So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc

Sự khác biệt giữa cuộc sống ở Nhật Bản và Trung Quốc

Cả hai quốc gia đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo, nhưng ở Nhật Bản, Thần đạo cũng chiếm ưu thế. Ở Trung Quốc, ngoài Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo chiếm ưu thế. Thật không may, tự do tôn giáo ở Trung Quốc bị hạn chế và một số người bị cấm thực hiện đức tin của họ ở quốc gia đó.

Hiện cả hai quốc gia đều là cường quốc trên thế giới, nhưng Trung Quốc vẫn có chính sách cực đoan, gần như dựa trên chế độ nô lệ của cư dân và phân biệt đối xử với phụ nữ và người nước ngoài. Tất nhiên, chúng ta không thể khái quát hóa.

Nhiều người Trung Quốc đang sống trong một tình trạng bấp bênh và kém nhận mức lương thấp, mặc dù Trung Quốc là cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới và cũng với số dân đông nhất trên thế giới.

Sự thông báo
So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc

Trung Quốc là một quốc gia cộng sản độc tài và toàn trị. Ngoài ra, có một giới hạn và kiểm soát những gì mọi người làm hoặc truy cập trên internet. Ở Nhật Bản, bạn có tất cả sự tự do mà bạn không có ở Trung Quốc.

O Nhật Bản là một quốc gia phát triển, dân chủ và tư bản, nhân quyền được tôn trọng ở đó, bạn có tất cả các quyền tự do tôn giáo, kinh tế và xã hội. Nhật Bản có chế độ quân chủ lập hiến, nơi hoàng đế đứng trên chính phủ, nhưng có quyền lực hạn chế.

Sự thông báo

Chất lượng cuộc sống của Nhật Bản hơn hẳn so với Trung Quốc, quốc gia cũng phải đối mặt với nhiều ô nhiễm do nền công nghiệp lớn. Tất nhiên, cả hai quốc gia đều có những lợi thế và bất lợi của họ, bạn có thể cần phải kiểm tra những gì bạn muốn với mỗi nước.

Mục lục

  • 1 Tổng quan
  • 2 Lịch sử kinh tế Nhật Bản
    • 2.1 Giao lưu với châu Âu (thế kỉ 16)
    • 2.2 Thời kỳ Edo (1603–1868)
    • 2.3 Thời kỳ trước chiến tranh (1868-1945)
    • 2.4 Sau chiến tranh (từ 1945 tới 1985)
  • 3 Nông nghiệp
  • 4 Ngư nghiệp
  • 5 Công nghiệp
  • 6 Thương mại và dịch vụ
    • 6.1 Thương mại
    • 6.2 Dịch vụ
    • 6.3 Mua sắm
    • 6.4 Ngành du lịch
  • 7 Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
  • 8 Những thách thức về kinh tế
    • 8.1 Tác động của nạn thất nghiệp
    • 8.2 Những người vô gia cư
  • 9 Chú thích
  • 10 Xem thêm
  • 11 Tham khảo

Tổng quanSửa đổi

Trải qua ba thập kỷ phát triển kinh tế kể từ năm 1960, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Nhật Bản khiến người ta phải gọi đây là kỳ tích kinh tế Nhật Bản thời hậu chiến. Dưới sự chỉ đạo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, nền kinh tế đã đặt được mức tăng trưởng bình quân 10% vào những năm 1960, 5% trong những năm 1970s và 4% vào những năm 1980, nhờ đó Nhật Bản đã vươn lên và duy trì vị thế là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong suốt từ năm 1978 đến 2010 khi bị Trung Quốc vượt qua. Năm 1990, thu nhập bình quân đầu người của Nhật Bản ngang bằng thậm chí là cao hơn hầu hết các nước phương Tây.

Vào thời kỳ nửa sau của những năm 1980, giá cổ phiếu và bất động sản tăng cao đã tạo ra bong bóng kinh tế . Bong bóng kinh tế đã đột ngột kết thúc khi Sở giao dịch chứng khoán Tokyo sụp đổ vào năm 1990–92 khiến giá bất động sản đạt đỉnh vào năm 1991. Tăng trưởng ở Nhật Bản trong suốt những năm 1990 chỉ ở mức 1,5%; thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình của toàn cầu khiến nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái tồi tệ và được biết đến với tên gọi Thập kỷ mất mát. Thậm chí là sau khi nền kinh tế Nhật Bản tiếp tục trì trệ thêm một thập kỷ nữa, thuật ngữ này được đổi tên thành 2 thập kỷ năm mất mát. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP bình quân đầu người trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010 vẫn cao hơn so với châu Âu và Hoa Kỳ.

Với tốc độ tăng trưởng thấp này, nợ quốc gia của Nhật Bản đã tăng lên do gánh nặng của các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội mà nguyên nhân chủ yếu là do sự già hóa của dân số khiến cơ sở thuế bị thu hẹp lại. Tình trạng "Những ngôi nhà bị bỏ hoang" tiếp tục lan rộng từ nông thôn đến thành thị ở Nhật Bản.

Nền kinh tế của Nhật Bản vào năm 2021 bằng 2/3 quy mô của châu Mỹ theo Ngân hàng Thế giới.

