So sánh vị trí hiệu quả và hiệu suất trong tổ chức

Mỗi ngày, chúng ta đều có cho mình những đầu công việc cụ thể. Trải qua một quá trình và khi kết thúc công việc sẽ là lúc chúng ta nhìn lại những kết quả của bản thân và đưa ra những nhận định cũng như đánh giá cho riêng mình.

Bên cạnh sự tự nhìn nhận về hiệu quả của chính mình thì chúng ta cũng nhận được những đánh giá từ những người liên quan. Đó có thể là sếp, là quản lý, là những bộ phận lãnh đạo, điều hành công việc mà chúng ta đang thực hiện. Hai trong nhiều yếu tố để đánh giá năng lực nhân viên hiệu quả đó chính là hiệu suất và năng suất làm việc của họ. Vậy hiệu suất trong công việc là gì? Năng suất trong công việc được hiểu ra sao?

So sánh vị trí hiệu quả và hiệu suất trong tổ chức
Hiệu suất và năng suất trong quá trình làm việc

Khi nhắc đến một trong những yếu tố thể hiện kết quả công việc thì chúng ta không thể bỏ qua hiệu suất. Hiệu suất làm việc của nhân viên là kết quả của hoạt động đánh giá, đo lường về một phạm vi cụ thể khi người nhân viên ấy thực hiện các kỹ năng, hoạt động, sử dụng kiến thức cùng thái độ trong công việc so với những tiêu chuẩn khách quan được đặt ra từ ban đầu.

Có thể hiểu đơn giản rằng, hiệu suất là khả năng của con người trong việc hạn chế sự lãng phí khi thực hiện công việc về tiền bạc, vật chất, sức lao động, thời gian,... Khái niệm này sẽ được đánh giá cao khi kết quả làm việc của người đó đạt yêu cầu nhưng vẫn tiết kiệm được tối đa đối với các yếu tố liên quan trong quá trình làm việc.

Đây là một từ ngữ quen thuộc và gắn bó với chúng ta ngay từ khi còn đi học. Năng suất là khái niệm dùng để chỉ những kết quả cụ thể được thể hiện rõ ràng thông qua số liệu được tính toán bằng công thức sản lượng/ngày công hoặc giờ công. Yếu tố này tăng khi sản lượng tăng nhưng giờ công hoặc ngày công không đổi.

So sánh vị trí hiệu quả và hiệu suất trong tổ chức
Năng suất trong quá trình làm việc

Có thể nói, năng suất là một yếu tố đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc đánh giá những kết quả công việc mà một cá nhân, tổ chức đã thực hiện được. Nó phản ánh năng lực tạo ra thành quả, sản phẩm trong hoạt động sản xuất và tạo ra của cải. Đồng thời cũng là những số liệu giúp các doanh nghiệp có thể so sánh với những đối thủ hoặc những doanh nghiệp khác trong cùng một lĩnh vực kinh doanh.

Hiệu suất và năng suất là hai khái niệm riêng biệt thế nhưng có một sự thật là khi đặt hai yếu tố này cạnh nhau sẽ gây ra nhầm lẫn và khó hiểu cho rất nhiều người. Vậy hiệu suất và năng xuất giống và khác nhau ở chỗ nào?

2. Phân biệt hai yếu tố hiệu suất và năng suất

Thông qua những giải thích cụ thể ở trên chắc hẳn bạn đọc cũng hình dung được về hai khái niệm hiệu suất và năng suất. Sau đây chúng tôi sẽ đi vào phân biệt chi tiết để bạn có một cái nhìn rõ ràng và cụ thể nhất nhé.

So sánh vị trí hiệu quả và hiệu suất trong tổ chức
Phân biệt hai yếu tố hiệu suất và năng suất

Đầu tiên đó là sự tương đồng giữa hiệu suất và năng suất. Đây là hai khái niệm cùng được sử dụng để đánh giá kết quả làm việc của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Nhìn vào hiệu suất và năng suất, các nhà quản lý có thể đưa ra được những nhận định cụ thể từ đó đề ra những phương hướng giải quyết nhằm thúc đẩy để hai giá trị này cùng đi lên

Bên cạnh đó, cả hiệu suất và năng suất đều là những giá trị mà nhìn vào đó các doanh nghiệp biết được sự phát triển cũng như “chỗ đứng” hiện tại của mình đang ở đâu? Làm việc đã thực sự mang lại những kết quả như mong đợi hay chưa? Thiếu sót nào cần khắc phục để có thể thúc đẩy sự phát triển?

