Sinh mổ nằm phòng hồi sức bao lâu

Sau quá trình mổ lấy thai, sản phụ chỉ được nhìn khuôn mặt thiên thần của mình trong chốc lát. Em bé sẽ được vệ sinh sạch sẽ, quấn tã và chuyển cho người thân chăm sóc, còn sản phụ vẫn nằm trên bàn mổ để thực hiện nốt quá trình sinh nở còn lại: Khâu vết mổ.

Khi toàn bộ thủ tục hoàn tất, một chiếc băng chuyền lạnh ngắt phủ tấm ga trắng đẩy sản phụ về phòng hậu phẫu.

Một căn phòng lạnh ngắt với tiếng máy chạy, pha chút rên rỉ đau đớn xen kẽ trong tiếng thều thào trò chuyện của sản phụ.

Với thời khắc 6 giờ đồng hồ trước khi được gặp những đứa con bé bóng, các bà mẹ như dấn thân vào một trận chiến với muôn vàn nỗi đau sau khi thuốc mê, thuốc tê hết tác dụng.

Từ cơn đau co thắt tử cung, cơn đau của vết mổ dài hơn chục cm cho đến những lần đau buốt khi được truyền thuốc vào tĩnh mạch.

Với những sản phụ gây tê màng cứng, toàn bộ phần thân dưới từ thắt lưng trở xuống sẽ ‘bất động’, tuy nhiên vẫn có thể ý thức và hoạt động phần thân trên. Tùy cơ địa từng người, khoảng gần 1 giờ sau mổ, phần dưới cơ thể dần có cảm giác.

Với những trường hợp sản phụ có nguy cơ tai biến cao với các triệu chứng như sản giật, tiền sản giật nặng, rau bong non, có rau tiền đạo thể bán trung tâm hoặc trung tâm… sẽ được khuyến cáo sử dụng phương pháp gây mê nội khí quản. Với phương pháp này, các sản phụ gần như ‘bất tỉnh’.

Sau khoảng 30 phút sau mổ, sản phụ sẽ dần lấy lại được ý thức tuy nhiên cơ thể vẫn còn bất động. Khoảng 3 giờ sau, cơ thể sản phụ sẽ cảm nhận được cơn đau co tử cung và vết mổ lấy thai.

Ngoài phải chứng kiến những cơn đau ‘ra nước mắt’, phòng hậu phẫu cũng chứng kiến nhiều câu chuyện ‘dở khóc, dở cười’. Đặc biệt, trước khi tiến hành phẫu thuật, sản phụ được các bác sĩ yêu cầu không ăn hoặc ăn nhẹ.

Chính vì vậy, tất cả các bà mẹ đều không thoát khỏi cơn đói, cơn khát suốt quãng thời gian chờ đợi.

Ngoài đau, đói, khát, nhiều sản phụ còn chia sẻ họ bị phản ứng với thuốc gây tê trước đó với các biểu hiện như buồn nôn, nôn.  

Với mỗi câu chuyện sinh nở là một câu chuyện khác nhau trong phòng hậu phẫu, từ chuyện đau ra sao, phản ứng thuốc thế nào…

Thế nhưng, tất cả cùng mang một niềm hạnh phúc to lớn đó là được thực hiện thiên chức làm mẹ thiêng liêng.

Để phòng tránh những biến chứng sau khi sinh mổ bạn cần thực hiện theo những chỉ dẫn sau:

 - Không nên nằm bất động một chỗ trên giường, cần xoay trở nằm nghiêng phải hoặc nghiêng trái, trong ngày đầu tiên sau mổ.

- Sang đến ngày thứ 2 trở đi, nên ngồi dậy và đi lại. 

- Có thể nằm sấp mỗi ngày 20 – 30 phút, giúp cho sản dịch được thoát ra dễ dàng, đồng thời nên mát-xa bụng mỗi ngày giúp cho tử cung co hồi tốt và đẩy sản dịch ra ngoài nhanh hơn.

