So sánh Montessori và Steiner

Lạm bàn về ba phương pháp giáo dục: Montessori, Reggio và Steiner

So sánh Montessori và Steiner

Phi Le

Oct 22, 2017·9 min read

So sánh Montessori và Steiner
So sánh Montessori và Steiner
So sánh Montessori và Steiner

Mấy hôm rồi có nhiều bạn inbox hỏi mình về các phương pháp giáo dục và việc nên chọn phương pháp nào để học tập và nghiên cứu, mình ít khi cho một lời khuyên theo kiểu nên hay không, thôi thì mình sẽ dùng bài viết này để các bạn có sự chọn lựa sáng suốt hơn.

Đầu tiên nói về giáo dục, chúng ta phải nói đến hai vấn đề chính sẽ là cốt lõi của giáo dục trước đã, vì các phương pháp giáo dục nào không theo những quan điểm này, tôi không cho đó là phương pháp giáo dục tốt. Nói đúng hơn, giáo dục không phải chỉ là phương pháp, mà phải có nền tảng triết học trong đó, nếu nền tảng triết học không vững, thì tất cả là số không.

So sánh Montessori và Steiner

1. Giáo dục là giáo dục cái toàn thể của con người, chứ không chỉ là huấn luyện cái não: Chúng ta thường chỉ nghĩ giáo dục là cho con mình càng nhiều kiến thức càng tốt, huấn luyện cho não càngsiêu càng tốt. chúng ta trầm trồ, ồ à trước những thành tựu về học thuật của trẻ connhà người ta, rồi cố gắng mọi giá cho con mìnhbằng con họ. Thưa bạn, bạn có học Steiner hay Montess hay Reggio, thì con bạncũng vậy thôi hà, cũng ra trường, làm bác sĩ kỹ sư nhưcon nhà người ta, chứ không có cái thành tựu để lên báo chí như bạn mong muốn đâu. Có nhiều người hỏi mình : Thế có gì chứng minh , có ai cho thấy những người học giáo dục này ra là ai, đạt được gì không? . Tôi cho đó là bạn chưa hiểu cặn kẽ vê giáo dục. Giáo dục toàn thể con người tức là giáo dục cả cái nội tâm bên trong và hành vi ứng xử xã hội bên ngoài của họ, chứ không phải là cái technique họ đem show ra với đời. Người học waldoft hay Montessori hay Reggio đều có khả năng ứng xử tốt với cuộc sống chứ không phải chỉ là họ làm được gì. Nếu chỉ chăm chăm vào việc , con làm được gì mà quên đi xây dựng :con là ai ? thì cũng chỉ ra được những tài năng quặt quẹo nhân cách thôi hà.

2. Giáo dục phải mang đến cho trẻ sự nhận biết mình là ai, thực sự là ai? và sáng tạo được tôi là ai? Tôi đến để làm gì và tôi sẽ là ai trong cuộc sống này Đứa trẻ luôn luôn có khái niệm mình hòa hợp với vũ trụ, con người, luôn biết trách nhiệm, sống chân thật và luôn hiểu biết nhận thức đúng đắn trong nhân sinh quan của trẻ, ( điều này tôi đã nói ngay trong bài cách khen trẻ của mình, mà triết lý này lấy ngay trong Montessori và trong cả quá trình hình thành một con người của Steiner) từ đó mà trẻ hiểu rằng, mình đang ở đâu, là ai và sẽ sống như thế nào. Nói chung, đứa trẻ khỏe mạnh là đứa trẻ có ước mơ, hoài bão và mong muốn cống hiến cho xã hội. Cũng như hiểu được thế giới đang như thế nào , mình sẽ làm gì Điều đó đòi hỏi một quá trình, chứ không phải chỉ trong những năm đầu đời. Phụ huynh giáo dục sớm mang nặng tâm lý này, ráng 6 năm đầu đời của con, sau đómặc nó cho nhà trường .

3. Cuối cùng, giáo dục phải hướng đến sự tự do thể hiện bản thân, tự do thể hiện mình là ai, trong cái đẹp nhất của chính mình. Tự do phát huy nội tại tốt đẹp của mình mà không bị áp đặt, ràng buộc, và chà đạp.

