So sánh 5g và 4g

Nếu bạn đang chuẩn bị mua một chiếc smartphone thế hệ mới hoặc suy nghĩ về việc chuyển đổi nhà mạng thì có lẽ bạn nên tìm hiểu thêm về mạng 5G và 4G. Cả hai đều là mạng di động, nhưng vẫn có rất nhiều người nhầm lẫn về chúng. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai loại mạng này.

Đầu tiên, G là viết tắt của Generations (thế hệ), vì vậy 5G là thuật ngữ tập thể cho thế hệ thứ năm của công nghệ mạng di động. LTE là viết tắt của Long-Term Evolution và nó là một công nghệ 4G. Công nghệ 5G mới hơn không phải là sự thay thế cho 4G, vì vậy, bạn sẽ thấy công nghệ LTE và 5G hoạt động cùng nhau trong tương lai gần. Vậy so sánh mạng 4G và 5G có gì khác nhau và nên lựa chọn loại kết nối nào trong tương lai?

Xem thêm: Những lợi ích của 5G vượt trội so với 4G hiện nay

So sánh mạng 4G và 5G: Đâu là lợi thế của công nghệ mới?

Kiểm khác biệt lớn nhất khi so sánh mạng 4G với 5G là tốc độ kết nối. 5G có tốc độ nhanh hơn gấp 10 lần 4G do có nhiều băng tần hơn, đồng thời sử dụng công nghệ vô tuyến tiên tiến hơn. Theo Els Baert - giám đốc tiếp thị và truyền thông của NetComm thì kết nối 5G thể hiện độ trễ thấp hơn nhiều so với 4G, đây là yếu tố then chốt mở ra tương lai về Internet of Things - vạn vật kết nối.

So với 4G, tốc độ tải xuống và tải lên của 5G tỏ ra nhanh vượt trội. Tốc độ tối đa trên lý thuyết của 5G là cực kỳ nhanh, tốc độ tải xuống là từ 1 đến 10Gbps và độ trễ chỉ là 1 mili giây. Trên thực tế chúng ta có thể mong đợi tốc độ tải xuống trung bình tối thiểu là 50 Mbps và độ trễ 10ms, trong khi đó tốc độ 4G trung bình hiện tại là khoảng 15Mbps và 50ms. Những yếu tố còn lại phụ thuộc vào phạm vi phủ sóng của mạng, số lượng người được kết nối trong vùng phủ sóng và thiết bị của người sử dụng mạng.

5G là một thuật ngữ bao gồm rất nhiều công nghệ khác nhau, nên rất khó để phân tách mọi thứ một cách gọn gàng. Tốc độ cao hơn khiến 5G khác biệt so với bất kỳ mạng 4G LTE nào yêu cầu các dải tần số cao mmWave (sóng milimet). Những tần số cao này có băng thông rất lớn, vì vậy chúng rất lý tưởng để đảm bảo kết nối cho mọi người trong những không gian rộng lớn và đông đúc như sân vận động.

Việc đảm bảo kết nối hiệu quả phụ thuộc vào việc MIMO phải đủ lớn (nhiều đầu ra, đa đầu vào) và định dạng chùm sóng. Trong khi các trạm 4G thường có 12 ăng-ten để truyền và nhận dữ liệu thì nhờ MIMO khổng lồ, các trạm 5G có thể hỗ trợ 100 ăng-ten. Mặc dù vậy, các tần số mmWave cao này dễ bị chặn hơn nhiều và việc sử dụng nhiều ăng ten có thể dễ dẫn đến việc nhiễu tín hiệu.

Ngoài ra để so sánh mạng 4G và 5G thì cần kể đến vấn đề hạ tầng. Trong khi 4G LTE cần tương đối ít trạm thu - phát lớn được xây dựng cách xa nhau thì mạng 5G yêu cầu rất nhiều trạm thu - phát nhỏ ở gần nhau. Các trạm cơ sở 5G mini này có thể được đặt trên cột đèn đường giao thông hoặc ở hai bên của các tòa nhà cứ sau vài trăm mét trong khu vực đô thị. Trên thực tế việc xây dựng một mạng lưới như thế này sẽ là một thách thức vì nó sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian.

Xem thêm: Tốc độ mạng 5G nhanh đến mức nào mà được mong chờ đến thế?

Một số thông tin về công nghệ 4G LTE-A

Mạng 5G được sử dụng rộng rãi không đồng nghĩa là 4G sẽ bị khai tử hoặc bị ngừng phát triển. Công nghệ 4G hàng đầu mới nhất được phát triển là LTE-A (Long-Evolution Advanced) và nó hứa hẹn tốc độ tối đa lên tới 1Gbps, bên cạnh đó còn có LTE-Advanced Pro với tốc độ thậm chí còn nhanh hơn.

