So sánh Airpod và tai nghe có dây

Tai nghe không dây từ 1 - 2 năm qua bắt đầu nhận được sự yêu thích của người dùng vì sự mới mẽ và thuận tiện. Tuy nhiên ở một bộ phận khác người ta lại thích sử dụng tai nghe có dây vì thói quen lâu đời và giá thành rẻ. Hai loại tai nghe này dù nhận được cho mình những sự quan tâm khác nhau nhưng vẫn tồn tại nhiều điểm yếu.

Xem thêm:[Đâu Là Tốt #4] Laptop màn hình cảm ứng gập 360 độ VS Máy tính bảng bàn phím rời: Cuộc chiến ngày càng ngay cấn

Một vài loại tai nghe tai nghe

Trước khi vào so sánh, mình cũng muốn khái quát đến các bạn những kiểu dáng tai nghe hiện nay:

  • Tai nghe chụp tai:Tai nghe chụp tai (hay còn gọi là tai nghe over-ear) là loại tai nghe trùm tai, được thiết kế đặc biệt với khả năng chụp kín hoàn toàn tai, thiết bị cho người dùng trải nghiệm êm ái nhất, tránh tạp âm ảnh hưởng, không bị đau tai như các mẫu tai nghe nhỏ truyền thống.

Tai nghe chụp tai không dây. (Nguồn: audioXpress)

  • Tai nghe ear-buds: Ear-buds là loại tai nghe nhét trong, với phần củ loa bám ở vành tai. Thường thấy trên những mẫu tai nghe trước đây, hiện nay chỉ còn một số hãng dùng thiết kế này, điển hình là Apple AirPods. Nhưng chiếc tai nghe có dây kèm theo máy của Huawei cũng là loại tai nghe ear-buds này.

Tai nghe air-buds điển hình là AirPods 1, 2 của Apple. (Nguồn: Internet)

  • Tai nghe in-ear: In-ear là loại tai nghe có thiết kế phần củ loa (driver) với ống dẫn âm nhỏ gọn, thuôn dài, dễ dàng tiến sâu vào trong tai để truyền âm nhanh và cách âm tốt hơn, Apple AirPods Pro là một loại tai nghe In-ear.

Tai nghe in-ear AKG có dây của Samsung. (Nguồn: Internet)

3 kiểu dáng tai nghe trên hiện nay được triển khai thành 2 loại tai nghe: Tai nghe có dây và Tai nghe không dây (tai nghe Bluetooth hay tai nghe truewireless). Mỗi loại tai nghe có những ưu và nhược điểm khác nhau. Vì vậy mà người dùng băn khoăn loại tai nghe nào là tốt hơn.

Tai nghe có dây - Nét cổ điển nhưng vẫn thông dụng

Tai nghe được phát minh từ cuối thế kỷ 19 bắt đầu với những chiếc tai nghe úp chụp. Cho đến thập niên 80 của thế kỷ 20, Sony mới cho ra đời những chiếc tai nghe có dây nhỏ gọn như hiện nay. Tiếp đến kỷ nguyên máy nghe nhạc Apple iPods hay Sony Walkman là những chiếc tai nghe màu trắng tinh tế. Những chiếc tai nghe này cũng đã tạo nên một tiêu chuẩn sành điệu lúc bây giờ.

Đối với nhiều người và cả mình cũng yêu thích dùng tai nghe có dây hơn, dù không hiện đại nhưng vẫn trông rất thời trang. Đặc biệt khi nó đã trở thành một thói quen sử dụng khó bỏ của người dùng. Sự thân thuộc và dễ sử dụng của tai nghe có dây như ăn sâu vào máu của tất cả mọi người.

Tai nghe có dây kết hợp cùng máy nghe nhạc như một định nghĩa thời thượng đầu những năm 2000. (Wallpaperflare)

Cũng như sạc có dây thì tai nghe có dây rất dễ mua. Nếu tai nghe kèm theo máy không may bị hư hỏng thì bạn vẫn có thể mua tai nghe có dây khác ở những tiệm điện thoại, phụ kiện lớn nhỏ, từ vài chục ngàn đến vài chục triệu tùy chất lượng âm thanh và mục đích sử dụng. Nhưng chỉ cần 30 ngàn là bạn có thể sở hữu được một chiếc tai nghe có dây 3.5 mm để nghe nhạc sương sương được rồi.

Mức giá rẻ là điều mà tai nghe không dây không thể đáp ứng được.

