So sánh 2 trang web

Trang web là gì? Sự khác nhau giữa trang web và website

Trang web là thuật ngữ dùng dùng để chỉ một tập hợp các trang thông tin dạng web được tổ chức, liên kết lại với nhau để thể hiện các dạng thông tin như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh,...

15:37 06/02/18 115.119 lượt xem

Tất Thành thiết kế website cho Thương hiệu Ô Mai Hồng Lam - Honglam.vn

Trang web là thuật ngữ dùng dùng để chỉ một tập hợp các trang thông tin dạng web được tổ chức, liên kết lại với nhau để thể hiện các dạng thông tin như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh,... Nó giống như một ngôi nhà bao gồm nhiều thành phần gồm tường, móng, cửa, nội thất,... được kết hợp lại để tạo ra một không gian gọi là nhà. Có nhiều loại trang web khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp như: facebook.com, amazone.com, 24h.com.vn, dantri.com.vn, kenh14.vn,...


Mục lục:

  1. Trang web là gì lấy ví dụ
  2. Trang web là gì định nghĩa
  3. Trang web b2b là gì
  4. Trang web bán hàng là gì
  5. Trang web và blog là gì?
  6. Băng thông trang web là gì
  7. Địa chỉ trang web là gì?
  8. Cập nhật trang web là gì
  9. Trang web cá nhân là gì
  10. Dữ liệu trang web là gì
  11. Định dạng trang web là gì
  12. Điều hướng trang web là gì
  13. Sơ đồ trang web là gì?
  14. Cài đặt trang web là gì
  15. Tiêu đề trang web là gì
  16. Header trang web là gì
  17. Trang web bán hàng là gì
  18. Hosting trang web là gì
  19. Index trang web là gì
  20. Thiết kế trang web là gì
  21. Quản lý trang web là gì
  22. Làm trang web là gì
  23. Dữ liệu trang web là gì
  24. Liên kết trang web là gì
  25. Trang web org là gì
  26. Trong trang web pop up là gì
  27. Trang web chính thức là gì
  28. Trang web bị chặn là gì
  29. Trang web doanh nghiệp là gì


Trang web (Web page)  là gì? Thuật ngữ tưởng chừng căn bản đấy lại gây ra khá nhiều sự bối rối cho các bạn làm marketing online.
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Hôm trước đứa em đang đi thực tập SEO cho một công ty về nhờ mình kiểm tra xem việc đi backlink đã chuẩn chưa?

Mình: Tại sao từ khóa nào em cũng đi link về trang chủ vậy?
Em (hồn nhiên): Ơ thế không đi link về trang web thì đi về đâu ạ?
Mình: Em có hiểu khái niệm trang web là gì không?
Em: Thì là trang X đấy (X là tên miền website)
Mình (giải thích): Một website thường có nhiều trang web, mỗi trang web đó gọi là web page. Một Web page (trang web) có thể là 1 bài viết, 1 chuyên mục hoặc 1 trang thông tin bất kỳ. Cụ thể, mỗi website thường có rất nhiều các nội dung khác nhau như trang giới thiệu, trang thông tin liên hệ, các bài viết giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ,… mỗi trang nội dung có một URL (đường link) riêng biệt, ta gọi mỗi trang đó là một web page.
Em (gãi gãi đầu): Tại chị hướng dẫn bảo em là SEO cho từ khóa nào thì cứ đi link cho từ khóa đó về trang web cần SEO là được :)))


Thực chất, bạn hướng dẫn kia nói không sai, nhưng lại chưa giải thích cho "lính mới" hiểu rõ thuật ngữ trang web (web page) website nên mới dẫn đến sự nhầm lẫn cười ra nước mắt như vậy. 

Khi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, WebsiteWeb page đều có nghĩa là trang web. Song, phạm vi ứng dụng của hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chính vì chưa có sự thống nhất về ngôn từ nên hiện nay có rất nhiều bạn không phân biệt được Website và trang web (Web page) để sử dụng sao cho chính xác.