Do là một quốc đảo có địa hình nhiều núi và núi lửa nên quốc gia này không có đủ tài nguyên thiên nhiên để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế với dân số đông tiếp tục phát triển thêm, do đó việc xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế so sánh như các sản phẩm công nghiệp mang tính kỹ thuật, có sự đầu tư cao về nghiên cứu và phát triển để đổi lấy là nhập khẩu nguyên liệu thô và dầu mỏ luôn được chú trọng. Nhật Bản là một trong ba nhà nhập khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới bên cạnh Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ về tổng sản lượng phục vụ nhu cầu tiêu dùng nông sản nội địa đồng thời cũng là quốc gia nhập khẩu cá và các sản phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Chợ bán buôn trung tâm thủ đô Tokyo là chợ bán buôn các mặt hàng truyền thống đến từ Nhật Bản lớn nhất, bao gồm cả chợ cá nổi tiếng Tsukiji. Việc săn cá voi tại Nhật Bản với bề ngoài là để phục vụ các hoạt động nghiên cứu, đã bị kiện là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế.

Mặc dù nhiều loại khoáng sản đã được khai thác trên khắp đất nước, nhưng hầu hết các nguồn tài nguyên khoáng sản đều phải nhập khẩu kể từ thời hậu chiến. Các quặng chứa kim loại được khai thác trong nước là rất khó xử lý do chúng chỉ ở cấp thấp. Mặc dù có nguồn tài nguyên rừng đa dạng và rộng lớn khi chiếm 70% diện tích cả nước theo số liệu được thống kê vào cuối những năm 1980, nhưng chúng lại không được khai thác một cách rộng rãi do các quyết định chính trị ở cấp địa phương, tỉnh và quốc gia khi Nhật Bản quyết định không khai thác tài nguyên rừng để thu lợi kinh tế. Các nguồn tài nguyên trong nước chỉ đáp ứng được từ 25 đến 30% nhu cầu gỗ của cả nước. Nông nghiệp và đánh bắt là những ngành nghề khai thác tài nguyên phát triển tốt nhất nhưng cũng phải trải qua nhiều năm đầu tư và sự vất vả, chăm chỉ lao động của người dân mới có được. Do đó, quốc gia đã tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo để chuyển đổi nguyên liệu thô nhập khẩu từ nước ngoài. Chiến lược phát triển kinh tế này đòi hỏi phải thiết lập một cơ sở hạ tầng kinh tế mạnh mẽ để tạo ra nguồn năng lượng, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc và bí quyết công nghệ cần thiết.

Ngành khai thác vàng, Magnesi và bạc đều đáp ứng được nhu cầu cho hoạt động sản xuất công nghiệp hiện tại, mặc dù vậy Nhật Bản vẫn phải phụ thuộc vào nguồn tài nguyên nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ cho ngành công nghiệp hiện đại. Các mặt hàng như quặng sắt, đồng, bôxít và nhôm cũng như nhiều loại lâm sản đều là các tài nguyên nhập khẩu quan trọng.

So với các nền kinh tế công nghiệp phát triển khác, Nhật Bản được có mức xuất khẩu được cho là thấp so với quy mô của nền kinh tế. Từ giai đoạn 1970-2018, Nhật Bản là nền kinh tế ít phụ thuộc vào xuất khẩu nhất trong G7 và thứ hai trên toàn thế giới. Đây cũng là một trong những nền kinh tế ít phụ thuộc vào thương mại nhất trong giai đoạn 1970-2018.

Nhật Bản là quốc gia nhận nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đặc biệt thấp. Nguồn vốn FDI chảy vào quốc gia này cho đến nay là thấp nhất trong G7 tính đến năm 2018 và thậm chí còn thấp hơn cả các nền kinh tế có quy mô nhỏ hơn nhiều như Áo, Ba Lan và Thụy Điển. Tỷ lệ vốn FDI đầu vào trên GDP của nước này được cho là thấp nhất trên thế giới.

Nhật Bản đang tụt hậu về năng suất lao động so với các nước phát triển khác. Trong giai đoạn từ năm 1970 đến 2018, Nhật Bản là quốc gia có năng suất lao động thấp nhất trong các quốc gia thuộc G7. Đặc thù của nền kinh tế Nhật Bản là các doanh nghiệp lâu đời (shinise), trong đó có một số doanh nghiệp đã hoạt động được hơn một nghìn năm và nhờ vậy mà có được uy tín lớn. Ngược lại, văn hóa khởi nghiệp ở Nhật Bản không được nổi bật như những nơi khác.[55]

Lịch sử kinh tế Nhật BảnSửa đổi

Bức tranh thuộc trường phái ukiyo-e được vẽ vào năm 1856 miêu tả về Echigoya, hay ngày nay là Mitsukoshi

Với sự tăng trưởng thần kỳ qua ba giai đoạn, Nhật Bản là một trong số các quốc gia được nghiên cứu nhiều nhất về lịch sử kinh tế. Giai đoạn đầu tiên bắt đầu từ sự thành lập thành phố Edo (năm 1603) dẫn đến sự phát triển toàn diện của kinh tế nội địa. Giai đoạn thứ hai chính từ cuộc cải cách Minh Trị Duy Tân (năm 1868) đưa nước Nhật trở thành cường quốc đầu tiên ở châu Á có thể sánh vai được với các quốc gia châu Âu. Trong giai đoạn cuối cùng, từ vị thế là nước thua trận trong Thế Chiến thứ hai (năm 1945) đảo quốc này đã vươn mình trở nên kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Giao lưu với châu Âu (thế kỉ 16)Sửa đổi

Những người châu Âu thời Phục Hưng đã thán phục Nhật khi họ đến đây vào thế kỷ 16. Đảo quốc này được đánh giá là có rất nhiều kim loại quý, chủ yếu là dựa trên những tính toán của Marco Polo về các lâu đài và đến thờ được mạ vàng, ngoài ra còn dựa trên sự phong phú của các quặng mỏ lộ thiên từ các miệng núi lửa khổng lồ được đặc trưng bởi một đảo quốc có nhiều núi lửa. Các quặng này được khai thác triệt để và trên quy mô lớn và Nhật đã từng là nhà xuất khẩu lớn vàng, bạc và đồng lớn vào thời kỳ Công nghiệp trước khi việc xuất khẩu những mặt hàng này bị cấm.