Tai nghe có dây nhiều loại khác nhau và tương thích với hầu hết mọi loại điện thoại, laptop. (Nguồn: Gsmarena)

Vì được cắm trực tiếp vào thiết bị nên tai nghe có dây đảm bảo kết nối ổn định và tốc độ truyền tải âm thanh nhanh hơn, ít độ trễ như tai nghe có dây. Do đó tai nghe có dây phù hợp sử dụng khi chơi game, giúp người chơi nghe được tiếng bước chân, tiếng súng của địch nhanh và chuẩn hơn.

Do không sử dụng kết nối Bluetooth, nên khi sử dụng tai nghe có dây điện thoại cũng không bị hao pin. Tai nghe truyền thống cũng không yêu cầu sạc lại sau mỗi lần sử dụng nên bạn có thể nghe nhạc mọi lúc mọi nơi.

Tai người có thể nghe được âm thanh trong tần số từ 20 - 20.000Hz, tuy nhiên tai nghe có dây có thể đảm bảo được tần số cao hơn và cho âm thanh sống động hơn. Mặc dù nhà sản xuất cũng đang cố gắng cải thiện chất lượng âm thanh trên tai nghe không dây, nhưng ít nhiều gì người dùng vẫn thấy tai nghe có dây cho chất âm tốt hơn.

Kết nối vật lý giúp tai nghe truyền thống có đường truyền ổn định hơn. (Nguồn: Internet)

Dù vậy, tai nghe có dây vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Điểm khó chịu lớn nhất là việc rối dây, mặc dù chúng ta không làm gì thì dây tai nghe vẫn rối như tơ vò. Mặc dù các nhà sản xuất đã tạo ra những loại dây chống rồi nhưng không thấy phổ biến nhiều. Cho nên để hạn chế rối dây, người dùng lại phải sử dụng cẩn thận hơn hay quấn dây bảo vệ.

Hình ảnh quen thuộc của tai nghe có dây: Rối dây. (Nguồn: Internet)

Tai nghe có dây cũng dễ bị vướng víu khi sử dụng. Một sợi dây dài được kết nối với điện thoại bên trong túi quần dễ bị vướng vào đâu đó hay vô tình mà bạn giật tai nghe ra. Điều này cũng sẽít nhiều ảnh hưởng đến dây điện bên trong. Hầu như tai nghe có dây rất dễ đứt ở những khớp nối. Không may thì sẽ bị điếc một bên tai nghe.

Đối với những điện thoại chỉ có một jack cắm type-C hay iPhone 7 trở lên, khi sạc điện thoại thi cũng không còn cổng kết nối nào để bạn sử dụng tai nghe được, buộc lòng phải sử dụng tai nghe Bluetooth.

Tuy nhiên không thể dùng tai nghe có dây trên những điện thoại có một jack cắm. (Nguồn: Internet)

Tai nghe không dây - Kết nối chuẩn tương lai

Khoảng 3 năm trở lại đây, các nhà sản xuất smartphone đã loại bỏ đi jack tai nghe 3.5 mm trên các mẫu flagship và hướng người dùng sử dụng tai nghe không dây (hay tai nghe Bluetooth). Trên điện thoại giờ chỉ còn một cổng sạc USB-C, nhưng điều này lại sinh ra một chuẩn tai nghe mới, tai nghe Type-C. Tuy nhiên cũng đã đến lúc người dùng nên thử các loại tai nghe không dây rồi vì chúngđang được tập trung phát triển để hoàn thiện hơn và trở thành xu hướng hiện tại.

Giống như tai nghe truyền thống, tai nghe không dây (hay tai nghe Bluetooth hoặc tai nghe truewireless) có rất nhiều kiểu dáng khác nhau:

  • Một tai / hai tai: Hầu hết là dạng nhét tai (in-ear), chỉ có AirPods là dạng airbuds.
  • Vòng cổ (neckband): Dạng in-ear.
  • Chụp tai.

Tất cả nhưng loại tai nghe này sử dụng kết nối không dây để kết nối với điện thoại, phổ biến nhất là kết nối Bluetooth. Bên cạnh đó, cũng có một số loại tai nghe không dây hỗ trợ kết nối qua NFC.

Tai nghe không dây có nhiều loại và mẫu mã. (Nguồn: Futureworld)

Không còn dây nhợ rườm rà, giờ đây bạn có thể tự do cử động tai, đầu và không lo sợ bị vướng dây như tai nghe truyền thống. Do đó người dùng có thể tạm biệt với việc rối dây hay đứt dây tai nghe. Do đó bạn có đeo khi tập thể dục hay chạy bộ mà không lo lắng bất kỳ sự vướng víu nào.

Hơn nữa các loại tai nghe không dây hai bên có kích thước bé tí để nhét vừa tai, đồng thời chúng cũng được cất giữ trong hộp đựng kiêm luôn đế sạc nhỏ như quả trứng. Thiết kế này rất hiện đại và không rườm rà.

