So sánh giao tiếp sư phạm với giao tiếp thông thường

DE Cuong BG GTSP MAM NON - giao tiếp sư phạm rất quan trọng. Học phần giúp giáo viên nâng cao nhận thức,

giao tiếp sư phạm rất quan trọng. Học phần giúp giáo viên nâng cao nhận thức, hiểu được tầ...View more
Helpful?30
Share

Comments

  • Please sign in or register to post comments.
  • So sánh giao tiếp sư phạm với giao tiếp thông thường
    Nhung24 days ago

    thanks

Students also viewed

  • Khoa học nông nghiệp
  • luyen noi cong hay
  • Linegraph 1
  • Partnership Concepts - notes
  • Tai lieu on thi giua ki 90 cau trac nghiem mon ky thuat nghiep vu ngoai thuong incoterm 2000 va incoterm 2010
  • Taì liệu tư tưởng hồ chính minh
  • Câu chuyện diễn ra vào buổi tối hôm qua khi một người bạn gọi điện kể với tôi về nỗi lo cuộc sống ngày càng trở nên thật hơn đối với cậu ta
  • Millennials nè trơi ơi sao hỏi quai z
  • Case Study 15b - Shell - Inter
  • BỘ 150 Topic Vocab CỦA THẦY Ngocbach Ielts
  • Reading and Writing, Flyers
  • Câu hỏi cho ứng dụng ngôn ngữ

Preview text

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

GIAO TIẾP SƯ PHẠM MẦM NON

Giảng viên: TS. Phạm Văn Cường Điện thoại: 0982.03.

Thái Nguyên, 2018

####### MỤC LỤC

Chương 1-KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO TIẾP SƯ PHẠM MẦM NON

1. Giao tiếp, giao tiếp sư phạm.......................................................................

1.1. Khái niệm giao tiếp, giao tiếp sư phạm................................................
1.1. Vị trí, vai trò của giao tiếp, giao tiếp sư phạm.....................................
- **Chương 1-KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO TIẾP SƯ PHẠM MẦM NON**
    1. Giao tiếp, giao tiếp sư phạm.......................................................................
      • 1.1. Khái niệm giao tiếp, giao tiếp sư phạm................................................
      • 1.1. Vị trí, vai trò của giao tiếp, giao tiếp sư phạm.....................................
    1. Giao tiếp sư phạm mầm non.......................................................................
      • 1.2. Khái niệm giao tiếp sư phạm mầm non................................................
      • trẻ.................................................................................................................... 1.2. Ý nghĩa của giao tiếp sư phạm mầm non đối với sự phát triển tâm lý
      • 1.2. Đặc điểm của giao tiếp sư phạm mầm non...........................................
      • 1.2. Nguyên tắc giao tiếp sư phạm mầm non..............................................
      • 1.2. Phong cách giao tiếp sư phạm mầm non............................................
    • Chương 2-KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM MẦM NON
    1. Khái niệm kĩ năng giao tiếp sư phạm mầm non.......................................
    1. Một số kĩ năng giao tiếp sư phạm mầm non.............................................
      • 2.2. Kĩ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường giao tiếp..........................
      • 2.2. Kĩ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp....................................
      • 2.2. Kĩ năng lắng nghe...............................................................................
      • 2.2. Kĩ năng sử dụng phương tiện giao tiếp..............................................
      • 2.2. Kĩ năng tự chủ cảm xúc, hành vi........................................................
      • 2.2. Kĩ năng xử lí tình huống sư phạm......................................................
        • Chương 3-RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM MẦM NON
    1. Rèn kĩ năng nhận diện và phân tích tình huống sư phạm mầm non........
      • 3.1. Nhận diện và phân tích tình huống giao tiếp với trẻ mầm non..........
      • 3.1. Nhận diện và phân tích tình huống giao tiếp với phụ huynh..............
      • lực lượng giáo dục khác............................................................................... 3.1. Nhận diện và phân tích tình huống giao tiếp với đồng nghiệp và các
    1. Xử lí các tình huống giao tiếp sư phạm mầm non....................................
      • 3.2. Xử lý tình huống giao tiếp với trẻ mầm non......................................
      • 3.2. Xử lý tình huống giao tiếp với phụ huynh..........................................
      • khác............................................................................................................... 3.2. Xử lý tình huống giao tiếp với đồng nghiệp và các lực lượng giáo dục
    • BÀI TẬP THỰC HÀNH GIAO TIẾP SƯ PHẠM MẦM NON
  • I. Tình huống giao tiếp giữa cô giáo mầm non với trẻ.....................................
  • II. Tình huống giao tiếp giữa cô giáo mầm non với phụ huynh.......................
  • khác.................................................................................................................. III. Tình huống giao tiếp giữa cô giáo mầm non với các lực lượng giáo dục
  • IV. Trắc nghiệm khả năng giao tiếp của tác giả Dakharov..............................