Đều là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển. Trong quá trình làm việc và vận hành doanh nghiệp, để có thể tính toán chính xác những số liệu liên quan đến hiệu suất và năng suất thì nhà quản lý có thể sử dụng những phần mềm đánh giá năng lực nhân viên để hỗ trợ nhằm đưa ra những nhận định đúng đắn về năng lực. Biết được nhân viên có thực sự phù hợp với công việc đó hay không, cân nhắc di chuyển đồng thời có những chính sách khen thưởng đối với những nhân viên có kết quả làm việc xuất sắc.

So sánh vị trí hiệu quả và hiệu suất trong tổ chức
Sự tương đồng giữa hai yếu tố

Bên cạnh những sự tương đồng thì hiệu suất và năng suất là hai khái niệm riêng biệt và tất nhiên là giữa chúng sẽ có những đặc điểm khác nhau mà chúng ta cần phân biệt rõ ràng.

2.2.1. Khác biệt về tính chất và ý nghĩa

Điểm khác nhau đầu tiên mà chúng ta cần phân biệt khi nhắc đến hai khái niệm này đó là tính chất và ý nghĩa mà chúng đem lại. Nhìn vào năng suất, người ta có thể đánh giá được kết quả làm việc của bạn dựa trên sản lượng, sản phẩm mà bạn làm ra trong một khoảng thời gian nhất định. Chi tiết hơn thì hiệu suất lại đánh giá được việc bạn có tiết kiệm những yếu tó cần thiết cho quá trình tạo ra sản phẩm hay không nhưng lại không dựa trên số liệu cụ thể về sản phẩm như năng suất thể hiện.

Năng suất cao nhưng không đảm bảo về hiệu suất thì sẽ gây ra những lãng phí không đáng có trong quá trình làm việc, vận hành. Ngược lại, nếu hiệu suất đảm bảo mà năng suất không đạt yêu cầu thì sẽ dân đến việc sản phẩm hoàn thành không đủ số lượng cũng như chất lượng như mục tiêu đã đặt ra từ ban đầu.

So sánh vị trí hiệu quả và hiệu suất trong tổ chức
Khác biệt về tính chất và ý nghĩa

Sự khác biệt thứ hai giữa hiệu suất và năng suất đó chính là ở cách thức xác định. Nếu như hiệu suất được xác định dựa trên cách thức, phương pháp làm việc để mang lại kết quả tốt nhất về những lợi ích và tiết kiệm chi phí thì năng suất lại được xác định bởi số lượng cụ thể trong một thời gian làm việc nhất định (một ngày, một tuần, một tháng,...)

Suy cho cùng, để nhìn nhận một nhân viên thực hiện công việc có đem lại kết quả tốt hay không thì hiệu suất và năng suất là hai yếu tố không thể nào bỏ qua và phải luôn đồng hành cùng nhau. Trong cuộc sống, để có thể hoàn thành công việc và đẩy mạnh hiệu suất cũng như năng suất cho bản thân thì chúng ta cần có cho mình những phương pháp làm việc phù hợp được rút ra từ chính những kinh nghiệm thực tiễn hàng ngày. Không ngừng học hỏi, nỗ lực, đặt ra kế hoạch cụ thể và nhìn nhận vào chính những mục tiêu ban đầu mà mình đã định sẵn để phấn đấu.

Hàng ngày chúng ta đi làm

Cần ngay đánh giá xem là ở đâu

Làm việc hiệu quả nhưng lâu

Rút ngay kinh nghiệm cho xong tức thì

Tiết kiệm công sức thay vì

Hết ngày mệt mỏi nằm lì không vui.

So sánh vị trí hiệu quả và hiệu suất trong tổ chức
Khác biệt về cách thức xác định

Bài thơ vui trên đã khép lại những chia sẻ về hiệu suất và năng suất của chúng tôi. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình một cái nhìn rõ ràng về hai khái niệm này. Chúc bạn có nhiều sức khỏe, năng lượng để mang về những kết quả xuất sắc trong công việc nhé!

