So sánh trẻ em ngày xưa và ngày nay bằng Tiếng Anh

Sự khác biệt trẻ em ngày xưa và ngày nay mang dấu ấn của thời đại

Thế hệ 9x là thời của những bạn trẻ sinh từ 1990 - 1999, là thế hệ của sự giao thoa cái mới và cái cũ, dần chuyển mình theo sự chuyển mình chung của xã hội, còn chút thiếu thốn đói nghèo và dần dần no ấm hơn. Thế hệ 9x chứng kiến sự chuyển mình của đất nước với sự phát triển mới, sự chuyển mình hội nhập để không bị tụt hậu. Thế hệ của sự du nhập cái mới nhưng vẫn giữ lại những nét cũ, sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới nhưng vẫn hòa hợp và đồng điệu.

10x là thế hệ của những đứa trẻ sinh từ năm 2000 đến nay. Thế hệ được ra đời trong sự đổi mới đã được định hình rõ nét, ở thời kỳ nở rộ của công nghệ thông tin và truyền thông, là thế hệ được hưởng thụ những văn minh tân tiến được thử nghiệm từ thời kỳ 9x. Thế hệ 10x là những bạn có tuổi đời còn rất trẻ, cuộc sống còn dài phía trước, có rất nhiều sự lựa chọn cho tương lai.

Sự phát triển của kinh tế xã hội, công nghệ là một trong những nhân tố quan trọng nhất làm nên sự khác biệt và khoảng cách thế hệ. Cuộc sống của những đứa trẻ ở thế hệ 9x và 10x cũng theo đó mà có sự thay đổi và chuyển mình.

Trong cuộc sống của trẻ em ngày xưa và ngày nay có sự khác biệt gì?

Trẻ em xưa (thế hệ 9x) có lối sống tập thể cao. Trẻ em ngày nay (thế hệ 10x) đề cao cá tính cá nhân.

Thời 9x, khi các phương tiện truyền thông, công nghệ còn hạn chế, sự giải trí của trẻ em xưa là tụ tập trò chuyện, rồi chơi các trò chơi dân gian tập thể, các trò chơi dân gian có ảnh hưởng lớn đến quá trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ. Cuộc sống đổi thay hơn thì thế hệ 9x vẫn chỉ gắn bó được với những chiếc điện thoại được coi là cục gạch Nokia, chiếc N90... nhưng công nghệ và truyền thông vẫn chưa thực sự thâm nhập sâu sắc vào đời sống của con trẻ thời 9x, trẻ nhỏ vẫn thích tụ tập chơi tập thể, hòa mình cùng thiên nhiên, tự mình tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Trong xã hội của các bạn 10x ngày nay, trẻ con được tiếp xúc sớm với công nghệ, thế giới của con trẻ có khi chỉ thu nhỏ qua bằng một chiếc điện thoại hay ipad. Chơi một mình nhưng thực chất không hề một mình, chỉ cần có chiếc smartphone kết nối internet là có thể kết bạn năm châu bốn bể, muốn biết cái gì, tìm hiểu thông tin gì thì cứ “google” mà hỏi.

Trẻ em ngày xưa giữa việc học và chơi luôn có sự cân bằng, học mà chơi, chơi mà học, không bị gò ép quá nhiều trong việc học. Trẻ em ngày nay việc học hành trở thành một trong những áp lực lớn, không có thời gian chơi chỉ biết học, ngay cả ngày nghỉ hay kỳ nghỉ hè cũng tận dụng cho việc học. Có chút thời gian rảnh rỗi thì lại tập trung vào những trò giải trí công nghệ. Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, khi những khu đô thị, khu công nghiệp là biểu hiện của sự đổi mới theo hướng tích cực về đời sống đó thì hệ lụy đằng sau là không gian vui chơi, thể hiện bản thân của trẻ em ngày nay ngày càng bị thu hẹp.

