  • Danh sách các tượng Lenin
  • Cách mạng Nga 1917

Tham khảo

  1. ^ Hội đồng Lập hiến bị chính phủ Bolshevik tuyên bố giải tán, kết thúc nhiệm kỳ.
  2. ^ Volkogonov 1994, tr. 327; Tumarkin 1997, tr. 2; White 2001, tr. 185; Read 2005, tr. 260.
  3. ^ Không thể phủ nhận vai trò của V.I. Lê-nin đối với cách mạng vô sản, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, 20/04/2017
  4. ^ V.I.Lênin - Lãnh tụ vĩ đại của cách mạng vô sản thế giới, Tạp chí Cộng sản, 21-04-2019
  5. ^ “Tạp chí Time số 14|Vol. 151 ngày 13 tháng 4 năm 1998. 100 người nổi bật của thế kỷ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2013.
  6. ^ a b Christopher Read (2005). Lenin: A Revolutionary Life. tr. 4.
  7. ^ Lenin: A Biography. Robert Service. 2002. ISBN 0-330-49139-3.
  8. ^ “Vladimir Ilyich Lenin: The Development of Capitalism in Russia”.
  9. ^ Tiểu sử V.I Lenin (1870-1924) - Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
  10. ^ Joe Fineberg; George Hanna (1999). “Vladimir Ilyich Lenin: What Is To Be Done?”. Lenin’s Selected Works. tr. 119-271.
  11. ^ Cách mạng Nga 1899-1919. tr. 789-795.
  12. ^ “V. I. Lenin: Lessons of the Commune”. Zagranichnaya Gazeta. ngày 23 tháng 3 năm 1908.
  13. ^ Robert G. Wesson (1978). Lenin's Legacy: The Story of the Cpsu. tr. 44.
  14. ^ “Phần 2. Người cách mạng chuyên nghiệp”. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2012.
  15. ^ a b Kỷ niệm 90 năm cách mạng Tháng 10 Nga vĩ đại từ (7/11/1917-7/11/2007): Những điều mới biết về Lenin
  16. ^ Thomas Purcell. The Return of the Kings.
  17. ^ Christopher Read (2005). Lenin: A Revolutionary Life. tr. 161.
  18. ^ “Vladimir Ilyich Lenin: The Tasks of the Proletariat in the Present Revolution”.
  19. ^ Christopher Read. Từ chế độ Nga hoàng tới Xô viết. tr. 151–153.
  20. ^ “Leon Trotsky: The History of the Russian Revolution”.
  21. ^ Karl G. Heinze (2003). Baltic Sagas: Events and Personalities that Changed the World!. tr. 242.
  22. ^ Marvin Perry, Matthew Berg, James Krukones. Sources of European History Since 1900. tr. 103.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  23. ^ “Lenin: The State and Revolution”. Lenin Internet Archive.
  24. ^ a b http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/su-kien-va-nhan-chung/cuoc-cach-mang-xa-hoi-chu-nghia-thang-muoi-nga-nam-1917-3320
  25. ^ a b “Sắc lệnh về hòa bình” của V.I.Lênin - Cương lĩnh hòa bình đầu tiên của nhân loại
  26. ^ Putin accuses Bolsheviks of treason
  27. ^ a b Marvin Perry, Myrna Chase, Margaret Jacob, James R. Jacob, Theodore H. Von Laue. Western Civilization: Ideas, Politics, and Society: From the 1600s. 2. tr. 738-739.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  28. ^ https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/cuoc-chien-17-trieu-nguoi-thiet-mang-khien-de-quoc-nga-sup-do-c415a993084.html
  29. ^ http://www.ijors.net/issue6_2_2017/pdf/__www.ijors.net_issue6_2_2017_article_2_francis.pdf
