So sánh phí dịch vụ các ngân hàng năm 2024

Dịch vụ tài chính ngân hàng trong nước đang ngày càng phát triển và tạo điều kiện cho người dân dễ dàng giao dịch hơn trước. Số lượng và khối lượng giao dịch trên các kênh số vì vậy mà tăng rất mạnh trong thời gian qua.

Giao dịch ngày càng nhiều, người dùng càng cần phải nắm rõ các loại phí mà mình đang chịu khi sử dụng ngân hàng để quản lý tài chính tốt hơn, dịch vụ nào ít sử dụng thì có thể yêu cầu ngân hàng hủy bỏ, hoặc ngân hàng thu phí dịch vụ quá cao thì có thể cân nhắc chuyển sang ngân hàng có mức phí ưu đãi hơn.

Những loại phí cơ bản hiện nay có thể kể đến phí duy trì tài khoản, phí SMS Banking, phí chuyển tiền, rút tiền,… Ngoài ra còn có một số loại phí khác như phí làm thẻ, phí mở tài khoản, phí đóng tài khoản, phí in sao kê,…

Mỗi ngân hàng sẽ có biểu phí dịch vụ riêng tạo nên sự phân hóa khá lớn không nhỏ thị trường. Có ngân hàng sẽ thu phí cao, nhưng cũng có ngân hàng miễn phí một số dịch vụ, hoặc thậm chí là miễn phí “tất tần tật”.

So sánh phí dịch vụ các ngân hàng năm 2024
Biểu phí SMS của các ngân hàng hiện tại (mang tính chất tham khảo, có thể được cập nhật).

Đối với thông báo biến động số dư qua SMS, đa số ngân hàng vẫn duy trì thu phí do còn phụ thuộc việc chi trả cho phía nhà mạng viễn thông. Đây cũng là dịch vụ có mức chênh lệch phí cao nhất, có nơi lên đến trên 70.000 đồng/tháng, phổ biến thì là 11.000-15.000 đồng/tháng. Một số ngân hàng có phí SMS thấp có thể kể đến Bản Việt (9.000 đồng và được miễn phí khi sử dụng gói tài khoản thương nhân và payroll)…Tuy nhiên, ngân hàng cũng khuyến khích khách hàng chuyển sang sử dụng thông báo số dư qua ngân hàng số (OTP Alert) để không phải trả phí này.

Trong khi với các dịch vụ trên ngân hàng số như mở thẻ online, chuyển tiền online, duy trì tài khoản thì có rất nhiều ngân hàng miễn phí. Chẳng hạn, đối với phí phát hành thẻ, nhiều nhà băng có thể mở tài khoản online cho khách hàng mà không thu phí, đồng thời giao thẻ về tận nhà khách hàng hoàn toàn miễn phí trong 3-7 ngày làm việc tùy theo khu vực. Có thể kể đến những ngân hàng như TPBank, VPBank, VIB, Techcombank, Bản Việt,…

Một loại dịch vụ khác tuy không phải là dịch vụ cơ bản nhưng lại đang rất được quan tâm thời gian gần đây là mở tài khoản số đẹp. Tùy vào từng ngân hàng, mức độ hiếm của dãy số mà mức phí này có sự khác biệt. Chẳng hạn tại ngân hàng Bản Việt, khách hàng được mở tài khoản số đẹp có thể miễn phí hoặc với mức chỉ 200.000 đồng cho một số trường hợp.

Dịch vụ chuyển tiền là dịch vụ phổ biến hàng đầu hiện nay và hầu như ngân hàng nào cũng đã miễn phí để duy trì sức cạnh tranh trên thị trường. Từ năm 2022, những ngân hàng lớn như Vietcombank, VietinBank, BIDV cũng dừng thu phí đối với dịch vụ này, bên cạnh Techcombank, VIB, VPBank, TPBank, Bản Việt,… đã miễn phí từ trước.

So sánh phí dịch vụ các ngân hàng năm 2024
Gói gọn tiện ích trong tay với ngân hàng số Digimi.

Không chỉ miễn phí, một số ngân hàng còn có các chương trình tặng quà, hoàn tiền cho khách hàng. Điển hình như ngân hàng số Digimi của Bản Việt đang triển khai chương trình hoàn tiền cho người dùng dịch vụ thường xuyên.

