So sánh tác dụng tính năng giữa súng tiểu liên ak47 và súng trung liên RPD

Quân sự chung: so sánh tính năng chiến đâu và tác dụng của AK với RDP và SKS. So sánh thuốc nổ tolip và Fuyminat thủyngân


Câu 1: so sánh tác dụng tính năng chiến đấu của AK với SKS và RPD

Súng trường SKS (loại CKC) chưa lắp đạn

So sánh tác dụng tính năng giữa súng tiểu liên ak47 và súng trung liên RPD

Súng tiểu liên AK

So sánh tác dụng tính năng giữa súng tiểu liên ak47 và súng trung liên RPD

Súng trung liên RPD

So sánh tác dụng tính năng giữa súng tiểu liên ak47 và súng trung liên RPD

Về tác dụng:

Giống nhau:

Cả 3 loại súng đều dùng để tiêu diệt sinh lực địch, có thể trang bị cho từng người sử dụng.

Súng AK và SKS đều có thể lắp lê để đánh gần.

Khác nhau:

Súng AK khác súng RPD ở mục tiêu tấn công, do có hỏa lực mạnh nên súng RPD còn có thẻ tiêu diệt sinh lực địch tập trung, phương tiện kỹ thuật, những mục tiêu lẻ quan trọng, những hỏa điểm của địch chi viện cho bộ binh xung phong.

Về tính năng chiến đấu:

Súng AK và súng RPD:

Giống nhau:
– dùng chung loại đạn (1943 và 1956)

– tầm bắn sát thương bằng nhau (1500m)

– phạm vi bắn máy bay quân dù bằng nhau (500m)

– cỡ nòng súng bằng nhau (7,62mm)

Khác nhau:

– súng AK bắn kiên thanh và phát một, súng RPD chỉ bắn liên thanh

– Súng Ak dùng hộp tiếp đạn để tiếp đạn, súng RPD dùng dây băng tiếp đạn.

– tốc độ bắn chiến đấu nhỏ hơn (100<150viên/phút khi bắn liên thanh)

– sơ tốc đầu đạn nhỏ hơn (710<735m/s)

– trọng lượng súng không đạn nhỏ hơn (3,8<6,6 kg)

– chiều dài súng khi gập lê nhỏ hơn (870<1037mm), khi giương lê lớn hơn (1070>1037mm)

– chiều dài nòng súng nhỏ hơn (410<520mm)

– tầm bắn thẳng nhỏ hơn (350<365m (với mục tiêu cao 0,5m), 525<540m (với mục tiêu cao1,5 m))

– tầm bắn hiệu quả nhỏ hơn (400<800m)

Súng AK và súng SKS

Giống nhau:

– dùng chung loại đạn (1943 và 1956)

– tầm bắn sát thương bằng nhau (1500m)

– phạm vi bắn máy bay quân dù bằng nhau (500m)

– cỡ nòng súng bằng nhau (7,62mm)

– tầm bắn thẳng giống nhau.

– tiếp đạn bằng hôp tiếp đạn

– cùng tầm bắn ghi trên thân thước ngắm.

– tầm bắn hiệu quả bằng nhau (400m)

Khác nhau:

– súng AK bắn kiên thanh và phát một, súng SKS chỉ bắn phat một

– tốc độ bắn chiến đấu tương đương (40 và 35-40viên/phút khi bắn phát một)

– sơ tốc đầu đạn nhỏ hơn (710<735m/s)

– trọng lượng súng không đạn tương đương (3,8 và 3,75 kg), khi có đạn lớn hơn (4,3>3,9kg)

Ý nghĩa của việc nghiên cứu tác dụng tính năng của súng tiểu liên AK:

Súng AK là loại súng thông dụng, nó có ý nghĩa trong cả chiến đấu và thời bình. Do đó nghiên cứu về loại súng này giúp cho bản thân mỗi người có thể nhanh chóng, linh hoạt đối phó với các tình huống có thể xảy ra có liên quan đến súng AK, tránh những thương tổn không cần thiết trong cuôc sống. Nhất là trong thời điểm hiện tại của Tổ quốc nền hòa bình lập lại đã lâu nhưng vẫn không ngừng tồn tại các yếu tố hòng uy hiếp de dọa đến đất nước, HS SV nên có trang bị kiến thức về các loại vũ khí để tăng khả năng cảnh giác phát hiện âm mưu kẻ thù cũng như có thể nhanh chóng sử dụng hay bảo quản được các loại vũ khí nói chung, súng AK nói riêng, trong trường hợp cần thiết bảo vệ Tổ quốc.