Viết đoạn văn ngắn kể về cuộc sống con người ở quá khứ

  • Viết về quá khứ của mình bằng tiếng Anh - Mẫu 1
  • Đoạn văn nói về quá khứ bằng tiếng Anh - Mẫu 2
  • Đoạn văn nói về quá khứ bằng tiếng Anh - Mẫu 3
  • Đoạn văn nói về quá khứ bằng tiếng Anh - Mẫu 4

Viết về quá khứ của mình bằng tiếng Anh - Mẫu 1

Tiếng Anh

Last summer, I went to Cua lo with my family. We went there by car, it is very far from my house, it is about 400 km, so we were very tired, but at one we felt better when we saw the sea. Cua lo beach is really interesting, the beach is very large, flat, and it has a lot of sand. Waves are very strong, you will be very excited when you play with it. There are a lot of beauty spots, and good seafood there
We stayed in Binh Minh hotel. It was a very nice and comfortable hotel, it’s also rather near the sea. The weather was hot and sunny all day. The sea was cool and clear, because it was very windy in the afternoon. We went swimming twice a day. My children was excited about it. The food was extremely delicious but not very expensive. We took a lot of Photograps of the sea, bought a lot of seafood especially octopus and some sea present for our relatives. After a week in Cua lo beach we felt happy and stronger. We hope to go there again

Tiếng Việt

Mùa hè năm ngoái, tôi cùng gia đình đi Cửa Lò. Chúng tôi đến đó bằng ô tô, nó rất xa nhà tôi, khoảng 400 km, vì vậy chúng tôi rất mệt mỏi, nhưng chúng tôi cảm thấy tốt hơn khi nhìn thấy biển. Bãi biển Cửa Lò thực sự rất thú vị, bãi biển rất rộng, bằng phẳng và rất nhiều cát. Sóng rất mạnh, bạn sẽ rất thích thú khi chơi với nó. Có rất nhiều thắng cảnh và hải sản ngon ở đó. Chúng tôi ở khách sạn Bình Minh. Đó là một khách sạn rất đẹp và thoải mái, nó cũng khá gần biển. Thời tiết nắng nóng cả ngày. Biển rất mát và trong, vì buổi chiều rất có gió. Chúng tôi đã đi bơi hai lần một ngày. Các con tôi rất vui mừng về điều đó. Thức ăn rất ngon nhưng không đắt lắm. Chúng tôi đã chụp rất nhiều Ảnh về biển, mua rất nhiều hải sản đặc biệt là bạch tuộc và một số biển về làm quà cho bà con Sau một tuần ở biển Cửa Lò, chúng tôi cảm thấy vui và khỏe hơn. Chúng tôi hy vọng sẽ đến đó một lần nữa

Viết về sự thay đổi của quê hương bằng tiếng Anh

  • Đoạn văn về sự thay đổi của quê hương bằng tiếng Anh - Mẫu 1
  • Đoạn văn về sự thay đổi của quê hương bằng tiếng Anh - Mẫu 2
  • Viết về sự thay đổi của làng quê bằng tiếng Anh - Mẫu 3
  • Viết về sự thay đổi của làng quê bằng tiếng Anh - Mẫu 4
  • Viết về sự thay đổi của quê hương bằng tiếng Anh - Mẫu 5
  • Viết về sự thay đổi của làng quê bằng tiếng Anh - Mẫu 6
  • Viết về sự thay đổi của làng quê bằng tiếng Anh - Mẫu 7
  • Viết đoạn văn về sự thay đổi của quê hương bằng tiếng Anh - Mẫu 8

Đoạn văn về sự thay đổi của quê hương bằng tiếng Anh - Mẫu 1

Tiếng Anh

Where I live is a small village on the outskirts of Hanoi. Because of my busy life, I rarely go back to my hometown. Every time I return to my hometown, I first realize the obvious change of my hometown. The village road was now widened and covered with a glossy black plastic. The small houses were replaced by high-rise buildings. Seeing my hometown develop day by day, I feel very happy and proud. Everyone is conscious of keeping the environment clean. Garbage is no longer thrown around and has a very clean and tidy treatment team. The elementary school where I used to attend has also been expanded. Perhaps because there are many people living in my village now, everything needs to be bigger. Sewing and carpentry workshops also began to appear. Thanks to these factories, the overall economy of my village has increased significantly. Every change in my hometown is remembered by me. Every time I return to my hometown, I can’t help but feel proud of this positive development.