Tai nghe không dây nhỏ gọn và tiện lợi. (Nguồn: YouTube)

Kết nối của tai nghe không dây dù không chắc chắn như tai nghe truyền thống nhưng các hãng ngày càng cải tiến hơn. Mình có sử dụng qua một số loại tai nghe Bluetooth thì thấy tốc độ tìm thấy của chúng cũng khá nhanh và kết nối không phức tạp lắm.

Do sử dụng kết nối Bletooth nên hầu như chúng đều có thể kết nối với mọi điện thoại, laptop, tablet hay máy chơi game. Thử tưởng tượng nếu bạn sở hữu những thiết bị công nghệ trên nhưng khác chuẩn tai nghe vậy thì giải pháp nào để bạn đỡ tốn tiền mua nhiều tai nghe? Tất nhiên là tai nghe Bluetooth rồi.

Tai nghe không dây giúp người dùng thoải mái hơn. (Nguồn: Hawlkerbarnyc)

Tuy nhiên, chất lượng đường truyền của tai nghe không dây vẫn không thể nào đảm bảo bằng tai nghe truyền thống được.Các chip Bluetooth trong tai nghe ngày càng cải tiến nên bạn cũng có thể để điện thoại cách bạn 10m hơn mà vẫn nghe nhạc được, nhưng sự thất thoát âm thanh và độ trễ tín hiệu vẫn xảy ra.

Chưa kể nhiều người cũng nhận thấy rằng dải âm trên tai nghe không dây chưa đã tai như tai nghe có dây.

Tai nghe không dây vẫn tồn tại những điểm yếu về kết nối và chất lượng âm thanh. (Nguồn: Truewirelessvn)

Hạn chế thứ hai của tai nghe không dây đến từ thời lượng pin. Tất cả mọi loại tai nghe không dây đều phải sạc pin, thời lượng pin dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của bạn. Nhưng suy cho cùng nếu tai nghe không dây mà hết pin thì bạn không làm ăn gì được nữa. Do đó khi không sử dụng thì bạn nên sạc pin để đề phòng.

Những loại tai nghe không dây không may mắn như tai nghe truyền thống khi sở hữu mức giá khá cao nên khó tiếp cận nhiều đối tượng người dùng. Mặc dù các nhà sản xuất đang cố gắng rẻ hóa tai nghe không dây nhưng vẫn không thể nào rẻ bằng tai nghe có dây được.

Tai nghe không dây hết pin sẽ trở nên vô dụng. (Nguồn: Sol Republic Shadow)

Bạn đang sử dụng tai nghe gì?

Tai nghe có dây vẫn còn được được tin dùng vì chất lượng âm thanh mà nó mang lại và hạn chế bị mất chất lượng trong quá trình chuyển tín hiệu từ thiết bị phát vào tai nghe. Bằng chứng là những mẫu tai nghe tập trung cho yếu tố chất âm có giá cực cao hiện tại vẫn có dây.

Đối với riêng mình thì mình đang sử dụng tai nghe có dây và mình bị hấp dẫn với loại tai nghe không dây vòng qua cổ vì thiết kế đẹp và nhìn khá chắc chắn. Nhưng nhìn chung khi sử dụng tai nghe có dây, mình có cảm giác đàm thoại thân thuộc và mình có thể đặt mic thoại gần miệng hơn, điều chỉnh được âm lượng giọng nói của mình. Khi sử dụng tai nghe không dây mình luôn có xu hướng phát ra âm lượng lớn khi đàm thoại, cảm giác sợ ảnh hưởng mọi người xung quanh nên mình vẫn chưa dám chuyển sang tai nghe không dây.

Trên đây là những góc nhìn của mình về tai nghe truyền thống và tai nghe không dây. Bạn đang sử dụng loại tai nghe nào? Nếu là tai nghe truyền thống bạn có dự định chuyển sang tai nghe không dây hay không?

Xem thêm:

  • [Đâu Là Tốt #1] Màn hình độ phân giải thấp VS độ phân giải cao - Bao nhiêu là đủ?
  • [Đâu Là Tốt #2] Smartphone màn hình thường vs Smartphone màn hình gập: Khi giá trị trường tồn với thời gian đấu với đẳng cấp đến từ tương lai
  • [Đâu Là Tốt #3] Sạc điện thoại có dây đối đầu Sạc điện thoại không dây: Bạn thích tiện dụng hay thể hiện đẳng cấp?

TAI NGHE CÓ DÂY VÀ KHÔNG DÂY KHÁC NHAU THẾ NÀO?