Vậy thì ba phương pháp này là gì? Và tại sao tôi chọn ba phương pháp này để giới thiệu với các bạn:

1. Montessori: Tôi không thích cái ý nghĩ của phụ huynh khi con mình học Montessori là nó sẽtài năng, đọc sớm viết sớm hay làm toán tốt. Vì ỷ lại vào bộ giáo cụ chính là cột chặt mình vào một thứ gì đó và tin cái thứ ấy giúp mình, chứ không phải mình tự giúp mình. Càng không biết mình là ai nữa.
Đầu tiên nếu chỉ hiểu Montessori là tự do thôi, chưa đủ, quy tắc thôi, cũng chưa đủ, giáo cụ học tập thôi, càng sai lầm. Montessori là một hình thái chuyển tải cái truyền thống văn hóa phương Tây, cái truyền thống ăn nói nhỏ nhẹ, tôn trọng bản thân và người khác, luôn khám phá và ham hiểu biết, cũng như là luôn muốn giúp đỡ và cực kỳ tôn trọng cái tôi của người khác và của chính mình, từ đó tài năng tự nảy mầm, sự tự do được khám phá và làm việc và sự tôn trọng cá nhân mang đến cho trẻ sự tự nhiên vươn mình nở thành một nhánh cây xum xuê, từ những hạt giống tốt nhất được vun trồng mỗi ngày. Đó mới là Montessori. Nếu nói, tại sao phải có quy tắc, người Phương Tây là những người rất tôn trọng quy tắc và luật lệ, đơn giản vì những thứ đó bảo vệ họ. Giống như người tu hành cần có giới luật , để trong cái vòng bảo vệ tốt nhất đó, họ phát huy hết khả năng của mình mà không sợ gặp nguy hiểm.

Ở Montessori kinh khủng nhất là bị áp đặt, áp đặt đi ngủ, ăn uống, giờ tắm, giờ chơi Ở Montessori chỉ có những quy tắc để không gặp nguy hiểm và không gây ra phiền hà cho người khác, còn lại là được tôn trọng, nó chính là sự chuyển ngữ của văn hóa phương Tây trong một phương pháp học tập. Cho nên trường học nào mua bộ giáo cụ về mà vẫn làm theo cách lùa con ăn. Lùa con ngủ của bộ giáo dục thì nên dẹp hẳn Montessori qua một bên vì có theo được đâu.

Khi hai hệ phái Montessori và Steiner kình nhau, mình chỉ thấy buồn cười thôi. Vì một bên đề cao sự tự do, cho phép con toàn quyền với các quyết định của con, và cũng không muốn con phải đọc cổ tích quá gay cấn cho đến khi con 6 tuổi. Một bên cũng y chang như vậy, nhưng ad on sự hướng dẫn về tưởng tượng và cũng không muốn trẻ kể truyện cổ tích hay xem phim tình tiết ly kỳ y như Montessori thôi mà nổi nóng với nhau làm gì?

Mà trong khi tình yêu trẻ là như nhau.
Hóa ra chỉ có những người nhìn bên kia như GDS kiểu nhồi nhét, mà chẳng qua là do phụ huynh mong muốn quá thể mà thành , còn một bên thì nghĩ rằng bạn là.. . tôn giáo.

Phật nói Pháp có vô lượng pháp! Chỉ có tâm phân biệt làm khổ mình thôi. Cả đời thầy Thích Nhất hạnh cũng chỉ làm một việc, làm sao để cho mọi người biết lắng nghe và thấu hiểu nhau, thì thế giới này bớt lại chiến tranh. Mình dạy con làm sao sống trong hòa bình và sống không sợ hãi, thì để sóng ngầm trong lòng làm gì?

Chỉ có lắng nghe và thấu hiểu thôi, thì hai pháp mới thấy mình là một , thực ra mình là một. Chỉ khác về hình thức thể hiện và con đường tới đích mà thôi. Nắng mưa đều là một phần của cái tổng thể.