Giao tiếp có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống cá nhân, trong quan hệ giữa con người với con người trong xã hội. Giao tiếp và hoạt động là hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau trong hoạt động sống, trong lối sống của con người.

  • Giao tiếp là nhu cầu trong đời sống tinh thần của con người, con người từ lúc sinh ra và lớn lên luôn có nhu cầu về mối quan hệ với những người xung quanh - nhu cầu về người khác, con người mong muốn được tiếp xúc, trao đổi những hiểu biết, tâm tư tình cảm với người khác.
  • Thông qua giao tiếp, cá nhân gia nhập vào các mối quan hệ xã hội với các cá nhân khác trong các nhóm xã hội và quan hệ với toàn xã hội.
  • Giao tiếp là điều kiện, là phương thức tồn tại và phát triển của nhân và xã hội, khi con người sống và phát triển thì không thể không có hoạt động, giao tiếp.
  • Cùng với hoạt động, qua giao tiếp con người tiếp thu nền văn hoá xã hội lịch sử và biến nó thành vốn riêng của mình (như quá trình học tập để lĩnh hội các tri thức khoa học mà nhân loại đã tích luỹ được do thực hiện giao tiếp giữa trẻ với giáo viên), đồng thời cá nhân đóng góp vào sự phát triển văn hóa xã hội.
  • Thông qua giao tiếp, mỗi cá nhân không chỉ tác động, ảnh hưởng qua lại tới người khác mà còn tự đối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực đạo đức xã hội để tự ý thức, tự đánh giá về bản thân mình trên cơ sở đó họ tự điều chỉnh, điều khiển bản thân theo các chuẩn mực xã hội. Có thể khẳng định, không có sự giao tiếp thì không có sự tồn tại xã hội. Giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển của xã hội. * Vị trí, vai trò của GTSP:
  • Giao tiếp sư phạm là một thành phần cơ bản của hoạt động sư phạm. Những hình thức chủ yếu của công tác giáo dục và học tập đều diễn ra trong điều kiện giao tiếp như giảng bài trên lớp, tham gia hoạt động với học sinh, kiểm tra đánh giá học sinh,... Không có giao tiếp thì hoạt động của giáo viên và học sinh không thể diễn ra và không đạt được mục đích giáo dục. Giao tiếp sư phạm là điều kiện đảm bảo cho hoạt động sư phạm diễn ra và đạt kết quả mong muốn. Hoạt động sư phạm là hoạt động dạy và hoạt động học,

hoạt động cùng nhau của thày và trò. Thày là chủ thể của hoạt động dạy, trò là chủ thể của hoạt động học. Đối tượng của hoạt động sư phạm là tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ,... hay cụ thể là sự phát triển nhân cách của người học. Các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm hoạt động cùng nhau của thầy và trò nhất thiết phải có giao tiếp giữa thày và trò, giao tiếp giữa trò và trò như là một điều kiện cần thiết. - Giao tiếp sư phạm có vị trí quan trọng trong cấu trúc năng lực sư phạm. Giao tiếp nói chung có nhiều chức năng. Trong hoạt động sư phạm, giao tiếp sư phạm cũng có nhiều chức năng khác nhau. Nó có thể là phương tiện phục vụ công việc giảng dạy, có thể là điều kiện xã hội - tâm lý đảm bảo hiệu quả của quá trình giáo dục, có thể là phương thức tổ chức mối quan hệ giữa thày với trò. Nếu coi hoạt động sư phạm nhằm thực hiện ba nhiệm vụ: giảng dạy, giáo dục và phát triển thì có thể xem giao tiếp sư phạm phục vụ việc thực hiện nhiệm vụ trên. + Trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy: Giao tiếp đảm bảo sự tiếp xúc tâm lý với trẻ, hình thành động cơ học tập tích cực, tạo ra hoàn cảnh tâm lý cho cả lớp hay nhóm tìm tòi nhận thức và cùng nhau suy nghĩ. + Trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục dục: Nhờ có giao tiếp mà giải quyết êm thấm các mối quan hệ giáo dục và sư phạm,... + Trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển: Giao tiếp tạo ra các hoàn cảnh tâm lý kích thích việc hoàn thiện bản thân và tự giáo dục của người học,...

