Sống vì bản thân là gì

Đôi khi, bạn được hỏi về cảm nhận đối với ý kiến hoặc ý tưởng của đồng nghiệp. Trong khi những người khác đều tấm tắc khen ngợi: “Quả là một ý kiến tuyệt vời”, bạn cũng nói rằng: “Đây đúng là một ý kiến hay” mặc dù bản thân bạn cảm thấy ý kiến này còn nhiều sai sót và chưa thật sự tốt.

Nếu bạn miễn cưỡng đồng ý với những điều mà bản thân cho là chưa ổn chỉ để làm vui lòng người khác, bạn đang vô tình tự đẩy mình và cả người khác vào nhiều bế tắc trong tương lai. Nếu ý kiến của người khác thật sự có vấn đề, bạn sẽ khiến cho bạn và cả người đó gặp nhiều rắc rối khi không chịu nói ra những điểm sai này để họ rút kinh nghiệm. Đôi khi việc chỉ ra những khuyết điểm lại chính là điều người khác cần ở bạn, chứ không phải cứ gật đầu đồng ý hùa theo.

Gặp khó khăn trong việc xác định mong muốn của bản thân

Những người sống vì người khác quá nhiều thường khó nhận ra những điều mà họ thật sự mong muốn. Sở dĩ như vậy là vì họ chọn cách bỏ qua những suy nghĩ của bản thân để chiều theo mong muốn của những người xung quanh. Dần dần, họ mất phương hướng và không biết rõ mình cần gì hoặc thật sự muốn gì.

Đôi khi, những người này không dám nói lên cảm xúc thật của mình, mặc dù rất muốn người khác lắng nghe. Ví dụ như, bạn thường tránh nói với đồng nghiệp rằng họ làm bạn cảm thấy mệt mỏi và phải tự động viên mình bằng câu: “Họ không cố ý mà. Nếu mình nói vậy, mình sẽ làm họ bị tổn thương”. Thế nhưng, vô tình bạn đang phủ nhận một thực tế quan trọng rằng: Họ mới chính là người làm tổn thương bạn.

Người sống vì người khác quá nhiều luôn là người cho đi

Có phải bạn luôn thích trao đi hơn là nhận lại? Quan trọng hơn, có phải bạn cho đi vì để nhận được sự yêu quý của những người xung quanh?

Những người sống để làm hài lòng người khác thường có xu hướng thích cho đi, Myers giải thích: “Sự hy sinh có thể nuôi dưỡng ý thức về bản thân, tuy nhiên đôi khi cũng có thể dẫn đến chủ nghĩa tử vì đạo”. Bạn cứ cho đi và cho đi, với hy vọng rằng mọi người có thể đền đáp sự cho đi đó bằng tình yêu và sự trân trọng mà bạn khao khát.

Tuy nhiên, bạn không biết rằng, người khác đôi khi chỉ đang yêu thích những việc mà bạn làm cho họ, chứ không phải đang yêu thích con người thật của bạn. Và như thế, họ càng dễ dàng thất vọng hơn khi bạn không thực hiện được mọi việc như họ mong đợi.

Bạn không hề có thời gian rảnh rỗi

Việc bận rộn bình thường không đồng nghĩa với việc bạn là một người sống vì người khác quá nhiều. Nhưng hãy quan tâm đến cách bạn dùng thời gian rảnh của mình như thế nào. Sau khi thực hiện hết các trách nhiệm thiết yếu của bản thân như làm việc, làm việc nhà, chăm sóc con thì bạn làm gì? Bạn dành bao nhiêu thời gian cho việc nghỉ ngơi và những sở thích của bản thân?

Hãy nghĩ đến lần cuối cùng bạn dành thời gian cho bản thân mình xem. Liệu bạn đã từng trải qua những khoảnh khắc đó chưa? Nếu bạn không thể nhớ nổi những thời điểm như vậy, bạn có thể đã dành quá nhiều thời gian cho những người xung quanh thay vì chính bản thân đấy.

Tranh cãi và xung đột làm bạn khó chịu

Sống vì bản thân là gì

Những người sống vì người khác quá nhiều thường rất sợ những cơn tức giận. Điều này cũng khá hợp lý, bởi vì giận dữ đồng nghĩa với việc: “Tôi cảm thấy không hài lòng”. Nếu mục tiêu của bạn là giữ cho mọi người vui vẻ thì tức giận cũng đồng nghĩa với thất bại trong việc làm họ vui lòng.