31/10/2018

6 tiếng sau khi sinh mổ

- Tư thế nằm: Sau khi về đến phòng hậu phẫu, sản phụ nên nằm nghiêng đầu sang một bên, thẳng người và không dùng gối. Mục đích của việc làm này là do các sản phụ hay sử dụng phương pháp gây tê màng cứng, sau khi mổ nên nằm thẳng người, không dùng gối để tránh đau đầu. Ngoài ra nên nằm nghiêng đầu sang một bên để tránh nôn. Các y bác sỹ sẽ giúp sản phụ cố định túi thông tiểu ở vị trí thích hợp và lót giấy vệ sinh dưới mông, định kỳ thăm khám tử cung để xem xét sự co tử cung và tình trạng xuất huyết âm đạo.

- Kịp thời cho bé bú: Trẻ cần được bú sữa non ngay sau khi chào đời. Đây là kinh nghiệm quý báu dành cho cả mẹ và bé. Phản xạ mút sữa của trẻ sẽ kích thích sự co tử cung, giảm được hiện tượng xuất huyết tử cung, giúp cho vết thương mau lành.

- Không nên ăn: Không nên ăn trong vòng 6 tiếng sau khi mổ. Nguyên nhân là do sau khi mổ ruột bị kích thích nên chức năng của đường ruột bị hạn chế, nhu động ruột giảm và chậm lại, trong khoang ruột có nhiều khí tích tụ, vì thế sau khi mổ thường có cảm giác đầy bụng. Để giảm bớt khí trong ruột, tạm thời chưa nên ăn uống gì.

1 ngày sau khi sinh mổ

- Tư thế nằm: Lúc này có thể nằm thẳng và dùng gối, tuy nhiên vẫn nên nằm nghiêng đầu sang một bên, có thể dùng chăn để đệm ở sau lưng làm sao cho thân người tạo với giường một góc 20-300, mục đích của việc làm này là giảm va chạm đến vết mổ và giảm đau khi dịch chuyển cơ thể, giúp sản phụ cảm thấy dễ chịu hơn.

- Phương pháp giảm đau: Sau khi thuốc tê hết tác dụng, sản phụ thường thấy đau ở vết mổ, lúc này có thể nhờ bác sỹ kê đơn thuốc để làm dịu cơn đau.

- Ăn ngay khi có thể: 6 tiếng sau khi mổ có thể uống một số loại canh giúp loại bỏ bớt khí ra ngoài như canh củ cải để tăng cường nhu động ruột, giảm đầy hơi đồng thời bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên cần tránh (ăn ít hoặc không ăn) những chất có đường, đậu tương, các thực phẩm dạng tinh bột để tránh đầy hơi thêm.

- Vận động càng sớm càng tốt: Lúc này phải đặc biệt chú ý đến việc giữ ấm cơ thể và sự thông suốt của các đường ống dẫn trong cơ thể; thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, thay giấy vệ sinh, thi thoảng thay đổi tư thế nằm, lật người, vận động chân tay.

Sau khi phục hồi tri giác, cảm giác sau mổ thì nên vận động chân tay, 24 tiếng sau mổ nên tập trở mình, ngồi dậy và xuống giường vận động nhẹ nhàng, nếu điều kiện cho phép có thể đi lại; vận động giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu, giúp miệng vết thương mau lành, hơn nữa lại có thể gia tăng nhu động ruột, giúp đẩy nhanh khí ra ngoài đồng thời dự phòng được chứng dính ruột và tắc động mạch.

1 tuần sau khi sinh mổ

- Uống nhiều nước: 3-5 ngày sau khi mổ cơ thể người mẹ vẫn còn suy nhược. Vết mổ vẫn còn đau, những người mẹ trẻ sẽ bị táo bón và có cảm giác đầy hơi, đó là do ảnh hưởng của thuốc tê, vì thế uống thật nhiều nước là điều cần thiết. Tốt nhất là nên uống trà nóng hoặc nước có nhiệt độ không thấp hơn nhiệt độ phòng.

- Kịp thời đi vệ sinh: Sau khi mổ do bị đau nên bụng không thể dùng sức, việc đi tiểu tiện đại tiện không thể được bài tiết kịp thời dễ gây sỏi thận hoặc táo bón. Lúc này cần theo thói quen thông thường, tạo thành thói quen đi tiểu tiện, đại tiện kịp thời.