1. Giao tiếp sư phạm mầm non.......................................................................

1.2. Khái niệm giao tiếp sư phạm mầm non................................................
trẻ.................................................................................................................... 1.2. Ý nghĩa của giao tiếp sư phạm mầm non đối với sự phát triển tâm lý

trong quá trình chăm sóc - giáo dục trẻ bằng các phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ đã đề ra. 1.2. Ý nghĩa của giao tiếp sư phạm mầm non đối với sự phát triển tâm lý trẻ Con người không thể sống, lao động, thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình mà không có giao tiếp với người khác. Từ khi mới sinh ra trẻ đã bước vào các mối quan hệ đa dạng với thế giới xung quanh. Giao tiếp là điều

Qua nghiên cứu, các nhà Tâm lý - giáo dục đã chứng minh được sự giống nhau và khác biệt giữa những trẻ sống ở gia đình và những trẻ lớn lên trong các nhà nuôi dạy trẻ mồ côi (cô nhi viện):

  • Điểm giống nhau là chúng đều biết đi học, học nói, học chơi với các bạn, biết quan tâm tới những gì xảy ra xung quanh, biết tôn trọng người lớn, biết quan tâm và thể hiện tình cảm đối với con người. Tất cả những trẻ sống trong trại trẻ mồ côi đều có nhu cầu giao tiếp với người lớn. Nhu cầu này tạo nền tảng cho sự phát triển các tiềm năng còn lại.
  • Điểm khác nhau là có những dấu hiệu có tính hệ thống của sự chậm phát triển ở những trẻ trong các nhà nuôi dạy trẻ mồ côi so với các bạn cùng tuổi có gia đình như sau:
  • Xúc cảm yếu: biểu hiện bên ngoài của xúc cảm có tính rập khuôn và thiếu sinh động.
  • Tính chủ động, sáng tạo thấp: khó và chậm thiết lập quan hệ hợp tác với người lớn và bạn bè, hay bất đồng ý kiến về kế hoạch, về sự đánh giá, ít giao tiếp với mọi người xung quanh.
  • Tính ham hiểu biết, hiếu học thấp. Trẻ ít quan tâm tới cái mới, tìm hiểu cái mới diễn ra rất đơn giản, hời hợt, trẻ mau chóng chán và từ chối tìm hiểu tiếp. Có những trẻ biểu hiện sự nhút nhát sợ sệt, điều này ngăn cản trẻ tìm hiểu bản chất sự vật. Ngôn ngữ phát triển chậm. Điều đó cho thấy giao tiếp có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ. Nhiều nhà nghiên cứu đã xác định giao tiếp thúc đẩy nhanh quá trình phát triển của trẻ. Việc hình thành những quan hệ có nội dung với người lớn cho phép trẻ khắc phục những tác động bất lợi của hoàn cảnh, loại bỏ và sửa chữa được những lệch lạc do giáo dục không đúng và chiếm lĩnh những tầm cao mới trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống tâm lý từ tri giác, ngôn ngữ đến ý thức, nhân cách. Những đặc điểm giao tiếp giữa người lớn và trẻ quyết định toàn bộ hứng thú của trẻ đối với xung quanh, quan hệ với những người khác và với bản thân mình (quyết định trẻ trở thành người như thế nào, nhân cách phát triển ra sao?).
1.2. Đặc điểm của giao tiếp sư phạm mầm non...........................................

Giao tiếp sư phạm có các đặc trưng cơ bản sau:

  • Giao tiếp sư phạm là loại giao tiếp có tính nghề nghiệp diễn ra trong hoạt động sư phạm, trong đó chủ thể là giáo viên và các chủ thể khác là học sinh và tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác.
  • Giao tiếp sư phạm mang tính chuyên môn nghề nghiệp dạy học và giáo dục. Đối tượng và nội dung giao tiếp là hệ thống tri thức khoa học, các chuẩn mực đạo đức xã hội, mang tính mẫu mực mô phạm, đòi hỏi nghệ thuật ứng xử sư phạm.
  • Phương tiện, điều kiện của giao tiếp sư phạm là hệ thống ngôn ngữ, cử chỉ, tác phong trong sáng, mẫu mực của thầy và trò; các phương tiện, kỹ thuật dạy học và giáo dục.
  • Hiệu quả, sản phẩm của giao tiếp sư phạm là đưa đến sự biến đổi trong đời sống tâm lý - nhân cách, đạo đức, hành vi, thói quen ở trò cũng như ở thầy, tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy và trò cũng như bầu không khí tốt đẹp và sự phát triển của tập thể học sinh.
1.2. Nguyên tắc giao tiếp sư phạm mầm non..............................................

