So sánh phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành

1. Khái niệm tội phạm chưa đạt

Theo pháp luật hình sự nói chung và Bộ luật hình sự hiện hành nói riêng là những quy tắc xử sự chung cho xã hội thông qua nhà nước để ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Cho nên việc phân loại tội phạm có ý nghĩa quan trọng đối với việc áp dụng các quy định của bộ luật tố tụng hình sự hiện hành mới nhất để thực hiện đúng quy định của pháp luật. Bởi vì mọi hành vi vi phạm pháp luật đều gây nguy hại cho xã hội do nó phá vỡ trật tự xã hội, trực tiếp hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất hay phi vật chất cho các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Theo quy định của pháp luật hiện hành tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý gây ra hoặc vô ý , xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự. Không phải những hành vi nào cũng bị xử lý hình sự hoặc những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác phù hợp hơn và nhẹ hơn nhằm giáo dục răn đe phòng ngừa tội phạm trong tương lai. Do đó, khái niệm tội phạm là một trong những cơ sở để xây dựng phần quy định những quy phạm phần riêng và là tiền đề tạo cơ sở để giúp cho việc xây dựng những khung hình phạt tương ứng cho từng loại tội phạm cụ thể để có thể áp dụng bộ luật hình sự một cách chính xác, công bằng thông qua việc xác định đúng tội danh, đánh giá đúng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, xâm phạm các quan hệ xã hội có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của các quan hệ xã hội

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 có thể hiểu dấu hiệu dùng để phân biệt với chuẩn bị tội phạm là người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm mà phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Tội phạm chưa hoàn thành theo luật hình sự Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện

So sánh phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành

Việc nghiên cứu về tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự và quyết định hình phạt cho người phạm tội. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật Hình sự (BLHS) Việt Nam vẫn chưa có những quy định cụ thể về tội phạm chưa hoàn thành. Do đó, dẫn đến nhiều vướng mắc và khó khăn nhất định trong việc giải quyết các vụ án xảy ra trong thực tế.

Bài viết nhằm phân tích đưa ra những luận cứ khoa học về tội phạm chưa hoàn thành, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do hành vi phạm tội có thể gây ra, giúp chúng ta phát hiện, khởi tố, điều tra và đưa ra xét xử một cách kịp thời đối với tội phạm chưa hoàn thành, qua đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự trong thời gian tới.

Khái niệm phạm tội chưa hoàn thành

Pháp luật hình sự tại các nước trên thế giới và tại Việt Nam đa phần đều phân biệt các giai đoạn thực hiện tội phạm. Cụ thể, pháp luật hình sự Việt Nam đã ghi nhận trong quá trình thực hiện tội phạm do lỗi cố ý bao gồm các giai đoạn sau: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành.

Trong Bộ luật Hình sự của Liên Bang Nga tại Điều 29 Chương 6 quy định: “1. Tội phạm chưa hoàn thành là chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt...”.

Phạm tội chưa đạt được quy định tại Điều 15 BLHS Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”.

Trong khoa học Luật Hình sự căn cứ vào thái độ tâm lí của người phạm tội đối với hành vi mà họ đã thực hiện, khoa học pháp lý chia phạm tội chưa đạt thành hai loại: phạm tội chưa đạt chưa thành và phạm tội chưa đạt đã thành. Tuy cùng là giai đoạn phạm tội chưa đạt nhưng xét về mặt tính chất và mức độ thì lại hoàn toàn khác nhau. Có nhiều cách hiểu khác nhau về giai đoạn phạm tội này, theo TSKH Lê Cảm “Phạm tội chưa đạt đã thành là trường hợp cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội nhưng họ đã thực hiện hết các hành vi dự định làm”. Còn phạm tội chưa đạt chưa thành “là trường hợp người phạm tội có ý thức thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện đến cùng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội và họcũng chưa thực hiện hết những hành vi dự định làm”.

