So sánh nền kinh tế việt nam và singapore

Một bản tin của Bloomberg nói nền kinh tế của Việt Nam “có thể lớn hơn” Singapore vào năm 2029 đang gây ra nhiều tranh luận theo hướng ngờ vực, mỉa mai trên một số diễn đàn mạng ở Việt Nam.

Các chuyên gia kinh tế nói có tâm lý hoài nghi đó là do nhiều người hiểu nhầm giữa các khái niệm “quy mô nền kinh tế” và “mức sống”. Đồng thời, các chuyên gia cũng khuyến cáo Việt Nam cần thay đổi mô hình kinh tế mới duy trì được tăng trưởng.

Bản tin ngắn do Bloomberg đăng lên hôm 28/5 trích dẫn dự báo của Ngân hàng DBS nói rằng Việt Nam “có tiềm năng tăng trưởng với tốc độ 6-6,5% trong thập kỷ tới”, căn cứ vào dòng vốn đầu tư nước ngoài chảy mạnh vào Việt Nam cũng như sự gia tăng về năng suất trong những năm tới.

“Nếu Việt Nam có thể duy trì tốc độ tăng trưởng đó, kinh tế Việt Nam sẽ có quy mô lớn hơn kinh tế Singapre sau 10 năm nữa”, nhà kinh tế Irvin Seah làm việc ở Singapre viết trong tài liệu nghiên cứu được công bố hôm 28/5, theo bản tin của Bloomberg. Thông tin này được nhiều tờ báo, trang tin điện tử của Việt Nam đăng lại.

Trên các diễn đàn Bàn luận về Kinh tế-Chính trị và Góc nhìn Báo chí-Công dân với tổng cộng hơn 263.000 thành viên, xuất hiện hàng trăm ý kiến bình luận về bản tin. Đa số những người tham gia bình luận cho rằng việc kinh tế Việt Nam vượt Singapore là “hoang đường”, “ảo tưởng”, hay “mơ hão”.

Một số ít người có cách nhìn nhận điềm tĩnh hơn, bày tỏ quan điểm rằng dự báo của ngân hàng DBS là “hoàn toàn có khả năng”, giống như Trung Quốc đã vượt Nhật Bản về quy mô kinh tế. Tuy nhiên, họ lưu ý rằng “không nên nhầm lẫn giữa Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP), tức là tầm vóc nền kinh tế, với thu nhập đầu người”. Họ nói thêm rằng GDP đầu người “mới thể hiện sự thịnh vượng của quốc gia”, và việc báo chí trong nước so sánh tổng GDP “thật buồn cười”.

Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá thuộc nhóm có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới

Doanh nhân Trần Quốc Quân, người nổi tiếng trên mạng xã hội và hiện sinh sống ở Ba Lan, chia sẻ với quan điểm cho rằng nhiều người có sự nhầm lẫn về các khái niệm kinh tế.

Dựa vào các số liệu do các tổ chức quốc tế công bố, ông Quân, với chuyên môn về thống kê, tính toán rằng với mức tăng trưởng trung bình 3,2%/năm, GDP của Singapore năm 2019 dự kiến là 359 tỷ đô la Mỹ sẽ tăng thành 492 tỷ đô la vào năm 2029.

Vấn đề là ở chỗ duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay mà lại vẫn dựa trên mô hình cũ thì liệu có duy trì được hay không về lâu về dài. Hai là duy trì tốc độ tăng trưởng như vậy có thực sự có ý nghĩa không cho sự phát triển về lâu dài của Việt Nam?

Về mức dự báo cho Việt Nam, doanh nhân Trần Quốc Quân tính toán rằng với tốc độ tăng trưởng trung bình 6,5%/năm, GDP của Việt Nam sẽ tăng từ 266 tỷ đô la của năm 2019 lên 499 tỷ đô la vào năm 2029.

VOA thực hiện tính toán độc lập với các số liệu tự thu thập và cũng đi đến kết quả tương tự.