2. Khái niệm kĩ năng giao tiếp sư phạm mầm non.......................................

Trong quá trình giao tiếp giữa giáo viên với trẻ, nhất thiết phải có những quan điểm chỉ đạo cho hành vi, hành động tiếp xúc của họ nhằm đảm bảo kết quả của mọi quá trình giao tiếp gọi là nguyên tắc giao tiếp sư phạm. Nguyên tắc giao tiếp sư phạm mầm non là những quan điểm chỉ đạo, định hướng cho hệ thống hành vi, thái độ ứng xử của giáo viên và trẻ nhằm đảm bảo cho quá trình giao tiếp sư phạm đạt hiệu quả. Suy cho cùng nguyên tắc giao tiếp sư phạm là những yêu cầu ứng xử trong giao tiếp giữa giáo viên và trẻ. Những yêu cầu này có tính bền vững đến mức độ chỉ đạo toàn bộ quá trình giao tiếp ở mọi tình huống, với mọi cá nhân. Tuy nhiên, trong nguyên tắc giao tiếp vẫn có độ dao động nhất định để đảm bảo kết quả của một quá trình giao tiếp.

dấu ấn rất sâu sắc trong tâm trí của trẻ. Người lớn cần nhận thức được rằng, tôn trọng nhân cách của trẻ chính là tôn trọng nhân cách và nghề nghiệp của chính mình. - Tôn trọng nhân cách trẻ trong giao tiếp được hiểu là trong giao tiếp với các em, phải coi các em là con người với đầy đủ các quyền được vui chơi, học tập, lao động, nhận thức,... với những đặc trưng tâm lý riêng, bình đẳng trong các quan hệ xã hội. Trẻ mầm non đang hình thành và phát triển nhân cách, các em là chủ thể hoạt động tích cực, có đặc điểm nhận thức, thái độ và kiểu hành vi ứng xử riêng (chịu ảnh hưởng giáo dục của gia đình,...), giáo viên không nên áp đặt, ép buộc các em phải theo ý của mình một cách máy móc, duy ý chí. - Sự tôn trọng nhân cách trẻ trong giao tiếp sư phạm được biểu hiện một cách phong phú và đa dạng ở các tình huống giao tiếp khác nhau: + Biết nghe trẻ trình bày ý muốn, nhu cầu, nguyện vọng của mình, không nên ngắt lời bằng các cử chỉ, điệu bộ như phẩy tay, ngoảnh mặt đi chỗ khác với vẻ mặt khó chịu; nên gợi ý nhẹ nhàng (nếu thấy cần thiết) hoặc biểu hiện thái độ khích lệ, động viên để các em nói hết được suy nghĩ, mong muốn của mình. + Biết thể hiện các phản ứng biểu cảm của mình một cách chân thành, trung thực khi tiếp xúc với các em với mục đích khích lệ hoặc ngăn cấm (những ý nghĩ tốt hoặc xấu ở các em) một cách rõ ràng. + Sự tôn trọng nhân cách của các em thể hiện rõ nét nhất qua hành vi ngôn ngữ của giáo viên. Bất luận trong tình huống nào cũng không nên dùng những từ, câu xúc phạm đến nhân cách các em (ngay cả lúc các em có sai lầm, khuyết điểm trầm trọng) nhất là trước lớp học, nơi đông người. + Tôn trọng nhân cách trẻ còn thể hiện ở sự ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, đúng kiểu cách của giáo viên,... + Hành động của giáo viên trong tiếp xúc với trẻ cũng thể hiện sự tôn trọng nhân cách của các em. Đang nói chuyện với trẻ mà xem đồng hồ, nói chuyện với người khác, thậm chí nhổ nước bọt đều là những biểu hiện thiếu tôn trọng các em. Càng không nên cười cợt, không ngắt lời khi các em đang say sưa trình bày