Có thể hiểu phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp người phạm tội vì nguyên nhân khách quan, chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi), ví dụ: A đã trèo tường vào nhà B để trộm tài sản, nhưng thấy có đông người trong nhà nên phải rút lui. Và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây hậu quả, nhưng vì nguyên nhân khách quan (ngoài ý muốn) hậu quả đó không xảy ra (chưa đạt về hậu quả, hoàn thành về hành vi), ví dụ: kẻ giết người đã cho người bị hại uống thuốc độc, nhưng do liều lượng quá nhẹ nên người bị hại không chết.

Qua quá trình nghiên cứu có thể nhận thấy điểm khác nhau cơ bản giữa các giai đoạn phạm tội chính là ở những yếu tố khách quan của hành vi phạm tội bao gồm: 1) Tính chất nguy hiểm cho xã hội của các hành vi phạm tội; 2) Mức độ thực hiện ý định phạm tội của chủ thể thực hiện hành vi; 3) Thời điểm chấm dứt của những hành vi đó.

Từ phân tích nêu trên có thể đưa ra khái niệm phạm tội chưa hoàn thành là hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt của cá nhân, pháp nhân thương mại cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tộinhưng họ đã thực hiện hết hoặc chưa hết các hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội mà họ dự định làm.

Đặc điểm của phạm tội chưa hoàn thành

Thứ nhất, người phạm tội chưa bắt tay vào thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong cấu thành tội phạm mà chỉ có các hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm; hành vi chuẩn bị chưa trực tiếp xâm hại đến quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, chưa làm thay đổi, biến dạng đối tượng tác động của tội phạm; hậu quả của tội phạm chưa xảy ra, do chưa thực hiện hành vi phạm tội được quy định trong cấu thành tội phạm nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội của tội phạm chưa xảy ra.

Thứ hai, người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm. Sự bắt đầu thể hiện ở chỗ người phạm tội đã thực hiện hành vi được quy định trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Hoặc là người phạm tội thực hiện hành vi liền trước hành vi được mô tả trong mặt khách quan của cấu thành tội phạm, đó là những hành vi thể hiện sự bắt đầu của hành vi khách quan và kế tiếp ngày sau nó hành vi khách quan sẽ xảy ra; hành vi của họ chưa thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu khách quan của cấu thành tội phạm; người phạm tội mới chỉ thực hiện được một hành vi trong những hành vi quy định trong cấu thành tội phạm.

Thứ ba, nguyên nhân của việc không thực hiện tội phạm đến cùng là những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội. Điều đó có ý nghĩa rằng về ý thức người phạm tội luôn luôn mong muốn cho việc thực hiện tội phạm được xảy ra chót lọt nhưng bị các điều kiện khách quan cản trở khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng.

Thứ tư, hậu quả của hành vi phạm tội chưa xảy ra hoặc người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng không phải là hậu quả được quy định trong cấu thành tội phạm. Tùy theo tính chất từng loại tội phạm mà luật hình sự quy định hậu quả là dấu hiệu bắt buộc (trong cấu thành vật chất) hay không bắt buộc (trong cấu thành hình thức) của một tội phạm. Trường hợp hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm thì hành vi phạm tội chưa đạt nếu có gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì hậu quả đó cũng chưa phù hợp với dấu hiệu hiệu quả được quy định trong luật.

Trách nhiệm hình sự đối với tội phạm chưa hoàn thành

Hiện nay, BLHS năm 2015 chưa có điều luật cụ thể nào quy định về khái niệm tội phạm chưa hoàn thành, nhưng đã có những quy định cụ thể về các giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt (quy định tại Điều 14 và Điều 15 BLHS 2015). Như vậy, BLHS năm 2015 đã có sự phân biệt giữa tội phạm chưa hoàn thành với tội phạm đã hoàn thành, điều này tạo cơ sở cho việc xác định trách nhiệm hình sự đối với tội phạm ở những giai đoạn phạm tội khác nhau, với tính chất mà mức độ nguy hiểm khác nhau.

Tại Điều 14 của BLHS năm 2015 quy định về chuẩn bị phạm tội như sau: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 Bộ luật này...”.

BLHS năm 2015 quy định về phạm tội chưa đạt như sau: “Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt”.