Nước Nhật thời Phục Hưng cũng được đánh giá là một xã hội phong kiến phức tạp với một nền văn hóa đặc sắc và nền kỹ thuật tiền công nghiệp mạnh mẽ. Dân số đa phần tập trung đông ở các thành thị và thậm chí có những trường Đại học Phật giáo lớn hơn cả các học viện ở phương Tây như Salamanca hoặc Coimbra. Các nhà nghiên cứu châu Âu về thời đại này có vẻ đồng ý rằng người Nhật "chẳng những vượt trội tất cả các dân tộc phương Đông mà còn ưu việt hơn cả người Tây Phương" (Alessandro Valignano, 1584, "Historia del Principo y Progresso de la Compania de Jesus en las Indias Orientales).

Những du khách Tây Phương đầu tiên đã rất ngạc nhiên về chất lượng của hàng thủ công và dụng cụ rèn đúc của Nhật Bản. Điều này xuất phát từ việc bản thân nước Nhật khá khan hiếm những tài nguyên thiên nhiên vốn dễ tìm thấy ở Âu Châu, đặc biệt là sắt. Do đó, người Nhật nổi tiếng tiết kiệm đối với tài nguyên nghèo nàn của họ, càng ít tài nguyên họ càng phát triển các kỹ năng để bù đắp.

Các con tàu của Bồ Đào Nha đầu tiên (thường khoảng 4 tàu kích cỡ nhỏ mỗi năm) đến Nhật chở đầy tơ lụa, gốm sứ Trung Hoa. Người Nhật rất thích những thứ này, tuy nhiên họ lại bị cấm giao dịch với Trung Quốc do các Hoàng đế Trung Hoa muốn trừng phạt các Nụy khấu thường xuyên cướp bóc ở vùng bờ biển Trung Quốc. Sau đó, người Bồ Đào Nha, được gọi là Nanban (Nam Man) chớp lấy cơ hội và đóng vai trò như một trung gian thương mại ở châu Á.

Thời kỳ Edo (1603–1868)Sửa đổi

Đồ sứ xuất khẩu của Nhật Bản mang kiểu cách châu Âu, có hình dáng giống một cái bát có vòi nước ở trong chậu cạo râu của thợ cắt tóc vào khoảng năm 1700.

Trong những thập kỷ cuối cùng của mậu dịch Nanban, nước Nhật đã có tương tác mạnh mẽ với các cường quốc Tây Phương về mặt kinh tế và tôn giáo. Khởi đầu của thời kỳ Edo trùng với những thập kỷ này khi Nhật Bản đã đóng được những chiến thuyền vượt đại dương theo kiểu Tây phương đầu tiên như thuyền buồm 500 tấn San Juan Bautista chuyên chở phái bộ ngoại giao Nhật do Hasekura Tsunenaga dẫn đầu đến châu Mỹ rồi sau đó đến châu Âu. Cũng trong giai đoạn đó, chính quyền Mạc Phủ đã trang bị khoảng 350 Châu Ấn Thuyền có ba cột buồm và được trang bị vũ khí để phục vụ việc mua bán ở châu Á. Các nhà phiêu lưu người Nhật như Yamada Nagamasa đi lại rất năng động khắp Á Châu.

Để loại trừ ảnh hưởng của Thiên chúa giáo, Nhật Bản tiến vào một thời kỳ cô lập gọi là tỏa quốc với nền kinh tế ổn định và tăng trưởng nhẹ. Tuy nhiên không lâu sau đó vào những năm 1650, ngành sản xuất đồ sứ xuất khẩu của Nhật Bản đã phát triển rất mạnh khi mà cuộc nội chiến đã khiến trung tâm sản xuất đồ gốm xứ của Trung Quốc ở Cảnh Đức Trấn phải ngừng hoạt động trong vài thập kỷ. Trong giai đoạn còn lại của thế kỷ 17, hầu hết các mặt hàng đồ sứ Nhật Bản được dùng để xuất khẩu mà chủ yếu là ở Kyushu. Thương mại sa sút do sự cạnh tranh mới của Trung Quốc vào những năm 1740 trước khi được hồi phục khi Nhật Bản mở cửa vào giữa thế kỷ 19.

Phát triển kinh tế trong suốt thời kỳ Edo bao gồm đô thị hóa, gia tăng vận tải hàng hóa bằng tàu, mở rộng thương mại nội địa và bắt đầu mua bán với nước ngoài, phổ biến thương nghiệp và thủ công nghiệp. Thương mại xây dựng rất hưng thịnh song hành với các cơ sở ngân hàng và hiệp hội mậu dịch. Các lãnh chúa chứng kiến sự tăng mạnh dần trong sản xuất nông nghiệp và sự lan rộng của ngành thủ công ở nông thôn.

Khoảng giữa thế kỷ 18, dân số Edo đã đạt hơn 1 triệu người trong khi Osaka và Kyoto mỗi nơi cũng có hơn 400,000 cư dân. Nhiều thành thị xây xung quanh các thành quách cũng phát triển. Osaka và Kyoto trở thành những trung tâm thương mại và thủ công đông đúc nhất trong khi Edo là trung tâm cung ứng thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người tiêu dùng thành thị.