Nhờ mọi người trong gia đình giúp đỡ: Thường sau khi sinh mổ từ 5-7 ngày sản phụ sẽ được xuất viện. Sau khi ra viện, sản phụ cần có người giúp đỡ để làm việc nhà và chăm sóc em bé. Tốt nhất là bố bé có thể nghỉ phép hoặc cả gia đình (ông bà nội ngoại…) cùng giúp sức.

- Ăn uống: Sau khi sản phụ đã đào thải được khí ra ngoài cơ thể có thể ăn uống bắt đầu từ những loại thức ăn lỏng đến sền sệt, nên chọn loại thức ăn có nhiều dinh dưỡng mà lại dễ tiêu hoá như canh trứng gà, cháo nhuyễn, mỳ..sau đó tuỳ theo thể chất của sản phụ để dần dần khôi phục lại chế độ ăn như bình thường. Lúc này không cần vội phải sử dụng những loại canh để giúp tiết sữa như canh gà hay canh thịt.

2 tháng sau khi sinh mổ

- Không nên vác nặng: Không nên mang vác vật nặng hơn trọng lượng của em  bé. Lúc này sản phụ có thể lên xuống cầu thang, tuy nhiên chỉ nên lên xuống 1 tầng là đủ, và lúc mới đầu nên tập nhẹ nhàng với lượng vận động ít.

- Không tự đi xe, lái xe: 2-3 tuần đầu tiên sau khi sinh không nên tự đi xe vì nếu có gặp sự cố thì phản ứng của sản phụ không đủ nhanh nhậy để ứng biến.

- Rèn luyện cơ thể: Có thể bắt đầu luyện tập cơ chậu, đây là bài tập rất đơn giản mà hiệu quả lại cao: sản phụ thử tập co cơ âm đạo, đếm đến 10 rồi thả lỏng và tiếp tục lặp lại.

(Theo Afamily)

Cần kiêng gì sau sinh mổ để vết thương nhanh lành và không để lại di chứng là câu hỏi mà rất nhiều sản phụ quan tâm bởi sinh mổ tạo xâm lấn lớn trên cơ thể mẹ, nếu để nhiễm trùng sẽ rất nguy hiểm.

Người ta thường ví quá trình đau đẻ đau như bẻ gãy 20 cái xương sườn cùng lúc. Với phụ nữ mổ đẻ, vết mổ rất dài và sâu nên sau khi hết thuốc mê, mẹ sẽ cảm thấy đau đớn vô cùng. Nếu không kiêng khem cẩn thận, vết mổ không chỉ lâu hồi phục mà còn có thể bị nhiễm trùng và để lại những hậu quả về lâu về dài nên mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý.

Thông thường, các bác sĩ sản khoa hay khuyên mẹ bầu nên kiêng cữ trong khoảng 42 ngày sau khi sinh mổ là tốt nhất. Tuy nhiên, nếu càng kiêng cữ được lâu thì sau này mẹ sẽ không cảm thấy đau nhức mỗi khi trái gió trở trời và thời gian kiêng cữ sau sinh mổ sẽ phải lâu hơn so với những mẹ bầu sinh thường được.

Sau sinh mổ, mẹ cần kiêng khem một số vấn đề dưới đây để vết mổ nhanh hồi phục, mẹ nhanh khỏe lại để có thể chăm sóc bé yêu tốt nhất.

Không nên nằm ngửa trên mặt phẳng

Tư thế nằm sau sinh đối với sản phụ sinh mổ là rất quan trọng, không phải mẹ muốn nằm như thế nào cũng tốt cả. Ngay sau khi sinh, mẹ nên nằm ngửa để ổn định vết mổ. Khi hết thuốc tê, mẹ hãy trở mình nằm nghiêng bởi nếu nằm ngửa lâu trên mặt phẳng sẽ khiến tử cung co thắt mạnh hơn và mẹ cảm thấy đau đớn vô cùng. Khi nằm, mẹ nên kê gối mỏng sau lưng để cảm thấy dễ chịu hơn.

