So sánh Tổng hợp các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là?"kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Lịch sử 12 hay và hữu ích do Toplời giải tổng hợp và biên soạn dành cho các bạn học sinh ôn luyện tốt hơn.

Trắc nghiệm: Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là?

A. Một hình thức mới của chủ nghĩa thực dân cũ, dựa trên nền tảng lực lượng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, bằng phương tiện chiến tranh Mĩ.

B. Một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới, được tiến hành bằng quân đôi viễn chinh Mĩ và quân các nước đồng minh của Mĩ.

C. Một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân cũ, được tiến hành bằng quân đội lính đánh thuê, dưới sự chỉ huy của cổ vấn Mĩ, phương tiện chiến tranh Mĩ.

D. Một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, bằng phương tiện chiến tranh Mĩ.

Trả lời:

Đáp án đúng:D. Một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, bằng phương tiện chiến tranh Mĩ.

Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" của Mĩ ở miền Nam Việt Nam là một hình thức chiến tranh của chủ nghĩa thực dân mới, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, bằng phương tiện chiến tranh Mĩ.

Kiến thức tham khảo về Chiến tranh đặc biệt của Mỹ tại Việt Nam

1. Chiến tranh đặc biệt là gì?

Chiến tranh đặc biệt là một chiến lược chiến tranh của Mỹ tại miền Nam Việt Nam. Đây là hình thức xâm lược được tiến hành bằng quân đội tay sai dưới sự chỉ huy của Mỹ. Chiến lược thực dân mới của Mỹ được tiến hành dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn Mỹ. Tất cả các trang bị, vũ khí và phương tiện chiến tranh đều do Mỹ cung cấp. Nội dung chiến tranh đặc biệt chính là nhằm để chống lại lực lượng cách mạng cũng như nhân dân Việt Nam.

2. Âm mưu của Mĩ

- Làhình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằngquân đội Sài gòn,dưới sự chỉ huy của hệ thống“cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.

- Âm mưu cơ bản:“Dùng người Việt đánh người Việt”.

3. Thủ đoạn của Chiến tranh đặc biệt

Chiến tranh đặc biệt đã tăng viện trợ quân sự cho Ngô Đình Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ cũng như lực lượng quân đội Sài Gòn.

+ Lực lượng: Quân đội Sài Gòn đã tăng nhanh từ 170.000 lên 560.000 quân.

+ Bên cạnh đó, cũng thành lập bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam.

+ Cuộc chiến này tăng cường phương tiện chiến tranh hiện đại“trực thăng vận”, “thiết xa vận”.

+ Chiến tranh đặc biệt đã tiến hành dồn dân lập“Ấp chiến lược”. “Ấp chiến lược”được coi như “xương sống” của“chiến tranh đặc biệt”.

+ Ngoài ra, cuộc chiến này cũng tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

4. Kết quả của Chiến tranh đặc biệt

- Trên mặt trận chống phá "bình định" với khẩu hiệu "một tấc không đi, môt li không rời" và cuộc đấu tranh chống phá "ấp chiến lược" diễn ra rất gay go quyết liệt, đến cuối năm 1962, Cách mạng kiểm soát trên nửa tổng số ấp.

- Trên mặt trận quân sự, quân dân miền Nam đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn ở Tây Ninh, chiến khu D...Đặc biệt ngày 2/1/1963, quân dân miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc, khẳng định khả năng đánh bại hoàn toàn chiến lược "chiến tranh đặc biệt của Mĩ.

- Trên mặt trận chính trị, phong trào đấu tranh chính trị ở các đô thị, như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng có bước phát triển, nổi bật là cuộc đấu tranh của “Đội quân tóc dài" và học sinh, sinh viên

- Đông - Xuân 1964 -1965, ta chiến thắng ở Bình Giã (Bà Rịa), tiếp đó, giành thắng lợi ở Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.

5. So sánh Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ

Chiến tranh đặc biệt

Chiến tranh cục bộ

Giống nhau

+ Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Đều chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

+ Đều có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mỹ.

Khác nhau

Lực lượng

Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ. Quân Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội Sài Gòn.

Phạm vi thực hiện

Miền Nam.

Toàn Việt Nam

Âm mưu

Âm mưu cơ bản của chiến lược chiến tranh đặc biệt là“dùng người Việt đánh người Việt” Nhằm nhanh chóng tạo ưu thế về quân sự, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lùi lực lượng cách mạng tiến tới tiêu diệt.

Thủ đoạn

Mỹ đề ra kế hoạch Staley – Taylor, bình định miền Nam trong 18 tháng. Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn; Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. “Ấp chiến lược” được Mĩ và Ngụy coi như “xương sống” của “chiến tranh đặc biệt”, Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam (MACV); Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam Ồ ạt đổ quân viễn chinh Mỹ, quân thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào Việt Nam; Tiến hành 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt cộng”; Kết hợp với chiến tranh phá hoại miền Bắc nhằm phá hoại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiêu hủy tiềm lực kinh tế – quốc phòng miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc, từ Bắc vào Nam, làm lung lay quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.

Bài Làm:

Giống nhau:

  • Là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mĩ những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
  • Cùng chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. 
  • Có sự tham gia và chi phối của tiền của, vũ khí và cố vấn quân sự Mĩ. 
  • Cả hai đều bị thất bại.

Khác nhau:

Tiêu chí so sánh

Chiến tranh đặc biệt

Chiến tranh cục bộ

Quy mô chiến tranh

Ở miền Nam

Mở rộng hai miền Nam – Bắc

Mục tiêu

Chống phá cách mạng và bình định miền Nam

Vừa bình định miền Nam vừa phá hoại miền Bắc.

Thủ đoạn

“Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”

chiến lược hai gọng kìm tìm diệt và bình định.

Lực lượng tham chiến

Quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của cố vấn Mĩ, dùng người Việt đánh người Việt.

Mĩ, chư hầu, Ngụy.

Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất.

Tính chất ác liệt

Ác liệt

Rất ác liệt

Là hình thức chiến tranh xâm lược cao nhất, là chiến dịch duy nhất mà Mĩ trực tiếp huy động quân viễn chinh sang tham chiến ở chiến trường miền Nam, tăng cường bắn phá miền Bắc.

Những thắng lợi tiêu biểu của quân dân miền Nam trong những năm 1965 - 1967 góp phần làm phá sản chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mĩ:

  • Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) năm 1965
  • Chiến thắng hai mùa khô (đông- xuân 1965 - 1966 và đông xuân 1966 - 1967)
  • Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).