  Trang web doanh nghiệp là trang web thể hiện các thông tin về một doanh nghiệp cụ thể. Ví dụ, trên trang web của công ty thiết kế website Tất Thành thì sẽ thể hiện phần lớn các thông tin về công ty, dịch vụ, sản phẩm mà công ty cung cấp, các hình ảnh, video, khách hàng, dự án,... của công ty Tất Thành. Ngoài ra có thể có các tinh tức chuyên ngành trong lĩnh vực thiết kế website, marketing. Trang web doanh nghiệp thường do chính do doanh nghiệp đó quản lý và đăng tải các thông tin lên. Ngày nay, trang web doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động quảng bá, marketing, kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trang web doanh nghiệp, công ty khác với các trang web dạng tin tức chẳng hạn. Trang web tin tức là các trang đăng tải các thông tin tổng hợp, có thể là về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường, pháp luật,... và không đưa thông tin riêng về công ty nào cả. Trang web web dạng mạng xã hội như facebook chẳng hạn thì cung cấp công cụ để người dùng đăng tải các thông tin lên.

 

Web Pages và Website không giống nhau

I. Bản chất của trang web (web page) là gì?

Để hiểu được khái niệm trang web (web page) thì trước tiên bạn cần hiểu khái niệm website, hãy xem bài viết này: Website là gì?

Tôi sẽ định nghĩa khái niệm trang web (web page) qua các ví dụ minh họa sau:

Bài viết bạn đang đọc đây là: Trang web (web page) là gì? Sự khác nhau giữa trang web với website

Đường link để xem bài viết này là: //tatthanh.com.vn/trang-web-la-gi.htm.

Và, bài viết này chính là một trang web - web page


Nếu Tôi hỏi " tatthanh.com.vn là website hay trang web (web page)?"  bạn sẽ trả lời như thế nào?

Bạn vẫn thấy hơi lúng túng đúng không?

Trang chủ của www.tatthanh.com.vn là một trang web (Web page) có địa chỉ chính xác là www.tatthanh.com.vn/Default.aspx nhưng bằng một số kĩ thuật, tôi giấu “Default.aspx” đi để địa chỉ thân thiện hơn với người dùng – Bạn có thể kiểm chứng bằng cách truy cập vào địa chỉ //tatthanh.com.vn/Default.aspx

Vậy, Trang web là gì? Web page là gì?

Hãy hình dung website của bạn như một cuốn sách thì các trang web chính là các trang của cuốn sách đó. Một cuốn sách thì sẽ có nhiều trang sách. Website cũng giống như vậy:


Bạn chỉ cần hiểu một cách đơn giản như thế này:
 

 Nhiều Trang web (Web page) tạo nên một Website. Một website chứa nhiều Trang Web (web page) khác nhau.

Tuy nhiên, cũng có những website chỉ có 1 trang web (web page) duy nhất bởi vì nó được thiết kế cho một mục tiêu tập trung duy nhất, tức là trang web đó chứa đầy đủ mọi thông tin mà người dùng có thể xem.

Landing Page là 1 kiểu website chỉ có 1 web page. Khi bạn muốn tập trung toàn bộ thông tin về sản phẩm/dịch vụ đặc thù (vd: sự kiện, dự án bất động sản, một khóa học, một cuốn sách..)  trên 1 trang duy nhất để khách hàng có thể đưa ra quyết định mua hàng ngay tại đó thì cũng chỉ cần 1 landing page là đủ.

 

Phân loại trang web (web page)

Tùy vào mục đích sử dụng, trang web (Web page) được phân ra thành nhiều loại:

  • Blog page,
  • Landing page,
  • Cart page
  • ….vv

Trang web (Web page) được cấu tạo từ các dòng mã HTML. Chính trình duyệt (Browser) đã biên dịch (phiên dịch) những dòng mã đó thành các cấu trúc, hình ảnh, văn bản và hiển thị cho người xem. 

Các bạn kiểm chứng bằng cách click phải vào một Web page của www.tatthanh.com.vn (ví dụ www.tatthanh.com.vn/blog) và chọn View source (Xem nguồn trang). Các bạn sẽ thấy một loạt các dòng mã. Đó chính là HTML.