Tiếng Anh

Nơi tôi ở là một làng quê nhỏ ở ngoại thành Hà Nội. Vì cuộc sống bận rộn nên tôi rất ít khi về quê. Mỗi lần về quê tôi đầu nhận ra sự thay đổi rõ rệt của quê hương mình. Con đường làng giờ đã được mở rộng và phủ lên mình một lớp nhựa đen bóng. Những căn nhà nhỏ được thay bằng những căn nhà cao tầng. Nhìn thấy quê hương ngày một phát triển tôi thấy rất vui và tự hào. Mọi người đều có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường. Rác thải không còn bị vứt lung tung và đã có đội ngũ xử lí vô cùng gọn gàng sạch sẽ. Trường tiểu học nơi mà tôi từng học cũng đã được mở rộng. Có lẽ vì hiện tại làng tôi đã có nhiều người sinh sống nên mọi thứ đều cần lớn hơn. Những xưởng may, xưởng mộc cũng bắt đầu xuất hiện. Nhờ có những công xưởng này mà kinh tế chung của làng tôi đã tăng lên đáng kể. Mỗi thay đổi của quê hương đều được tôi ghi nhớ lại. Mỗi lần trở về quê hương, nhìn sự phát triển tích cực này trong lòng tôi không khỏi tự hào.

Thời chúng ta còn là trẻ con, và thời các con chúng ta bây giờ, cuộc sống đã có những thay đổi chóng mặt, cả những thiếu hụt tuổi thơ không dễ bù đắp. Nhìn lại mới thấy, trẻ em xưa và nay khác nhau nhiều lắm!

  • Lặng người nghe trẻ em phát biểu về hạnh phúc và sự giàu có
  • Ngôi làng trẻ em thơ dại bị cha mẹ bỏ lại ở Trung Quốc
  • Bài diễn thuyết khiến mọi trẻ em bật khóc
  • Clip: Phản ứng của trẻ em khi "bị" mẹ lấy hết... tiền lì xì Tết

Gọi là xưa cho có vẻ xa xôi, chứ mới khoảng 20 – 30 năm, mới qua một thế hệ trôi qua, cuộc sống tinh thần và vật chất của trẻ con đã khác biệt nhiều lắm rồi! Hãy thử điểm qua xem trẻ em xưa và nay khác nhau những gì?

Chuyện học hành

Thời xưa, chuyện học hành của lũ trẻ nhàn hạ lắm. Học ít vô cùng, mà chơi nhiều hơn. Trẻ em ngày xưa, đa phần chỉ học một buổi, sáng hoặc chiều trong ngày, chương trình học cũng rất nhẹ nhàng, phù hợp với lứa tuổi. Hồi ấy, hiếm thấy đứa nào bị cận thị hay gù lưng, vẹo xương sống vì phải vác theo những chiếc cặp nặng trịch hay còng lưng ngồi làm bài tập liên miên. Cặp sách chỉ có vài quyển vở được bọc bằng giấy báo, giấy bìa màu xi-măng, sang lắm là giấy gói quà loại mỏng và sách học, cái hộp bút nhựa đựng thước kẻ, bút chì, tẩy và bút kim tinh, thêm cái compa nữa là quá đầy đủ.

Phương tiện đến trường chủ yếu của tụi nhỏ chính là xe “căng hải” (hai cẳng – đi bộ). Cả đám gần nhà thường chờ nhau, xúm xít dàn hàng năm hàng ba, vừa dắt nhau đến trường vừa cười đùa ríu ran. Hiếm lắm mới có chuyện bố mẹ dắt con hay anh chị lớn chở em nhỏ bằng xe đạp đến trường.

So sánh trẻ em ngày xưa và ngày nay bằng Tiếng Anh

Con đường đến trường của trẻ con xưa có thể xa, nhưng tiếng cười rộn theo từng bước chân.


Học ít vào giờ chính khóa, nên bọn trẻ có rất nhiều thời gian để phụ giúp cha mẹ làm việc nhà, hoặc tụ tập đi chơi cùng nhau. Tinh thần tập thể, đoàn kết (nói cho oai, chứ chủ yếu là rủ nhau đi chơi hoặc bảo vệ nhau những lúc bị bố mẹ phát hiện, đánh đòn) và kỹ năng sống của bọn trẻ hồi ấy cao ngút.

So sánh trẻ em ngày xưa và ngày nay bằng Tiếng Anh

Việc học hồi ấy không quá căng thẳng, nên giờ rảnh, bọn trẻ thường tụ tập thành nhóm, chơi với nhau rất hồn nhiên, vui vẻ.