Mục tiêu là gì? Thế nào là sống có mục tiêu?

Mục tiêu luôn là thứ mà con người chúng ta hướng đến. Đã bao giờ bạn thắc mắc về khái niệm này và muốn tìm hiểu kỹ càng về nó hay chưa? Đọc ngay những chia sẻ trong bài viết sau để có thêm sự “tinh tường” đối với mục tiêu trong cuộc sống nhé!

Mục tiêu là gì?

Chúng ta thường hay nghe nói nhiều về hiệu quả và hiệu suất của một công việc nào đó. Đặc biệt trong môi trường doanh nghiệp, khi các nhân viên phải cố gắng làm việc để cải thiện hoạt động kinh doanh. Mặc dù 2 khái niệm này nghe có vẻ giống nhau, nhưng hiệu quả là một cái gì đó hoàn toàn khác so với hiệu suất. Bằng cách kết hợp 2 yếu tố này, một công ty có thể sản xuất ra sản phẩm tốt nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

Hiệu quả và kết quả

Effectiveness is doing the right things – Hiệu quả là làm đúng việc phải làm.

Hiệu quả tập trung vào kết quả cuối cùng đạt được.

Hiệu quả là kết quả từ hành động của một người nào đó. Ví dụ, nhân viên và quản lý của mình làm việc hiệu quả tại nơi làm việc sẽ giúp tạo ra kết quả có chất lượng cao. Nếu không hiệu quả, có thể anh ta sẽ gặp khó khăn trong công việc, chẳng hạn như không thuyết phục được khách hàng mua sản phẩm. Các công ty thường đo lường hiệu quả bằng cách tiến hành đánh giá sự thể hiện của nhân viên trong công việc.

Hiệu suất và nhiệm vụ

Efficiency is doing things right – Hiệu suất là làm việc đúng cách.

Hiệu suất tập trung vào quy trình, phương tiện, công cụ để thực hiện công việc với thời gian và chi phí thấp nhất.

Hiệu suất là thời gian cần thiết để thực hiện một công việc gì đó. Ví dụ, nhân viên và quản lý của mình hoàn thành nhiệm vụ được giao trong thời gian ít nhất với nguồn lực thấp nhất có thể. Những nhân viên làm việc kém hiệu quả hơn sẽ tốn nhiều thời gian và chi phí để thực hiện công việc hơn.

Hiệu suất cao sẽ cải thiện được năng suất và tiết kiệm được thời gian, tiền bạc. Tuy vậy, một nhân viên làm việc với hiệu suất cao thì chưa chắc mang lại hiệu quả tốt, và ngược lại cũng vậy. 

Cải thiện hiệu quả của nhân viên

Để nâng cao hiệu quả, các công ty phải có những kế hoạch đánh giá nhân viên kỹ lưỡng, trong đó nêu chi tiết cụ thể những điểm mạnh, điểm yếu của từng nhân viên. Nhà quản lý và nhân viên phải hiểu rõ tính quan trọng trong việc làm việc hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả chung của toàn công ty, thông thường định kỳ một khoảng thời gian, họ sẽ đào thải bớt những nhân viên làm việc kém hiệu quả, đồng thời tuyển dụng những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao.

Nâng cao hiệu suất của nhân viên

Nhân viên thường làm việc với hiệu suất kém bởi vì bản thân họ không biết cách để gia tăng hiệu suất của mình, đôi khi những người này không có công cụ cần thiết để thực hiện nhiệm vụ tốt. Giải pháp để nâng cao hiệu suất là nhân viên phải có đủ kiến thức và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện công việc nhanh và tốt nhất. Mặt khác, người quản lý cũng phải hiểu những khó khăn, vướng mắc mà các nhân viên của mình gặp phải. Thường xuyên trao đổi, tháo gỡ vướng mắc là việc làm hoàn toàn cần thiết, luôn luôn kiểm tra tình trạng các trang thiết bị, máy móc, công cụ dụng cụ làm việc của nhân viên. Đôi khi, công ty nên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo kỹ năng cho nhân viên, để họ có thêm kinh nghiệm sử dụng các công cụ, từ đó nâng cao hiệu suất của mình lên tốt nhất.