Lúa gạo là nền tảng của nền kinh tế, các lãnh chúa phong kiến thu thuế từ nông dân dưới dạng gạo với thuế suất cao khoảng 40% vụ thu hoạch. Gạo được bán ở các chợ fudasashi ở Edo. Để sớm thu tiền, các lãnh chúa sử dụng các Hợp đồng kỳ hạn để bán gạo chưa được thu hoạch. Những hợp đồng này tương tự như loại hợp đồng tương lai thời hiện đại.

Dưới thời này, Nhật Bản dần dần tiếp thu khoa học và công nghệ phương Tây (gọi là Hà Lan học, hay "rangaku", "học vấn của người Hà Lan") qua thông tin và những cuốn sách của các thương nhân đến từ Hà Lan ở Dejima. Lĩnh vực học tập chính là địa lý, dược học, khoa học tự nhiên, thiên văn học, nghệ thuật, ngôn ngữ, cơ học như nghiên cứu về các hiện tượng điện, và khoa dược học, với ví dụ về sự phát triển của đồng hồ Nhật Bản, hay wadokei, chịu ảnh hưởng của kỹ thuật phương Tây.

Thời kỳ trước chiến tranh (1868-1945)Sửa đổi

Kể từ giữa thế kỷ 19, sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản đã mở cửa cho thương mại và ảnh hưởng của phương Tây và đã trải qua hai thời kỳ phát triển kinh tế. Lần đầu tiên bắt đầu một cách nghiêm túc vào năm 1868 và kéo dài đến Thế chiến thứ hai; lần thứ hai bắt đầu vào năm 1945 và được duy trì cho đến giữa những năm 1980.[cần dẫn nguồn]

Sự phát triển kinh tế trong thời kỳ trước chiến tranh được bắt đầu với chính sách "Làm giàu đất nước, tăng cường lực lượng vũ trang" của Chính quyền Minh Trị. Trong suốt thời kỳ Minh Trị (1868–1912), các nhà lãnh đạo đã xây dựng một hệ thống giáo dục mới dựa trên hệ thống của phương Tây dành cho tất cả những người trẻ tuổi, đồng thời gửi hàng nghìn sinh viên đến Hoa Kỳ và Châu Âu du học và thuê hơn 3.000 người phương Tây đến Nhật Bản để dạy các môn như khoa học, toán học, công nghệ hiện đại và ngoại ngữ (Oyatoi gaikokujin). Chính quyền cũng triển khai xây dựng các tuyến đường sắt, cải thiện chất lượng đường bộ và khánh thành các chương trình cải cách ruộng đất để giúp cho đất nước phát triển hơn nữa.[cần dẫn nguồn]

Nhằm thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, chính phủ cho rằng cần nếu giúp các doanh nghiệp tư nhân phân bổ được nguồn lược cũng như lập kế hoạch, họ sẽ được trang bị đầy đủ để đưa nền kinh tế quốc gia đi lên. Chính vì vậy mà vai trò chủ đạo của chính phủ là cung cấp các điều kiện kinh doanh tất nhất cho các doanh nghiệp tư nhân. Nói tóm lại, chính phủ phải là người hướng dẫn và kinh doanh nhà sản xuất. Vào đầu thời kỳ Minh Trị, chính phủ đã xây dựng các nhà máy và xưởng đóng tàu để bán cho các doanh nhân với giá thấp. Nhiều doanh nghiệp trong số này đã phát triển nhanh chóng thành các tập đoàn lớn. Chính phủ nổi lên với tư cách là người thúc đẩy chính doanh nghiệp tư nhân khi ban hành một loạt chính sách ủng hộ doanh nghiệp.[cần dẫn nguồn]

Vào giữa những năm 1930, mức lương danh nghĩa của Nhật Bản "thấp hơn 10 lần" so với của Hoa Kỳ (dựa trên tỷ giá hối đoái giữa những năm 1930), trong khi mức giá nhân công được ước tính là bằng khoảng 44% Hoa Kỳ.[cần dẫn nguồn]

Quy mô và cơ cấu công nghiệp ở các thành phố của Nhật Bản đều được duy trì và điều tiết chặt chẽ mặc dù dân số và các ngành công nghiệp trên các thành phố này đã tăng lên đáng kể.[56]

Sau chiến tranh (từ 1945 tới 1985)Sửa đổi

Xuất khẩu của Nhật Bản năm 2005

Trong giai đoạn những năm 1960 đến 1980, tăng trưởng kinh tế chung là rất nhanh: trung bình 10% vào những năm 1960, 5% trong những năm 1970 và 4% vào những năm 1980. Vào cuối giai đoạn này, Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế có thu nhập cao.[57]

Giai đoạn những năm 1990 chính kiến sự tăng trưởng trì trệ của nền kinh tế đã đánh dấu cho sự khởi đầu của thập kỷ mất mát sau sự sụp đổ của bong bóng giá tài sản ở Nhật Bản. Hậu quả là ngân sách quốc gia đã bị thâm hụt nghiêm trọng (phải tri hàng nghìn tỷ Yên để cứu vãn hệ thống tài chính của Nhật Bản) để tài trợ cho các chương trình xấy dựng công trình công cộng lớn.