Sinh mổ khiến mẹ mất sức nhiểu nên cần kiêng khem cẩn thận để nhanh hồi phục

Không nằm một chỗ quá lâu

Sau khi sinh mổ, các sản phụ thường được khuyên nằm nghỉ ngơi để không ảnh hưởng đến vết mổ. Tuy nhiên, mẹ không nên nằm một chỗ quá lâu. Sau khi sinh khoảng 24 giờ, mẹ hãy cố gắng đứng dậy đi lại và vận động nhẹ nhàng để kích hoạt hệ tiêu hóa hoạt động trở lại, đồng thời giúp phòng ngừa tắc nghẽn tĩnh mạch và chứng dính ruột rất nguy hiểm.

Nếu mẹ chưa thể đứng dậy đi lại thì thỉnh thoảng hãy thay đổi tư thế nằm, và massage cổ tay, lòng bàn chân để máu được lưu thông tốt hơn.

Không nên ăn quá no sau mổ

Ca sinh mổ lấy đi rất nhiều sức lực của mẹ nên thông thường sau khi sinh mẹ rất dễ bị đói và muốn ăn nhiều để hồi phục. Tuy nhiên, không phải cứ ăn thật no là tốt vì khi mổ, ruột và thành dạ dày của mẹ đều bị tác động khiến cho việc tiêu hóa thức ăn kém hiệu quả hơn. Vì vậy, nếu ăn quá no sẽ khiến thức ăn bị tích tụ lại và gây nên tình trạng táo bón, đầy hơi.

Ngoài ra, ăn quá no cũng ảnh hưởng đến vết mổ do dạ dày phình to gây áp lực lên da bụng và vết mổ vì thế mà căng ra, gây đau, lâu lành, thậm chí gây rỉ máu ở vết mổ.

Không tắm nước lạnh

Đây là kiêng cữ sau sinh mổ mẹ nhất định phải tuân thủ. Sau khi sinh, cơ thể sản phụ rất yếu nên rất dễ bị nhiễm lạnh, nhiễm trùng. Vì vậy, mẹ tuyệt đối không nên tắm nước lạnh, nhất là tắm về đêm hoặc uống nước lạnh vì sẽ gây tổn thương cho cơ thể. Tốt nhất, mẹ nên tắm và uống nước ấm để đảm bảo an toàn.

Mẹ nên tắm sau sinh bằng vòi hoa sen, hạn chế ngâm mình trong bồn tắm. Tắm xong, mẹ cần lau khô cơ thể bằng khăn mềm. Cần chú ý đến vết mổ để tránh nhiễm trùng.

Kiêng đồ ăn tanh, dầu mỡ

Sau khi sinh, toàn bộ cơ thể của mẹ đều suy yếu, trong đó có hệ tiêu hóa. Vì vậy, nếu mẹ ăn đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày, dễ gây tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi. Khi bị đau bụng sẽ gây co thắt dạ dày và cơ bụng và tác động đến vết mổ, gây đau. Tốt nhất, sau khi sinh mẹ nên ăn đồ ăn dễ tiêu hóa.

Sau sinh mổ, sản phụ nên kiêng ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng

Ngoài ra, đồ ăn tanh, nhiều dầu mỡ còn làm giảm chất lượng sữa và gián tiếp gây hại lên hệ tiêu hóa của em bé, khiến trẻ bị tiêu chảy, táo bón. Hệ tiêu hóa của bé lúc này hết sức non yếu nên mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Sau khi sinh mổ, mẹ nên kiêng những thực phẩm như cá, cua, ốc, trái cây chua như chanh, cam chua, các loại gia vị có tính chất cay nóng như tiêu, ớt…

Không làm việc quá sớm

Sau khi sinh, mẹ nên gạt hết công việc sang một bên, tập trung nghỉ ngơi, hồi phục cơ thể để có sức chăm sóc con yêu. Vì thế, mẹ không nên làm việc sớm, hạn chế vận động vì vận động sớm khiến vết thương lâu lành, áp lực của công việc khiến mẹ bị stress, gây mất sữa…

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín

Không chỉ sau sinh mà bất cứ thời điểm nào phụ nữ cũng cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín để tránh viêm nhiễm. Mẹ nên rửa âm hộ mỗi ngày 3 lần bằng dung dịch vệ sinh do bác sĩ chỉ định, không nên tự ý dùng những loại dung dịch có nồng độ pH quá cao gây mất cân bằng môi trường tự nhiên của âm đạo, dễ dẫn đến tổn thương và vi khuẩn xâm nhập.

