Sau sinh 2 tháng ra máu đỏ thăm

Sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu, điều này hẳn khiến ai lần đầu làm mẹ cảm thấy thực sự lo lắng. Hầu hết các thông tin đều chỉ ra rằng sản dịch sẽ sớm hết trong vòng khoảng 30 ngày, lâu hơn là 45. Kéo dài tới con số 60 thì đương nhiên phải có vấn đề gì đó. Vậy sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu có nguy hiểm không?

Sau sinh 2 tháng ra máu đỏ thăm
Sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu khiến nhiều mẹ hoang mang, lo lắng

Vì sao sau khi sinh vẫn ra máu?

Thông thường sau khi sinh, cơ thể sẽ “tống khứ” một lượng lớn máu, mô bóc tách từ tử cung và vi khuẩn ra ngoài cơ thể. Dịch âm đạo này, còn được gọi là sản dịch sau sinh thường có màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi như màu kinh nguyệt. Sản dịch sau sinh là điều không thể tránh khỏi, dù bạn sinh thường hay sinh mổ.

Với thành phần chủ yếu là huyết dịch, máu cục nhỏ và màng bong tử cung, sản dịch trong những ngày đầu sẽ có màu đỏ sậm. Tuy nhiên, dịch này sau đó sẽ nhạt dần theo thời gian và biến mất hẳn. Tùy theo cơ địa, sản dịch có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần.

Nhưng vẫn không ít trường hợp sinh mổ 2 tháng vẫn ra. Nếu hiệu tượng này không xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau bụng, đau tử cung, mẹ không nên quá lo.

Sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu có nguy hiểm không?

Câu trả lời còn tùy thuộc vào việc âm đạo có ra máu liên tục hay không. Nếu tình trạng ra máu không liên tục, cách nhau khoảng 1 - 2 tuần, đó có thể là tình trạng kinh non sau sinh.

Kinh non sau sinh là hiện tượng sinh lý rất bình thường, báo hiệu niêm mạc tử cung đã phục hồi. Thời gian xuất hiện kinh non không dài, thường chỉ khoảng nửa ngày, hoặc 3 - 5 ngày tùy cơ địa.

Những trường hợp ra máu âm đạo sau khi sản dịch nhạt dần lại là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hoạt động quá mức. Mẹ nên dành thật nhiều thời gian thư giãn, nghỉ ngơi để cơ thể được ổn định. Nếu tình trạng sinh mổ 2 tháng vẫn ra vẫn ra máu không giảm, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra lại.

Với những trường hợp sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu liên tục, sản dịch có kèm theo mùi hôi, triệu chứng đau bụng, mẹ nên đến bệnh viện để thăm khám ngay lập tức. Vì đây có thể là dấu hiệu của bế sản dịch, tình trạng sản dịch không thoát ra ngoài, vẫn ứ đọng trong tử cung.

Sau sinh 2 tháng ra máu đỏ thăm
Sau sinh mổ mẹ nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn

Bế sản dịch thường xảy ra với ai?

Theo các chuyên gia, mẹ sau sinh ít vận động, nằm nhiều thường có nguy cơ bị bế sản dịch cao hơn. Ngoài ra, bế sản dịch cũng có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng hậu sản, sót nhau hoặc băng huyết sau sinh.

Khi gặp các triệu chứng bất thường về sản dịch, mẹ nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân cũng như sớm chữa trị.

Cách phòng tránh bế sản dịch sau sinh là gì?

Trừ những trường hợp do nhiễm trùng hậu sản, hoặc băng huyết, mẹ sau sinh có thể chủ động phòng tránh hiện tượng bế sản dịch sau sinh với những cách đơn giản sau:

Vệ sinh “cô bé” đúng cách

Thường xuyên vệ sinh vùng kín sẽ hạn chế sự sinh sôi của các loại vi khuẩn. Bên cạnh việc dùng nước ấm để vệ sinh âm đạo, mẹ sau sinh cũng nên lưu ý đến tần suất thay băng.

