So sánh phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và phương thức chuyển nghĩa hoán dụ

Phương thức chuyển nghĩa là gì?

Lời giải chuẩn nhất cho câu hỏi: “Phương thức chuyển nghĩa là gì?” và phần kiến thức mở rộng thú vị về Phương thức chuyển nghĩa do Top lời giải biên soạn là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo

Trả lười câu hỏi: Phương thức chuyển nghĩa là gì?

    Phương thức chuyển nghĩa (tiếng Pháp: trope) là sự sáng tạo các hình ảnh ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật bằng chuyển đổi ý nghĩa của từ và hình ảnh để tạo ra các giá trị biểu cảm mong muốn. Phương thức chuyển nghĩa còn được gọi là phương thức tu từ ngữ nghĩa.

Kiến thức tham khảo về phương thức chuyển nghĩa

1. Các phương thức chuyển nghĩa 

1.1.  Phương thức ẩn dụ: nghĩa chuyển và nghĩa gốc có 1 điểm chung nào đó

- Định nghĩa: ẩn dụ là phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng, so sánh những mặt, những thuộc tính… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên.

 - Khái niệm ẩn dụ thương được tiếp cận từ những hướng chính: 

+ Quan điểm truyền thống: coi ẩn dụ là một biện pháp tu từ mang lại vẻ đẹp, độ sâu sắc cho câu văn, lời nói. 

+ Quan điểm của từ vựng ngữ nghĩa: coi ẩn dụ là một phương thức tạo nghĩa mới.

 + Quan điểm hiện đại: coi ẩn dụ là một hiện tượng phản ánh sự tri nhận thế giới của con người. 

- Nguyễn Thiện Giáp chia ẩn dụ thành 8 loại: 

+ Sự giống nhau về hình thức 

+  Sự giống nhau về màu sắc 

+ Sự giống nhau về chức năng

+ Sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó

+ Sự giống nhau về một đặc điểm, vẻ ngoài nào đó 

+ Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng. 

+ Chuyển tên con vật thành tên người.

+ Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác (hiện tượng nhân cách hóa). 

1.2. Phương thức chuyển nghĩa hoán dụ. 

- Định nghĩa: hoán dụ là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hiện tượng này sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy.

- Nguyễn Thiện Giáp phân hoán dụ làm 10 loại: 

+ Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận. 

_ Lấy bộ phận thay cho toàn thể. 

_ Lấy toàn thể thay cho bộ phận. 

+ Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống ở đó. 

+ Lấy cái chứa đựng thay cái được chứa đựng.

+ Lấy quần áo, trang phục nói chung thay cho con người. 

+ Lấy bộ phận con người thay cho quần áo.

+ Lấy địa điểm, nơi sản xuất thay cho sản phẩm được sản xuất ở đó. 

+ Lấy địa điểm thay sự kiện xảy ra ở đó. 

+ Lấy tên tác giả thay tác phẩm. 

+ Lấy tên chất liệu thay tên sản phẩm 

+ Lấy âm thanh thay tên đối tượng.

2. Bài tập

Baì 1: Xác định nghĩa gốc nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ : vai, miệng , chân , tay , đầu trong đoạn thơ sau

Áo anh rách (vai )

Quần tôi có vài mảnh vá

(Miệng) cười buốt giá

(Chân) không giày

Thương nhau( tay) nắm lấy bàn( tay)!

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

(Đầu )súng trăng treo.

Trả lời:

- Nghĩa gốc: Miệng, chân , tay 

- Nghĩa chuyển: vai, đầu

- Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ: Đầu

- Nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ: Vai 

Bài 2: Cho các câu sau:

1. Thu đã về trên những góc phố Hà Nội.

2. Biển giàu có với bao nhiêu là thu, nhụ, đé,...

3. Chúng em thu giấy loại làm kế hoạch nhỏ.

4. Hội nghị đã thu được những kết quả tốt đẹp.

5. Bằng sự nỗ lực của bản thân, Lan đã thu hẹp khoảng cách với bạn đứng đầu lớp.

6. Ông bà tôi thu hoạch được rất nhiều bưởi.

7. Hoa ngồi thu mình trong góc.

Hãy giải thích nghĩa của từ “thu” trong từng trường hợp?