HTML là ngôn ngữ siêu văn bản dùng để giúp các trình duyệt thể hiện nội dung Trang web (Web page). Thử tưởng tượng rằng chúng ta chưa có HTML và để tạo nên trang web (Web page) chúng ta dùng ngôn ngữ thường.

Ví dụ: Để trang web (Web page) có nền trắng

Người Việt Nam chúng ta viết: nền: trắng; 

Nhưng người Anh lại viết: background: white; 

Người Lào viết: Xnogngshtuog: chtaosgunu; (Tôi ví dụ thôi bạn đừng Google Translate làm gì :))

Vậy mỗi người viết theo ý hiểu của mình thì liệu một cỗ máy cần đồ sộ cỡ nào để hiểu hết những dòng mã đó? Chính vì thế HTML sinh ra và người viết mã phải tuân theo các quy luật của nó nhằm giúp trình duyệt dễ dàng hiểu và thể hiện.

► Tìm hiểu kỹ hơn về HTML tại đây: HTML là gì?

Sự khác nhau giữa trang Web và Website

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Đa phần, người Việt Nam vẫn đang nhầm lẫn giữa website và trang web. Trên thực tế, ranh giới giữa 2 khái niệm này khá mong manh. Dưới đây là bảng so sánh mang tính tương đối vừa định lượng, vừa định hình giữa Website và trang web để bạn dễ dàng hơn 

 

  WEBSITE TRANG WEB (WEB PAGE)
Trong văn nói hàng ngày Khi ai đó nói với bạn là “vào trang web A mà xem, vào trang web B mà tìm,…” thì ý của họ là hãy truy cập vào tên miền A, tên miền B – khái niệm trang web ở đây chính là website

⇒ Khi nói đến website là nói đến tổng thể trang web, lấy tên của website (tên miền) để gọi

Nếu họ nói với bạn là “xem thông tin đấy ở trang giới thiệu, lấy số điện thoại ở trang liên hệ” thì trang giới thiệu hoặc liên hệ ở đây chính là một web page.

⇒ Khi nói đến trang web tức là nói đến một trang nội dung cụ thể của website – gắn liền với một URL riêng biệt.

Kích thước Website thường bao gồm nhiều trang web con được liên kết với nhau thông qua các đường link. Web page là một trang con trong website. 
Nội dung Một website có thể chứa nhiều thông tin dành cho nhiều người cho nhiều mục đích và nhu cầu khác nhau. Một trang web chỉ phục vụ cho một mục đích và/hoặc một nhu cầu cụ thể.
Khi người dùng thực hiện tìm kiếm, thuật toán của Google sẽ hiển thị các trang web có liên quan nhất , chứ không phải các website có liên quan nhất. Ví dụ: giả sử bạn thực hiện tìm kiếm “máy ảnh canon”. Hãy nhìn những gì xuất hiện trước Google. Nó không phải là website Binhminhdigital.com mà là 1 trang con về máy ảnh canon của Binhminhdigital.com. Đó là vì mục tiêu của Google là đưa người dùng đến gần nhất có thể với nội dung phù hợp nhất.


Toàn bộ website của bạn phải được tối ưu hóa đúng cho công cụ tìm kiếm, nhưng điều quan trọng hơn là tối ưu hóa các trang web, trang đích và bài đăng blog vì đó là cách thuật toán của Google hoạt động.
 

| Google tìm kiếm các trang web có liên quan nhất để hiển thị trong SERPs của họ, chứ không phải website có liên quan nhất.