“Năm 2029 QUI MÔ kinh tế của Việt Nam đuổi kịp và vượt Singapore nhé. 499 tỷ USD so với 492 tỷ USD”, ông Quân viết trên trang Facebook cá nhân có tổng cộng hơn 13.000 người theo dõi.

Mặc dù vậy, doanh nhân này cũng lưu ý rằng “QUI MÔ nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn có thể đuổi kịp và vượt Singapore nhưng MỨC SỐNG tính theo đầu người thì còn lâu, chắc phải hơn nửa thế kỷ nữa nếu vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng này”.

Từ góc nhìn của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, quy mô kinh tế của Việt Nam có vượt Singapore hay không, điều đó không quá quan trọng, mà theo bà, vấn đề chính của Việt Nam là “phải cải thiện một cách rất cơ bản về hiệu quả của tăng trưởng kinh tế để có thể hướng tới tăng trưởng bền vững”.

Nữ chuyên gia kinh tế kỳ cựu phân tích với VOA rằng mô hình tăng trưởng của Việt Nam lâu nay vẫn dựa vào các nhân tố cũ như lao động giá rẻ, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu, điều đó sẽ bộc lộ nhược điểm trong những năm tới. Bà Lan nói thêm với VOA:

“Vấn đề là ở chỗ duy trì tốc độ tăng trưởng như hiện nay mà lại vẫn dựa trên mô hình cũ thì liệu có duy trì được hay không về lâu về dài. Hai là duy trì tốc độ tăng trưởng như vậy có thực sự có ý nghĩa không cho sự phát triển về lâu dài của Việt Nam? Vì vậy, có vượt Singapore về quy mô trong một thời gian nào đó thì nó cũng không phải là những cái mang lại giá trị lớn hay dài hạn cho đất nước và người dân”.

Việt Nam cần “phát triển dựa vào nội lực nhiều hơn” thay vì dựa quá nhiều và đầu tư nước ngoài, song song với điều đó, cải cách thể chế để chống tham nhũng tốt hơn, giúp tăng hiệu quả cho nền kinh tế là việc “hết sức cần thiết”, nữ chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đề xuất.

“Chỉ cần làm được như vậy không thôi, Việt Nam đã có thể tăng trưởng cao hơn, nhất là hiệu quả tăng trưởng được cải thiện hơn”, bà Lan nói với VOA.

Hồi tháng 3/2006, trong một cuộc trả lời phỏng vấn được nhiều báo lớn của Việt Nam đăng tải, nói về khoảng thời gian mà Việt Nam cần để đuổi kịp các nước trong khu vực về thu nhập bình quân đầu người với điều kiện tất cả các nước đều duy trì đà tăng trưởng, ông IL Houng Lee, Trưởng đại diện IMF ở Việt Nam tại thời điểm đó, cho rằng Việt Nam có thể phải mất 18 năm để đuổi kịp Indonesia, 34 năm với Thái Lan và 197 năm với Singapore.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới, GDP đầu người của Singapore năm 2017 là 55.235 đô la Mỹ. Con số trong cùng năm của Việt Nam là 2.343 đô la.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 gây khủng hoảng kinh tế toàn cầu, Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới kinh tế tăng trưởng dương; trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc - nền kinh tế có quy mô rất lớn.

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng dương duy nhất trong ASEAN với GDP năm 2020 và 2021 lần lượt đạt tăng trưởng 1,6% và 6,7%. Với mức tăng này, quy mô GDP của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 340,6 tỷ USD, lần đầu tiên trong lịch sử vượt Singapore (337,5 tỷ USD), Malaysia (336,3 tỷ USD), đứng thứ 4 ở khu vực ASEAN.

