Sở tác sở vi là gì

Tứ Thánh quả là bốn cấp độ đạo quả được Phật chỉ ra giúp hành giả đánh giá được sự tu chứng của mình. Người tu tập theo Bát Chánh Đạo chứng được một trong bốn Thánh quả này được xem là có tư cách của Thánh, có Thánh tính, có giá trị làm Thánh, vượt lên sự tầm thường của con người, nếu ai cung kính cúng dường vị này sẽ có phước rất lớn tùy theo cấp bậc chứng ngộ của vị này. Tiêu chuẩn để đánh giá các quả Thánh là dựa vào mức độ tăng trưởng Đạo quả qua việc phá trừ các Kiết sử, khác với tiêu chuẩn của Tứ thiền là dựa vào mức độ nhập định sâu cạn. Phật không nêu ra mối tương quan nhất định giữa Thánh quả và thiền định, mặc dù cuối cùng thì Tứ thiền với Tam minh bằng Đệ Tứ Thánh, quả vị thứ 4, tức A-la-hán.

Sơ quả Tu-đà-hoàn (Sotāpatti)Sửa đổi

Còn gọi là Nhập lưu hay Thất Lai, nghĩa là bắt đầu nhập vào dòng Thánh. Đây là Thánh vị đầu tiên sau khi đệ tử Phật phá được ba kiết sử Thân kiến, Giới cấm thủ, và nghi.

Một vị chứng Sơ quả thì có thể có trình độ thiền ở giai đoạn đầu của Chánh niệm. Nhưng ngược lại, một vị chứng Chánh niệm như thế thì chưa chắc chứng được quả Thánh nào. Đó là lý do tại sao nhiều hành giả có thể chứng thiền định rất sâu, có thần thông nhưng không thể chứng Thánh quả là vậy. Thánh quả khác với thiền định ở chỗ đòi hỏi trí tuệ, đạo đức và công đức. Thiền định chỉ cần tâm vắng lặng là đủ mặc dù tâm đi vào vắng lặng lại phải có công đức, Đạo đức làm căn bản.

Hầu hết những vị chứng Thánh quả đều có nguyên nhân từ kiếp xa xưa đã từng hết lòng tôn kính một vị Thánh giác ngộ nào đó. Điều này giống như Thánh nối tiếp Thánh thành một dòng bất tận. Còn việc thành tựu thiền định thì chỉ đòi hỏi công đức đem được nhiều niềm an vui cho nhiều người.

Điều khác nhau giữa Thánh quả và bốn mức thiền là sự bảo toàn ở vị lai. Đối với các mức thiền, nếu không đạt được Tứ thiền ngay trong kiếp này, hoặc không lập nguyện, thề ước với Phật sẽ tu hành đời đời kiếp kiếp, thì khi sang kiếp sau hành giả có nguy cơ quên mất, quay lại với kiếp người bình thường,thậm chí là 3 ác đạo. Còn đối với Thánh quả thì có bảo chứng cho sự giải thoát hoàn toàn ở vị lai theo từng quả vị khác nhau. Ở Sơ quả Tu đà hoàn, Phật ấn chứng rằng vị này chắc chắn sẽ giải thoát luân hồi và chứng quả A-la-hán trong tối đa 7 kiếp nữa. Vị đó có thể vẫn sống như người bình thường, tuy rằng sẽ không bao giờ rớt vào ba đường ác là Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh (xem Lục đạo), rồi sẽ tu hành để chứng A-la-hán

Nhị quả Tư-đà-hàm (Sakadāgāmī)Sửa đổi

Còn gọi là Nhất lai, nghĩa là còn trở lại cõi người này một lần nữa. Quả vị này hiện hữu nơi người đã phá xong ba kiết sử trên và tiếp tục làm mỏng nhạt tham và sân. Người chứng Nhị quả chưa phải là người đã phá trừ hết hai kiết sử Tham và Sân, chỉ là bớt đi Tham và Sân, đủ để ta không bao giờ nhìn thấy vị ấy khởi tham lam và sân hận. Còn Tham và Sân vi tế, tiềm tàng thì khi chứng đến Tam quả A-na-hàm.

Phật cũng ấn chứng cho người chứng được Nhị quả Tư-đà-hàm sẽ chỉ còn một lần tái sinh lại cõi đời này và chứng A-la-hán.