Để tránh những cơn tức giận này, bạn có thể phải xin lỗi rối rít hoặc làm những điều mà bạn nghĩ sẽ khiến họ cảm thấy vui, ngay cả khi họ không thật sự nổi giận với bạn.

Đôi khi, bạn cũng sợ xung đột giữa những người xung quanh ngay cả khi việc đó chẳng hề liên quan gì đến bạn. Ví dụ như hai người bạn thân của bạn cãi nhau, bạn sẽ tìm cách giúp họ làm hòa, bởi vì bạn sợ rằng mâu thuẫn đó sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn và họ.

Suy nghĩ cho người khác là một việc không hề xấu, tuy nhiên sống vì người khác quá nhiều mà quên đi chính mình lại vô tình khiến bạn dần đánh mất bản thân và trở nên phụ thuộc. Thay vì chiều theo mọi ý kiến của những người xung quanh, bạn cần cân bằng giữa những mong muốn của mình và của họ để vừa giữ được chính kiến của bản thân, vừa nhận được sự tín nhiệm của người khác.

Trong cuộc sống mỗi người đều có những nỗi niềm ưu tư khác nhau, không một ai kể cả tỷ phú dám khẳng định mình là người hạnh phúc tuyệt đối.

Bố mẹ tôi không phải giàu có trong xã hội nhưng đều có công việc tốt, tôi và em trai cũng có việc ổn định. Rồi em tôi sa đà vào con đường cờ bạc, bố mẹ vì thương con nên bao lần trả nợ giúp. Em có vợ và hai con rồi mà chẳng bao giờ trưởng thành được. Cách đây vài năm bố mẹ tôi đã bán nhà và xe cộ để trả nợ cho em trai.

Sau đó bố mẹ cố gắng xây lại được căn nhà mới, mua lại được chiếc xe, những tưởng cuộc sống có thể bắt đầu lại nhưng tôi phải chịu sự mất mát lớn của đời người, đó là sự ra đi đột ngột của mẹ. Ai đã trải qua những giây phút mất mát người thân mới hiểu được nỗi đau này. Có những sự thật đau lòng mà ta phải đối diện, chấp nhận. Tôi từng hỏi sư thầy, tại sao mẹ con, một Phật tử ăn chay trường, sống tốt, được mọi người yêu mến lại ra đi vội vàng như vậy, chưa kịp nói lời cuối với con cháu. Thầy có nói: "Mẹ con đã trả hết nợ đời, ra đi thanh thản không còn luyến tiếc gì, vì lúc ra đi đã rơi vào hôn mê không còn đau đớn gì". Khi đang viết những dòng tâm sự này, chuyện xảy ra cách đây vài năm nhưng tôi vẫn nhớ như in giờ phút đó.

Những lời nói của thầy giúp tôi hiểu rằng, dù khi đó mẹ có được cứu sống thì đến ngày hôm nay vẫn khổ tâm bởi đứa con trai hư hỏng. Đến giờ em tôi vẫn không ngừng cờ bạc và nợ, bố cũng không ngừng trả nợ, một vòng luẩn quẩn không bao giờ hết dù tôi chưa bao giờ ủng hộ quyết định trả nợ cho em trai của bố. Có ai từng trải qua những ngày tháng stress khi phải đối mặt với chủ nợ? Ban đầu họ chỉ đến tìm em tôi, nhưng cứ đến giờ cơm chiều là tôi thấy bất an, chuông cửa liên tục kêu, tôi phải gặp và trả lời không biết bao lần, thậm chí camera máy tính cũng phải bật suốt ngày đêm.

Sau những ngày căng thẳng đó, giờ tôi lại thấy vô cùng bình yên và thanh thản trong tâm hồn. Tôi là thế hệ 8x đời giữa, chọn cuộc sống độc thân, tận hưởng cuộc sống, không có trách nhiệm với chồng con. Tôi sẽ sống cho mình được nhiều hơn và cũng có thời gian chăm lo cho bố. Tôi có công việc khá tốt, đủ để phục vụ niềm vui phù phiếm của các cô gái; có thể thoải mái mua sắm quần áo, son phấn mà không phải suy nghĩ tính toán, tuy nhiên công việc chiếm nhiều thời gian và khá áp lực. Tôi hiện tại sống nhẹ nhàng và bình yên, chẳng còn thích bon chen sân si với đời. Trải qua biến cố tôi hiểu rằng, trong cuộc sống không phải cái gì mình muốn và đấu tranh là được, giống như tôi muốn mẹ được cứu chữa, muốn em ngoan ngoãn, đâu phải cứ cưỡng cầu là được.