TỔNG KẾT

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Tóm lại, để đơn giản hóa khái niệm trang web (Web page) thì bạn chỉ cần hiểu như sau:

  • Website bao gồm một hoặc nhiều trang web (web page)
  • Tên miền là tên gọi của website, Tiêu đề (URL) là tên gọi của trang web
  • Các trang web trên cùng 1 website có thể được trình bày khác nhau (màu sắc và bố cục khác nhau)
Thế nên để cho đỡ hiểu nhầm trong ngôn ngữ tiếng Việt thì các bạn nên sử dụng khái niệm “trang web” thay cho web pages trong tiếng Anh và giữ nguyên khái niệm website, tức là website vẫn chỉ là website thôi không dịch ra tiếng Việt nữa.
  Một tập đoàn, công ty, cơ quan, đơn vị, cá nhân, cửa hàng, dự án,... có thể có một hoặc nhiều website. Website có thể do đơn vị chủ quản chính thức lập ra hoặc do nhân viên, đơn vị con lập ra. Ví dụ như một dự án bất động sản thì có thể có website của chủ đầu tư, của các nhân viên kinh doanh bất động sản. Các website này có thể là hai hoặc thậm chí hàng chục, hàng trăm web,... được lập ra để phục vụ các hoạt động marketing, kinh doanh. Có những website có thể do cùng một công ty, cơ quan lập ra theo các hướng khác nhau hoặc cho các dự án, mảng kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, trong các website đó thì chỉ có một website chính thức của dự án hay của công ty đó. Các website khác thường là các trang web phụ học vệ tinh. Trang web chính thức sẽ là nơi đăng tải các thông tin chính thức, nhanh nhất, đúng nhất của đơn vị chủ quản, công ty, tập đoàn đó. Việc xem thông tin tại các website chính thức sẽ đảm bảo an toàn cho người xem, tránh các thông tin sai lệch, chậm trễ hay thậm chí là các thông tin lừa đảo có thể có. 
  Org là viết tắt của từ Organization - Tổ chức phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận. Trang web ORG là trang web của các tổ chức phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận. Trang web của các tổ chức phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận sử dụng tên miền .org hoặc .org để phân biệt với các trang web của các tập đoàn, công ty, cá nhân kinh doanh (hay sử dụng tên miền .com, .com.vn hoặc .vn), các trang web của chính phủ (thường dùng đuôi tên miền là .gov, .gov.vn,...) và các loại trang web khác. Việc sử dụng đúng loại đuôi tên miền sẽ giúp người xem dễ phân biệt và tin tưởng hơn vào trang web, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động của trang web hơn.
  Tất cả những gì có bên trong trang web thì được gọi là dữ liệu của trang web. Dữ liệu của trang web có thể là: chữ, hình ảnh, video, âm thanh. Trong đó các loại định dạng video, hình ảnh là chiếm nhiều dung lượng của trang web nhất. Một trang web có thể chứa được nhiều dữ liệu hai không thì phụ thuộc vào dung lượng hosting của website đó. Dung lượng hosting càng lớn thì càng cho phép chứa nhiều dữ liệu. Một trang web chứa quá nhiều dữ liệu cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ tải trang web khi người dùng xem thông tin trên website. Vì vậy khi làm dữ liệu cho trang web, bạn cũng cần cân nhắc tối ưu dữ liệu sao cho phù hợp, vẫn truyền tải đủ thông điệp tới người xem và vẫn có thể hiển thị nhanh, vừa tốt cho người xem và việc tăng thứ hạng website.
  Quản lý trang web là các công việc cần phải thực hiện để đảm bảo trang web có thể hoạt động tốt, ổn định và phát triển. Thông thường quản lý trang web bao gồm các công việc chính như: các công việc liên quan đến trang web, quản lý tên miền, quản lý hosting,... thậm chí có thể hiểu rộng ra là liên quan một chút đến marketing, làm seo,... Trong đó, công việc chính liên quan đến trang web thì thường bao gồm: cập nhật bài viết cho website, viết bài, chỉnh sửa hình ảnh, đăng tải hình ảnh, video, kiểm soát lỗi của website và phối hợp với đơn vị thiết kế website để tinh chỉnh, đưa ra một số đề xuất để nâng cấp, phát triển website,... Đối với các đơn vị có hệ thống website lớn, phức tạp thì thường có nhân sự chuyên trách cho công việc quản lý, quản trị trang web. Còn đối với các đơn vị quy mô nhỏ hơn thì vị trí quản lý trang web thường do người làm marketing, kinh doanh hoặc bộ phận văn phòng kiêm nhiệm. Nhìn chung công việc quản lý trang web có vai trò khá quan trọng, ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng website, kết quả của hoạt động kinh doanh trực tuyến. Nếu bạn đang hoặc sắp sở hữu một website thì cần rất chú ý đến điều này, để website mang lại nhiều hiệu quả cho bạn. Nếu bạn cần Tất Thành chia sẻ kinh nghiệm về quản lý trang web thì chúng tôi cũng rất sẵn sàng chia sẻ với các bạn qua zalo số: 0963239222.