Bạn cần thay băng vệ sinh từ 4 - 5 lần/ngày hoặc nhiều hơn trong những ngày đầu tiên, khi sản dịch xuất hiện nhiều. Kể cả khi sản dịch bắt đầu ít dần đi, mẹ cũng vẫn nên thay băng thường xuyên, không nên để băng quá 6 tiếng vì dễ gây viêm nhiễm.

Vận động, nghỉ ngơi hợp lý

Sau sinh 2 tháng ra máu đỏ thăm
Tập thể dục nhẹ nhàng là cách giúp phòng tránh bế sản dịch

Tránh làm việc nặng như chạy bộ, bê, khuân vác... cũng như hạn chế vận động là lời khuyên cho các mẹ sau sinh 2 tháng vẫn ra máu. Tuy nhiên, mẹ nên phân biệt việc hạn chế vận động và nằm lì một chỗ.

Các chuyên gia khuyến khích mẹ nên tập thể dục sau sinh mổ hợp lý, cố gắng ngồi dậy và xuống giường đi lại nhẹ nhàng sau khi sinh 1 ngày. Việc này sẽ kích thích tuần hoàn máu và co bóp tử cung, giúp sản dịch nhanh chóng được tống hết ra ngoài.

Hơn nữa, đứng lên đi lại cũng giúp tăng cường nhu động ruột, giúp khí nhanh thoát ra ngoài, tránh nguy cơ tắc ruột và mạch máu.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Tăng cường bổ sung dinh dưỡng không chỉ giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, tránh lại sự tấn công của vi khuẩn mà còn giúp mẹ sau sinh nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Mẹ nên ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin C, D và chất xơ.

Tóm lại, sinh mổ 2 tháng vẫn ra máu có nguy hiểm hay không còn tùy các triệu chứng đi kèm. Mẹ nên tìm hiểu thêm nhiều những thông tin về sản dịch và kinh nguyệt sau sinh cũng như cách chăm sóc mẹ sau sinh mổ phù hợp. Nếu phát hiện những triệu chứng bất thường, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chữa trị kịp thời.

Bảo Hân

Sau sinh 2 tháng ra máu đỏ thăm

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS. Bs CK II Nguyễn Công Định - Phó Giám đốc Trung tâm Khám, điều trị sản phụ khoa và Chăm sóc sức khỏe sinh sản - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội (Cơ sở II)

Sau sinh 2 tháng ra máu đỏ thăm

Sau sinh 2 tháng ra máu đỏ thăm

ThS. Bs CK II Nguyễn Công Định (Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội)

Bế sản dịch sau sinh là việc tử cung không co bóp dẫn đến sản dịch không được đẩy ra ngoài. Sản phụ cần phải nắm rõ dấu hiệu nhận biết cũng như cách phòng tránh của hiện tượng này để không bị những rối loạn có hại. 

Thời gian ra sản dịch trong bao lâu?

Thông thường, sản dịch sẽ ra trong khoảng từ 2-6 tuần. Nhiều nhất là trong 45 ngày. Tuy nhiên, khi xảy ra một trong số 2 trường hợp sau thì rất có thể mẹ đã bị bế sản dịch sau sinh:

- Thời gian ra sản dịch sau 45 ngày.

- Sinh xong không thấy có sản dịch.

Dấu hiệu bế sản dịch sau sinh

- Có triệu chứng sốt (38-39 độ C).

- Cảm thấy đau tức ở vùng bụng dưới.

- Sờ thấy cứng ở bụng, có cục ở trong.

- Ở vùng âm đạo vẫn thấy có sản dịch nhưng có mùi hôi tanh vì nhiễm trùng.

- Khi ấn vào đáy tử cung thì đau nhiều.    

Sau sinh 2 tháng ra máu đỏ thăm

Khi bị bế sản dịch sau sinh, sản phụ sẽ cảm thấy đau tức ở vùng bụng dưới. (Ảnh minh họa)

Một số dấu hiệu bất thường về sản dịch

- Hết sản dịch ra máu tươi: Sản dịch có máu đỏ tươi khi sản dịch đã nhạt đi có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hoạt động quá mức và chị em cần thêm thời gian phục hồi. Hiện tượng hết sản dịch lại ra máu tươi hay còn gọi là kinh non sau sinh có thể xảy ra với 25% phụ nữ sau sinh trong vòng 6 tuần đầu, do niêm mạc tử cung phục hồi và bong tróc. Đây là hiện tượng bình thường, mẹ không cần quá lo lắng.

