So sánh tài sản thực và tài sản tài chính

Tài sản tài chính là một tài sản phi vật chất có giá trị bắt nguồn từ việc đòi bồi thường có khế ước, chẳng hạn như tiền gửi ngân hàng, trái phiếu và cổ phiếu. Tài sản tài chính thường có tính thanh khoản cao hơn các tài sản hữu hình khác, chẳng hạn như hàng hóa hoặc bất động sản, và có thể được giao dịch trên thị trường tài chính.[1][2][3][4]

Tài sản tài chính đối lập với tài sản phi tài chính, quyền tài sản bao gồm cả tài sản hữu hình (đôi khi còn được gọi là tài sản thực) như đất đai, bất động sản hoặc hàng hóa và tài sản vô hình như tài sản trí tuệ, như bản quyền, bằng sáng chế, nhãn hiệu, v.v.

Theo Các chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS), một tài sản tài chính có thể là:

  • Tiền mặt hoặc tương đương tiền mặt,
  • Công cụ vốn chủ sở hữu của một đơn vị khác,
  • Quyền theo hợp đồng nhận tiền mặt hoặc tài sản tài chính khác từ đơn vị khác hoặc trao đổi tài sản tài chính hoặc các khoản nợ tài chính với đơn vị khác theo các điều kiện có lợi cho đơn vị,
  • Một hợp đồng sẽ hoặc có thể được thanh toán bằng các công cụ vốn tự có của đơn vị và là một hợp đồng phi phái sinh mà đơn vị có hoặc có thể có nghĩa vụ nhận một số lượng thay đổi các công cụ vốn chủ sở hữu của đơn vị, hoặc một công cụ phái sinh sẽ hoặc có thể được giải quyết ngoài việc trao đổi một lượng tiền mặt cố định hoặc một tài sản tài chính khác lấy một số lượng cố định các công cụ vốn tự có của đơn vị.[5]

Theo IFRS, tài sản tài chính được phân loại thành bốn loại lớn xác định cách thức đo lường và báo cáo chúng:

  • Các tài sản tài chính "được giữ để kinh doanh" - tức là được mua hoặc phát sinh chủ yếu cho mục đích bán, hoặc là một phần của danh mục đầu tư có bằng chứng về việc thu lợi ngắn hạn, hoặc là các tài sản phái sinh - được đo lường theo giá trị hợp lý thông qua lợi nhuận hoặc thua.
  • Các tài sản tài chính có các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được và thời gian đáo hạn cố định mà công ty phải sẵn sàng và có thể nắm giữ cho đến khi đáo hạn được phân loại là các khoản đầu tư "giữ đến ngày đáo hạn". Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn được xác định theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ theo chỉ định hoặc được xác định là tài sản tài chính sẵn sàng để bán theo chỉ định.
  • Các tài sản tài chính có các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định được mà không được niêm yết trên thị trường đang hoạt động được coi là "các khoản cho vay và phải thu". Các khoản cho vay và phải thu cũng được xác định theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ theo chỉ định hoặc được xác định là tài sản tài chính sẵn sàng để bán theo chỉ định.
  • Tất cả các tài sản tài chính khác được phân loại là tài sản tài chính "sẵn sàng để bán" và được đo lường theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ theo chỉ định.[6]

Đối với các tài sản tài chính được đo lường theo giá trị hợp lý thông qua lãi hoặc lỗ theo chỉ định , việc chỉ định chỉ có thể thực hiện ở mức giá tài sản được ghi nhận ban đầu. Hơn nữa, không thể chỉ định đối với các công cụ vốn không được giao dịch trên thị trường đang hoạt động và không thể xác định được giá trị hợp lý của nó. Các yêu cầu khác (thay thế) cho việc chỉ định là ví dụ: ít nhất là sự giảm thiểu rõ ràng về sự "không phù hợp" với các tài sản hoặc nợ phải trả tài chính khác,[7] định giá nội bộ và báo cáo và chỉ đạo theo giá trị hợp lý,[8] hoặc hợp đồng kết hợp với một công cụ phái sinh gắn kèm (embedded derivative) không quan trọng và có thể được tách riêng.[9] Đối với các tài sản tài chính sẵn sàng để bán theo chỉ định , việc chỉ định chỉ có thể thực hiện với số tiền mà tài sản đó đã được ghi nhận ban đầu. Tuy nhiên, không có hạn chế hoặc yêu cầu nào khác.