Về định nghĩa:

- Tai nghe có dây : là tai nghe kết nối trực tiếp với nguồn phát thông qua dây và giắc cắm.

- Tai nghe không dây : là tai nghe kết nối với nguồn phát thông qua sóng vô tuyến không dây. Trên tai nghe không dây vẫn có thể xuất hiện dây dẫn để truyền tín hiệu từ bảng mạch tới 2 bên tai.

Muốn hiểu rõ nhất bản chất, chúng ta sẽ bắt đầu từ nguyên lý hoạt động của chúng.

Tai nghe có dây cấu tạo chỉ gồm 2 thành phần chính : Dây dẫn và loa (hay còn gọi là driver).

(Có thể gặp một số loại tai nghe tích hợp thêm microphone nữa nhưng nó vẫn là phần bổ trợ nên tôi sẽ không liệt kê để tránh gây loãng thông tin)

Dây tai nghe đóng vai trò làm vật truyền dẫn tín hiệu dao động điện (Analog) từ nguồn phát là máy nghe nhạc, điện thoại...tới thẳng driver trên tai nghe và làm màng loa rung lên. Nhờ đó mà ta có thể nghe được âm thanh của tai nghe.

Có dây

Không dây

Cấu tạo phần cứng

Dây dẫn + Loa (Drivers)

Pin + chip điều khiển + drivers

Nguyên lý hoạt động

Truyền dẫn tín hiệu analog trực tiếp từ nguồn phát tới driver làm rung màng loa.

Thu tín hiệu số qua sóng vô tuyến, giải mã tín hiệu, khuếch đại tín hiệu, truyền tới driver làm rung màng loa.


Tai nghe không dây
là một sản phẩm được tích hợp rất nhiều công nghệ hiện đại nên có cấu tạo phức tạp hơn. Vì chúng không thể lấy tín hiệu dao động điện từ nguồn phát nên chúng bắt buộc phải có phần riêng để tạo ra các tín hiệu dao động điện đó. Ở đây chính là Mạch điều khiển và pin để nuôi hệ thống hoạt động.

“Trên thực tế, có rất nhiều công nghệ truyền dẫn âm thanh không dây nhưng thường gặp nhất trong thực tế hằng ngày vẫn là công nghệ Bluetooth. Do đó chúng ta sẽ tập trung chính vào cấu tạo của các thiết bị này.”

Đi sâu hơn vào mạch điều khiển: Nó sẽ gồm 3 thành phần chính :

Mạch thu tín hiệu, cụ thể ở đây là tín hiệu Bluetooth. Sau khi thu tín hiệu dưới dạng số hoá, tín hiệu sẽ được gửi tới mạch DAC để giải mã.

Mạch DAC này có nhiệm vụ chuyển tín hiệu số 01010 thành tín hiệu dao động điện.

Tiếp đến là mạch ampli để khuếch đại dòng điện lên cường độ lớn và truyền tới driver làm rung màng loa. Lúc đó ta mới có thể nghe được âm thanh.

Câu hỏi 2: Có phải

TAI NGHE CÓ DÂY LUÔN HAY HƠN TAI NGHE KHÔNG DÂY?

Câu hỏi nghe có vẻ hơi ngô nghê này thực tế lại đúng trong đa số các trường hợp. Trong cùng một phân khúc giá, câu hỏi này lại càng được khắc họa một cách rõ nét hơn. Tại sao vậy?

Dưới góc độ kinh tế.

Như chúng ta đã tìm hiểu ở trên, do cấu tạo phần cứng, nguyên lý hoạt động của tai nghe Bluetooth phức tạp và yêu cầu rất nhiều công nghệ. Đương nhiên chúng ta khi mua sản phẩm sẽ là người bỏ tiền ra để trả luôn cho cả những công nghệ tích hợp đó. Trong khi âm thanh trên tai nghe có dây chỉ được quyết định bởi 2 yếu tố : dây dẫn và drivers. Bạn sẽ dồn tiền hết vào 2 cái thành phần tối

Dưới góc độ kỹ thuật.

Tai nghe có dây bạn có thể nâng cấp nguồn phát, nâng cấp dây dẫn để có hiệu suất hoạt động cao nhất có thể. Không có giới hạn nào về âm thanh khi sử dụng một chiếc tai nghe có dây.

Trong khi đó, Tai nghe không dây bị giới hạn bởi rất nhiều về mặt kỹ thuật.