  30. ^ Sheila Fitzpatrick, Cuộc cách mạng Nga, Oxford: Nhà XB Đại học Oxford (2008), tr. 66
  31. ^ Stephen Anthony Smith (2017). Russia in Revolution: An Empire in Crisis, 1890 to 1928. Oxford University Press. tr. 155. ISBN 978-0-19-873482-6.
  32. ^ Christopher Read, Lenin: Một cuộc đời cách mạng, Abingdon: Routledge 2005, trang 192
  33. ^ a b “V. I. Lenin: The Constituent Assembly Elections and The Dictatorship of the Proletariat”. ngày 19 tháng 12 năm 1919.
  34. ^ “Lenin and the First Communist Revolutions, IV”.
  35. ^ E. H. Carr, Cách mạng Bolshevik 1917-1923, London: Penguin (1966), tr. 121.
  36. ^ “V. I. Lenin: Third All-Russia Congress Of Soviets Of Workers', Soldiers' And Peasants' Deputies”.
  37. ^ Stephane Courtois; và đồng nghiệp (1999). The Black Book of Communism. Harvard University Press. ISBN 0-674-07608-7.
  38. ^ Lenin lần đầu gọi 'trí thức là phân' trong thư gửi Gorky, BBC Tiếng Việt, 24/1/2020
  39. ^ Trí thức Nga bị chính quyền Lenin trục xuất trên hai con tàu lưu vong, BBC Tiếng Việt, 19 tháng 10 năm 2018
  40. ^ Thư gửi Maksim Gorky. Viết ngày 15/9/1919
  41. ^ https://petrotimes.vn/dang-sau-vu-muu-sat-vi-lenin-nam-1918-phan-2-315696.html
  42. ^ Đằng sau vụ mưu sát V.I Lênin năm 1918 (Phần 3)
  43. ^ Source List and Detailed Death Tolls for the Twentieth Century Hemoclysm
  44. ^ “V.I. Lenin: The Revolutionary Proletariat and the Right of Nations to Self-Determination”.
  45. ^ V.I.Lênin. Toàn tập, Tập 34. Nhà xuất bản Tíến bộ, Mátxcơva, 1976, trang 258
  46. ^ “Porgoms”.
  47. ^ “Lenin's Jewish roots, đã mở ngày 2 tháng 11 năm 2017”.
  48. ^ V. I. Lenin: Anti-Jewish Pogroms
  49. ^ Tranh cãi về 'Di chúc Lenin muốn loại Stalin', BBC Tiếng Việt, 16 tháng 1 năm 2018
  50. ^ Б.В. Петровский «Ранение и болезнь В.И. Ленина»/«Правда» 25-26.1.1990
  51. ^ V. Lerner, Y. Finkelstein, E. Witztum (2004). The Enigma of Lenin's (1870–1924) malady. 11. European Journal of Neurology. tr. 371-6. doi:10.1111/j.1468-1331.2004.00839.x.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  52. ^ C. J. Chivers (ngày 22 tháng 6 năm 2004). “A Retrospective Diagnosis Says Lenin Had Syphilis”. The New York Times. Truy cập ngày 9 tháng 5 năm 2013.
  53. ^ Lenin died of syphilis: Israeli researchers
  54. ^ “Vladimir Lenin died from syphilis, new research claims”. Telegraph. ngày 22 tháng 10 năm 2009.
  55. ^ http://www.d.umn.edu/cla/NEPera/docs/Vol_6_Pogorelskin-review-5.pdf
  56. ^ Sherry Noik (ngày 4 tháng 5 năm 2012). “Stress, not syphilis, killed Lenin”. Toronto Sun. QMI. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  57. ^ «Пока врачи молчат, власть их не трогает»
  58. ^ Комсомольская правда» 19.12.2001
  59. ^ https://utro.ru/articles/2012/05/04/1044757.shtml
  60. ^ Александр Грудинкин. "В поисках тайны Ленина", Знание-сила №1 2004
  61. ^ Известия Саратовского медицинского университета № 2(56) февраль 2005
  62. ^ https://www.rbth.com/science_and_tech/2016/10/31/new-research-sheds-light-on-lenins-mysterious-death_643727