một ý kiến nào đó; hành động đập bàn ghế, cau mày, nhăn trán, nghiến răng đều là biểu hiện sự thiếu tôn trọng nhân cách trẻ trong giao tiếp. Tóm lại, một điều rất quan trọng trong giao tiếp là tôn trọng nhân cách của đối tượng giao tiếp. ý thức này phải được thường trực trong mỗi giáo viên. Có thể nói, tôn trọng trẻ chính là sự tôn trọng mình và chính nghề nghiệp của mình. * Nguyên tắc có thiện chí trong giao tiếp: - Có thiện chí trong giao tiếp có nghĩa là trong quá trình giao tiếp trẻ, người giáo viên dành những điều kiện thuận lợi, dành những tình cảm tốt đẹp cho trẻ, khuyến khích trẻ học tập, lao động tốt, đem lại những niềm vui cho trẻ. - Giao tiếp sư phạm rất sinh động, diễn ra hàng ngày trên lớp, trong trường, ngoài trường. Do vậy, những biểu hiện của sự có thiện chí trong giao tiếp của giáo viên cũng rất phong phú và sinh động: + Thiện ý của giáo viên thể hiện qua việc giáo viên dốc lòng đem tài năng và trí lực phục vụ cho việc chăm sóc - giáo dục trẻ. Trước giờ lên lớp, giáo viên chuẩn bị giáo án kỹ càng, sưu tầm các tài liệu tham khảo để thêm dẫn chứng, minh hoạ cho bài giảng, làm sao để trẻ cảm thấy hứng thú, chuẩn bị những đồ dùng đồ chơi,... + Thiện chí trong giao tiếp của giáo viên thể hiện rõ nét nhất trong sự đánh giá, nhận xét trẻ. Sự công bằng khi khen thưởng, nhận xét, đánh giá sẽ khích lệ trẻ vươn lên. Khi được giáo viên tin tưởng về một điều gì đó thì trẻ sẽ cố gắng đạt được để khỏi phụ niềm tin của cô. + Thiện chí của giáo viên trong giao tiếp sư phạm còn thể hiện ở cách xử sự, phân xử của giáo viên trước những tình huống va chạm giữa các trẻ trong nhóm, lớp. Trong mọi việc, giáo viên cần xét đoán công bằng, khách quan và hết sức tế nhị để các em có khuyết điểm nhận ra sai lầm của mình mà không bị xấu hổ trước bạn bè, trước nhóm, lớp. Thiện chí của giáo viên sẽ tạo cho trẻ niềm tin vào giáo viên và lòng mong muốn phấn đấu để ngày càng tiến bộ. Hầu như ở đâu cũng có vai trò tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên cũng cần giúp trẻ nhận thấy rằng, dù cô có trách phạt, phê bình trẻ, kỷ luật trẻ,...

rập khuôn về tâm lý và luân lý theo kiểu người lớn, một điều mà ngày xưa chính chúng ta đã bực bội khó chịu và âm thầm phản kháng mỗi khi bị áp đặt. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, giáo viên phải quan tâm, tìm hiểu, nắm vững hoàn cảnh gia đình các em, đặc điểm riêng của từng em để có những biện pháp giáo dục hay tác động giúp đỡ kịp thời. Ngược lại với đồng cảm là cách giải quyết cứng nhắc, duy ý chí, cứ nội quy, quy định của trường, lớp mà áp dụng. Tóm lại, giao tiếp sư phạm mầm non là một hoạt động phức tạp và là quá trình sáng tạo để giải quyết các nhiệm vụ giáo dục, học tập. Muốn đạt được mục đích trên, trong quá trình thực hiện chúng ta cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp sư phạm.

1.2. Phong cách giao tiếp sư phạm mầm non............................................
Chương 3-RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM MẦM NON

A. Makarenko đã khẳng định, việc lấy giọng không chỉ để hát hay, nói hay mà trước hết để diễn đạt một cách chính xác những ý nghĩ và tình cảm của mình. Ngoài ngôn ngữ diễn cảm thì tác phong, điệu bộ nét mặt, cái nhìn chiếm ưu thế trong nhân cách người giáo viên sẽ tạo nên các kiểu quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Tức là muốn nói tới phong cách giao tiếp của giáo viên.