Đầu tiên là tín hiệu đầu vào. File nhạc số gốc có thể là lossless nhưng khi truyền qua tín hiệu Bluetooth bắt buộc phải bị nén lại làm giảm chất lượng để có thể gửi qua sóng một cách liên tục không ngắt quãng. Chính điều này đã làm giảm chất lượng âm thanh đáng kể so với file nhạc gốc ban đầu. Hiện tại, nhờ sự xuất hiện của Bluetooth 5.0 và codec nén tiên tiến hơn như LDAC, UAT, HWA thì âm thanh theo lý thuyết đã có thể tiệm cận với chuẩn lossless. Tuy nhiên thì những tai nghe có hỗ trợ các chuẩn cao cấp này vẫn có giá khá đắt đỏ.

Tiếp đến, DAC/AMP tích hợp trên chipset Bluetooth chỉ làm nhiệm vụ cơ bản. Chúng không thể có hiệu suất hoạt động cao, có khả năng tái tạo chi tiết tốt, độ động, tách lớp như những chip DAC, AMP riêng biệt như trên các nguồn phát có dây được. Thế nên dù có dùng các loại driver cao cấp đến thế nào nhưng khi so sánh với các tai nghe có dây dùng nguồn phát tốt, tai nghe không dây vẫn sẽ bị thua kém về chất lượng âm thanh.

Trong tương lai, khi công nghệ phát triển hơn. Băng thông và tốc độ kết nối không dây được mở rộng. Việc truyền dẫn tín hiệu lossless trực tiếp qua sóng Bluetooth là điều hoàn toàn khả thi. Do đó thực tại mà tai nghe Bluetooth nghe hay như tai nghe có dây là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Chỉ có điều chúng sẽ không hề có giá dễ chịu mà thôi.

Câu hỏi 3: Tại sao

Nên chọn tai nghe có dây hay không dây: Thật sự có sự khác biệt lớn như người ta thường hay nói?

5 Tháng Tám, 2021

Tai nghe là một phần thiết bị giải trí và gaming quan trọng. Cũng giống như bao thiết bị công nghệ khác, tai nghe hiện đang tồn tại song song cả hai hình thức: có dây và không dây. Tai nghe không dây đặc biệt đang rất phổ biến và được nhiều người tìm đến trong thời gian gần đây vì những tiện lợi ban đầu mà nó mang lại. Nhưng tất nhiên tai nghe có dây tồn tại kề bên luôn có lý do. và nếu anh em vẫn còn đang lăn tăn chưa biết nên chọn loại này, thì bài chia sẻ sau đây có thể mang đến một vài chủ ý thú vị.

Tại sao tai nghe có dây vẫn tốt hơn tai nghe không dây của Apple?

Tùng Linh

06:46 16/12/2016

BizLIVE - Apple mới đây đã chính thức bán bộ tai nghe không dây AirPods của mình với mức giá 159 USD. Mặc dù có thiết kế đẹp, chất lượng âm thanh cao và tương thích tốt với iPhone 7 nhưng có vẻ tai nghe có dây truyền thống vẫn hấp dẫn hơn.

Mặc dù iPhone 7 không còn cổng âm thanh 3,5 mm nhưng hãng vẫn bán kèm tai nghe có dây dùng cổng Lightning

AirPods cũng có thể làm được điều này bằng cách chạm vào một hoặc vài lần vào một bên của tai nghe không dây. Vấn đề ở chỗ mặc định tai nghe không thể thực hiện thao tác này và muốn sử dụng những chức năng đó, bắt buộc phải kích hoạt Siri. Trong khi Siri lại là vấn đề của nhiều người dùng Việt Nam.

Tai nghe có dây hiện nay có thể hoạt động mà không cần nguồn điện. Đơn giản vì đây là kết nối tương tự và người dùng chỉ cần cắm dây vào cổng 3,5 mm là có tín hiệu để sử dụng. Trong khi đó tai nghe không dây phải có pin để chạy.

Mỗi bên của chiếc AirPods có thể hoạt động trong vòng 5 giờ ngoài ra bộ hộp chứa tai nghe cũng sẽ cấp điện cho tai nghe và tổng thời gian có thể lên đến 24 tiếng. Hết thời gian sử dụng trên, người dùng phải sạc cho tai nghe như sạc điện thoại.

Tuy nhiên vấn để lớn nhất của người dùng tai nghe không dây mới mà ai cũng có thể đoán được là sẽ ra sao nếu mất 1 bên của tai nghe. Với tai nghe có dây, chuyện mất 1 bên không bao giờ xảy ra.

Kích thước tai nghe nhỏ gọn đồng nghĩa với dễ mất 1 bên

Nếu hỏng một bên, người dùng có thể mua cặp tai nghe mới với giá khoảng 30 USD. Nếu mất 1 bên tai nghe AirPods, Apple cho biết khách hàng vẫn sẽ phải mua thêm một bộ tai nghe nữa với giá mua mới. Nhiều người sẽ thấy đây là sự lãng phí lớn. Sẽ rẻ hơn nếu chỉ mua bên bị mất.