  63. ^ “Leon Trotsky: The History of the Russian Revolution”. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  64. ^ Orlando Figes (ngày 27 tháng 10 năm 1996). Censored by His Own Regime. New York Times. tr. 204.
  65. ^ a b c d e Abraham Resnick (1987). Lenin: Founder of the Soviet Union. tr. 9.
  66. ^ “Flight From Freedom: What Russians Think and Want”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 6 tháng 5 năm 2006.
  67. ^ “Имя Россия”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2011.
  68. ^ http://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/v-putin-khong-muon-hoa-tang-thi-hai-lenin-17974.html
  69. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 17 tháng 3 năm 2017.
  70. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Thứ Bảy. ngày 17 tháng 4 năm 2010. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2010.
  71. ^ “138 năm ngày sinh của V.I. Lenin: Dấu ấn không phai”. ngày 13 tháng 4 năm 2008.
  72. ^ Báo Nhân dân, số 42, ngày 24-1-1952.
  73. ^ Service, Robert (2000). Lenin: A Biography. London: Macmillan. ISBN 978-0-333-72625-9, trang 389
  74. ^ The Unknown Lenin: From the Secret Archive. New Haven, Connecticut: Yale University Press. ISBN 978-0-300-06919-8, trang 11
  75. ^ Service, Robert (2000). Lenin: A Biography. London: Macmillan. ISBN 978-0-333-72625-9.
  76. ^ “Soviets in Action”.
  77. ^ Two Lenin monuments opened in Luhansk Oblast, UNIAN (ngày 22 tháng 4 năm 2008)
  78. ^ Tạp chí STRELKA MAG. Tháng 10/2020
  79. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2019.
  80. ^ Ukraine has removed 1,320 statues of Lenin in an attempt to remove Soviet-era symbols
  81. ^ “Thủ đô Mông Cổ kéo đổ tượng Lenin”. BBC. ngày 14 tháng 10 năm 2012.
  82. ^ “Last stand for Ulaanbaatar's Lenin statue”. Australia Network News. Truy cập 11 tháng 2 năm 2015.
  83. ^ "All monuments of Lenin to be removed from Russian cities", RT (ngày 20 tháng 11 năm 2012)
  84. ^ Phan Bội Châu, người đầu tiên treo ảnh Lê-nin ở Việt Nam, Nguyễn Khắc Phê, Ông già Bến Ngự" – Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1987
  85. ^ PHAN BỘI CHÂU – NHÀ VĂN HÓA Lưu trữ 2013-09-28 tại Wayback Machine, Nguyễn Đình Chú, Trung tâm Văn hóa học Lý luận và Ứng dụng, Trường Đại học KHXH & NV - ĐHQG Tp. HCM
  86. ^ a b c d “Lãnh tụ Xôviết Vladimir Ilich Lenin: Một người Nga chân chính”. CAND.com. ngày 12 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  87. ^ Gorin, Vadim, Lenin: A Biography (1983) Progress Publishers, pp. 469–70
  88. ^ “Vladimir Ilich Lenin biography - prime minister of Union of Soviet Socialist Republics”. Encyclopedia Britannica. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2015.
  89. ^ “V.I. Lenin nói về tư cách, đạo đức của người cán bộ, Đảng viên Cộng sản”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 5 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2010.