Tam quả A-na-hàm (anāgāmī)Sửa đổi

Còn gọi là Bất lai, nghĩa là Không trở lại cõi người nữa, xuất hiện nơi vị đã diệt sạch hai kiết sử Tham và Sân.

Nhân duyên làm chúng ta cứ bị liên lụy với cõi đời này chính là do tham lam, tham dục, hận thù, ganh ghét. Hết hai kiết sử Tham và Sân rồi thì nhân duyên với thế gian này cũng hết. Do vậy, một vị chứng A-na-hàm thì không còn bị tái sinh về cõi này nữa, sẽ hóa sinh cõi Ngũ Bất Hoàn thiên (Ngũ A-Na-Hàm thiên), và sẽ ở tại đây cho đến khi đắc quả A-La-Hán.

Một vị chứng được Tam quả A-na-hàm, vị này sẽ nhập được, Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Thần thông quảng đại, xoay trời chuyển đất, vô cùng vĩ đại, nhưng chưa phải là Tam Minh Lục Thông, nhưng Đức Phật vẫn cấm đệ tử Ngài những vị chứng A-na-hàm không nên dùng thần thông vì vân chưa chứng A-la-hán.

Theo lời Phật một vị diệt trừ được năm hạ phần kiết sử từ Thân kiến, Giới cấm thủ, Nghi, Tham và Sân thì đạt được Tam quả A-na-hàm.

Tứ quả A-la-hán (Arahanta)Sửa đổi

Là quả vị Thánh cao siêu cuối cùng, đạt được sự giải thoát giác ngộ viên mãn, đạt được Vô Ngã hoàn toàn. "Thử sinh dĩ tận, phạm hạnh dĩ tập, sở tác dĩ biện, bất thọ hậu hữu". Vị A-la-hán rất tự tại phi thường, không còn bị cuốn vào luân hồi sinh tử nữa, muốn chết (viên tịch) lúc nào cũng được.

Một vị A La Hán sẽ có đầy đủ Tam Minh và Lục Thông, không thể có chuyện một vị đã chứng A La Hán nhưng không có đủ Tam Minh và Lục Thông được. Tuy nhiên, do phước duyên mỗi vị khác nhau, mức độ về Thần Thông có thể hơn kém khác nhau. Và một vị A-la-hán có thể tự tại sử dụng thần thông rất hợp thời, hợp lý.

Sự vĩ đại của một vị A-la-hán cũng giống như Phật thì không một ngôn từ nào có thể diễn tả được. Mỗi người chỉ tùy theo nhân duyên và trí tuệ của riêng mình để hiểu một phần nho nhỏ nào đó mà thôi.

Nếu trong vô lượng kiếp quá khứ chúng ta xả thân làm lợi ích cho chúng sinh, thực hành Bồ tát hạnh, tôn kính bậc đáng kính, giữ tâm khiêm hạ thì đến khi đủ phước duyên để đắc đạo, ta sẽ chứng được một quả vị A-la-hán cao siêu tột bậc. Đức Phật cũng tự xem mình là một vị A La Hán, tuy nhiên, Phật là người đầu tiên đem giáo pháp mà mình chứng được ra dạy người tu tập, còn những bậc A La Hán chỉ theo lời dạy của đức Phật mà tu tập đạt được giác ngộ giải thoát. Nói cách khác sự khác nhau giữa Phật và các bậc A La Hán ở chỗ Phật là thầy, còn các bậc A La Hán là học trò.

Khi bản ngã đã hết, vị A-la-hán không còn bị ràng buộc bởi sức mạnh nào đối với luân hồi sinh tử nên hoàn toàn giải thoát.

Sau khi phá luôn năm kiết sử cuối cùng, một vị A-na-hàm sẽ chứng A-la-hán, nghĩa là đạo đức đã trở thành tuyệt đối hoàn hảo. Không một thần Thánh thiên tử nào có thể tìm thấy lỗi lầm của một vị A-la-hán nữa.

Nơi đây, đương nhiên một vị A-la-hán chứng được Tứ thiền và nhập được Diệt tận địnhTứ Thánh quả đều hiện diện đầy đủ nơi vị A-la-hán như thế.

Chú thíchSửa đổi

Tham khảoSửa đổi