Gợi ý:

1. Thu – mùa thu (danh từ).

2. Thu – cá thu (danh từ).

3. Thu – hành động thu gom (động từ).

4. Thu – đạt được, có được kết quả nào đó sau một quá trình hoạt động (động từ).

5. Thu – thu hẹp khoảng cách (tính từ).

6. Thu – thu hoạch (động từ).

7. Thu - làm cho thân mình hoặc một bộ phận nào đó của cơ thể gọn lại, choán ít chỗ hơn và thường khó nhận thấy hơn (động từ).

Bài 3: Cho các nghĩa sau của từ “hạt giống”:

Nghĩa 1. Hạt dùng để gây giống.

Nghĩa 2. Những người còn trẻ đang có rất nhiều triển vọng hoặc đang được đào tạo, bồi dưỡng cho tương lai.

Hãy cho biết nghĩa nào của từ “hạt giống” được dùng trong các câu sau:

- Hạt giống em ươm trồng hôm nay đã bật nhú.

- Hết mùa cây ra quả, em xin ông một hạt giống về trồng trong vườn nhà.

- Cậu ấy được coi là hạt giống số 1 của mùa giải này đấy!

- Hạt giống này rất khỏe, nó đã nảy mầm mà không cần chăm bón.

- Họ đang chọn hạt giống cho đội tuyển quốc gia.

Gợi ý:

- Hạt giống em ươm trồng hôm nay đã bật nhú. (nghĩa 1)

- Hết mùa cây ra quả, em xin ông một hạt giống về trồng trong vườn nhà. (nghĩa 1)

- Cậu ấy được coi là hạt giống số 1 của mùa giải này đấy! (nghĩa 2)

- Hạt giống này rất khỏe, nó đã nảy mầm mà không cần chăm bón. (nghĩa 1)

- Họ đang chọn hạt giống cho đội tuyển quốc gia. (nghĩa 2)

Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều bạn phải không? Vì vậy, GiaiNgo sẽ tổng hợp những thông tin về sự khác nhau giữa hai biện pháp này cho các bạn nắm rõ nhé!

Trong văn học hay trong cuộc sống, ẩn dụ và hoán dụ là hai biện pháp tu từ được sử dụng rất nhiều. Bài viết hôm nay GiaiNgo sẽ giúp bạn nắm được sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Từ đó bạn có thể dung nạp thêm kiến thức bổ ích. Hãy chú ý theo dõi bài viết nhé!

Ẩn dụ là gì?

Ẩn dụ là một biện pháp tu từ. Ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau. Biện pháp ẩn dụ có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

Ẩn dụ được thể hiện qua bốn hình thức sau:

Ẩn dụ hình thức

  • Khái niệm: Ẩn dụ hình thức là việc người nói, người viết giấu đi một phần ý nghĩa.
  • Ví dụ: “Vân xem trang trọng khác vời. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” → “Khuôn trăng” là một hình ảnh đã được ẩn dụ. Nó mang ý nghĩa là khuôn mặt đầy đặn, xinh đẹp như vầng trăng của Thúy Vân. Câu này mang hàm ý chỉ vẻ đẹp tươi trẻ của Thúy Vân.

Ẩn dụ cách thức

  • Khái niệm: Ẩn dụ cách thức là phương thức đặt ra vấn đề theo nhiều cách. Ẩn dụ này hỗ trợ người nói diễn đạt hàm ý vào câu.
  • Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” → “kẻ trồng cây” là hình ảnh ẩn dụ, ám chỉ người lao động, tạo ra giá trị lao động.

Ẩn dụ phẩm chất

  • Khái niệm: Ẩn dụ phẩm chất là cách dùng các đặc tính và phẩm chất tương đồng của một sự vật và hiện tượng này đi cùng một sự vật hiện tượng khác.
  • Ví dụ: “Thuyền về có nhớ bến chăng, bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” → Với câu thơ này, ta có thể hiểu con thuyền là chỉ người đàn ông, luôn di chuyển nhiều nơi. Hình ảnh bến là hình ảnh ẩn dụ chỉ người con gái luôn cố định ở một nơi.

Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

  • Khái niệm: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là hình thức miêu tả tính chất, đặc điểm của sự vật được nhận biết bằng giác quan này nhưng lại được miêu tả bằng từ ngữ sử dụng cho giác quan khác.
  • Ví dụ: “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa, tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” → Tiếng rơi rất mỏng là nói đến sự rơi của chiếc lá.

Hoán dụ là gì?