Còn ngày nay, việc học quả thực là một gánh nặng, không chỉ với các em nhỏ, mà còn chính cả với phụ huynh. Chương trình học kín mít hai buổi, rồi học thêm buổi tối, cuối tuần… liên miên mà có khi bài vở vẫn chưa hoàn thành hết. Chương trình học, với nhiều bố mẹ quả thực là “khủng khiếp”, vì nhiều bố mẹ có học cao cũng không “nhai” nổi bài vở của con. Cứ nhìn vào chiếc cặp đến trường, đeo đến xệ vai vì đầy các loại sách vở của tụi nhỏ ngày nay thì hiểu, chúng phải nỗ lực thế nào để hoàn thành chương trình học.

So sánh trẻ em ngày xưa và ngày nay bằng Tiếng Anh

Ngày nay, nhiều trẻ bị cận thị, phải chăng một phần vì lịch học kín đặc?

Học ban ngày chưa đủ, tan trường, nhiều trẻ ngày nay lại phải theo học các lớp học thêm để theo kịp kiến thức. Nhiều khi, bọn trẻ về nhà khi trời đã tối mịt. Tiếng cười cũng thưa dần do những mệt mỏi, áp lực từ việc học. Kỹ năng sống, khả năng giao tiếp của trẻ nhỏ vì thế cũng kém hơn, và điều này, thật tréo nghoe, lại làm nảy sinh ra những khóa học mới vào thời gian trống.

Với lịch “chạy show” kín đặc như thế, cộng với việc giao thông phức tạp khiến các bậc cha mẹ không thể để con đến trường một mình mà luôn đưa đón con tận nơi, hoặc cùng lắm thì để con đến trường bằng hệ thống xe đưa rước của nhà trường. Ngày nay, không hiếm chuyện nhiều cô cậu đã học cấp 3 mà vẫn chưa biết đi xe đạp, vẫn phải để bố mẹ đưa đón hàng ngày.

So sánh trẻ em ngày xưa và ngày nay bằng Tiếng Anh

Việc bố mẹ đưa đón con đi học là hình ảnh quen thuộc với trẻ em ngày nay.

Nghỉ hè

Cũng vì việc học hành ngày xưa không mấy nặng nề, nên nghỉ hè là nghỉ hè đúng nghĩa. Hiếm khi khái niệm “học phụ đạo hè” tồn tại trong những tháng nghỉ ngơi của bọn trẻ, nếu có, chủ yếu đó là lớp dành cho học sinh yếu, và cũng chỉ kéo dài khoảng 2 tuần đến 1 tháng cuối hè, trước khi vào năm học mới. 3 tháng hè, trẻ con thế hệ 7x, 8x thường được vui chơi xả phanh với đủ thứ trò chơi mà bọn trẻ nghĩ ra được như tắm sông, bắt chuồn chuồn, thả diều…. Những nhóm sinh hoạt hè như tập hát múa, diễn kịch (miễn phí) do những trẻ lớn hơn, là Đoàn viên trong khu phố cũng sẽ được thành lập tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ em.

So sánh trẻ em ngày xưa và ngày nay bằng Tiếng Anh

Trẻ em xưa và nay đều mê nghỉ hè, nhưng có lẽ chỉ ngày xưa mới có chế độ "full option" nghỉ 3 tháng.


Cha mẹ thời ấy cũng vất vả làm việc, bận rộn chẳng kém thời nay, nên những tháng hè, bọn trẻ thường tụ tập tự chơi với nhau, thậm chí tự học cách xoay sở chuyện cơm nước, tự chăm sóc mình khi bố mẹ vắng nhà. Hình ảnh những cô cậu nhóc tầm 7 – 8 tuổi với chiếc chìa khóa đeo lủng lẳng ở cổ chạy chơi với nhau, đến trưa tự về nấu cơm ăn là điều dễ dàng bắt gặp 20 – 30 năm trước.

Còn ngày nay? Có cảm giác, kỳ nghỉ hè của trẻ em càng lúc càng ngắn hơn. Có hàng nghìn lý do để bố mẹ rút ngắn kỳ nghỉ hè của con mình, nào là phải học các môn năng khiếu như múa hát, mỹ thuật, nào là phải học thêm (học trước chương trình năm học mới) ở nhà cô giáo hoặc trung tâm để năm học mới không bỡ ngỡ… Thế là, 3 tháng hè chỉ còn là lý thuyết, trên thực tế, nhiều trẻ chỉ được nghỉ khoảng 2 tuần, và hoàn toàn xa lạ với những trò chơi mà thế hệ trước đó từng mê mẩn.