  1. ^ root (ngày 20 tháng 11 năm 2003). “Financial Asset”. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ “What are Financial Assets?”. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ “What is Financial Asset? definition and meaning”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2016.
  4. ^ “Financial assets”. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2016.
  5. ^ Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS) 32.11
  6. ^ Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS) 32.9
  7. ^ International Accounting Standard (IAS) 32.9b i
  8. ^ International Accounting Standard (IAS) 32.9b ii
  9. ^ International Accounting Standard (IAS) 32.11a

  • Nguyễn Thị Lương và Đoàn Thị Cẩm Vân, "Thị trường tài chính và các định chế trung gian", trong Giáo trình Tài chính - Tiền tệ, Đại học Cần Thơ.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tài_sản_tài_chính&oldid=65463680”

Tài sản thực (tiếng Anh: Real asset) là tài sản vật chất có giá trị nội tại nhờ tính chất và đặc điểm của chúng. Tài sản thực bao gồm kim loại quí, hàng hóa, bất động sản, đất đai, thiết bị và tài nguyên thiên nhiên.

So sánh tài sản thực và tài sản tài chính

Ảnh minh họa. Nguồn: Investopedia.

Khái niệm

Tài sản thực trong tiếng Anh là Real asset.

Tài sản thực là tài sản vật chất có giá trị nội tại nhờ tính chất và đặc điểm của chúng. Tài sản thực bao gồm kim loại quí, hàng hóa, bất động sản, đất đai, thiết bị và tài nguyên thiên nhiên. Chúng thích hợp để đưa vào hầu hết các danh mục đầu tư đa dạng vì mối tương quan tương đối thấp với các tài sản tài chính, chẳng hạn như cổ phiếu và trái phiếu.

Đặc điểm của tài sản thực

Tài sản được phân loại là tài sản thực, tài sản tài chính hoặc tài sản vô hình. Tất cả các tài sản đều có thể được coi là có giá trị kinh tế cho một công ty hoặc một cá nhân. Nếu nó có một giá trị có thể đổi thành tiền mặt, thì nó được coi là một tài sản.

Tài sản vô hình là tài sản có giá trị không có hình dạng. Các tài sản này bao gồm bằng sáng chế, bản quyền, nhận diện thương hiệu, nhãn hiệu và sở hữu trí tuệ. Đối với một doanh nghiệp, có lẽ tài sản vô hình quan trọng nhất là một nhận diện thương hiệu tích cực.

Tài sản tài chính là một tài sản lưu động có giá trị từ quyền hợp đồng hoặc quyền sở hữu. Cổ phiếu, trái phiếu, quĩ tương hỗ, tiền gửi ngân hàng, tài khoản đầu tư và tiền mặt là tất cả các ví dụ về tài sản tài chính. Chúng có thể có hình thức vật lí, như hóa đơn đô la hoặc chứng chỉ trái phiếu, hoặc là phi vật lí như tài khoản thị trường tiền tệ hoặc quĩ tương hỗ.

Ngược lại, một tài sản thực có hình thức hữu hình và giá trị của nó xuất phát từ đặc điểm vật lí của nó. Nó có thể là một chất tự nhiên, như vàng hoặc dầu, hoặc do con người tạo ra, như máy móc hoặc tòa nhà.

Ưu và nhược điểm của tài sản thực

Tài sản thực có xu hướng ổn định hơn tài sản tài chính. Lạm phát, thay đổi giá trị tiền tệ và các yếu tố kinh tế vĩ mô khác ảnh hưởng đến tài sản thực ít hơn tài sản tài chính. Tài sản thực là những khoản đầu tư đặc biệt phù hợp trong thời kì lạm phát vì chúng có xu hướng vượt trội hơn tài sản tài chính trong những giai đoạn như vậy.

Trong một báo cáo năm 2017, công ty quản lí tài sản Brookfield đã trích dẫn giá trị toàn cầu của tài sản thực với tổng trị giá lên đến 5,6 nghìn tỉ USD. Trong tổng số này, 57% bao gồm tài nguyên thiên nhiên, 23% là bất động sản và 20% là cơ sở hạ tầng. 

Trong báo cáo năm 2017 của công ty về tài sản thực như một cơ chế đa dạng hóa, Brookfield lưu ý rằng tài sản thực tồn tại lâu có xu hướng tăng giá trị khi chi phí thay thế và hiệu quả hoạt động tăng theo thời gian. 

Hơn nữa, dòng tiền từ các tài sản thực như bất động sản, dịch vụ năng lượng và các dự án cơ sở hạ tầng có thể cung cấp dòng thu nhập ổn định và có thể dự đoán được cho các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, tài sản thực có thanh khoản thấp hơn tài sản tài chính, vì chúng mất nhiều thời gian hơn để bán và nhìn chung có phí giao dịch cao hơn. Ngoài ra, tài sản thực có chi phí vận chuyển và lưu trữ cao hơn tài sản tài chính. Ví dụ, vàng thỏi vật lí thường phải được lưu trữ trong các cơ sở của bên thứ ba, tính phí cho thuê hàng tháng và bảo hiểm.

(Theo Investopedia)

Hoàng Vy