Hoán dụ là cách gọi tên hiện tượng, sự vật, khái niệm này bằng tên hiện tượng, sự vật, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó. Biện pháp tu từ hoán dụ có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến.

Ví dụ: Nam là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng.

Hoán dụ có 4 kiểu phổ biến sau:

Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

  • Khái niệm: Đây là kiểu hoán dụ sử dụng các từ ngữ đơn lẻ, cái riêng để liên tưởng đến cái chung, cái trừu tượng.
  • Ví dụ: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” → Cái cụ thể là “một cây” và “ba cây”; cái trừu tượng là chỉ số lượng ít nhiều ⇒ Chỉ sự đoàn kết.

Lấy một bộ phận để gọi toàn thể

  • Khái niệm: Đây là cách hoán dụ nói về một bộ phận trên cơ thể người, động vật để liên tưởng đến một hành động nào đó.
  • Ví dụ: Anh ấy là tay bóng bàn cự phách của trường → “Tay” là bộ phận của cơ thể; đây là cách nói hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể – người chơi bóng bàn giỏi của trường.

Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng

  • Khái niệm: Đây là cách hoán dụ sử dụng những vật chứa đựng lớn như thành phố, nông thôn để chỉ vật bị chứa đựng như người nông dân, công nhân.
  • Ví dụ: Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách → Làng xóm là vật chứa đựng, người nông dân là vật bị chứa đựng.

Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật

  • Khái niệm: Đây là phép hoán dụ sử dụng những dấu hiệu đặc trưng của sự vật để nói đến sự vật đó.
  • Ví dụ: Cô gái có mái tóc màu hạt dẻ đang đứng một mình dưới mưa → “mái tóc màu hạt dẻ” là dấu hiệu để nhận biết một người.

Với những kiến thức trên bạn đã biết ẩn dụ, hoán dụ là gì rồi đúng không? Như vậy chúng ta sẽ bước vào phân biệt sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ ở nội dung tiếp theo nhé!

Sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Với việc phân chia các hình thức ẩn dụ và hoán dụ ở phần trên có thể thấy rằng bản chất của ẩn dụ và hoán dụ là khác nhau. Vì cơ sở liên tưởng của 2 biện pháp tu từ này hoàn toàn khác nhau.

Như vậy sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ được thể hiện cụ thể sự sau:

  • Ẩn dụ dựa trên sự liên tưởng tương đồng. Cụ thể là tương đồng về hình thức, cách thức thực hiện, phẩm chất. Tức là giữa A và B có điểm giống nhau nên người ta dùng B để thay cho B. Trong đó, A và B là hai sự vật thuộc hai phạm trù hoàn toàn khác nhau.
  • Hoán dụ là sự liên tưởng tương cận giữa các sự vật, hiện tượng. Cụ thể là quan hệ tương đương giữa cái bộ phận và cái toàn thể; vật chứa đựng và vật bị chứa đựng; dấu hiệu của sự vật và sự vật; cái cụ thể và cái trừu tượng. Nghĩa là nói đến A người ta sẽ liên tưởng đến B.

Sự giống nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ

Bên cạnh sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ thì hai biện pháp tu từ này cũng có sự giống nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Ẩn dụ và hoán dụ đều là những biện pháp tu từ giúp sự diễn đạt của câu văn thêm sinh động, tăng khả năng gợi hình gợi cảm. Đồng thời nó cũng được tạo ra bằng việc thay đổi tên gọi của sự vật này bằng tên gọi của sự vật khác.

Cả hai biện pháp tu từ trên đều cùng được xây dựng dựa trên cơ sở liên tưởng về mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng.

Mẹo phân biệt phép ẩn dụ và hoán dụ trong câu

Sau đây GiaiNgo chia sẻ với bạn những mẹo hay giúp phân biệt sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ trong câu một cách dễ dàng nhé!

Khi xử lí dạng bài tập về biện pháp tu từ ẩn dụ và hoán dụ, bạn cần làm theo hai bước sau:

  • Bước 1: Từ yếu tố đã cho trong văn bản, bạn cần tìm ra yếu tố bị ẩn đi hay tên gọi ban đầu của nó dựa vào văn cảnh và ngữ cảnh.
  • Bước 2: Xét mối quan hệ giữa hai yếu tố để khẳng định đó là ẩn dụ hay hoán dụ (Bản chất của ẩn dụ là phép so sánh ngầm).

