Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh trang 48 lớp 7

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh lớp 7 ngắn nhất mà vẫn đủ ý giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 Tập 2 từ đó soạn văn lớp 7 một cách dễ dàng.

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh (ngắn nhất)

Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh ngắn gọn:

I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Câu hỏi (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Thao tác này nhằm xác định luận điểm cụ thể cho bài văn (luận điểm có thể dùng được để đặt nhan đề cho bài văn).

- Tuỳ theo từng luận điểm cụ thể mà lựa chọn cách lập luận theo các hướng:

+ Dùng lí lẽ và phân tích lí lẽ;

+ Dùng lí lẽ và dẫn chứng;

+ Kết hợp cả hai.

2. Lập dàn bài

Câu hỏi (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Lập dàn bài theo bố cục ba phần, xác định nội dung của từng phần, mối quan hệ giữa các phần, trình tự triển khai các luận cứ trong từng phần, cách đưa dẫn chứng cho mỗi luận điểm, lí lẽ,...

Mở bài: Nêu ý nghĩa vấn đề cần chứng minh, khái quát ý kiến của mình về vấn đề đó.

Thân bài:

- Triển khai luận điểm chính bằng các luận điểm nhỏ nào?

- Dùng những lí lẽ nào để chứng minh?

- Lựa chọn các dẫn chứng để thuyết phục cho lí lẽ.

- Cân nhắc việc sắp xếp các luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) sao cho có sức thuyết phục nhất.

Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của điều đã chứng minh. Mở rộng ý nghĩa của vấn đề.

3. Viết bài

Câu hỏi (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Dựa vào dàn ý đã xây dựng viết từng đoạn Mở bài, từng đoạn của Thân bài và Kết bài.

Cách viết Mở bài: Có các cách sau:

+ Đi thẳng vào vấn đề cần chứng minh

+ Đi từ cái chung, dẫn dắt đến cái cần chứng minh

+ Từ thực tiễn để dẫn vào vấn đề cần chứng minh

Cách viết Thân bài:

+ Chú ý viết tuần tự từng đoạn, lựa chọn các từ ngữ, câu kết nối, chuyển tiếp giữa các phần, các đoạn. Đối với văn lập luận chứng minh, ta thường gặp các từ ngữ chuyển tiếp như: Thật vậy,...; Quả đúng như vậy,...; Có thể thấy rõ...; Điều đó được chứng tỏ...

+ Khi phân tích lí lẽ, cần chú ý tính lôgic, chặt chẽ;

+ Khi đưa dẫn chứng cần tập trung phân tích những biểu hiện tiêu biểu, gắn với luận điểm, lí lẽ của mình, không nên kể lể dài dòng.

Cách viết Kết bài:

+ Người ta thường sử dụng những từ ngữ để chuyển ý khi kết bài như: Tóm lại...; Như vậy...; Đến đây, có thể khẳng định...

+ Chú ý sự hô ứng giữa Mở bài và Kết bài: Mở bài theo cách nào thì Kết bài cũng phải theo cách ấy.

4. Đọc lại và sửa chữa

- Kiểm tra lại cách diễn đạt, cách dùng các từ ngữ lập luận, các từ ngữ chuyển tiếp,...

- Soát các lỗi về chính tả, dùng từ, viết câu,...

II. Luyện tập

Câu hỏi (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Gợi ý: So sánh ở từng khía cạnh để nhận biết sự giống và khác nhau giữa các đề.

Về yêu cầu: cùng là chứng minh tính đúng đắn của một luận điểm.

Về vấn đề cần chứng minh, hãy so sánh về nội dung và cách biểu đạt. Suy cho cùng thì ý nghĩa của câu tục ngữ và bài thơ trên không khác nhau. Nhưng phải lưu ý sự khác nhau về cách biểu đạt. Câu có công mài sắt nói về vai trò của ý chí, nghị lực một cách gián tiếp thông qua hình ảnh mài sắt thành kim. Bài thơ của Hồ Chí Minh, vừa trực tiếp nói về ý chí, nghị lực, sự bền bỉ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 ngắn gọn, hay khác:

Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh

Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Soạn bài Viết bài tập làm văn số 5 – Văn lập luận chứng minh

Soạn bài Ý nghĩ văn chương

  • Ngữ pháp tiếng anh hay nhất

CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH

Theo đ văn: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

a) Xác định vêu cầu chung của đề.

Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn

b) Câu tục ngữ khẳng định điều gì?

- Chí là hoài bão, ý chí, nghị lực, sự kiên trì

- Ai có chí thì sẽ thành công.

c) Chứng minh:

- Về lí lẽ: Bất cứ việc gì như việc học ngoại ngữ nếu không kiên tâm thì có học được không?

Nếu gặp khó khăn mà không có ý chí vượt lên thì không làm được gì?

- Về thực tế là những tấm gương tiêu biểu (đọc lại bài văn Đừng sự vấp ngã để lấy dẫn chứng).

2. Lập dàn bài

a)   Mở bài: Câu tục ngữ đúc rút một chân lí: có ý chí, nghị lực trong cuộc sống sẽ thành công.

b) Thân bài:

- Xét về lí:

+ Chỉ cho con người vượt trở ngại.

+ Không có chí sẽ thất bại.

- Xét về thực tế:

+ Những tấm gương thành công của những người có chí.

+ Chí giúp con người vượt qua những chướng ngại lớn

c) Kết bài:

- Phải tu dưỡng chí.

- Bắt đầu chuyện nhỏ sau này là chuyện lớn.

3. Viết bài Đọc kĩ SGK trang 49, 50.

LUYỆN TẬP

Cả hai đề văn đều rất giống chân lí ở hài văn mẫu. Đó là “Có chí thì nên". Tuy nhiên cách thức diễn đạt khác nhau.

Đề 1: Lấy một hành động của ý chí làm nguyên nhân "có công mùi sắt" là “có chí” . Và một kết quả cụ thể “có ngày nên kim" tức là “thì nên”.

Đề 2: Hai dòng đầu nói rõ hơn câu tục ngữ.

Hai dòng sau  dùng  bằng chứng để thấy khả năng kì diệu của “chí”

dayhoctot.com