Nhìn chung theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 của BLHS năm 2015 đã đưa ra khái niệm tương đối rõ ràng, đầy đủ và ngắn gọn về giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Từ đó, có thể hiểu tội phạm chưa hoàn thành là khi người phạm tội mới bắt đầu hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm hay đã bắt tay vào việc thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người đó. Cơ sở để xác định một người đã thực hiện tội phạm chưa hoàn thành (mới bắt đầu hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm hay không thực hiện được đến cùng) là ở chỗ người đó đã thỏa mãn hết các dấu hiệu của một cấu thành của một tội phạm cụ thể hay chưa, trường hợp một người mới bắt đầu hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm hoặc thực hiện hành vi chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu của một cấu thành tôi phạm cụ thể, do những nguyên nhân ngoài ý muốn của người đó thì tội phạm do người đó thực hiện là tội phạm chưa hoàn thành, hành vi của người đó là hành vi chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt.

Về trách nhiệm hình sự đối với giai đoạn phạm tội chưa hoàn thành: Trách nhiệm hình sự được hiểu là trách nhiệm của người phạm tội phải chịu những hậu quả pháp lí bất lợi về hành vi phạm tội của mình.

Theo quy định của BLHS năm 2015 thì người thực hiện tội phạm chưa hoàn thành phải chịu trách nhiệm hình sự đối với việc thực hiện tội phạm ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội (với tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng) và phạm tội chưa đạt, đó là một dạng trách nhiệm pháp lý mà người phạm tội phải gánh chịu khi thực hiện hành vi phạm tội và người phạm tội sẽ bị tước bỏ một số quyền hoặc lợi ích hợp pháp nhất định. Về khách quan, hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, chúng đe dọa trực tiếp gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Về chủ quan, người chuẩn bị phạm tội và người phạm tội chưa đạt đã có ý thức lựa chọn hành vi xử sự trái với các quy tắc và chuẩn mực chung xã hội (có lỗi). Người chuẩn bị phạm tội và người phạm tội chưa đạt chưa thực hiện được tội phạm đến cùng hoàn toàn do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của họ.

Việc xác định người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quy trách nhiệm hình sự. Chỉ đối với những tội phạm thực hiện do lỗi cố ý thì mới có giai đoạn chuẩn bị phạm tội, vì khi cố ý phạm tội thì người phạm tội mới thường tiến hành một số hoạt động như: bàn bạc với người khác, tìm kiếm, sửa soạn phương tiện phạm tội hoặc tạo những điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện tội phạm. Trong tội phạm chưa hoàn thành thì giai đoạn chuẩn bị phạm tội là giai đoạn có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn so với phạm tội chưa đạt vì chưa trực tiếp xâm hại đến khách thể của loại tội định thực hiện. Do vậy, luật hình sự Việt Nam chỉ đặt vấn đề trách nhiệm hình sự cho những trường hợp chuẩn bị phạm tội khi tội định phạm là một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Khi hành vi của người phạm tội đã chuyển sang giai đoạn thực hiện thì hành vi đó đã thực sự nguy hiểm cho xã hội. Vì vậy, Điều 15 BLHS 2015 quy định trừng trị tất cả các trường hợp phạm tội chưa đạt, người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Mặc dù Bộ luật hình sự không quy định cụ thể, nhưng xét việc thực hiện hành vi được cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm, thì tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm ở trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành cao hơn trường hợp phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành, cho nên phải xử phạt nặng hơn.

Các giai đoạn thực hiện tội phạm ở các mức độ khác nhau thì cũng phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Từ đó luật hình sự Việt Nam quy định việc xác định hình phạt được áp dụng đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội nhẹ hơn hình phạt đối với trường hợp phạm tội chưa đạt và hình phạt được áp dụng đối với cả hai trường hợp phạm tội này đều nhẹ hơn hình phạt được áp dụng đối với tội phạm hoàn thành.

Như vậy, từ những phân tích trên thì người thực hiện tội phạm chưa hoàn thành sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu biểu hiện đầy đủ các yếu tố sau:

- Tội phạm thực hiện hành vi phạm tội mà hành vi đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại được BLHS quy định.

- Giai đoạn thực hiện của tội phạm là giai đoạn chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt (quy định tại Điều 14 và Điều 15 BLHS 2015).