Theo đó, đối với khách hàng mở mới tài khoản trên Digimi, chỉ cần phát sinh một giao dịch bất kỳ (chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, nạp điện thoại) sẽ được nhận ngay 50.000 đồng vào tài khoản, đồng thời sẽ tiếp tục nhận 150.000 đồng khi mở thêm thẻ ghi nợ Napas trên Digimi và phát sinh giao dịch mua sắm đầu tiên trên thẻ từ 500.000 đồng (trong vòng 30 ngày kể từ ngày mở tài khoản). Ngoài ra, người dùng gửi tiết kiệm trên Digimi sẽ được nhận tiếp 100.000 đồng, và nhận đến 200.000 đồng khi thanh toán hóa đơn vào thứ Năm hàng tuần hoặc được hoàn 1% không giới hạn khi thanh toán vào các ngày khác trong tuần.

Hiện Bản Việt cũng là một trong những ngân hàng miễn phí toàn bộ dịch vụ trên ngân hàng số. Nhà băng này không thu bất kỳ khoản phí nào trên ngân hàng số Digimi. Tất cả các giao dịch, từ chuyển tiền nhanh 24/7 đến phí sử dụng dịch vụ, phí duy trì tài khoản, phí phát hành thẻ, phí thường niên thẻ,… đều là miễn phí.

Hiện nay, công nghệ hóa tối đa các dịch vụ đang là xu thế của mọi ngành, lĩnh vực trong đó có ngành ngân hàng. Mobile Banking là sản phẩm được nhiều người lựa chọn bởi tính năng đa dạng, giao dịch đơn giản và tiết kiệm thời gian. Vì thế, hầu như tất cả các ngân hàng đều xây dựng cho mình một ứng dụng Mobile Banking riêng, đồng thời khuyến khích khách hàng sử dụng thật linh hoạt và thường xuyên Mobile Banking thay vì thực hiện giao dịch tại quầy.

Phí dịch vụ Mobile Banking sẽ khác nhau tùy từng ngân hàng nhưng sẽ chủ yếu gồm phí đăng kí dịch vụ, phí duy trì, phí chuyển khoản.

Phí đăng ký dịch vụ và duy trì dịch vụ dao động từ miễn phí đến hơn 100.000 đồng/năm

Khảo sát của chúng tôi tại các ngân hàng nội cho thấy, khi sử dụng dịch vụ, khách hàng hầu như được miễn phí đăng ký và sử dụng một số dịch vụ như truy vấn số dư, lịch sử giao dịch và phải trả một số loại phí trong đó phổ biến là phí duy trì và phí chuyển khoản.

So sánh phí dịch vụ các ngân hàng năm 2024

Ở nhóm thu phí, các ngân hàng thu từ 4.400đ/tháng – 11.000đ/tháng cho tất cả các gói dịch vụ hay mức chuyển khoản nào. Cụ thể, Vietcombank, ABBank, Agribank, Sacombank (11.000đ/tháng); Vietinbank, HDBank, OceanBank (8.800đ – 9.900đ/tháng); VietABank (5.500đ/tháng).

Một số ngân hàng thì quy định phí duy trì dịch vụ Mobile banking theo một số điều kiện như theo gói dịch vụ hay hạn mức chuyển khoản thực tế bình quân ngày. Như VPBank thu phí 4.400đ/tháng với gói Mobile Banking chuẩn), 11.000đ/tháng với gói cao cấp, 16.500đ/tháng với gói linh hoạt và 33.000đ/tháng nếu là gói VIP. NCB thì thu 6.600đ/tháng với gói cơ bản và 9.900đ/tháng với gói nâng cao. Hay DongABank thu phí 4.950đ/tháng nếu hạn mức chuyển khoản thực tế tối đa: 10 triệu đồng/ngày và là công nhân, sinh viên; 9.900đ/tháng nếu hạn mức 10 triệu đồng/ngày; 50.000đ/tháng nếu hạn mức 100 triệu đồng/ ngày và 100.000đ/tháng nếu hạn mức 500 triệu đồng/ngày.

Bên cạnh các ngân hàng thu phí thì cũng có nhiều nhà băng không thu phí duy trì dịch vụ, chẳng hạn như BIDV, Techcombank, LienVietPostBank, SHB, SeABank...

Chuyển tiền: Nơi miễn phí, chỗ vẫn tận thu cả chuyển nội mạng

Đối với các giao dịch chuyển tiền trong cùng hệ thống ngân hàng, khảo sát cho thấy có nhiều ngân hàng hiện đang miễn phí hoàn toàn cho khách hàng. Có thể kể đến các ngân hàng như: VietinBank, Techcombank, VPBank, TPBank, HDBank, SHB, SeABank,..

Ngược lại, NCB, OceanBank là 2 ngân hàng thực hiện thu phí ngay cả với những giao dịch chuyển tiền cùng hệ thống với mức phí lần lượt là 1.100 đồng và 2.200 đồng/giao dịch.