So sánh trẻ em ngày xưa và ngày nay bằng Tiếng Anh

Nghỉ hè, với trẻ em ngày nay là thời điểm học kỹ năng sống, học các môn năng khiếu chứ không phải để giải trí.

Và có vẻ, bố mẹ ngày nay còn bận rộn hơn nữa, khi cứ đến kỳ nghỉ hè của con, dù đã rất ngắn rồi, nhà nhà vẫn cuống cuồng chuyện tìm lớp cho con và tìm chỗ gửi con, vì không thể an tâm để chúng ở nhà một mình. Trẻ con ngày nay được cưng chiều hơn rất nhiều, và nhiều bố mẹ với quan điểm: con chỉ việc học, tất cả việc khác đã có bố mẹ lo, đã biến chúng thành những chú “gà công nghiệp”. 1 ngày không có lớp để học, không có người kè kè chăm sóc, đó là một vấn đề lớn với trẻ em ngày nay.

Chuyện chơi

Bọn trẻ ngày xưa thường chơi những trò chơi dân dã, không tốn tiền và luôn cần thật nhiều người cùng tham gia chơi, càng đông càng vui. Chỉ cần một khoảng sân rộng, vài ba hòn đá, viên bi....là đủ để lũ nhóc chơi đủ trò từ bắn bi, đánh đáo, ô ăn quan hay bịt mắt bắt dê cũng đủ để những tiếng cười giòn tan vang lên. Những trò chơi phổ biến của các bé trai hồi đó là thả diều, đánh quay, bắn bi; con các bé gái đặc biệt yêu thích trò là nhảy dây và chơi chuyền. Chỉ với những sợi dây chun bé xinh, các bé gái có thể tết thành những sợi dây dài miên man để chơi các kiểu khác nhau, đơn giản nhất là quăng dây theo vòng tròn với nhịp độ nhanh – chậm linh hoạt để các bạn khác nhảy qua, phức tạp hơn là kiểu nhảy theo bậc, người chơi phải nhảy đúng bài và độ cao tăng dần, từ đầu gối đến khuỷu tay rồi kiễng chân...

So sánh trẻ em ngày xưa và ngày nay bằng Tiếng Anh

Những trò chơi của trẻ em ngày xưa gần như không tốn kém.

Còn trò chơi chuyền, chỉ với chục que tre, có khi là đũa ăn cơm ở nhà, một quả bóng nảy hoặc bất cứ thứ gì có dáng tròn tròn như quả bưởi, cam nhỏ được “hun” qua lửa cho teo hết nước, tung lên hạ xuống nhịp nhàng theo tiếng bài đồng dao khi chơi, bọn trẻ có thể ngồi với nhau cả chiều.

So sánh trẻ em ngày xưa và ngày nay bằng Tiếng Anh

Tính sáng tạo, linh hoạt trong thế giới trò chơi của thế hệ trước rất mạnh mẽ.

Những trò chơi miễn phí, sáng tạo, đòi hỏi sự khéo léo và mang tính tập thể cao ấy, giờ hoàn toàn xa lạ với trẻ em ngày nay. Thú vui của trẻ em ngày nay hoàn toàn khác, dù giản dị đến đâu vẫn khá tốn kém. Mặt khác, sự bận rộn và xu hướng khép kín của các gia đình hiện nay khiến bọn trẻ thích chơi một mình hơn là tụ tập cả nhóm cùng khu vực để chơi với nhau.

“Trò chơi” phổ biến nhất với bọn trẻ hiện nay, không phân biệt giới tính hay độ tuổi, là những chiếc ti vi hay những thiết bị công nghệ thông minh như smartphone, máy tính bảng. Không khó để thấy cảnh những em bé khoảng 4 – 5 tuổi, có thể chưa biết chữ mà vẫn vọc điện thoại, lên youtube xem hoạt hình hay điều khiển ti vi nhoay nhoáy.