Nhà mạng AT & T đã chọn nhãn cho công nghệ 5G của mình là 5G E (5G Evolution) và đưa logo 5G E lên các điện thoại chưa hỗ trợ 5G. Điều này dẫn chúng ta đến một vấn đề quan trọng: Trong khi 4G LTE, LTE-A và LTE-A Pro đang hoạt động với chiếc smartphone của bạn ở thời điểm hiện tại thì để sử dụng được mạng 5G bạn cần phải sử dụng một chiếc smartphone mới có phần cứng hỗ trợ loại mạng tiên tiến này.

Tại sao bạn nên để tâm đến mạng 5G?

Nếu bạn cho rằng bạn muốn ít nhất 25Mbps để truyền phát 4K, lý tưởng là 50Mbps, mà LTE đã cung cấp ở một số nơi, thì có lẽ bạn cũng chưa cần đến mạng 5G ở thời điểm hiện tại. Điều quan trọng nhất đối với người dùng smartphone tầm trung là có một kết nối chất lượng cao với tốc độ khá, ông Baert nói: về cơ bản điều quan trọng nhất vẫn là dịch vụ được cung cấp bởi nhà mạng. Đối với nhiều người dùng mạng 4G LTE đã đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Nhiều người dùng cần những gói dịch vụ cao cấp hơn sẽ yêu cầu tốc độ cao hơn và độ trễ thấp hơn mà mạng 5G có thể mang lại.

Tương lai của 5G là điều khiển ô tô không người lái, chơi game VR không dây và điều khiển robot từ xa cùng nhiều nhiều ứng dụng khác cho công nghệ tuy nhiên sẽ mất thời gian dài để chúng ta thấy được những lợi ích mà 5G mang lại.

Hiện tất cả các nhà sản xuất smartphone lớn nhất Apple và Samsung đều đã tung ra các sản phẩm 5G của riêng mình, trong đó Samsung có Galaxy Note 20Ultra 5G còn Apple hiện đã ra mắt iPhone 12 series hỗ trợ 5G. Sự tiên phong của các tên tuổi lớn này cho thấy rõ ràng tương lai phát triển mạnh mẽ của 5G trong vài năm tới. Hi vọng sau khi giải đáp được vấn đề 4G và 5G có gì khác nhau qua những thông tin trên, bạn sẽ ưu tiên những mẫu smartphone 5G hơn khi chọn mua cho mình một mẫu điện thoại mới.

Cuối cùng, mạng 5G sẽ bổ sung cho vùng phủ sóng 4G và LTE và cả hai sẽ phối hợp với nhau để đảm bảo rằng chúng ta sẽ có được kết nối mạng nhanh chóng ở bất cứ nơi nào mà chúng ta đến.

Xem thêm: Mạng 5G bao giờ có tại Việt Nam? Làm cách nào để sử dụng 5G?

Theo: DigitalTrends

Tại Việt Nam hiện nay, công nghệ mạng 4G đang được sử dụng rộng rãi và ước tính số thuê bao sử dụng thường xuyên lên tới hàng chục triệu đơn vị. Nhưng theo thông tin mới nhất, cả Viettel, MobiFone và VinaPhone đều đang muốn chuyển sang triển khai 5G rộng khắp trong thời gian tới. Tốc độ mạng 5G vượt trội chính là lý do thôi thúc họ làm điều đó.

Tốc độ mạng 5G nhanh đến mức nào?

5th Generation (5G) là thế hệ mạng di động tiếp theo của 4G. Mạng 5G được thiết kế để hoạt động trong băng tần bước sóng milimet, dao động trong khoảng 30GHz tới 300GHz.

Vậy tốc độ mạng 5G là bao nhiêu? Các nhà khoa học ước tính tốc độ mạng 5G tối đa có thể chạm mức 10Gbp/s (gigabit trên một giây). Con số lý thuyết này ấn tượng hơn nhiều so với tốc độ tối đa của 4G hiện tại. Trong tương lai nếu dùng 5G, bạn sẽ dễ dàng tải xuống một bộ phim dung lượng lớn chỉ trong vài chục giây và xem video livestream gần như không có hiện tượng chậm lag.

Xem thêm: Mạng 5G bao giờ có tại Việt Nam? Làm cách nào để sử dụng 5G?

Ở trạng thái lý tưởng và ổn định, tốc độ mạng 5G sẽ sánh ngang với tốc độ cáp quang, hoàn toàn có thể sử dụng thay Wi-Fi ở nhiều điều kiện - đảm bảo về trải nghiệm kết nối trong khi độ phủ sóng lại rộng hơn rất nhiều. Do đó, chưa kể đến những ưu điểm khác thì chỉ tính riêng về tốc độ, phương thức kết nối 5G đã rất đáng để chờ mong.