Quy mô GDP của Việt Nam năm 2020 ước tính đạt 340,6 tỷ USD, lần đầu tiên trong lịch sử vượt Singapore (337,5 tỷ USD)

 Trao đổi với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội sáng nay (4/11), ông Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - đánh giá: “Đây là thành công rất lớn của Việt Nam. Tôi đánh giá rất cao điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ của Chính phủ thời gian qua, từ việc“bơm” tiền tới thu hút đầu tư, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy mức thu ngân sách và thu nhập của người dân có bị giảm sút nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vẫn kiểm soát được, dự trữ ngoại hối tăng lên và tỷ giá ngoại tệ biến động không đáng kể”.

Tuy nhiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng cho rằng phải đặt ra vấn đề là tăng trưởng kinh tế có bền vững hay không? Đây là vấn đề rất đáng lưu ý để đạt được tăng trưởng bền vững và thực sự mang lại thu nhập của người dân, chứ không phải kinh tế “tăng trưởng hộ”.

Giải thích về “tăng trưởng hộ”, ông Sinh cho biết đó là tăng trưởng rất cao nhưng các nhà đầu tư FDI lại mang hết lợi nhuận về nước họ. Đây là vấn đề rất quan trọng, đòi hỏi phải cân đối để tăng trưởng chất lượng và mang lại lợi ích cho người dân, đời sống người dân tốt hơn.

“Hiện nay, trong lĩnh vực công nghệ, nhà đầu tư nước ngoài chỉ chọn Việt Nam là nơi lắp ráp; may mặc hay dược Việt Nam cũng nhập nguyên liệu về nên lợi nhuận không nhiều. Rõ ràng, Việt Nam chỉ là nơi gia công trong chuỗi kinh tế của các nhà đầu tư. Có nghĩa là Việt Nam có tăng trưởng thật nhưng giá trị để lại cho người dân Việt Nam thì không nhiều” - ông Sinh cho hay.

Theo ông Sinh, Việt Nam phải có giải pháp để khắc phục trong thời gian tới, Việt Nam không nên là đất nước gia công nữa mà phải chủ động nghiên cứu các dây chuyền sản xuất, phải có phát minh của mình và do mình làm chủ.

Ông Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (ảnh: Quốc Chính)

“Quy mô nền kinh tế Việt Nam đứng thứ 4 ASEAN nhưng thực sự năng suất lao động của chúng ta thế nào? Thu nhập bình quân đầu người ra sao?” - ông Sinh nói và cho biết: “Thu nhập bình quân đầu người ở Singapore là mấy chục nghìn USD/người, trong khi ở Việt Nam chỉ là 2.750 USD/người. Vì vậy phải nhìn vào thực chất của vấn đề xem tăng trưởng đó có nâng cao được đời sống của người dân hay không, đây là vấn đề quan trọng”.

Về thu nhập bình quân đầu người, năm 2019 Singapore đạt hơn 69.000 USD/người, còn Việt Nam báo cáo mới nhất của Chính phủ gửi Quốc hội dự kiến đạt mức 2.750 USD/người trong năm 2020. Câu hỏi đặt ra ở đây là: So sánh GDP Việt Nam và Singapore liệu có “khập khiễng” về giá trị tăng trưởng và thu nhập bình quân đầu người?

Trả lời câu hỏi nói trên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho hay: “Mọi sự so sánh đều là khập khiễng, bởi thu nhập của họ cao thì họ chi dùng cũng cao. Tôi được biết thời gian tới Chính phủ sẽ đánh giá lại chỉ số GDP tăng thêm khoảng 25%”.

Ông Sinh cũng cho biết thêm: Trong cả nhiệm kỳ này, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt “đỉnh” nhất là năm 2019 với mức 7,09%. Đó là năm điểm cuối của nhiệm kỳ và tất cả mọi thứ đều “chạy” trơn tru. Năm 2021, nếu đánh giá lại để đẩy chỉ tiêu tăng trưởng GDP từ 6% lên 7,5% thì tôi cho rằng đó là một thách thức, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là nền kinh tế mở nhưng tình hình dịch Covid-19 trên thế giới chưa biết thời điểm kết thúc.

Tham khảo thêm

Châu Như Quỳnh

Video liên quan

Chủ đề