So sánh trẻ em ngày xưa và ngày nay bằng Tiếng Anh

Trẻ em ngày nay có xu hướng chơi một mình với các thiết bị thông minh.

Còn lành mạnh hơn, bố mẹ sẽ tốn tiền triệu chi cho tuổi thơ của con khi mua những khung vận động, đồ chơi điện tử, bộ sưu tập búp bê, bộ đồ chơi nấu ăn… đắt đỏ. Ngay cả việc cho bọn trẻ đi các trung tâm giải trí, vận động cũng tốn cả vài trăm nghìn/buổi, chứ đâu còn gì miễn phí như thuở trước!

Chuyện ăn uống

Có một chuyện thú vị là bọn trẻ con ngày xưa… bẩn hơn trẻ con bây giờ nhiều lắm! Chúng có thể ăn uống rất linh tinh vớ vẩn những thứ như quả dâu da xoan, trộm me, trộm xoài nhà hàng xóm rồi chén ngay khi còn vắt vẻo trên cây. “Sang” hơn là các món vặt vãnh như kẹo bông gòn, kẹo kéo, ô mai, kẹo C, kem đá... mà chả mấy khi phải nghĩ ngợi mấy đồ ăn đấy có an toàn hay không. Ước mơ của mọi đứa trẻ khi xưa là được mẹ cho vài đồng, hoặc gom tóc rối, đồng nát trong nhà để đổi lấy những thứ quà vặt hấp dẫn kia.

So sánh trẻ em ngày xưa và ngày nay bằng Tiếng Anh

Ô mai đất và kẹo C "huyền thoại" từng là món ăn vặt không thể thiếu một thời...

So sánh trẻ em ngày xưa và ngày nay bằng Tiếng Anh

... cùng với nó là mì tôm trẻ em và đủ thứ quà vặt linh tinh khác.

Ngày nay, trẻ con được bố mẹ chăm sóc rất kỹ lưỡng, không bao giờ có chuyện ăn uống mấy thứ từng là “đặc sản” với thế hệ trước. Cha mẹ ngày nay thường chỉ cho con ăn hoa quả, đồ ăn vặt kiểu phô mai, xúc xích, váng sữa… nhập khẩu cho đủ “chất”, hoặc cùng lắm là cho bọn trẻ ăn thức ăn nhanh và các loại nước ép, trà sữa, nước ngọt, tốn kém hơn rất nhiều.

So sánh trẻ em ngày xưa và ngày nay bằng Tiếng Anh

Đồ ăn nhanh mới là thứ nhiều trẻ em ngày nay yêu thích.

Chuyện tắm

Chuyện tắm của trẻ con ngày xưa và ngày nay cũng khác nhau. Như trẻ con ngày xưa, bọn trẻ ngày nay cũng rất thích việc dầm mình trong những cơn mưa rào bất chợt, thích được chạy nhảy trong mưa và hất tung những giọt nước của trời lên người mình. Nhưng ngày nay, thường thì các bố mẹ, dù từng có một quá khứ chinh phục ao hồ sông suối, lội bùn tắm mưa, khó có thể chấp nhận rủi ro về sức khỏe cũng như sự sạch sẽ của con mình mà thả rông cho chúng vầy nước mưa.

So sánh trẻ em ngày xưa và ngày nay bằng Tiếng Anh

Những giây phút đùa nghịch thoải mái với mưa đã nuôi lớn tuổi thơ nhiều người trong chúng ta.

Để an toàn, bọn trẻ ngày nay sẽ được nghịch nước trong những bể bơi nhân tạo, biển nhân tạo được kiểm soát chất lượng nước cũng như có người trông nom. Hiếm thấy đứa trẻ thành phố nào thời nay được tắm mưa thoải mái, hay nhảy òm xuống ao, hồ nào đó mà tập bơi, vầy nước.

So sánh trẻ em ngày xưa và ngày nay bằng Tiếng Anh

Bọn trẻ ngày nay được nghịch nước trong môi trường sạch sẽ và an toàn hơn?

Có thể thấy, dù thiếu thốn về vật chất nhưng đời sống tinh thần của trẻ con ngày ấy có thể khiến thế hệ trẻ bây giờ phải thèm thuồng, và nhiều người lớn xót xa: ước gì họ có nhiều thời gian, và không gian hơn, dành cho tuổi thơ của con mình.