Cuối cùng là về giá, nếu so sánh 30 USD của tai nghe truyền thống với 160 USD của tai nghe không dây thì mức giá chưa đến một phần tư sẽ làm cho tai nghe có dây hấp dẫn hơn nhiều. Bên cạnh đó chất lượng tai nghe không dây hiện nay mặc dù sử dụng tín hiệu kỹ thuật số nhưng với nhiều người, chất âm bằng tín hiệu analog vẫn mang lại trải nghiệm tốt hơn.

Như vậy có thể thấy tai nghe không dây của Apple lúc này mới chỉ đáp ứng được duy nhất nhu cầu độc đáo. Còn nếu muốn có một chiếc tai nghe không dây thì số tiền này sẽ có rất nhiều lựa chọn tai nghe cao cấp hơn cho người dùng.

Sau sự ra mắt của thiết bị tai nghe không dây AirPods của tập đoàn Apple, thực sự giới công nghệ điện tử như bị ném một quả bom khổng lồ vào chính giữa trung tâm. Từ những nhà sản xuất cho đến những người hâm mộ thiết bị điện tử, người tiêu dùng cũng phải nghiêm túc xem xét lại vị thế của dòng tai nghe không dây lâu nay vẫn bị coi là chưa thể thay thế được tai nghe có dây truyền thống. Chúng ta nên cân nhắc lại sự lựa chọn cho hướng đi mới của dòng sản phẩm phụ kiện điện tử đang rất thu hút sự chú ý này.

Sự khác biệt giữa năng lượng qua pin và dây dẫn

Tai nghe dây và tai nghe bluetooth cả 2 đều có những “vấn đề” khiến bạn cảm thấy bất tiện. Không hẳn là nhược điểm nhưng nó đáng để xem xét.

Người dùng tai nghe dây đôi khi gặp vấn đề với dây cáp, thậm chí là phiền toái tuỳ thuộc vào độ dày và hình dạng dây cáp. Trường hợp cụ thể, 1 trong những tai nghe thịnh hành nhất hiện nay là MDR 7506 của SONY, âm thanh đáng kinh ngạc nhưng dây cáp lại khá dài. Điều đó khiến người dùng lúng túng khi di chuyển, phải giấu dây bên trong áo, tìm 1 cái gì đó quấn đoạn dây thừa và đôi khi nó trở nên bật tiện và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Với tai nghe bluetooth sieu nho, bạn được giải phóng với lời nguyền của dây cáp, tuy nhiên nổi lo của bạn là vấn đề Pin, đặc biệt khi bạn sẽ sử dụng nó trong thời gian dài bên ngoài thì phải đảm bảo nó được sạc đủ. Đây là 1 trở ngại đáng kể, vì với đa số người dùng việc sạc điện thoại, laptop, máy tính bảng,… trở nên quen thuộc và thiết yếu thì việc dành thời gian sạc cho chiếc tai nghe có vẻ như mới mẻ và cần phải làm quen.

Đọc thêm : Tai nghe bluetooth i 11 tws – tai nghe giá rẻ

Chất âm của tai nghe không dây không còn kém nhiều so với tai nghe truyền thống

Điều quan trọng nhất để xem xét khi mua 1 tai nghe (khi đã có mức chi phí phù hợp) là bạn muốn tai nghe với âm thanh như thế nào? Audiophiles muốn sự tinh khiết, trong khi những người yêu thích thể loại âm nhạc nhất định nào đó sẽ bị thu hút bởi cặp tai nghe phù hợp với gout âm nhạc của mình. Dù thể nào, thì âm thanh tốt vẫn là điều mong muốn khi mua tai nghe.

Trong tương lai gần, tai nghe có dây sẽ đánh bại tai nghe Bluetooth bởi chúng cung cấp âm thanh với độ trễ tự do, âm thanh không nén 100%. Bất kể kỹ thuật nén âm thanh trong tai nghe Bluetooth, thì tai nghe có dây vẫn xử lý âm thanh ổn mà không cần đến nó.

Tuy nhiên, tuỳ từng mức giá mà có những cặp tai nghe bluetooth cho laptop được trang bị công nghệ âm thanh cao cấp vẫn cho chất âm tốt hơn cả tai nghe có dây, và chúng ngày càng được cải tiến về chất âm trên thị trường.

Tóm lại, tai nghe có dây có âm thanh tổng thể tốt hơn, nhưng nếu là người dùng phổ thông thì gần như sẽ không có sự khác biệt hoặc vì sự khác biệt là quá ít để có thể nhận ra.