So sánh phí dịch vụ các ngân hàng năm 2024

Bảng so sánh phí chuyển tiền cùng hệ thống qua Mobile Banking dựa trên số tiền chuyển

Bên cạnh đó, cũng có một số ngân hàng tính phí dựa trên số tiền chuyển của khách hàng. Chẳng hạn, khách hàng sẽ phải nộp phí 2.200 đồng với giao dịch dưới 50 triệu và 5.500 đồng với giao dịch trên 50 triệu khi chuyển tiền tại Vietcombank. Tương tự, với BIDV, mức phí sẽ là 1.100 đồng với giao dịch nhỏ hơn 30 triệu, và 0,01% với giao dịch lớn hơn 30 triệu (tối đa là 9.900/ giao dịch). Với các giao dịch chuyển tiền giữa các tài khoản của cùng một khách hàng, cả 2 ngân hàng này hiện đều đang miễn phí dịch vụ.

Với dịch vụ chuyển tiền đến người nhận bằng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, mức phí sẽ cao hơn, thường tính trên phần trăm số tiền gửi. Mức phí tối thiểu của dịch vụ này thường dao động từ 11.000-16.500 đồng/món. Tuy nhiên, mức phí tối đa có thể lên đến 1,1 triệu đồng.

Chuyển liên ngân hàng: Ít ngân hàng miễn phí

Đối với chuyển khoản liên ngân hàng, chỉ có Techcombank là đang miễn phí toàn bộ các giao dịch hay OceanBank áp dụng mức phí chung là 8.800 đồng/1 giao dịch, số còn lại có những chính sách tính phí riêng, thường dựa trên một số yếu tố như giá trị món tiền, chuyển tiền nội tỉnh hay khác tỉnh, thời gian nhận lệnh chuyển tiền,…

Hầu hết các ngân hàng hiện nay đang áp dụng mức phí từ 0,01% đến 0,04% tính trên giá trị món tiền, tối đa thường là 1,1 triệu đồng. Mức phí cao nhất được áp dụng là 0,05% đối với giao dịch qua tài khoản của hai ngân hàng là VPBank và Agribank.

Thống kê cho thấy nếu khách hàng chuyển tiền từ 10 triệu trở xuống, mức phí giữa các ngân hàng chênh lệch không nhiều, dao động trong khoảng từ 7.700 đồng đến 11.000 đồng/1 giao dịch.

Với mỗi giao dịch 50 đến 100 triệu đồng, VPBank thu phí thấp nhất với chỉ 8.800 đồng/1 giao dịch, trong khi ở Agribank lên đến 55.000 đồng cho một lần chuyển khoản 100 triệu.

Trong khi đó, với mỗi giao dịch từ 500 triệu trở lên, mức phí có sự khác biệt rõ rệt: ngoại trừ BIDV duy trì mức phí tối đa là 55.000 đồng/1 giao dịch, mức phí ở các ngân hàng còn lại đều lên đến hàng trăm nghìn đồng, cao nhất là VPBank và Agribank với 275.000 đồng cho mỗi giao dịch chuyển khoản 500 triệu.

So sánh phí dịch vụ các ngân hàng năm 2024

Bảng so sánh phí chuyển khoản liên ngân hàng qua Mobile Banking trên giá trị món tiền

Vẫn tận thu khi chuyển tiền theo tỉnh, thành phố

Hiện nay, một số ngân hàng còn kết hợp thu phí dựa trên việc chuyển tiền nội tỉnh hay khác tỉnh, thời gian nhận lệnh chuyển tiền… Khảo sát cho thấy, nếu DongABank, BacABank hay Sacombank thu phí chuyển tiền nội tỉnh khá thấp (chỉ từ 0,005% đến 0,018%) thì khi chuyển tiển khác tỉnh, mức phí của ba ngân hàng tăng mạnh lên tới 0,05%. Ngược lại, VietABank, HDBank, VIB không có quá nhiều sự chênh lệch giữa chuyển tiền nội tỉnh hay khác tỉnh, dao động ở mức 0,02%-0,03%.

Với những giao dịch liên ngân hàng số lượng lớn ở HDBank cũng cần lưu ý thực hiện lệnh chuyển tiền trước 14h vì sau khoảng thời gian đó, chênh lệch mức phí có thể lên tới 0,01%.

So sánh phí dịch vụ các ngân hàng năm 2024

Bảng so sánh phí chuyển khoản liên ngân hàng qua Mobile Banking

Có thể thấy tuỳ mục đích sử dụng dịch vụ Mobile Banking mà người dùng lựa chọn ngân hàng có mức phí phù hợp. Tuy nhiên, phí không phải là sự ưu tiên duy nhất, khách hàng cũng cần xét đến những ngân hàng có ứng dụng Mobile Banking bảo mật, nhanh và dễ sử dụng để đảm bảo các giao dịch được thực hiện hiệu quả nhất.