So sánh Montessori và Steiner
So sánh Montessori và Steiner

Steiner: Steiner là hiện thân của chân, thiện, mỹ. Trẻ em được sống trong môi trường chân thiện mỹ từ nhỏ. Ruldorf Steiner vốn là một nhà tư tưởng chịu nhiều ảnh hưởng của triết gia vĩ đại Immanuel Kant , ông luôn cho con người là sinh vật vĩ đại nhất, khác với động vật, con người rất cần được giáo dục và nhận biết đúng đắn về thế giới . Con người phải biết tôn trọng thế giới và trân trọng những gì đã được trao tặng, và con người sinh ra để gìn giữ nó, chứ không phải để phá hủy nó. Ruldorf Steiner làm cho đứa trẻ hiểu rằng, chúng đến từ thiên đường, và quá trình lớn lên là một quá trình re-member ( nhớ lại , nhưng cũng có nghĩa là trở lại với con người thánh thiện nhất của mình) . Học tập ở Steiner là niềm vui. Là sự khơi dậy, nhớ lại, chứ không phải nhồi nhét. Tương tự ở Montessori, giáo cụ hay chương trình chỉ có tính gợi mở, không có ý định mong muốn con phải biết như nhiều phụ huynh mong muốn khi cho con học Mon. Ở Steiner, giáo viên phải là hìnhmẫu cho trẻ noi theo. Cái khó nhất của Steiner chính là đội ngũ giáo viên. Steiner đã có sẵn một chương trình dạy hết sức khoa học, hấp dẫn và sáng tạo. vấn đề còn lại là giáo viên co thể làm hình mẫu của chân thiện mỹ cho học trò của mình hay không? Chính sự dịu dàng, nhỏ nhẹ, nhân cách và thái độ sống của giáo viên là chuẩn mực đạo dức và hành vi cho trẻ.

So sánh Montessori và Steiner
So sánh Montessori và Steiner

Điểm này chung và khác với Montessori, giáo viên Montessori cũng phải rất cẩn thận, nhỏ nhẹ và chuẩn mực, thì giáo viên Steiner cũng vậy. Nhưng giáo viên Montessori chỉ làm gương đến khi trẻ 6 tuổi và tự đứa trẻ sẽ bắt đầu về nhân sinh quan của mình, trong khi đó, nhân sinh quan của đứa trẻ Steiner sẽ có sự ảnh hưởng lớn từ giáo viên chủ nhiệm của mình, cho đến khi con lên lớp 8.
(Học Montessori chương trình sẽ theo con đến năm lớp 9 là nhiều nhất ( thực chất chỉ đến những năm lớp 4, 5) , Ở steiner, Chương trình học là đến 18, thậm chí 21 tuổi.)

Cho nên học giáo viên Steiner hay Montessori không có nghĩa là bạn chỉhọc cái kỹ năng hay chương trình học, mà là một quá trình rèn luyện lại bản thân và tự nhìn lại mình liên tục. Điều này đòi hỏi bạn thực hành rất nhiều , nhìn thấy những người đi trước, học cái thần thái của họ, cái bên trong của họ, để nhìn vào đó mà tu dưỡng bản thân.

Ở cả hai phương pháp này, đều đòi hỏi bạn sự tu dưỡng bản thân!
Vậy nên theo cái nào, cho tôi được bỏ ngỏ câu hỏi này, vì quan trọng hơn nữa là người truyền đạt các phương pháp này cho bạn là ai, có đáng tin hay không? Hay chỉ là quảng cáo kiếm tiền ? Còn lại nữa là câu hỏi của chính bạn, bạn muốn là ai? Nếu như bạn cảm thấy rằng những gì tôi đề cập ở trên phù hợp với lý tưởng và cách thức của bạn, thì đó là của bạn.

Còn một điều nữa, nếu học chỉ để dạy con thôi thì uổng lắm. Học làm giáo viên Mon hay Steiner thành công là một điều khó khăn và đòi hỏi vô cùng nhiều duyên. Hãy trở thành món quà không chỉ cho con, mà cho nhiều người khác nữa.

Học Mon có thể liên hệ với chị Bùi hằng casa hanoi. Học Steiner có thể tìm chị Hương Nguyễn hoặc Thảo Nguyễn. Còn Reggio, vì bài quá dài, xin mạn phép được đăng ở kỳ sau.

Nguồn : https://www.facebook.com/janecatharina/posts/10153263974531482