Bài tập về ẩn dụ và hoán dụ

Để giúp các bạn củng cố kiến thức về sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ, hãy cùng GiaiNgo làm một số bài tập vận dùng sau đây nhé!

Bài 1 Xác định và phân tích biện pháp tu từ trong câu ca dao sau:

“Em tưởng giếng sâu

Em nối sợi gầu dài

Ai ngờ giếng cạn

Em tiếc hoài sợi dây”.

Hướng dẫn giải:

  • Giếng sâu: Tình cảm chân thật, sâu sắc
  • Gàu dài: Vun đắp tình cảm
  • Giếng cạn: Tình cảm hời hợt
  • Sợi dây: Tiếc công vun đắp tình cảm

→ Đoạn thơ dùng biện pháp ẩn dụ với hàm ý than thở, oán trách người yêu.

Bài 2 Tìm và phân tích ẩn dụ và hoán dụ trong các ví dụ sau:

a. “Tay ta tay búa tay cày

Tay gươm, tay bút dựng xây nước mình”.

b.”Về thăm quê Bác làng Sen

Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”.

Hướng dẫn giải:

a. Tay búa, tay cày, tay gươm, tay bút là những từ đã bị thay đổi tên gọi.

  • Tay búa là người cầm búa.
  • Tay cày là người cầm cày.
  • Tay gươm là người cầm gươm.
  • Tay bút sẽ là người cầm bút.

→ Tất cả những hình ảnh này đều chỉ những người lao động làm việc bằng chính sức lực của mình.

⇒ Biện pháp hoán dụ.

b. Câu thơ có sử dụng phép ẩn dụ.

  • “Thắp” là dùng để chỉ hoa râm bụt đang nở.
  • “Lửa hồng” tương đồng với màu đỏ của bông hoa râm bụt.

Câu 3 Hình thức hoán dụ nào đã được sử dụng trong câu thơ sau:

“Một trái tim lớn lao đã từ giã cuộc đời

Một khối óc lớn đã ngừng sống”.

(Xuân Diệu – Viết về Na dim Hít mét)

Hướng dẫn giải:

  • Câu thơ dùng phương thức hoán dụ lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
  • Một trái tim, một khối óc mang ý nghĩa chỉ con người.

Với các bài tập trên, GiaiNgo đã phần nào giúp các bạn biết được các biện pháp ẩn dụ, hoán dụ rồi phải không? Hãy luyện tập thật nhiều để kiến thức càng vững hơn nhé!

Câu hỏi thường gặp về ẩn dụ và hoán dụ

Tìm hiểu về sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ, GiaiNgo bắt gặp một số câu hỏi liên quan như sau:

Tác dụng của ẩn dụ và hoán dụ là gì?

Mỗi biện pháp tu từ đều mang đến những tác dụng khác nhau thể hiện ý đồ của người muốn truyền đạt. Tuy ẩn dụ và hoán dụ đều có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp cho sự diễn đạt có tính hiệu quả cao.

Nhưng hoán dụ được sử dụng để biểu thị mối quan hệ gần gũi; có tính chất tương đồng của sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Nhằm giúp người đọc dễ dàng liên tưởng kề cận của hai đối tượng mà không phải suy nghĩ quá nhiều hay phức tạp.

Biện pháp hoán dụ được dùng trong nhiều trong văn học. Nó thể hiện được nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau. Hoán dụ vừa thể hiện tính cá thể hoá vừa cụ thể nên ý nghĩa sâu sắc, nhiều hàm ý hơn.

Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ là gì?

Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ là sự sáng tạo các hình ảnh ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật bằng chuyển đổi ý nghĩa của từ và hình ảnh. Mục đích của việc sử phương thức chuyển nghĩa là tạo ra các giá trị biểu cảm mong muốn.

Phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ được dùng nhiều trong sáng tác văn học. Hai phương thức chuyển nghĩa này góp phần làm nên các giá trị biểu cảm phong phú và đa dạng.

Nhờ có phương thức chuyển nghĩa mà người đọc, người nghe có được cảm xúc thẩm mỹ. Qua đó, độc giả nhận ra ý nghĩa sâu sắc của hình tượng nghệ thuật.

Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về ẩn dụ, hoán dụ cũng như sự khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Để từ đó các bạn có thể học tốt môn ngữ văn hơn. Chúc các bạn thành công và đừng quên theo dõi GiaiNgo nhé!

Video liên quan

Chủ đề