  • Trong Tâm lý học, phong cách được hiểu là hệ thống những phương pháp, cách thức, thủ thuật, tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối bền vững, ổn định của mỗi cá nhân, quy định sự khác biệt của cá nhân, giúp cá nhân thích nghi với môi trường sống (đặc biệt là môi trường xã hội) thay đổi để tồn tại và phát triển.
  • Phong cách giao tiếp sư phạm là toàn bộ hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối ổn định, bền vững của giáo viên trong quá trình giao tiếp với học sinh nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục.
  • Phong cách giao tiếp sư phạm mầm non là toàn bộ hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối ổn định, bền

vững của giáo viên trong quá trình giao tiếp với trẻ nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giáo dục đã đề ra. Phong cách giao tiếp sư phạm biểu hiện ở 3 dấu hiệu cơ bản: - Hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng, hành động tương đối ổn định, bền vững của mỗi giáo viên. Nghĩa là người giáo viên hoạt động, ứng xử,... tương đối như nhau trong những tình huống khác nhau. Ví dụ: Người giáo viên có phong cách giảng bài chậm rãi, ung dung thư thái, thì không chỉ trên lớp mà ngay cả với đồng nghiệp, người thân trong gia đình họ cũng nói chậm rãi, ung dung như vậy. - Hệ thống những phương pháp, cách thức, thủ thuật,... quy định những đặc điểm khác biệt giữa các giáo viên. Có thể cùng một phong cách giảng bài ung dung thư thái nhưng giáo viên A lại khác với cô B; Cô A có cường độ, âm điệu ngôn ngữ mạnh mẽ, dứt khoát, rõ ràng còn cô B thì hiền dịu, nhẹ nhàng, êm ái. - Hệ thống những phương tiện có hiệu quả giúp giáo viên xử lý linh hoạt với những tình huống dạy học, giáo dục khác nhau. Đó là sự linh hoạt, cơ động, mềm dẻo của các phương pháp, thủ thuật ứng xử của giáo viên. Như vậy, phong cách giao tiếp sư phạm có hai phần rõ rệt: - Phần ổn định, tương đối bền vững của phong cách: phần ổn định này quy định sự khác biệt của cá nhân. Phần ổn định này một phần là do cấu tạo cơ thể, các chức năng hoạt động của các cơ quan của cơ thể mỗi người. Dáng đi, đứng, cử chỉ điệu bộ góp phần tạo thành phong cách của con người. Có người có dáng đi đứng rất đàng hoàng, chững trạc, có người thì lom khom, đi lại chúi đầu về phía trước; có người thì nói rõ ràng, dứt khoát, có người thì lại nói nhẹ nhàng,... Mặt khác, do đặc thù nghề nghiệp cũng tạo nên phần ổn định của phong cách giao tiếp sư phạm. Do yêu cầu của nghề dạy học, mỗi giáo viên phải rèn luyện cho mình có dáng đi đứng đàng hoàng, chững trạc, giọng nói truyền cảm, rõ ràng,... - Phần linh hoạt, cơ động của phong cách

Tuy nhiên, phong cách dân chủ trong tiếp xúc với người học không có nghĩa là nuông chiều hay thả mặc, không tính đến những yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ học tập, rèn luyện tư tưởng và các phẩm chất đạo đức theo mục tiêu đào tạo của các cấp học, lớp học. Dân chủ cũng không có nghĩa là quá đề cao cá nhân hoặc theo đuôi đáp ứng tất cả những đòi hỏi không xuất phát từ lợi ích chung của mọi trẻ, của lớp, của trường. Dân chủ không có nghĩa là xoá đi ranh giới giữa thầy và trò, cá mè một lứa mà càng phải tôn sư trọng đạo. Đối với thầy cô, qua phong cách dân chủ thể hiện được một tấm gương sống động, một mẫu hình nhân cách tốt đẹp để trẻ noi theo. Nhiều thực nghiệm khoa học và quan sát nghề nghiệp đã chứng minh rằng phong cách dân chủ trong giao tiếp sư phạm tạo nên hiệu quả cao trong dạy học và giáo dục.