- Người phạm tội có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, có khả năng nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và làm chủ được hành vi của mình. Luật hình sự Việt Nam quy định người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 BLHS 2015) và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21 BLHS 2015).

- Người phạm tội đạt độ tuổi nhất định, người chưa đạt độ tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự sẽ luôn luôn được coi là không có lỗi, vì người đó chưa có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo đó, BLHS Việt Nam quy định 14 tuổi là tuổi bắt đầu có năng lực trách nhiệm hình sự và tuổi 16 là tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.

- Người phạm tội phải có lỗi, người phạm tội đã lựa chọn, quyết định và thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội, mặc dù trong trường hợp đó người phạm tội có thể lựa chọn, quyết định và thực hiện hành vi phù hợp.

Một số giải pháp

Thứ nhất, cần bổ sung một Điều luật về tội phạm chưa hoàn thành để làm nguyên tắc chung xử lý, qua đó phân biệt giữa tội phạm chưa hoàn thành và tội phạm đã hoàn thành để làm cơ sở phân chia các giai đoạn phạm tội, cũng như việc quy định trách nhiệm hình sự đối với từng giai đoạn thực hiện tội phạm, cụ thể Điều luật cần bổ sung như sau:

Điều...: Tội phạm chưa hoàn thành

1. Tội phạm chưa hoàn thành là hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.

2. Người phạm tội chưa hoàn thành phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện, được quy định theo Điều luật tương ứng của Bộ luật này.

Thứ hai, tại Điều 14 BLHS 2015 quy định về "Chuẩn bị phạm tội" cần sửa đổi một số quy định như sau: Tại Khoản 1 Điều 14 BLHS 2015 mới chỉ tập trung đề cập đến hành vi của người chuẩn bị (bao gồm: tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác hoặc thành lập… để thực hiện tội phạm) nhưng chưa đề cập đến hành vi của người này trong mối liên hệ với những người đồng phạm khác như hành vi tìm kiếm, liên kết những người đồng phạm. Do đó, cần bổ sung thêm vấn đề này cho phù hợp với thực tiễn xét xử và tham khảo như kinh nghiệm lập pháp của BLHS của Liên bang Nga.

Thứ ba, đối với Điều 15 BLHS 2015 quy định về phạm tội chưa đạt có thể sửa đổi như sau:

1. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người phạm tội.

2. Phạm tội chưa đạt thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là trường hợp vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn mà người phạm tội chưa thực hiện hết các hành vi cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả chưa xảy ra.

b) Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là trường hợp vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn mà người phạm tội đã thực hiện các hành vi cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả chưa xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng chưa phù hợp với dấu hiệu hậu quả trong cấu thành tội phạm.

3. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành phải chịu trách nhiệm hình sự nghiêm khắc hơn so với phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành”.

Thứ tư, khi quyết định hình phạt đối với tội phạm chưa hoàn thành, Tòa án cần căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự, bao gồm hai phần: Phần chung và Phần các tội phạm, cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng. Ngoài ra, Tòa án còn phải dựa vào các căn cứ, tình tiết của vụ việc để đưa ra quyết định hình phạt đối với tội phạm chưa hoàn thành, cụ thể được quy định tại Điều 57 BLHS Việt Nam về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt.

Luật sư NGÔ NGỌC DIỄM

Chuyên gia pháp lý NGÔ NGỌC TRÀ

Công ty Luật ThinkSmart,Đoàn Luật sư TP. Hà Nội

Nguồn: Luật sư Việt Nam

2377

Từ khóa: Tội phạm chưa hoàn thành | luật hình sự | giải pháp hoàn thiện |

Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về

Phân biệt phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và chưa đạt đã hoàn thành

Ngày gửi: 27/05/2020 lúc 23:02:24

Mã số câu hỏi: HTPL41864

Câu hỏi:

Chào Luật sư! Phân biệt phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Cảm ơn Luật sư!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017quy định: Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì nhữngnguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Phạm tội chưa đạt được chia ra 02 loại: Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.

Phân biệt phạm tội chưa đạt đã hoàn thành và phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành:

– Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là việc người phạm tội đã thực hiện đầy đủ những hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả, song vì nguyên nhân khách quan mà hậu quả đó không xảy ra.