  Hosting hay còn gọi là nơi lưu trữ website. Hosting là một không gian lưu trữ trực tuyến. Về bản chất không gian lưu trữ này cũng giống như ổ cứng của máy tính, laptop vậy. Điểm khác là ổ cứng này cho phép truy cập trực tuyến 24/7 ở mọi lúc, mọi nơi. Một ổ cứng hay hệ thống ổ cứng của server sẽ được chia làm nhiều khu vực nhỏ (folder). Mỗi folder này sẽ lưu trữ dữ liệu của một website. Mỗi một không gian như thế được gọi là hosting của website. Ngoài về dung lượng hosting thì người thiết kế website cần phải quan tâm đến cả băng thông của website nữa. Thường mỗi hosting sẽ được quy định một mức độ băng thông khác nhau. Khi một website sử dụng vượt quá dung lượng và băng thông của trang web đó thì có thể làm website đó bị lỗi hoặc bị dừng hoạt động. Ngoài tham số dung lương, băng thông thì còn có một yếu tố cần quan tâm nữa là tốc độ của hosting. Khi thuê nơi lưu trữ trang web, bạn cần lưu ý đến ba tham số chính này. Ngoài ra còn có các tham số phụ khác, Tất Thành sẽ chia sẻ với các bạn trong một bài viết chi tiết nhé.
  Sơ đồ trang web là một danh sách các thành phần của trang web được tổ chức theo cấu trúc danh mục hình cây. Trong đó có thể bao gồm các cấp 1, cấp 2, cấp 3,... Nhìn vào sơ đồ trang web, người dùng sẽ nắm bắt được cấu trúc các module có trong website, các danh mục bên trong mỗi module. Ngày xưa, sơ đồ trang web có vai trò khá cao trong việc SEO website. Ngày nay thì tham số này có ít giá trị hơn. Tuy nhiên, một website chuyên nghiệp vẫn nên có module sơ đồ trang web này. Việc tạo sơ đồ trang web thì có thể được tạo tự động bằng hệ thống lập trình hoặc tạo bằng tay do người quản trị trang web tạo ra. Cách tổ chức sơ đồ trang web thì thường có hai loại: trên file HTML hoặc file dạng XML. File dạng HTML thì hữu ích với người xem, còn file XML thì hữu ích đối với Google.
  Mỗi trang web khi chạy trực tuyến sẽ được cài đặt một định danh để phân biệt với các website khác. Ví dụ như website của công ty Tất Thành là www.tatthanh.com.vn, website của báo Dân trí là Dantri.com.vn,.... Định danh của mỗi website là duy nhất để giúp người dùng có thể dễ dàng truy cập vào các trang web mà họ mong muốn. Đi sâu hơn thì địa chỉ trang web ngoài việc là các ký tự đạng chữ thì còn có một cấp sâu hơn cấp mã máy là dạng số. Các địa chỉ của trang web sẽ được phiên dịch thành dạng số để hệ thống internet xử lý ở tốc độ cao. Chọn lựa địa chỉ trang web tốt, dễ nhớ, uy tín, hấp dẫn,... có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả mà trang web mang lại. Vì vậy, khi thiết kế website, bạn cần hết sức lưu ý trong việc chọn lựa địa chỉ trang web/tên miền cho website. Nếu bạn cần tư vấn, thiết kế website Tất Thành sẽ sẵn sàng tư vấn cho bạn các tên miền tốt và phù hợp nhất với bạn thông qua việc chat zalo với số 0963239222 bạn nhé. Chúc bạn thành công.
  Thông thường, lượng thông tin có trong một trang web và mỗi webpage thường là nhiều hoặc khá nhiều. Bao gồm nhiều loại dữ liệu khác nhau như: chữ, hình ảnh, video,... Các dữ liệu này có thể là dữ liệu của một module hoặc của nhiều module có trên trang web. Mức độ quan trọng, hữu ích của mỗi thông tin đối với người dùng là khác nhau. Người chủ sở hữu cũng có những mong muốn khác nhau về việc ưu tiên các dữ liệu, module mà sẽ mang lại hiệu quả cho họ. Có những khối thông tin quan trọng hay hữu ích sẽ chiếm nhiều diện tích. Có khối thông tin thì cần có những ít quan trọng hơn. Các thức thể hiện mỗi loại thông tin cũng có thể giống và khách nhau. Đấy, kể sơ qua mà dữ liệu và các thức tổ chức thông tin trên trang web đã tương đối phức tạp như thế. Việc tổ chức thông tin sao cho dễ xem, hữu ích với cả khách hàng, người chủ sở hữu website, Google,... được gọi là tổ chức, điều hướng trang web. Điều - đưa thông tin, dữ liệu đến người xem, Google. Hướng là tổ chức dữ liệu một cách có định hướng, có phương hướng nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Mỗi cách tổ chức, điều hướng trên website khác nhau sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh khác nhau. Các đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp thường khá am hiểu về việc tổ chức điều hướng trang web. Nếu bạn có băn khoăn gì hoặc muốn trang web của bạn được tổ chức điều hướng một cách tốt nhất và hiệu quả nhất thì có thể liên hệ với Tất Thành thông qua zalo số 0963239222 bạn nhé :).
 