  • Phong cách độc đoán: Phong cách này thể hiện ở chỗ giáo viên thường xem nhẹ những đặc điểm riêng về nhận thức, cá tính, nhu cầu, động cơ, hứng thú của trẻ, đặt ra mục đích giao tiếp thường xuyên xuất phát từ công việc một cách cứng nhắc. Chính vì vậy, khi tiếp xúc với trẻ, giáo viên hay yêu cầu hoặc áp đặt cho các em những ý kiến hành động theo ý chủ quan của mình. Theo phong cách này, giáo viên đặt ra rất nhiều điều cấm kỵ, nhiều quy định rất chặt chẽ nhưng không được giải thích. Những quyết định được đưa ra từ cấp cao mà người thừa hành, tức là các em, không được thảo luận. Phong cách độc đoán còn thể hiện ở cách đánh giá và hành vi ứng xử đơn phương, một chiều của giáo viên. Giáo viên chỉ biết được đặc điểm riêng lẻ, hành vi bên ngoài của trẻ. Chưa tìm hiểu động cơ bên trong thúc đẩy hành vi của trẻ. Giáo viên chỉ dựa vào hành vi của trẻ trong hoạt động hàng ngày để đánh giá, những hành vi đó tạo thuận lợi hay khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức chế độ sinh hoạt hàng ngày của nhóm trẻ. Ví dụ: nếu trẻ nào hoạt động tích cực, nổi bật trước lớp thì có khi giáo viên lại cho là chơi trội. Ngược lại, trẻ nào thụ động trong học tập, trong các hoạt động thì cho là chây lười, biếng nhác,... Điều này dẫn đến hình thành ở các

cháu tâm thế chống đối ngầm, ngoan ngoãn, lễ phép trước mặt giáo viên, thực hiện công việc một cách miễn cưỡng, không có sự say mê hứng thú hoặc có những em biểu hiện sự chống đối ra mặt,... Người ta thấy rằng, các cháu được giáo dục theo kiểu này thường tỏ ra lãnh đạm. Các cháu thường không có sáng kiến và ít khi tự lập được. Một số ít có tâm trạng bất mãn hoặc nổi loạn. Tuy nhiên, phong cách độc đoán cũng có tác dụng nhất định. Đối với những công việc đòi hỏi trong thời gian ngắn phải có những giải pháp dứt khoát, kiên quyết, cứng rắn, phong cách này tương đối phù hợp. Người giáo viên có phong cách độc đoán thường bị đánh giá là khô khan, vụng về, thiếu tế nhị,... nhưng họ cũng là những người trung thực, thẳng thắn. * Phong cách tự do: Bản chất của phong cách này là thái độ, hành vi, cử chỉ, điệu bộ, cách ứng xử của giáo viên đối với trẻ dễ thay đổi trong những hoàn cảnh giao tiếp thay đổi. Phong cách này thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt đôi khi pha lẫn sự khéo léo ứng xử sư phạm. Đặc trưng của nó là dễ dàng thay đổi mục đích, thậm chí cả đối tượng giao tiếp. Người giáo viên có phong cách tự do trong giao tiếp không có nguyên tắc nào rõ ràng để áp dụng cả. Hôm trước có thể làm việc này nhưng hôm sau lại không được, vì tình thế đã thay đổi. Các cháu phải tự mình quyết định lấy mọi việc, các cháu tự mình đưa ra giải pháp đúng đắn cho mọi vấn đề. Mọi sai lầm sẽ không bị trừng phạt. Trong bầu không khí giáo dục này, các cháu thường mất phương hướng, không có tiêu chí nào để hướng dẫn hành động của mình. Trong phong cách này, giáo viên đôi khi không làm chủ được cảm xúc của mình, trong tâm trí họ những quy định nghiêm ngặt về quan hệ giữa thầy và trò bị coi nhẹ. Thường người có phong cách này không gây được nhiều uy tín trong tâm lý của trẻ. Tóm lại: Ba loại phong cách giao tiếp sư phạm trên đây đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Trong thực thực tế, giáo viên quá lạm dụng phong cách này hoặc phong cách khác trong tiếp xúc với trẻ có thể gây nên tâm lý sợ

Chương 2 KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƯ PHẠM MẦM NON

2. Một số kĩ năng giao tiếp sư phạm mầm non.............................................

Kỹ năng giao tiếp sư phạm là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi được giáo viên phối hợp hài hoà, hợp lý nhằm đảm bảo đạt kết quả cao trong hoạt động dạy học và giáo dục với sự tiêu hao năng lượng tinh thần và cơ bắp ít nhất trong những điều kiện thay đổi.