+ Người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội, tinlà hậu quả sẽ xảy ra, nhưng hậu quả đó lại không xảy ra.

+ Người phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là đãchấm dứt hành vi của mình,không bị ngăn cản.

– Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành:

+ Phạm tôi chưa đạt chưa hoàn hành là việc người phạm tội vì nguyên nhân khách quan chưa thực hiện hết các hành vi mà họ cho là cần thiết để gây ra hậu quả nên hậu quả không xảy ra.

+ Ở phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là sự chưa đạt hoàn thành hành vi phạm tội, chưa gây ra hậu quả.

>>>Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:024.6294.9155

Ví dụ:

– Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành:A và B trong lúc uống rượu xô xát với nhau, B có đánh A vào mặt rồi bỏ về. A tức tối và quyết định gọi vài người đến để giết B, khi đến nhà B, A cùng đồng bọn dùng dao đâm vào B 2 nhát, sau khi bị đâm, B gục ngã, A và đồng bọn tưởng B đã chết nên bỏ về, sau khi A và đồng bọn bỏ về thì có người phát hiện và đưa B đi cấp cứu, do được cấp cứu kịp thời nên B vẫn còn sống.

– Đối với tội giết người được quy định tại Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì về hành vi khách quan đòi hỏi phải có hành vi tước đoạt sinh mạng của sinh mạng của người khác của người khác một cách trái pháp luật và hậu quả phải có người chết từ hành vi đó. Nếu người phạm tội chỉ có hành vi tước đoạt sinh mạng một cách trái pháp luật như là đầu độc vào ly nước nhưng bị phát hiện và bị bắt giữ, đâm, chém dẫn dến chết người nhưng hậu quả chưa xảy ra thì được xem là phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

– Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành:Cũng trong tình huống của A và B như trên, khi A cùng đồng bọn đâm vào tay B nhát thứ nhất, do B kêu cứu, nên có người phát giác và hô hoán những người xung quanh vào giữ tay, chân A và đồng bọn, nên A và đồng bọn không thể thực hiện được hành vi, còn B vì được đi cấp cứu nên giữ được tính mạng.

– Đối với tội hiếp dâm theo quy định điều 141 của Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì các dấu hiệu cấu thành tội phạm về mặt khách quan được miêu tả làNgười nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, Trong trường hợp này, nếu người phạm tội chỉ mới dùng một trong những hành vi như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, nhưng người phạm tội chưa giao cấu được với nạn nhân thì được xem là phạm tội chưa đạt chưa chưa hoàn thành.

Do đó, sự khác nhau về tính nguy hiểm cho xã hội nên dẫn đến sự khác nhau về đường lối xử lý, thẩm quyền giải quyết và hậu quá pháp lý, xử lý đúng người đúng tội, góp phần cho đất nước ngày càng phát triển, xã hội dân chủ văn minh, vì một đất nước phát triển không có tội phạm, cuộc sống ấm no, để tiến đến một xã hội chủ nghĩa để hội nhập với quốc tế, làm cho đất nước ngày càng ngày mạnh và phát triển hơn nữa, mọi hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Twitter
Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

  • Ngày 26/01: Có 15.954 ca mắc Covid, Hà Nội vẫn nhiều nhất
  • Các trường đại học cho sinh viên đi học lại sau Tết Nguyên đán 2022
  • Thế nào là bạo hành trẻ em? Bạo hành trẻ em đi tù bao nhiêu năm?
  • 3 loại thuế, lệ phí người dân phải nộp khi xây nhà ở
  • Thủ tục làm Căn cước công dân online

Tin cùng chuyên mục

  • Ngày 26/01: Có 15.954 ca mắc Covid, Hà Nội vẫn nhiều nhất
  • Các trường đại học cho sinh viên đi học lại sau Tết Nguyên đán 2022
  • Thế nào là bạo hành trẻ em? Bạo hành trẻ em đi tù bao nhiêu năm?
  • Infographic: Chơi bài ngày Tết coi chừng phạt nặng!
  • So sánh Bộ luật Lao động 2019 và Bộ luật Lao động 2012