Mặc dù vậy vào năm 1998, các dự án xây dựng công trình công cộng của Nhật Bản vẫn khổng thể kích đủ cầu để chấm dứt giai đoạn trì trệ của nền kinh tế. Trong tình tế tuyệt vọng, chính phủ Nhật Bản đã buộc phải tiến hành các chính sách "tái cơ cấu" nhằm thu hút nguồn tiền dư thừa đang được đầu cơ ở các thị trường chứng khoán và bất động sản. Thật không may là các chính sách kinh tế này đã khiến Nhật Bản rơi vào thời kỳ giảm phát liên tục trong nhiều năm từ năm 1999 đến 2004. Ngân hàng Nhật Bản đã sử dụng biện pháp nới lỏng định lượng để làm tăng nguồn cung tiền quốc gia nhằm thúc đẩy kỳ vọng về lạm phát qua đó phát triển kinh tế. Ban đầu chính sách này đã thất bại trong việc đem đến sự phát triển cho nền kinh tế nhưng lại bắt đầu có ảnh hưởng đến kỳ vọng lạm phát. Cuối năm 2005, nền kinh tế cuối cùng cũng cho thấy những dấu hiệu hồi phục. Tăng trưởng GDP trong năm 2005 đã đạt 2,8% trong đó riêng quý 4 có mức tăng trưởng là 5,5%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu.[58] Không giống như các cuộc phục hồi trước đây, tiêu dùng nội địa là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng.

Mặc dù đã giảm lãi suất xuống gần mức 0% trong một thời gian dài, nhưng chiến lược nới lỏng định lượng vẫn không đạt được thành công trong việc ngăn chặn giảm phát.[59] Điều này khiến một số nhà kinh tế học, chẳng hạn như Paul Krugman và một số chính trị gia Nhật Bản lên tiếng ủng hộ việc tạo ra kỳ vọng lạm phát cao hơn.[60] Vào tháng 7 năm 2006, chính sách giảm mức lãi suất bằng 0% kết thúc. Năm 2008, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn duy trì mức lãi suất thấp nhất trong các nước phát triển nhưng giảm phát vẫn chưa được loại bỏ[61] và chỉ số Nikkei 225 đã giảm tới 50% điểm (giai đoạn từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 12 năm 2008). Mắc dù vậy vào ngày 05 tháng 04 năm 2013, Ngân hàng Nhật Bản ra tuyên bố rằng họ sẽ mua 60-70 nghìn tỷ Yên trái phiếu và chứng khoán nhằm loại bỏ tình trạng giảm phát bằng cách tăng gấp đôi lượng cung tiền ở Nhật Bản trong vòng hai năm. Thị trường trên khắp thế giới đã có những phản hồi tích cực với các chính sách mang tính chủ động hiện hành của chính phủ khi mà chỉ số Nikkei 225 đã tăng hơn 42% điểm kể từ tháng 11 năm 2012.[62] The Economist cho rằng những điều chỉnh mang tính tích cực đối với luật phá sản, luật chuyển nhượng đất và luật thuế sẽ hỗ trợ nền kinh tế Nhật Bản. Trong những năm gần đây, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hàng đầu của gần 15 quốc gia thương mại trên toàn thế giới.

Tháng 12 năm 2018, một thỏa thuận thương mại tự do giữa Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã được thông qua và có hiệu lực vào tháng 2 năm 2019. Thỏa thuận này đã tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới chiếm tới 1/3 tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. Thỏa thuận này giúp giảm 10% thuế hải quan đánh lên các mặt hàng ô tô xuất khẩu của Nhật Bản, 30% thuế đối với pho mát và 10% đối với sản phẩm rượu vang đồng thời mở ra sự phát triển của hoạt động xuất khẩu dịch vụ.[63]

Vào tháng 1 năm 2020, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên vố rằng Đại dịch COVID-19 ở Nhật Bản khiến chính phủ phải ban hành tình trạng khẩn cấp quốc gia[64] đã khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ sau thế chiến thứ 2.[65] Jun Saito thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản nhận định rằng đại dịch đã giáng "đòn cuối cùng" vào nền kinh tế lâu đời của Nhật Bản, vốn sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong năm 2018.[66]

Khoảng dưới một phần tư người Nhật kỳ vọng điều kiện sinh sống sẽ được cải thiện trong những thập kỷ tới.[67]

Vào ngày 23 tháng 10 năm 2020, Nhật Bản và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chính thức ký kết thỏa thuận thương mại tự do đầu tiên kể từ hậu Brexit, thỏa thuận này sẽ thúc đẩy thương mại giữa Nhật Bản và Vương quốc Anh lên khoảng 15,2 tỷ bảng Anh khi miễn thuế đối với 99% hàng hóa xuất khẩu của Anh sang Nhật Bản. [68][69]

Vào ngày 15 tháng 2 năm 2021, chỉ số trung bình Nikkei đã phá vỡ điểm chuẩn 30k, mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 1991.[70] Nguyên nhân là sự hồi phục mạnh mẽ đối với thu nhập của doanh nghiệp, dữ liệu GDP và sự lạc quan đối với sự xuất hiện của vắc-xin COVID-19.[70]

Trong năm kết thúc vào tháng 3 năm 2021, Tập đoàn SoftBank đã đạt lợi nhuận ròng kỷ lục 45,88 tỷ đô la, phần lớn là do sự ra mắt của công ty thương mại điện tử Coupang.[71] Đây là mức lợi nhuận hàng năm lớn nhất mà một công ty Nhật Bản đạt được trong lịch sử.[71]

3 lý do khiến kinh tế Trung Quốc chậm lại như Nhật Bản những năm 1990

Thứ hai, 18/10/2021 - 12:28

(Dân trí) - Giống như Nhật Bản trong những năm 1990, Trung Quốc đang phải đối mặt với mức nợ cao, dân số già, căng thẳng với Mỹ và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính.

Thị trường Bất động sản Trung Quốc đang gặp khó khăn (Ảnh: Getty).

Trung Quốc trong những năm 2020 được thế giới nhìn nhận là một quốc gia châu Á có nền kinh tế phát triển nhanh và ngày càng giàu có nhờ xuất khẩu. Trung Quốc có mức đầu tư công và nợ cao cùng một thị trường bất động sản phát triển mạnh. Sức mạnh kinh tế Trung Quốc cũng ngày càng tăng và đang trên đà vượt qua Mỹ.

