So sánh bigc và vinmart

Mình nói trước, bài viết này không dành cho đại gia, không cho người ít để ý đến chợ búa, giá cả và cho ai không có tính tiết kiệm. ;)

Chào các chị em, ngoài các mặt hàng có đề giá và quy định giá cứng như nước nắm, nước giải khát, sữa,... thì chị em có thấy là rất nhiều mặt hàng cơ bản mà mua ở các siêu thị như CoopMart, BigC, Lotte Mart giá lại cao hơn mua ngoài các tiệm tạp hóa lớn không ? :DVD mình thấy nhá: hộp bơ Tường An, quán bán 12K, thằng BigC bán 13k2, Gói hạt nêm Knorr 200g, Quán bán 16K thằng CoopMart bán 17k2 hay 17k5, Dầu ăn hiệu Orchil hãng dầu Cái Lân quán bán 27K/chai 1 lít, Siêu thị quất 29K, mì tôm KoKoMi, 10 gói trong siêu thị vẫn 27k/28k như thường mà ngoài quán tạp hóa bán 24k và rất nhiều mặt hàng nữa,... :)

Suy ra mình thấy 1 điều là đi siêu thị chỉ khi nào kết hợp rẽ vào hay ham vui chứ thực ra chả rẻ bao nhiêu, nếu ở xa đi còn tốn thời gian + hớp bụi chứ chả bổ béo gì, các chị em suy nghĩ sao về vấn đề này, mong chia sẻ =D>

Metro hay còn gọi là Mega Market Việt Nam (tên cũ là METRO Cash & Carry Việt Nam) có 3 siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh, 3 siêu thị tại Hà Nội, 1 tại trung tâm ở các thành phố Biên Hòa, Vũng Tàu, Bình Dương, Cần Thơ, Quy Nhơn, Long Xuyên, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nha Trang, Vinh Hạ Long, Buôn Ma Thuột, Rạch Giá và Hà Đông. Sau hơn 20 năm hoạt động và phát triển, Mega Market Việt Nam đã mở rộng thành 21 trung tâm bán sỉ và siêu thị trên toàn quốc, cùng với 5 Trạm cung ứng hàng hóa, 2 Kho trung chuyển với hơn 4.000 nhân viên và 2.000 đối tác cung ứng sản phẩm. Mega Market Việt Nam hướng đến việc xây dựng Chuỗi cung ứng hiện đại, giúp kết nối trực tiếp từ trang trại và nhà sản xuất địa phương với đa dạng kênh phân phối, đảm bảo nguồn gốc hàng hóa với trên 90% sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam. Bên cạnh đó, siêu thị cung cấp giải pháp cho các nhóm khách hàng chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của khánh hàng với chủng loại hàng hóa đa dạng và giá cả cạnh tranh. Hiện nay MMVN phục vụ trên 1 triệu khách hàng chuyên nghiệp là các Nhà hàng, Căn tin, Văn phòng lớn… trên khắp cả nước.

MM Mega Market có một đội ngũ lao động hơn 5.000 nhân viên, trở thành một trong những nguồn sử dụng lao động dồi dào tại Việt Nam. Theo đó, họ sẽ có những thay đổi mang tính đột phá về mọi phương diện, từ việc cải thiện hình ảnh trung tâm mua sắm cho đến việc bài trí các trung tâm, phát triển các sản phẩm mới, đẩy mạnh kiểm soát khâu an toàn vệ sinh thực phẩm bằng cách cam kết hàng hóa, thực phẩm được bán trong siêu thị đều là hàng trong nước, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Siêu thị Mega Market Việt Nam.

Mega Market Việt Nam đã mở rộng thành 21 trung tâm bán sỉ và siêu thị trên toàn quốc

Quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam đang tăng hàng năm hơn 10%. Đây là một thị trường rất hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài nhờ cơ cấu dân số trẻ, thu nhập đang tăng và thị phần dành cho các kênh bán lẻ hiện đại như siêu thị vẫn có nhiều dư địa phát triển.

Sau đây là 7 chuỗi siêu thị lớn nhất ở thị trường Việt Nam.

1. Co.opmart

Co.opmart là hệ thống siêu thị của Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) thành lập tháng 5/1989. Siêu thị đầu tiên của thương hiệu này là Co.opmart Cống Quỳnh vào ngày 9/2/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào hợp tác xã quốc tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển.

Tháng 6/2019, Saigon Co.op hoàn thành việc mua lại hệ thống 18 siêu thị của nhà bán lẻ Pháp Auchan tại Việt Nam. Điều này đã góp phần giúp Co.opmart có hệ thống siêu thị lớn nhất Việt Nam – gồm 128 siêu thị, trong đó có 43 siêu thị ở TP.HCM và 47 siêu thị ở các địa phương miền Nam khác. Doanh thu của thương hiệu này chiếm khoảng 1/3 thị phần doanh thu bán lẻ siêu thị của cả nước.

2. VinMart

Hệ thống siêu thị VinMart là thương hiệu bán lẻ thuộc Tập đoàn Masan. Các thương hiệu này ra đời năm 2014, thuộc quyền sở hữu của công ty VinCommerce, một công ty con của Vingroup. Vào cuối năm 2019, Vingroup bán lại cổ phần kiểm soát của VinCommerce và VinEco – nhà cung cấp nông sản của VinMart – cho Masan.