Câu 2: ĐẶc tính thuốc nổ, so sánh tính năng của tolip và Fuyminat thủy ngân

Đặc tính của thuốc nổ:

  1. Tốc đọ truyền nổ nhanh, từ 2000m/s – 8000 m/s
  2. Nhiệt độ tỏa ra cao, từ 1500oC –4500 oC
  3. khối hơi tạo ra lớn, từ 300dm3/kg – 100dm3/kg

So sánh tính năng nổ của thuốc nổ Fuyminat thủy ngân với thuốc nổ Toolip:

*Giống nhau:

*Khác nhau:

Tính năngFuyminat thủy ngânTôlip
Cảm ứng nổNhạy cảm với chấn độngRất dễ nổ khi bị va đập, cọ xátKhông nhạy cảm với chấn độngKhông nổ khi bị va đập cọ xát

Không nổ khi bị đạn súng trường bắn xuyên qua

Gấy nổ bằng kíp số 6 trở lên đối với dạng bột, ép; bằng mồi TNT ép hoặc thuốc nổ mạnh đối với dạng đúc

Cảm ứng tiếp xúcTiếp xúc với độ ẩmDễ hút ẩm

Giảm sức nổ hoặc không nổ khi bị ẩm

Tiếp xúc với các chất khác

Axit: tạo phản ứng nổ với axit đặc, chất không an toàn với axit hơi

Kim loại: Phản ứng tỏa nhiệt làm nát nhôm

Tiếp xúc với với độ ẩmKhông hút ẩm

Không giảm sức nổ ngay cả khi bị ướt (trừ TNT bột)

Tiếp xúc với các chất khác

Kim loại: không tác dụng

Cảm ứng nhiệtDễ bắt lửa, khi bắt lửa nổ ngay, tự nổ ở nhiệt độ 160 170 độ CKhó bắt lửa, khi đốt đên 350 độ C thì nổ, tự nổ nếu nhiệt đọ tăng đột ngột lên 300 đô C
Tốc độ nổ5040m/s4700-7000m/s
Tỷ trọng3,3-4g/cm31,56-1,62mg/cm3

Ý nghĩa của việc nghiên cứu thuốc nổ Fuyminat thủy ngân:

Fuyminat thủy ngân là loại thuốc nổ thông dụng dùng cho vũ khí. Bên cạnh đó nó còn có độ nhạy cảm cao với các yếu tố môi trường (ẩm, nhiệt,…). Nghiên cứu về loại thuốc nổ này giúp chúng ta chủ động hơn trong việc tiếp xúc hay đối phó (nếu có) với nó, tránh những sai lầm không đáng có gây tổn hại về người và của cho xã hội.

Bên cạnh đó do tính phổ dụng của mình Fuyminat thủy ngân còn được các đối tượng có mục đích xấu chọn làm phương tiện sử dụng, do đó hiểu biết khi nghiên cứu loại thuốc nổ này sẽ giúp mỗi người tăng tính cảnh giác, nhạy cảm phát hiện hay đối phó với những âm mưu bất hảo có thể sẽ gặp, góp phần bảo vệ Tổ quốc trước mọi mối đe dọa, nguy hại.

Fuyminat thủy ngân

Share this:

  • Twitter
  • Facebook

Thích bài này:

Thích Đang tải...

Có liên quan

This entry was posted on Tháng Tư 21, 2012 lúc 10:06 chiều and is filed under Uncategorized. Thẻ: ò__ó. You can follow any responses to this entry through the RSS 2.0 feed. You can leave a response, hoặc trackback from your own site.