Đây cũng là hình ảnh của nền kinh tế Nhật Bản vào những năm 1980 khi quốc gia này được ca ngợi như một phép màu kinh tế và là mối đe dọa chính đối với vị thế độc tôn của Mỹ. Tốc độ tăng trưởng trung bình 10% mỗi năm từ những năm 1960 trở đi đã giúp Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới vào những năm 1980, khi sức ảnh hưởng của các tập đoàn như Toyota và Sony đe dọa thay thế các "ông lớn" Mỹ như Ford và General Electric.

So sánh GDP của Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ (Nguồn: World Bank).

Sau đó, tất cả sụp đổ khi Nhật Bản bước vào thời kỳ bong bóng kinh tế. Kéo theo sau đó là dấu chấm hết cho phép màu và một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện đã làm rung chuyển Nhật Bản vào đầu những năm 1990, dẫn đến một "thập kỷ mất mát". Từ đó, "Nhật Bản hóa" đã trở thành một cụm từ ám chỉ sự trì trệ và giảm phát kéo dài của một nền kinh tế.

Giờ đây, những điểm tương đồng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đang bắt đầu khiến các nhà kinh tế lo ngại. Giống như Nhật Bản trong những năm 90, Trung Quốc đang phải đối mặt với mức nợ cao, dân số già, căng thẳng trong quan hệ với Mỹ và tiềm ẩn nguy cơ xảy ra khủng hoảng tài chính. Thậm chí, bong bóng bất động sản khổng lồ đang có dấu hiệu vỡ.

Ông Mike Riddell, nhà quản lý danh mục đầu tư thu nhập cố định toàn cầu tại Allianz, cho biết: "Giả định Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới theo tôi là điều không thể xảy ra".

Nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc là điều cuối cùng mà thế giới cần trong những năm 2020, do quốc gia này đã chiếm khoảng 30% tăng trưởng toàn cầu trong những năm gần đây, và thậm chí có thể dẫn đến "Nhật Bản hóa" nền kinh tế thế giới . Các nhà kinh tế đang lo lắng về một thập kỷ mất mát của chính Trung Quốc vì 3 lý do sau.

Nợ lớn và nỗi lo bong bóng vỡ

Bong bóng bất động sản của Nhật Bản bùng phát lớn vào những năm 1980 đến nỗi giá bất động sản ở nước này vẫn chưa phục hồi sau khi tăng vọt. Biểu đồ dưới đây cho thấy số nợ doanh nghiệp ở Nhật Bản đã tăng vọt trong những năm 1980 và đầu những năm 1990.

Nợ nước ngoài của các tập đoàn Nhật Bản (Nguồn: Fred).

Cho đến ngày nay, để thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng, Trung Quốc đã phải gánh nợ trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, vốn chiếm khoảng 30% GDP của đất nước.

Một trong những nhà phát triển bất động sản lớn nhất ở Trung Quốc - Evergrande - đang bên bờ vực vỡ nợ với khoản nợ khủng hơn 300 tỷ USD, cao nhất trên thế giới, trị giá khoảng 2% GDP của Trung Quốc. Mặc dù Evergrande có thể là công ty bất động sản Trung Quốc mắc nợ nhiều nhất, nhưng đây không phải là công ty duy nhất ở Trung Quốc đối mặt với tình trạng vỡ nợ.

Sự sụp đổ của Evergrande diễn ra trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc đang siết nợ và cố gắng "tái cân bằng" nền kinh tế theo hướng tăng trưởng dựa trên tiêu dùng.

Các nhà kinh tế cho rằng tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại khi nước này thay đổi mô hình kinh tế. IMF dự kiến nền kinh tế nước này sẽ tăng ở mức khoảng 5%/năm từ nay đến năm 2025 so với mức 10%/năm trong năm 2010.

The Atlantic cho rằng tăng trưởng của Trung Quốc có thể ở mức thấp nhất là 3% một/năm vào giữa thập kỷ này. Những dấu hiệu này giống như Nhật Bản ở thời kỳ suy thoái vào thập niên 1990, nhưng đây không phải là tất cả.

Ông Kevin Lai, Chuyên viên kinh tế khu vực châu Á tại Daiwa Capital Markets, cho biết đã có "sự khủng hoảng khủng khiếp" trong một số lĩnh vực nhất định của hệ thống tài chính Trung Quốc. Trái phiếu trong lĩnh vực bất động sản đã sụp đổ khiến việc vay vốn của một số công ty lớn của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn.

Các nhà phân tích Phố Wall hy vọng Bắc Kinh có thể ngăn chặn bất kỳ sự lây lan nào, nhưng ông Kevin Lai cho biết thêm tình hình sắp tới rất khó dự đoán: "Tôi nghĩ thị trường khác xa với thực tế... sẽ có nhiều điều bất ngờ."

Dân số già

Một trong những vấn đề lớn mà nền kinh tế Nhật Bản gặp phải trong những năm 1990 là dân số già nhanh chóng. Nói một cách đơn giản, dân số già có nghĩa là có ít lao động hơn, khiến tăng trưởng kinh tế khó khăn hơn. Chi phí lương hưu và chi tiêu phúc lợi tăng cao cũng tạo thêm áp lực cho chi tiêu công.

Dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc đạt đỉnh vào năm 2015, sau khi chính sách một con của nước này làm giảm tỷ lệ sinh trên toàn quốc. Chính nhờ số lượng dân số khổng lồ đã cho phép nền kinh tế thu hút người lao động đến các thành phố, thúc đẩy sự bùng nổ công nghiệp. Nhưng Trung Quốc ngày càng đô thị hóa vào đầu những năm 2020 và nguồn cung cấp lao động của nước này đã chậm lại một cách rõ rệt.