Hiện, theo giới thiệu của doanh nghiệp, hệ thống bán lẻ này đang sở hữu 123 siêu thị VinMart trên khắp cả nước. Các siêu thị VinMart thường xuất hiện trong các trung tâm thương mại và khu dân cư của Vingroup, vì từng là một phần trong hệ sinh thái của tập đoàn này.

3. Big C

Big C là nhà bán lẻ thuộc sở hữu của tập đoàn Central Group có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan. Ngoài thị trường nội địa, Big C còn có mặt tại Việt Nam và Lào. Big C kinh doanh theo mô hình đại siêu thị kết hợp với trung tâm thương mại.

Đây là một trong những thương hiệu bán lẻ quốc tế đầu tiên vào thị trường Việt Nam. Siêu thị Big C đầu tiên ở Đồng Nai, khi đó thuộc sở hữu của Tập đoàn Bourbon (Pháp) và có tên siêu thị Cora, là siêu thị có quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam. Thương hiệu này sau đó được bán lại cho Tập đoàn Casino vào năm 2006, và sau đó là Central Group vào năm 2016. Đầu năm nay, tập đoàn này thông báo sẽ đổi tên các siêu thị này thành Tops Market và GO!

Theo thông tin mới nhất, Big C hiện có 28 siêu thị tại Việt Nam, trong đó 14 ở miền Bắc, 4 ở miền Trung và 10 ở miền Nam.

4. AEON

AEON là một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất trên thế giới với 179 liên doanh trên toàn cầu. Tập đoàn này được thành lập năm 1758 tại Nhật Bản và hiện đang sở hữu 16.498 trung tâm và cửa hàng bán lẻ trên khắp thế giới.

AEON Mall đầu tiên ở Việt Nam khai trương tại TP.HCM vào tháng 1/2014. Chiến lược phát triển hiện nay của tập đoàn ở Việt Nam là các đại siêu thị trong các trung tâm thương mại có diện tích mặt bẳng khổng lồ ở vùng ngoại ô các thành phố.

Tính đến nay, tập đoàn này đã có 6 trung tâm thương mại ở TP.HCM (2), Hà Nội (2), Bình Dương (1) và Hải Phòng (1). AEON dự kiến sẽ có 20 trung tâm thương mại ở Việt Nam đến năm 2025.

AEON cũng đã mua lại chuỗi siêu thị Citimart nhằm tăng mức độ thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam.

5. Mega Market

Thương hiệu bán lẻ Mega Market thuộc sở hữu của công ty MM Mega Market Việt Nam, thành viên của tập đoàn BJC/TCC Thái Lan. Trước đây, thương hiệu này có tên METRO Cash & Carry, thuộc sở hữu của tập đoàn Metro AG của Đức, chuyên về bán buôn, với cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM vào năm 2002.

Mega Market hiện đang có 21 trung tâm bán buôn và siêu thị trên toàn quốc, cùng với 5 trạm cung ứng hàng hóa, 2 kho trung chuyển với hơn 4.000 nhân viên và 2.000 đối tác cung ứng sản phẩm.

6. LOTTE Mart

LOTTE Mart là chuỗi siêu thị thuộc sở hữu của Tập đoàn LOTTE. Đây là tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Hàn Quốc và Nhật Bản, kinh doanh trong các lĩnh vực thực phẩm, bán lẻ, du lịch/dịch vụ, hóa chất/xây dựng/sản xuất, tài chính, nghiên cứu phát triển/hỗ trợ. Nhiều thương hiệu khác của tập đoàn cũng đã có mặt tại Việt Nam như LOTTERIA, LOTTE Cinema, LOTTE-Sea Logistic, …

LOTTE Mart khai trương chi nhánh đầu tiên tại Seoul, Hàn Quốc vào tháng 4/1998. Năm 2008, thương hiệu này mở rộng ra các thị trường Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.

Tính đến thời điểm tháng 2/2018, LOTTE Mart có 294 siêu thị trên toàn cầu, trong đó có 13 siêu thị ở Việt Nam. Siêu thị LOTTE Mart đầu tiên ở Việt Nam được khai trương vào tháng 12/2008 tại quận 7, TP.HCM.

7. Lanchi Mart

Công ty Lan Chi thành lập năm 1995, khởi đầu là một doanh nghiệp chuyên phân phối hàng tiêu dùng tại các địa bàn phía tây và phía nam Hà Nội. Hệ thống siêu thị Lanchi Mart được giới thiệu năm 2007, nhắm đến thị trường bán lẻ tại các vùng ngoại thành.

Năm 2015, chuỗi siêu thị này được tập đoàn Central Group của Thái Lan, chủ sở hữu chuỗi siêu thị Big C mua lại với giá không tiết lộ.

Tính đến năm 2020, Lan Chi tuyên bố có 60 siêu thị trong hệ thống, cung cấp hàng hóa cho hơn 700 đại lý. Các siêu thị của thương hiệu này tập trung ở các khu vực nông thôn và ngoại thành.

Video liên quan

Chủ đề