- Hết sản dịch ra máu đỏ thẫm: Trong 3 ngày đầu, sản dịch ra nhiều trung bình khoảng 250ml, có màu đỏ thẫm vì khi sản dịch thoát ra ngoài kéo theo các cục máu đông nhỏ. Tình trạng ra máu đỏ thẫm kéo dài hơn 10 ngày sau sinh thì nên đến bác sĩ để kiểm tra lại

- Sản dịch có mùi hôi: Đi kèm với triệu chứng đau bụng, sốt có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tử cung, các phần phụ như ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc nhiễm trùng âm đạo.

- Ra máu nhiều bất thường: Máu càng đỏ đậm và có xuất hiện cục máu. Đây có thể là dấu hiệu băng huyết, cần được cấp cứu ngay.

Sản dịch hết nhanh nhưng lại có cảm giác đau, trướng bụng có thể do tử cung có vấn đề.

Cách nhanh hết sản dịch

1. Vận động, nghỉ ngơi hợp lý

- Sau khi sinh, sản phụ chỉ nên nằm yên tĩnh dưỡng trong 8 tiếng đầu tiên. Sau đó thì cần vận động đi lại nhẹ nhàng. Nếu nằm nhiều, không vận động thì tử cung sẽ không co bóp, dẫn đến việc sản dịch không được đẩy ra ngoài. a

- Mẹ có thể thoải mái nằm nghiêng trái, nghiêng phải để hỗ trợ cho quá trình lưu thông máu. Tuy nhiên, tránh nằm vắt chéo chân vì sẽ làm cản trở việc đưa sản dịch ra ngoài.

- Trong trường hợp mẹ có tử cung ngả trước và sinh thường thì mỗi ngày có thể nằm sấp từ 20-30 phút. Điều này sẽ giúp sản dịch ra được dễ dàng hơn.

Sau sinh 2 tháng ra máu đỏ thăm

Sau khi sinh, sản phụ nên vận động và nghỉ ngơi hợp lý để phòng ngừa. (Ảnh minh họa)

 2. Chú ý vệ sinh vết mổ và vùng kín

- Đối với các sản phụ sinh mổ, phải thay băng 4-5 lần/ngày trong vài ngày đầu tiên. Như vậy sẽ giúp tránh bị viêm, gây nhiễm trùng hậu sản.  

- Sản dịch sẽ ra nhiều trong những ngày đầu sau sinh. Vì thế, mẹ cần phải chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ theo hướng dẫn sau:

+ Thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần.

+ Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm, nước muối loãng, nước trà xanh hoặc lá trầu không.  

3. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Sau khi sinh, chế độ dinh dưỡng của sản phụ rất quan trọng. Đây là yếu tố sẽ giúp cơ thể phục nhanh chóng phục hồi và tránh được tình trạng bế sản dịch. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho các mẹ:

- Bổ sung đa dạng các loại vitamin, khoáng chất thiết yếu có trong thịt, cá, trứng, sữa, rau, củ quả…

- Để giúp sản dịch đẩy nhanh ra ngoài và phục hồi tử cung, chị em nên ăn nhiều rau ngót hoặc uống nước rau ngót xay.

4. Cho bé bú sớm

Để tốt nhất thì mẹ nên cho bé bú ngay khi có thể. Việc này sẽ giúp gắn kết tình mẫu tử, kích thích cho sữa về nhanh hơn. Ngoài ra nó sẽ làm tử cung nhanh phục hồi, hạn chế nguy cơ băng huyết và bế sản dịch sau sinh.

Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!

Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/het-san-dich-ra-mau-do-tuoi-do-tham-va-dau-hieu-be...Nguồn: http://thoidaiplus.suckhoedoisong.vn/het-san-dich-ra-mau-do-tuoi-do-tham-va-dau-hieu-be-san-dich-d224221.html

Xem thêm chủ đề Bế sản dịch sau sinh

Theo ThS. Bs CK II Nguyễn Công Định (thoidaiplus.suckhoedoisong.vn)