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản (Nguồn: World Bank).

Theo ông Riddell của Allianz, "quả bom" nhân khẩu học của Trung Quốc đã nổ. Ông cho biết các vấn đề nhân khẩu học cũng dẫn đến nỗi lo về các khoản nợ, với mức đầu tư cao dường như không phù hợp với một nền kinh tế đang chậm lại và già đi.

Căng thẳng với Mỹ

Sức ảnh hưởng của Nhật Bản đối với các quốc gia trong liên minh kinh tế ngày càng gia tăng đã khiến Mỹ cảm thấy bị đe dọa. Các chuyên gia kinh tế khi đó đã sản xuất những cuốn sách với các tiêu đề như "Nhật Bản là số một" và "Ngôi sao kinh tế mới Nhật Bản".

Khi đó Nhật Bản đã gặp những bất lợi lớn từ Mỹ, và hiện tại Trung Quốc sẽ càng gặp những bất lợi lớn hơn. Năm 2018, cựu Tổng thống Donald Trump đã phát động một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện nhằm vào Trung Quốc, áp thuế lên hàng trăm tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden hiện cũng đang bám sát con đường của ông Trump.

Các nhà kinh tế lo lắng về sự tách rời giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, chấm dứt mối quan hệ vốn là trung tâm của tăng trưởng toàn cầu trong một thập kỷ.

Trong một cảnh báo cho các nền kinh tế khác, Nhật Bản có thể chính là một ví dụ điển hình. Một nền kinh tế đang phát triển như Nhật Bản trước những năm 1980 và Trung Quốc trước những năm 2020 chỉ có thể công nghiệp hóa một lần, sau đó họ sẽ mắc rất nhiều nợ, lực lượng lao động già hóa và tăng trưởng thấp.

Hằng Đoàn
Theo Business Insider

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Quan chức Trung Quốc hứng chỉ trích vì dọa giam giữ người về quê ăn Tết

Tuyển Trung Quốc chịu tổn thất ít ai ngờ trước trận gặp tuyển Việt Nam

Du lịch Quy Nhơn: Động lực bứt phá, vươn tầm châu Á

Dân Trung Quốc "đổ" hơn 73 tỷ USD mua hàng xa xỉ bất chấp đại dịch

Mở cửa toàn bộ vào 30/4-1/5, "cơ hội ngàn năm" không thể chậm trễ?

Bộ Y tế nói gì về việc đưa trẻ trở lại trường học sau Tết?

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội trao quà Tết gia đình chính sách

Cậu bé mất hết chân tay đổi đời ngoạn mục chỉ nhờ một bức ảnh gây sốt

So sánh vui giữa Nhật Bản và Trung Quốc qua những con số cụ thể

  • Facebook
  • Twitter
  • LINE
  • Zalo

Người phương Tây hay nhầm lẫn giữa người Trung Quốc và Nhật Bản, đa phần là về ngoại hình. Đó chính là lý do Madameriri (một trang Web được lập ra dành cho người nước ngoài yêu mến văn hóa Nhật, cũng như người Nhật quan tâm đến người nước ngoài có thể tham khảo) đã chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa hai quốc gia này thông qua các con số.

1. Số đo nam giới

So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc

Chiều cao trung bình của nam Trung Quốc là 169,7cm trong khi ở Nhật là 170,7cm – cao hơn khoảng 1 cm. Bên cạnh đó trọng lượng trung bình của nam Trung Quốc là 67,7kg và của Nhật là 64kg, nhẹ hơn khoảng 3kg.

Người Nhật và người Trung Quốc thuộc cùng 1 chủng người, do đó sẽ có những điểm tương đồng về ngoại hình. Thế nhưng vì khẩu phần ăn uống khác nhau, người Nhật có vẻ nhẹ ký hơn một chút.

2. Số đo nữ giới

So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc

Chiều cao trung bình của nữ Trung Quốc là 158,6cm, của Nhật là 158,0cm – không có quá nhiều khác biệt. Trọng lượng trung bình của nữ Trung Quốc là 59,6kg và của Nhật là 53kg, nhẹ hơn khoảng 6kg.

Tương tự ở nam giới, số đo này giữa hai nước cũng có sự tương đồng, tuy nhiên nữ Nhật có vẻ nhẹ ký hơn một chút.

3. Tuổi thọ trung bình

So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc

Tuổi thọ trung bình ở Trung Quốc là 73,7 tuổi trong khi ở Nhật là 83,3 tuổi. Người Nhật sẽ sống lâu hơn người Trung Quốc khoảng 9,6 năm. Đây là 2 quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất trong số các quốc gia phát triển.

4. Thu nhập bình quân

Thu nhập bình quân của người Trung Quốc là 23,12 nghìn tỷ đô la trong khi thu nhập bình quân của người Nhật là5,405 nghìn tỷ đô la. Nếu thu nhập của người Nhật trước kia gấp26.27 lần thu nhập của người Trung Quốc thì hiện tại Trung Quốc đã vượt qua với chênh lệnh khá lớn.

5. Calories tiêu thụ trong 1 ngày

So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc

Trong 1 ngày người Trung Quốc tiêu thụ khoảng3092.7cal, con số này ở Nhật là2756.4cal, như vậy khẩu phần ăn của người Trung Quốc nhiều hơn người Nhật khoảng336.3cal, bằng cal của 1 phần bánh nhân kem.