Tôi thích đi du lịch, tìm về thiên nhiên các nơi vắng vẻ chứ không thích các nơi ồn ào náo nhiệt. Dù cuộc sống bên ngoài có ồn ã nhưng tôi thích được ở một mình hơn. Tất nhiên các cuộc vui bên ngoài hay các hoạt động liên quan đến tập thể tôi vẫn tham gia và nhiệt tình. Mọi người khen tôi làm tốt công việc chuyên môn, hình thức ở mức trung bình nhưng ra ngoài cũng biết ăn mặc trang điểm nên được khen trẻ trung xì tin. Với tôi, cuộc sống giờ đơn giản, ngày đi làm tốt công việc, tối về hầu như chỉ ở nhà, cũng không có nhu cầu đi ra ngoài nhiều, thỉnh thoảng giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, quan tâm đến những người thân yêu nhiều hơn.

Với hạnh phúc riêng của mình, nếu may mắn gặp người đem lại cảm xúc, tôi sẽ cứ yêu thôi, muốn hư hỏng một chút, sống bản năng một chút, bước ra khỏi vùng an toàn quá lâu của bản thân. Đối với tôi, cuộc sống là vô thường, không ai biết được ngày mai ra sao, biết mình có được sống đến già không, hãy cứ làm điều mình muốn, miễn không ảnh hưởng pháp luật và quyền lợi của ai hết. Đến khi bài tâm sự này được đăng, tôi sẽ đánh dấu bằng một hình xăm, điều mà tôi thích nhưng chưa dám làm vì rất sợ đau.

Nếu không gặp được người có tư tưởng giống mình, tôi sẽ suy nghĩ về việc tìm một nơi yên bình để tận hưởng cuộc sống an yên khi về già. Dù đang sống ở thành phố nhưng tôi rất thích cuộc sống yên bình ở nông thôn, một ngôi nhà nhỏ, xung quanh là ruộng vườn, trồng rau nuôi gà, bởi tôi cũng chẳng có nhu cầu cao về cuộc sống. Cụ thế nơi tôi yêu thích nhất là Ninh Bình, vùng đất vô cùng yên bình và nhiều cảnh đẹp; hoặc dải đất miền Trung, nơi đất đai còn rẻ và nhiều. Cám ơn mọi người đã đọc, chúc các bạn luôn sức khỏe và bình an.

Mục đích của việc sống vì mọi người là gì?

Khi sống vì người khác, chúng ta sẽ trở nên vị tha hơn, qua đó tự hoàn thiện bản thân để trở thành người tốt, có ích cho xã hội. Sống vì người khác phải xuất phát từ sự tự nguyện của bản thân, chứ không thể sự giúp đỡ qua lại hay ban phát, làm như vậy sẽ mất đi ý nghĩa tốt đẹp vốn có của nó.

Thế nào là sống vì mọi người?

Sống vì mọi người có vẻ một việc làm tốt, nhưng không có nghĩa bạn cần làm tất cả mọi thứ để làm vui lòng những người xung quanh. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khi cứ phải chiều lòng người khác, hãy trò chuyện với các chuyên gia tâm lý để được tư vấn những cách có thể khiến bạn trở nên hạnh phúc hơn.

Sống có trách nhiệm với bản thân là gì?

Sống có trách nhiệm là biết hành xử đúng đắn, biết phân biệt phải trái, biết đối nhân xử thế, giữ lời hứa, dám làm dám chịu hậu quả, tích cực và tự giác thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động làm những việc cần làm, không né tránh hay thờ ơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, ý thức đúng đắn về trách nhiệm của ...

Trưởng thành là khi tôi biết sống vì người khác là gì?

Trưởng thành đó chính là khi ta biết quan tâm thực sự một ai đó, lo lắng cho ai đó. Đó cũng là khi ta trở thành chỗ dựa tinh thần cho những người xung quanh cũng như chính bản thân bạn.