Mẹ nên mặc những chiếc quần lót bằng chất liệu 100% cotton dễ thấm hút để giữ cho âm hộ luôn khô thoáng. Không nên mặc quần lót quá chật. Nếu thấy âm đạo sưng hay có dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay.

Quan hệ tình dục sớm

Dù sinh mổ không ảnh hưởng gì nhiều đến bộ phận sinh dục nhưng mẹ cũng không nên quan hệ tình dục quá sớm. Nguyên nhân là do vết mổ và cơ thể của mẹ cần nhiều thời gian để phục hồi. Nếu quan hệ sớm sẽ gây cọ sát và cơ thể cũng phải gồng mình gây giãn vết thương và khiến quá trình hồi phục lâu hơn.

Ngoài ra, quan hệ tình dục còn tăng nguy cơ bị lây nhiễm vi khuẩn khiến mẹ bị nhiễm trùng âm đạo. Theo các chuyên gia thì sau khi sinh mổ khoảng 6 tuần mới quan hệ là tốt nhất.

Sau sinh mổ 6 tuần thì sản phụ mới nên quan hệ tình dục trở lại

Không nịt bụng ngay sau khi sinh

Nhiều sản phụ vì sợ bụng béo, bụng phệ sau khi sinh, gây mất thẩm mỹ nên đã dùng nịt bụng để lấy lại vóc dáng một cách nhanh nhất. Tuy nhiên, dùng nịt bụng quá sớm sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ.

Nịt bụng tác động trực tiếp lên vết mổ, khiến vết mổ bị bí hơi, gây mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và dễ bị nhiễm trùng. Ngoài ra, nịt bụng còn khiến máu khó lưu thông nên sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác bên trong ổ bụng.

Do đó, nếu muốn dùng nịt bụng như một cách lấy lại vóc dáng sau sinh, mẹ chỉ nên dùng sau khi vết mổ đã hoàn toàn hồi phục và cơ thể mẹ hoàn toàn khỏe mạnh.

Sau sinh mổ, cơ thể mẹ có thể có một vài phản ứng như bị sốt hay ra sản dịch. Mẹ cần quan sát kỹ triệu chứng để có thể xử trí kịp thời và chính xác.

Sốt: Sốt có thể là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm trùng nhưng cũng có thể do mẹ mặc quá ấm, cơ thể thiếu nước, hoặc do mẹ nằm than. Lúc này mẹ nên uống nhiều nước và quan sát. Nếu đã mặc thoáng mát hơn mà vẫn không cải thiện thì nên đi khám để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng vết mổ.

Sản dịch: Bị ra sản dịch trong vài ngày sau sinh mổ là dấu hiệu hết sức bình thường cho thấy tử cung của mẹ đang hồi phục tốt. Mẹ không cần quá lo lắng về dấu hiệu này. Trong khoảng 3 – 4 ngày đầu sau sinh mổ, sản dịch có màu đỏ tươi, dần dần lượng máu bớt đi và chuyển sang màu nâu, màu hồng. Đến ngày thứ 10 sau sinh thì sản dịch có màu hơi vàng hoặc không màu.

Trường hợp sản dịch có mùi hôi hoặc đã chuyển sang không màu bỗng nhiên lại quay về màu đỏ tươi thì mẹ cần đi khám ngay vì có nguy cơ mẹ bị nhiễm trùng hậu sản hoặc bị băng huyết.

Vết mổ sưng, đau hoặc tiết dịch: Sau mổ, sản phụ nên chú ý giữ vết mổ được khô và sạch để tránh nhiễm trùng. Nếu vết mổ sưng tấy và tiết dịch vàng thì mẹ nên đi khám ngay vì đây là những dấu hiệu bất thường.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ đề