So sánh kinh tế hàn quốc và triều tiên năm 2024

Hàn Quốc và Triều Tiên trở thành hai quốc gia độc lập kể từ khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc. Kể từ đó đến nay, hai quốc gia này đi theo hai con đường khác nhau hoàn toàn.

Dưới sự dẫn dắt của chính phủ thân Mỹ, Hàn Quốc trở thành cường quốc về kinh tế và lọt vào nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Những tập đoàn như Samsung, Hyundai và LG giờ đây đã nổi tiếng trên khắp thế giới.

Trong khi đó, Triều Tiên được dẫn dắt bởi chế độ gia đình trị và đi theo mô hình kinh tế tự cung tự cấp. Nền kinh tế kém phát triển.

Tờ Guardian vừa đưa ra một vài số liệu nhấn mạnh sự tương phản cả về mặt kinh tế và xã hội giữa hai quốc gia này.

GDP của Hàn Quốc (tính theo ngang giá sức mua) hiện ở mức 1.622 tỷ USD. GDP của Triều Tiên đạt 40 tỷ USD.

Tốc độ tăng trưởng GDP của Hàn Quốc là 2,7%, của Triều Tiên ở mức 0,8%.

GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc ở mức 32.400 USD/người, của Triều Tiên là 1.800 USD/người.

Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 553,6 tỷ USD, của Triều Tiên là 4,71 tỷ USD.

Tỷ lệ tử vong trung bình trên 1.000 trẻ sơ sinh ở Hàn Quốc là 4,08 trẻ. Ở Triều Tiên, tỷ lệ là 26,21 trẻ.

Tuổi thọ trung bình của người Hàn Quốc là 79,3 tuổi, của Triều Tiên là 69,2 tuổi.

81,5% người dân Hàn Quốc có thể truy cập mạng Internet. Chưa đến 0,1% người dân Triều Tiên được tiếp cận với Internet.

Tỷ lệ giết người cố ý trên 100.000 người ở Hàn Quốc là 2,6; ở Triều Tiên là 15,2.

Trung bình, người Triều Tiên thấp hơn người Hàn Quốc khoảng 1,2 – 3,1 inch (3,04 – 7,87 cm).

Hàn Quốc có 655.000 người phục vụ trong quân đội trong khi Triều Tiên có tới 1,19 triệu người.

Tất nhiên, các số liệu không phải là tất cả. Một trong những yếu tố đáng ngạc nhiên nhất trong quan hệ hai miền Triều Tiên là có rất nhiều người đã quay trở về Triều Tiên sau một thời gian trốn sang Hàn Quốc. Có thể họ cho rằng cuộc sống ở Hàn Quốc không tốt đẹp như những gì họ vẫn tưởng tượng.

Đó là nhận định của ông Cho Tae-hyoung, trưởng nhóm nghiên cứu về Bắc Triều Tiên của ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) tại Seoul. Đây được coi là nguồn có thẩm quyền nhất để ước tính về nền kinh tế Triều Tiên.

Cụ thể, ông Cho và các đồng nghiệp của ông tại Ngân hàng Hàn Quốc đã dự đoán tổng sản phẩm quốc nội của Triều Tiên đạt 3,5% trong năm 2017 với khoảng 32,3 tỷ USD, tương đương nó nhỏ hơn 40 lần so với GDP của Hàn Quốc.

Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu người hàng năm ở Bắc Triều Tiên là khoảng 1.300 USD, theo BOK, chưa bằng 1/20 của Hàn Quốc và bằng khoảng một nửa so với Việt Nam, nơi nhà lãnh đạo Kim Jong Un sẽ tới vào cuối tháng này để tham dự hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump.

“Số liệu của Triều Tiên trong năm 2018 thì đến giữa năm nay mới có để so sánh nhưng triển vọng cũng không đáng khích lệ”, ông Cho đã nói trong một cuộc phỏng vấn vào ngày 13/2 vừa qua. Bên cạnh đó, ông cũng trích dẫn tác động của các lệnh trừng phạt làm giảm tỷ lệ xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 90% vào năm 2018.

Với số liệu thống kê chính thức ít ỏi từ Triều Tiên, BOK đã kết hợp các số liệu do các cơ quan chính phủ Hàn Quốc và cơ quan gián điệp tổng hợp, phân tích hình ảnh vệ tinh, các cuộc phỏng vấn từ những kẻ đào tẩu, dữ liệu thương mại Trung Quốc và bài phát biểu hết sức thận trọng của ông Kim cũng như các thông tin được đưa ra trên phương tiện truyền thông nhà nước bên ngoài Bình Nhưỡng để đưa ra nhận định này.

Theo đó, hình ảnh vệ tinh cho thấy rằng nhiều thị trường đang xuất hiện trên khắp Triều Tiên mỗi năm và chúng ngày càng lớn hơn. Nhưng những bức ảnh không cho thấy cụ thể Triều Tiên đang giao dịch thứ gì, với khối lượng và giá cả bao nhiêu. Số tiền các nhà cung cấp trả để thuê mặt bằng và những gì họ trả cho bất kỳ nhân viên nào cũng khó có thể nhận ra.

“Việc ước tính nền kinh tế Bắc Triều Tiên ngày càng trở nên khó khăn hơn", ông Cho nói và thừa nhận rằng BOK trong nhiều trường hợp không biết cách sử dụng dữ liệu. Ông cảm thấy tự tin hơn về các tính toán cho tốc độ tăng trưởng hoặc suy giảm của nền kinh tế hơn là dự đoán quy mô của nó.

