So sánh hình ảnh ánh trăng trong bài thơ đồng chí, đoàn thuyền đánh cá và ánh trăng

Đề bài: Em hãy phân tích, so sánh hình ảnh trăng (vầng trăng, mảnh trăng, ánh trăng) trong các bài thơ Đồng chí, đoàn thuyền đánh cá, ánh trăng.

Bài tham khảo

Trăng là nguồn thi liệu bất tận khơi dậy cảm hứng sáng tác của bao thế hệ thi nhân. Cùng sử dụng nguồn thi liệu phong phú ấy, cả Chính Hữu, Huy Cận, Nguyễn Duy trong các bài thơ của mình Đồng chí, đoàn thuyền đánh cá và Ánh trăng đã có những sáng tạo vô cùng độc đáo từ hình ảnh ánh trăng của tự nhiên.

Trăng trong cả ba bài thơ: Đồng Chí ( Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá ( Huy Cận), Ánh trăng ( Nguyễn Duy) đều là những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng. Hơn hết, những hình ảnh trăng đều vượt qua giới hạn là một hình ảnh thực của tự nhiên để trở thành người đồng đội, người bạn tri kỉ của con người trong cuộc sống sinh hoạt, chiến đấu và lao động hàng ngày.

Tuy cùng gặp gỡ ở hình ảnh ánh trăng, song bằng tài năng và những sáng tạo riêng mỗi nhà thơ lại tạo ra những nét đặc sắc riêng cho bài thơ của mình. Trong bài thơ Đồng chí, hình ảnh ánh trăng trở thành ẩn dụ đặc sắc cho tình đồng đội, đồng chí, sự gắn bó sâu sắc giữa thiên nhiên và con người trong cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Ánh trăng còn trở thành biểu tượng cho hiện thực và lãng mạn. Cùng với tình đồng chí, hình ảnh đầu súng trăng treo đã trở thành câu thơ đắt giá, giàu giá trị của bài thơ.

Xem thêm: Kể lại câu chuyện khó quên về tình bạn

Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, ánh trăng là ánh buồm của niềm vui, sự hào hứng khi chở về những thành quả lao động của con người. Sự xuất hiện của trăng làm cho bức tranh lao động trở nên lung linh, rực rỡ hơn:

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe

Đêm thở sao lùa nước Hạ Long.

Ánh trăng trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy lại gợi về những ân tình sâu lặng trong quá khứ. Ánh trăng im phăng phắc bỗng tỏa rạng khi đèn buyn-đinh chợt tắt khiến cho người thi nhân giật mình nhớ về những ân tình mình đã vô tình lãng quên. Ánh trăng là người bạn, người tri kỉ luôn đồng hành cùng nhà thơ trong những năm tháng tuổi thơ, trong thời gian chiến đấu gian khổ, ánh trăng cũng là người thức tỉnh những ân tình và trách nhiệm của nhà thơ đối với quá khứ bằng thái độ bao dung, nhân hậu: Ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình,

Cả ba bài thơ cùng gặp gỡ ở hình ảnh ánh trăng thế nhưng mỗi nhà thơ lại tạo ra những đặc sắc riêng không trùng lặp cho các tác phẩm thơ văn của mình.

Ánh trăngChính Hữucon ngườicuộc sốngĐoàn thuyền đánh cáĐồng chíhuy cậnlao độngNguyễn Dunguyên duyphân tíchthời gian