  • Đặc trưng của kỹ năng giao tiếp sư phạm
  • Kỹ năng giao tiếp sư phạm thể hiện trong hoạt động sư phạm, trong môi trường sư phạm.
  • Kỹ năng giao tiếp sư phạm đòi hỏi tính mô phạm, chuẩn mực, tính nghề nghiệp sư phạm và tính nghệ thuật sư phạm cao.
  • Kỹ năng giao tiếp sư phạm được hình thành, giáo dục và rèn luyện trong trường sư phạm, trong thực tiễn đa dạng của hoạt động dạy học và giáo dục của người giáo viên. Kỹ năng giao tiếp sư phạm mầm non là hệ thống những thao tác, cử chỉ, điệu bộ, hành vi được giáo viên phối hợp hài hoà, hợp lý nhằm đảm bảo đạt kết quả cao trong hoạt động dạy học và giáo dục trẻ với sự tiêu hao năng lượng tinh thần và cơ bắp ít nhất trong những điều kiện thay đổi.
  • 2. Một số kĩ năng giao tiếp sư phạm mầm non*
2.2. Kĩ năng tìm hiểu đối tượng và môi trường giao tiếp..........................
  • Tìm hiểu, nắm vững đặc điểm của đối tượng. Đối tượng của hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ là nhân cách trẻ đang hình thành và phát triển. ở lứa tuổi mầm non, sự nhân cách của trẻ đang trong giai đoạn định hình và phát triển. Tốc độ phát triển của trẻ diễn ra với tốc độ nhanh chóng và diễn biến tương đối phức tạp. Khi nắm vững được đặc điểm của đối tượng giao tiếp thì giáo viên mới đề ra được những mục đích, yêu cầu cần đạt của hoạt động, nội dung, phương pháp giao tiếp cho phù hợp. Người giáo viên cần phải nắm được:
  • Tình hình chung của nhóm, lớp.
  • Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
  • Đặc điểm riêng của cá nhân trẻ (hoàn cảnh gia đình, nhu cầu, hứng thú, khả năng nhận thức của trẻ,...) để có những biện pháp tác động kịp thời.
2.2. Kĩ năng tạo ấn tượng ban đầu trong giao tiếp....................................

Dựa vào những thông tin đã nắm bắt được, giáo viên tổ chức giao tiếp trực tiếp ở trên lớp với toàn lớp, nhóm, cá nhân trẻ ngay từ khi bắt đầu tiếp xúc với các cháu. Giáo viên cụ thể hoá kế hoạch giao tiếp, chính xác các điều kiện giao tiếp và thực hiện sơ bộ giai đoạn khởi đầu giao tiếp. Giáo viên cần lưu ý: Mọi thói quen ứng xử với giáo viên với trẻ được hình thành ngay từ buổi ban đầu:

  • Giáo viên quá dễ dãi - các em sẽ xem thường, khinh nhờn.
  • Giáo viên quá cứng rắn, nguyên tắc - các em sẽ sợ hãi.
  • Giáo viên quá lúng túng - các em sẽ ít tôn trọng. Mở đầu quá trình giao tiếp là công việc khó khăn và vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của quá trình giao tiếp. Nếu sự khởi đầu ấn tượng sẽ tạo cho giáo viên sự tự tin trong suốt quá trình giao tiếp, tạo cho trẻ có cảm giác ấm áp, tự tin, được yêu thương khi giao tiếp với cô. ở giai đoạn này, giáo viên cần gây ấn tượng ban đầu tốt đẹp đối với trẻ. Giáo viên có thể gây ấn tượng với trẻ bằng nhiều cách:
  • Cách ăn mặc của giáo viên có thể gây ấn tượng ban đầu đối với trẻ.
  • Thái độ thân thiện, ân cần của giáo viên đối với trẻ có thể gây ấn tượng rất tốt đối với trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, thoải mái, có cảm giác an toàn,...
  • Cách trang trí phòng, nhóm thoáng mát, phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Tuy nhiên, ấn tượng ban đầu cũng vẫn chỉ là ấn tượng ban đầu. Thành công trong giao tiếp sư phạm là cả một quá trình tiếp xúc lâu dài giữa giáo viên và trẻ.
2.2. Kĩ năng lắng nghe...............................................................................
  • Phải biết cách hiểu và có nguyện vọng hiểu người khác. Để giao tiếp tốt ta cũng phải biết lắng nghe người khác và đôi khi phải biết kiềm chế bản thân khi cần thiết.
  • Đối với trẻ, lắng nghe trẻ nói là điều rất quan trọng, lắng nghe trẻ mới biết được nhu cầu, nguyện vọng, sở thích của trẻ để từ đó định hướng quá trình giao tiếp và nội dung giao tiếp được tốt nhất.