Đọc thêm

  • Leon Trotsky, Lenin
  • Robert Service, Lenin: A Biography
  • Revolution at the Gates: A Selection of Writings from February to October 1917 by V. I. Lenin, Slavoj Zizek (Editor), Verso Books, ISBN 1-85984-661-0
  • Louis Fischer, The Life of Lenin, ISBN B00005W8VC (This is an Amazon.com number; many other options are available through ABE)
  • Leszek Kolakowski, Main Currents of Marxism
  • John Gooding, Socialism In Russia: Lenin and His Legacy, 1890–1991
  • Anton Pannekoek, Lenin as Philosopher
  • Dmitri Volkogonov, Lenin: A New Biography
  • Robert Tucker, "The Lenin Anthology"
  • Lenin Internet Archive Biography includes interviews with Lenin and essays on the leader

Liên kết ngoài

Tiếng Việt

  • Tài liệu về bảo vệ thi hài và lăng Lenin công bố nhân kỷ niệm 135 năm ngày sinh của ông

Tiếng Anh

  • Marxists.org Lenin Internet Archive — Extensive compendium of writings, a biography, and many photographs
  • Article on Lenin written by Trotsky for the Encyclopedia Britannica
  • Reminiscences of Lenin by N. K. Krupskaya
  • Impressions of Soviet Russia, by John Dewey
  • Information on Lenin's Grave
  • The Lenin Museum Lưu trữ 2006-02-16 tại Wayback Machine in Tampere, Phần Lan
  • The Unknown Lenin: From the Secret Archives
  • Lenin and the First Communist Revolutions
  • V.I.Lenin.info: voting about carrying out of a body of Lenin from the Mausoleum. (Russian) (Red - against, Dark blue - for, Grey - I abstain)
  • Lenin's Testament's article on Wikipedia
  • Lenin's Testament (text)

Những tác phẩm chọn lọc

  • The Development of Capitalism in Russia
  • What Is To Be Done?
  • One Step Forward, Two Steps Back
  • Two Tactics of Social-Democracy in the Democratic Revolution
  • Materialism and Empirio-Criticism
  • The Right of Nations to Self-Determination
  • Imperialism, the Highest Stage of Capitalism
  • The State and Revolution
  • The Proletarian Revolution and the Renegade Kautsky
  • Left-Wing Communism: An Infantile Disorder
  • Lenin's Testament
  • Lenin's last letter to Stalin

  • x
  • t
  • s

Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô

Tổ chức

  • Đại hội
  • Tổng bí thư
  • Bộ Chính trị
  • Ban Bí thư
  • Ban Chấp hành Trung ương
  • Cục Tổ chức
  • Ủy ban Kiểm tra
  • Đoàn Thanh niên Cộng sản
  • Thiếu niên tiền phong
  • Báo Sự thật

Sau mac lenin là ai

Đại hội

  • Lần 1 (1898)
  • Lần 2 (1903)
  • Lần 3 (1905)
  • Lần 4 (1906)
  • Lần 5 (1907)
  • Lần 6 (1917)
  • Lần 7 (1918)
  • Lần 8 (1919)
  • Lần 9 (1920)
  • Lần 10 (1921)
  • Lần 11 (1922)
  • Lần 12 (1923)
  • Lần 13 (1924)
  • 14 (1925)
  • 15 (1927)
  • 16 (1930)
  • 17 (1934)
  • 18 (1939)
  • 19 (1952)
  • 20 (1956)
  • 21 (1959)
  • 22 (1961)
  • 23 (1966)
  • 24 (1971)
  • 25 (1976)
  • 26 (1981)
  • 27 (1986)
  • 28 (1990)

Lãnh đạo
Lãnh đạo đảng

  • Vladimir Ilyich Lenin (1912–1924)
  • Iosif Vissarionovich Stalin (1929–1953)
  • Nikita Sergeyevich Khrushchyov (1953–1964)
  • Leonid Ilyich Brezhnev (1964–1982)
  • Yuri Vladimirovich Andropov (1982–1984)
  • Konstantin Ustinovich Chernenko (1984–1985)
  • Mikhail Sergeyevich Gorbachyov (1985–1991)

Đảng trực thuộc

  • Armenia
  • Azerbaijan
  • Byelorussia
  • Bukhara
  • Estonia
  • Gruzia
  • Karelia-Phần Lan
  • Kazakhstan
  • Khorezm
  • Kirghizia
  • Latvia
  • Litva
  • Moldova
  • Nga Xô viết
  • Tajikistan
  • Ngoại Kavkaz
  • Turkestan
  • Turkmenistan
  • Ukraina
  • Uzbekistan