So sánh tốc độ mạng 5G với tốc độ mạng 4G

Để bạn thấy được sự ưu việt của 5G, mời các bạn theo dõi bảng so sánh tốc độ mạng 5G với 4G trong điều kiện lý tưởng:

Như bạn có thể thấy, ngoài tốc độ mạng gấp 10 lần so với 4G, kết nối 5G còn có độ trễ (ping) rất thấp, độ phủ sóng rộng hơn và khả năng kết nối với nhiều thiết bị khác nhau gấp từ 10 tới 100 lần 4G hiện tại.

Những ưu điểm trên là điều kiện lý tưởng để triển khai IoT (vạn vật internet) trong đời sống và công việc của chúng ta. Sự phủ sóng rộng rãi của 5G không chỉ gia tăng trải nghiệm kết nối mạng trên smartphone, mà còn giúp điều khiển hệ thống giao thông, vận hành các cảm biến trong tòa nhà, trong thành phố và giúp điều khiển cơ sở hạ tầng trở nên linh hoạt hơn, nhanh nhạy hơn.

Mạng 5G nhanh như thế nào trong thực tế?

Cần phải nói thêm rằng những thông số kể trên được các nhà khoa học đưa ra trong điều kiện rất lý tưởng và tối ưu nhất của cả 5G và 4G. Nhưng trong thực tế thì cơ sở hạ tầng toàn cầu chưa nơi nào đạt tới mức đó. Câu hỏi đặt ra là khi triển khai tại Việt Nam thời gian tới, mạng 5G có thể nhanh đến mức nào? Những số liệu cụ thể do ba nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và VinaPhone đưa ra sẽ là ví dụ tham khảo tốt nhất.

Tham khảo: Hướng dẫn cách kiểm tra điện thoại có hỗ trợ 5G hay không

Tốc độ mạng 5G của Viettel

Cụ thể, trong sự kiện “Xin chào Việt Nam” được tổ chức tại Hà Nội vừa qua, Tổng giám đốc Tổng Công ty Mạng lưới Viettel cho biết tốc độ 5G thời gian đầu là 1.2 Gbps tới 1.5 Gbps. Những thông số này còn chưa đạt đến mức lý tưởng là 10Gbps mà lý thuyết đề cập, nhưng cũng đủ để mạnh gấp 10 lần tốc độ mạng 4G trong điều kiện thực tế ở nước ta.

Đại diện của Viettel cho biết, người dùng 5G chỉ cần khoảng 30 giây để tải xuống một video HD có thời lượng một tiếng rưỡi. Trong tương lai, Viettel sẽ nâng cấp thêm các trạm thu phát thử nghiệm trước khi triển khai chính thức trên cả nước.

Tốc độ mạng 5G của VinaPhone và MobiFone

VinaPhone hiện đang áp dụng chương trình thử nghiệm 5G tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Để trả lời câu hỏi mạng 5G nhanh như thế nào, một số đơn vị đã tiến hành đo đạc trong thực tế và kết quả thu được khá khả quan với tốc độ cao nhất lên đến 1Gbps. Các thiết bị dùng để thử nghiệm đều là smartphone cao cấp đến từ các thương hiệu lớn như Huawei P40, OPPO Find X2 hay Asus ROG Phone 3.

Về MobiFone, hiện nhà mạng này cho biết sẽ áp dụng chương trình thử nghiệm 5G tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng ta sẽ cùng chờ kết quả đo đạc thực tế trong thời gian tới.

Tương lai rực rỡ của kết nối 5G

Dù cơ sở hạ tầng hiện tại chưa đạt đến tốc độ tối đa của kết nối mạng 5G. Nhưng trong tương lai, tin rằng công nghệ này sẽ phát triển mạnh mẽ nhờ hội tụ quá nhiều ưu điểm vượt trội so với 4G.

Với vị thế là quốc gia đang sớm bắt kịp tốc độ phát triển của 5G, tin rằng Việt Nam sẽ sớm triển khai 5G trên phạm vi toàn quốc và đem đến trải nghiệm internet tốc độ cao chưa từng có trên smartphone. Bạn có thể đón đầu công nghệ 5G ngay từ lúc này bằng cách lựa chọn cho mình một chiếc điện thoại hỗ trợ 5G có chất lượng tốt và phù hợp với bản thân.

Xem thêm: So sánh mạng 4G và 5G: Có gì khác biệt và đâu là lợi thế của công nghệ mới?

Video liên quan

Chủ đề