Cài đặt trang web là một nội dung chuyên ngành, mang màu sắc kỹ thuật là chính. Khái quát thì cài đặt trang web là các công việc cần làm để đưa một trang web đang chỉ hoạt động ở máy tính cá nhân lên hoạt động được ở môi trường internet, nơi mà tất cả mọi người đều có thể truy cập vào để xem thông tin có trên trang web này. Cài đặt trang web thường bao gồm các công việc liên quan đến server hay hosting, website, tên miền,… Khi cài đặt các thành phần trên và cho chúng liên kết lại với nhau thì website sẽ hoạt động được. Tuỳ theo ngôn ngữ lập trình hay nền tảng của website mà cách thức cài đặt trang web có thể giống nhau một phần hoặc khác nhau. Việc cài đặt trang web không đúng có thể gây ra một số lỗi phát sinh cho website trong quá trình hoạt động. Nhìn chung, nếu bạn không muốn đi sâu vào lĩnh vực thiết kế, lập trình website hay quản trị web thì bạn không nên tác động vào các thành phần cài đặt của trang web, tránh các lỗi không đáng có. Công việc này nên để các đơn vị thiết kế website cho bạn xử lý là tốt nhất bạn nhé :).

Header trang web là gì

Website thường bao gồm nhiều thành phần như header, footer, slide, banner, module, navigator, menu,… được tổ chức, liên kết lại với nhau. Header là thành phần đầu tiên, trên cùng nhất của website. Thông thường phần header này sẽ có thể là một phần độc lập hoặc chứa các thành phần khác trên website. Các thành phần đó có thể bao gồm banner, logo, tìm kiếm, hotline, ảnh nền, link,… Ranh giới để phân định thường cũng không quá rõ ràng. Nhìn chung bạn có thể hiểu các thành phần đầu tiên, phía trên thanh menu ngang của trang web được gọi là header. Các dữ liệu có trong header của trang web ảnh hưởng khá nhiều đến mức độ chuyên nghiệp, thẩm mỹ cũng như hiệu quả mà website mang lại. Vì thế bạn cần chú ý chăm chút cho khu vực này nhé. Nếu bạn cần Tất Thành tư vấn hay hỗ trợ gì liên quan đến header, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline zalo 0963239222 nhé.

 
►Xem thêm: Thế nào là 1 thiết kế website bán hàng online chuẩn UI UX

Video liên quan

Chủ đề