Sự đa dạng về tính tiện dụng củatai nghe bluetooth cao cấp

Bạn đã nghĩ đến 1 tai nghe Bluetooth có dây? Nó không phải là tính năng tiêu chuẩn trên tất cả tai nghe bluetooth, nhưng sẽ thật tuyệt nếu tai nghe bluetooth có jack cắm dây để sẵn sàng hoạt động khi chúng hết pin.

Thế nhưng việc này là xoá bỏ tính đặc trưng của 1 tai nghe không dây Bluetooth đã được đề cập trước đó, nhưng nếu nó được tích hợp thì có lẽ đây là điểm mạnh duy nhất mà tai nghe có dây cố định không thể đánh bại, ở khía cạnh nào đó, nó vẫn là 1 tính năng cần xem xét.

Tóm lại, việc so sánh sự hơn kém giữa hai loại tai nghe truyền thống dùng dây dẫn và tai nghe không dây là một vấn đề khó mà đưa đến được quyết định cuối cùng. Bởi ít nhất tại thị trường hiện nay, nhiều nhà sản xuất uy tín vẫn chưa bỏ cuộc đối với dòng tai nghe có dây truyền thống, vẫn còn nhiều sản phẩm có sáng tạo tuyệt vời đang được ra mắt liên tục. Mỗi thiết bị đều có ưu nhược điểm riêng của nó, chỉ cần chúng mang đến chất lượng sử dụng tốt thì theo chúng tôi việc thiết kế của chúng khác nhau ra sau thì cũng không quá quan trọng.

Về thiết kế

Airpods 2 còn được gọi là Airpods thế hệ 2 ( Airpods gen 2). Nhưng tính năng sạc không dây được sử dụng phổ biến và được đặt là “AirPods với case sạc không dây”.

Thiết kế giữa sản phẩm có dây và không dây đều tương tự nhau, nhưng khác biệt ở chi tiết đèn LED được chuyển từ vị trí bên trong sang phía trước vỏ hộp. Với thay đổi này giúp dễ dàng theo dõi tiến trình sạc pin của tai nghe.

Song song đó, kích thước của 2 loại sản phẩm này có cùng kích thước, không thay đổi nhiều.

Thiết kế không có nhiều khác biệt

Tại sao vẫn nhiều người chuộng tai nghe có dây hơn tai nghe Bluetooth?

Thứ sáu, 04/01/2019 - 07:30

(Dân trí) - Đã 14 năm kể từ khi tai nghe Bluetooth đầu tiên được giới thiệu, nhưng mãi cho tới nay nó tạo cảm giác như chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm. Trong khi đó, tai nghe có dây vẫn luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy.

Với việc loại bỏ đi jack cắm tai nghe 3.5mm trên các dòng iPhone từ vài năm trở lại, Apple đã tạo ra một xu thế mới cùng những chiếc tai nghe Bluetooth, dù vẫn còn khá "khiên cưỡng".

Kể từ đó tới nay, đã có rất nhiều nhà sản xuất smartphone học theo Apple để loại bỏ đi jack cắm tai nghe. Song với nhiều lý do trực quan, tai nghe Bluetooth vẫn tỏ ra kém được ưa chuộng hơn so với tai nghe có dây truyền thống. Lý do đến từ đâu?

Chất lượng âm thanh

Đây chính là yếu tố quan trọng nhất khiến cho rất ít "audiophile" chuyển sang sử dụng tai nghe Bluetooth với quan niệm cố hữu: "Tai nghe không dây không bao giờ chơi nhạc hay bằng tai nghe có dây".

Trên thực tế, nhận định này là hoàn toàn có cơ sở, khi người dùng hoàn toàn có thể mua được một chiếc tai nghe có chất lượng tốt hơn rõ rệt hoặc ngang bằng so với tai nghe Bluetooth, với một mức giá rẻ hơn. Có rất ít ngoại lệ cho quy tắc này.

Tùy chọn

Với sự nổi lên của trào lưu "không jack cắm 3.5mm", ngày càng có nhiều tai nghe Bluetooth được ra đời. Song, có lẽ cần tới hàng thập kỷ nữa thì chúng mới đạt tới sự đa dạng và nhiều tùy chọn giống như đối với tai nghe có dây.

Tai nghe Bluetooth cũng hiếm khi vượt qua cột mốc 400 USD/chiếc. Mặc dù mức giá này là không hề rẻ, song với những tín đồ âm nhạc thực sự, họ luôn sẵn sàng bỏ hàng ngàn USD chỉ để có một chiếc tai nghe tốt hơn.