Nếu tính theo chỉ số BMI (tỷ lệ cơ thể dựa trên chiều cao và cân nặng), nam giới Trung Quốc cần tiêu thụ1900cal và Nhật Bản là1923cal. Đối với nữ là1660cal với người Trung Quốc và1647 cal với người Nhật.

Kết luận, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều đang ăn quá khẩu phần để duy trì cân nặng hiện tại, có lẽ cả hai quốc gia đang cố gắng cải thiện vóc dáng cho công dân.

6. Tự hào dân tộc (Xếp hạng trong 33 quốc gia)

So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc

Theo The Economist, Trung Quốc xếp vị thứ 7 trong số 33 quốc gia được xếp hạng về mức độ yêu nước, trong khi đó Nhật Bản “đội sổ” ở vị thứ 33. Kết quả này cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Chỉ riêng cái tên “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa” cũng đủ nói lên tinh thần dân tộc của người Trung Quốc, chưa kể về tư tưởng “Đại lục” đã in sâu trong tâm trí mỗi người dân ở đây.

Đó cũng chính là một phần trong nghệ thuật chính trị của Đảng Cộng Sản Trung Quốc trong việc bảo vệ nền hòa bình và an ninh quốc gia. Trái lại, Nhật Bản, sau khi trải qua quá nhiều quả đắng chiến tranh cũng đã mất đi phần nào niềm tự hào dân tộc và ý chí bảo vệ quốc gia (chủ yếu vì họ không muốn chiến tranh xảy ra).

7. Tuổi sinh con đầu lòng trung bình

So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc

Nhật Bản nổi tiếng về vấn đề tỷ lệ sinh thấp do tuổi kết hôn muộn. Độ tuổi trung bình để người phụ nữ Nhật Bản sinh con đầu lòng là trên 30 tuổi. Ngược lại, con số này ở Trung Quốc là 21,5 tuổi, Có lẽ vấn đề của quốc gia này là có quá nhiều phụ nữ phải làm mẹ ở độ tuổi quá nhỏ.

8. Năng lực tiếng Anh

So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc

Trong số 28 quốc gia châu Á, Trung Quốc xếp hạng 15 trong khi Nhật Bản xếp hạng 20. Dù là hai quốc gia phát triển, con số này cho thấy tiếng Anh không thực sự được coi trọng ở cả hai quốc gia. Bên cạnh tiếng Anh, tiếng Trung đang vươn lên trở thành ngoại ngữ được học nhiều nhất, có lẽ đây là lý do khiến người dân Trung Quốc không đầu tư vào tiếng Anh. Trái lại ở Nhật, dù là quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới, năng lực tiếng Anh không thực sự cần thiết trong quá trình xin việc ở Nhật.

9. Văn hóa du lịch (Xếp hạng trên 28 quốc gia).

So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc

Người Nhật vốn nổi tiếng thế giới về những quy tắc xã giao và phép lịch sự. Do đó không có gì ngạc nhiên khi quốc gia này xếp hạng 1 trong số 28 quốc gia châu Á về văn hóa du lịch. Trái lại, Trung Quốc gần như xếp hạng thấp nhất, vị thứ 26. Những lời than phiền về thái độ của người Trung Quốc tại các khu du lịch đang trở thành vấn đề tại nhiều quốc gia.

Tuy rằng có nhiều điểm tương đồng, ở hai quốc gia phát triển này vẫn có nhiều điểm rất khác nhau, thể hiện hai chiều hướng hoàn toàn riêng biệt của hai nền văn hóa. Trên đây chỉ là những so sánh vui dựa trên những con số để bạn có được cái nhìn khá tổng thể về hai con rồng châu Á. Bạn thích quốc gia nào hơn? Hãy cho JAPO biết ý kiến của bạn nhé !

Tham khảomadameriri

Sachiko

So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc

Không phải Trung Quốc, Nhật Bản mới là thiên đường hàng nhái đầu tiên tại châu Á, giờ đây là một cường quốc thế giới

Người Nhật làm gì trên mảnh đất bị bỏ hoang ở Trung Quốc?

Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn thứ ba thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc và Mỹ

  • khác biệt văn hóa
  • so sánh vui
  • Trung Quốc
Xem thêm các bài liên quan thú vị khác!
  • So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc
    So sánh vui giữa Hàn Quốc và Nhật Bản qua con số cụ thể
  • So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc
    Xếp hạng các quốc gia thông minh nhất thế giới- Nhật Bản bất ngờ đứng thứ……
  • So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc
    Người Nhật “Có hơn 25 quốc gia từng xâm lược Trung Quốc, tại sao người Trung Quốc lại chỉ căm ghét người Nhật?”
  • So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc
    Nhật Bản “soán” ngôi Singapore về tấm Passport quyền lực nhất
  • So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc
    Hàn Quốc vượt qua Nhật Bản để trở thành nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn thứ ba thế giới, chỉ xếp sau Trung Quốc và Mỹ
  • So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc
    Nhật Bản chính thức bị soán mất ngôi vị số 1 thế giới trong bảng xếp hạng tuổi thọ năm 2018
  • Facebook
  • Twitter
  • LINE
  • Zalo
Xem thêm:
  • So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc
    Quà tặng từ bộ phim Bom tấn “One Piece Film Gold”
  • So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc
    Ghế ưu tiên
  • So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc
    Bài học giúp bạn vượt qua bế tắc trong cuộc sống
  • So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc
    Loạt ca sĩ thần tượng Nhật Bản xinh đẹp này không đơn giản là CG, họ được tạo ra bởi AI
  • So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc
    Làm theo truyện tranh, lạm dụng tình dục 20 cô gái Nhật
  • So sánh kinh tế Nhật Bản và Trung Quốc
    Nhật Bản bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 đợt đầu tiên