Mô hình mà BOK sử dụng để tính toán GDP của Triều Tiên dựa trên mô hình mà nó đã phát triển để đo lường GDP của Hàn Quốc và sử dụng phương pháp sản xuất.

Ông Cho cho biết, ông cũng muốn áp dụng phương pháp chi tiêu của các tài khoản quốc gia của Triều Tiên, nhưng không có đủ dữ liệu.

Ngoài ra, ông Cho cảnh báo việc chống lại giả định rằng, sự phát triển kinh tế khiêm tốn của Bình Nhưỡng được nhân rộng ra bên ngoài thủ đô, đặc biệt là ở nông thôn.

Nhưng ông Cho cũng thấy sự trỗi dậy của ngành dịch vụ trên toàn quốc, xu hướng này ngày càng trở nên quan trọng đối với nền kinh tế Triều Tiên và đã đi cùng với sự chấp thuận của ông Kim Jong Un.

Cơ quan Thống kê Hàn Quốc ngày 15/12/2017 công bố các số liệu so sánh về kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, số người sử dụng điện thoại di động ... giữa nước này và Triều Tiên trong năm 2016.

Trong các số liệu vừa công bố, bất ngờ nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế của Triều Tiên dưới áp lực bị cấm vận tứ phía vẫn đạt con số cao kỷ lục từ năm 1999 là 3,9% so với mức tăng trưởng 2,8% của nền kinh tế đứng TOP 15 thế giới là Hàn Quốc. Điều đáng nói, trong năm 2015, kinh tế Triều Tiên sụt giảm tới 1,1%.

Kinh tế Triều Tiên năm 2016 bứt phá ngoạn mục chủ yếu nhờ khai mỏ và năng lượng với đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc.

Kinh tế Triều Tiên tăng trưởng ngoạn mục đạt 3,9%. Ảnh: Thủ đô Bình Nhưỡng

Thu nhập bình quân đầu người của Triều Tiên

Theo thống kê, dân số Triều Tiên đạt 24,9 triệu người vào năm 2016, chưa bằng 1/2 so với dân số Hàn Quốc là 51,2 triệu người.

Dù bị cấm vận và tập trung nguồn lực cho phát triển tên lửa, thu nhập bình quân đầu người của Triều Tiên năm 2016 đã lên 1,46 triệu won, tương đương 1.340 USD, tăng so với 1,39 triệu won của năm trước đó. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc (32 triệu won) vẫn cao hơn 22 lần so với Triều Tiên.

Sản lượng gạo Triều Tiên cao hơn hẳn so với Hàn Quốc

Tổng thu nhập quốc gia (GNI) của Triều Tiên đạt 36.370 tỷ won cho thấy nền kinh tế này đã hồi phục ngoạn mục khiến thế giới bất ngờ.

Do bị bao vây, cấm vận, tổng giá trị thương mại của Triều Tiên năm ngoái chỉ đạt 6,5 tỷ USD, quá nhỏ bé so với 901,6 tỷ USD của Hàn Quốc cùng năm.

Số người Triều Tiên đăng ký sử dụng điện thoại di động đạt 3,6 triệu người, tỷ lệ 14%, so với ở Hàn Quốc là 61,3 triệu người - lớn hơn cả dân số của nước này. Các số liệu thống kê khác về tiêu thụ điện, đường giao thông..., Triều Tiên đều thua xa Hàn Quốc.

Tuy nhiên, ngoài tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhiều lĩnh vực khác Triều Tiên vẫn đứng trên Hàn Quốc.

Tổng sản lượng than của Triều Tiên năm ngoái đạt 31,1 triệu, cao hơn 18 lần so với Hàn Quốc. Triều Tiên có tới 5.226 km đường sắt, cao hơn 1,3 lần so với Hàn Quốc. Các chỉ số sản lượng sản xuất nông nghiệp của Triều Tiên cũng cao hơn so với Hàn Quốc, đặc biệt là lúa gạo.

Triều Tiên và Hàn Quốc ai giàu hơn?

Thời hoàng kim diễn ra vào thập kỷ 60, 70 thế kỷ XX, CHDCND Triều Tiên đã từng cùng Nhật Bản được coi là hai nước công nghiệp lớn của châu Á, là một trong những quốc gia có trình độ hiện đại hóa cao nhất ở khu vực Đông Á, GDP của Triều Tiên lúc đó không những cao hơn Trung Quốc, mà còn cao hơn cả Hàn Quốc.

Hàn Quốc giàu thứ mấy thế giới 2023?

Hàn Quốc xếp thứ 22 trên thế giới về GPD bình quân đầu người năm 2022. Đứng đầu danh sách là Luxemburg với 125.558 USD, tiếp theo là Na Uy (106.180 USD), Ireland (104.237 USD), Thụy Sĩ (91.976 USD).

Tiền Hàn Quốc đứng thứ mấy thế giới?

Các nước có thứ hạng sít sao với Hàn Quốc là Ý đứng hạng 20 với 34.109 USD, Nhật Bản hạng 21 (33.864 USD), Nga hạng 22 (32.410 USD). GDP danh nghĩa của Hàn Quốc trong năm 2022 nếu tính theo đồng won là 2.161.800 tỷ won, tăng 3,9% so với năm 2021.

Kinh tế Triều Tiên đứng thứ bao nhiêu thế giới?

An ninh - Quốc phòng. Triều Tiên đứng số 1 thế giới về chi tiêu quân sự trên phần trăm... VOV.VN - “Báo cáo chỉ số hòa bình thế giới năm 2021” của Viện kinh tế và hòa bình Australia công bố ngày 18/6 cho thấy, Triều Tiên đứng số 1 thế giới về chi tiêu quân sự trên phần trăm GDP.

Chủ đề