Trên các diễn đàn về âm thanh, chúng ta có thể thấy rằng công nghệ âm thanh trên những dòng tai nghe có dây vẫn liên tục được phát triển và đón nhận. Nói cách khác, chúng không cho thấy dấu hiệu đi chậm lại. Còn tai nghe Bluetooth thì đơn giản là không thể đạt được chất lượng âm thanh cao hơn, do đó sự tùy chọn cũng chỉ gói gọn trong một nhóm các sản phẩm nổi bật.

Nhanh chóng bị lỗi thời

Tai nghe Bluetooth dễ dàng trở nên lỗi thời sau một thời gian sử dụng bằng rất nhiều lý do: Bộ giải mã Bluetooth được cải thiện, thay đổi tiêu chuẩn sạc, trên các dòng sản phẩm mới, hoặc pin lithium bị chai.

Trái lại đối với tai nghe truyền thống, mặc dù liên tục được cải thiện, nhưng rất có thể khoản đầu tư của bạn sẽ tồn tại lâu hơn. Một thí dụ điển hình là dòng HD600 của Sennheiser đã ra mắt được hơn 20 năm và cho tới nay vẫn là một trong những tai nghe được khuyên dùng nhiều nhất trên các diễn đàn âm nhạc.

Thật khó để tưởng tượng bất kỳ tai nghe Bluetooth nào của ngày hôm nay vẫn còn "hot" sau từ 5 hoặc 10 năm nữa - nếu chúng còn tồn tại lâu như vậy.

Thời gian để sạc

Một trong những sự khác biệt lớn nhất giữa tai nghe không dây với tai nghe truyền thống đó là chúng phải sạc pin sau một thời gian sử dụng.

Mặc dù thời gian sạc là không quá lâu, song nếu như bạn là một tín đồ của công nghệ, với hàng tá thiết bị cầm tay đi kèm như smartphone, laptop, máy tính bảng,... Hãy thử tưởng tượng xem chúng ta đã quá bận rộn với công việc mỗi ngày, nhưng vẫn phải lưu ý để sạc cho từng thiết bị, và nay thêm cả chiếc tai nghe.

Ấy là chưa kể tới việc hầu hết tai nghe Bluetooth ngày nay sử dụng cổng sạc Micro USB, trong khi đa số mọi smartphone cao cấp đều đã chuyển sang cổng USB-C, còn iPhone vẫn sử dụng cổng Lightning. Sự không tương thích về cổng sạc sẽ khiến bạn gặp những cơn đau đầu khó chịu - điều không xảy ra nếu như đó là một chiếc tai nghe gắn dây.

Tai nghe có dây có thể "biến" thành không dây

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là tại sao chúng ta phải mua tai nghe không dây, khi mà tai nghe truyền thống cũng có thể làm được điều này.

Một thiết bị phát sóng Bluetooth gắn kèm như chiếc Radsone ES100 là quá đủ nếu như bạn mong muốn sở hữu khả năng nghe nhạc không dây tiện lợi, với một chi phí thấp hơn, và bỏ qua những nỗi lo của một chiếc tai nghe không dây.

Tổng quan lại, không thể phủ nhận tai nghe không dây chính là tương lai. Công nghệ được cho là giúp cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn và bằng một cách nào đó, và tai nghe Bluetooth đã làm được điều này. Chất lượng âm thanh của chúng đã được cải thiện đáng kể trong vài năm qua, và tai nghe Bluetooth tỏ ra hữu dụng trong nhiều trường hợp.

Tuy nhiên, tai nghe truyền thống nhìn chung vẫn có âm thanh tốt hơn, đáng tin cậy hơn, giá cả phải chăng hơn và linh hoạt hơn.

Đã 14 năm kể từ khi tai nghe Bluetooth đầu tiên được giới thiệu, nhưng mãi cho tới nay, nó vẫn có cảm giác như chỉ đang ở giai đoạn thử nghiệm. Trong khi đó, tai nghe có dây luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy.

Nguyễn Nguyễn

Theo TNW

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Samsung xác nhận loại bỏ sạc và tai nghe trên các mẫu smartphone tương lai

Tai nghe AirPods Max dính lỗi tụt pin khiến người dùng "kêu trời"

Thực hư khe hở trên màn hình iPhone khiến máy luôn bị lọt bụi bẩn

Sau iPhone, AirPods là thứ quan trọng nhất với Apple

Đã đến lúc Apple "khai tử" cổng sạc Lightning

Tai nghe AirPods cao cấp của Apple bị chê sụt pin nhanh

7 điều các nhà sản xuất smartphone cần phải dừng lại ngay trong năm 2021

Apple nên "khai tử" iPhone 12 Mini?

Video liên quan

Chủ đề