Stop loss và take profit là gì năm 2024

Stop Loss và Take Profit là 2 lệnh giao dịch cơ bản nhất mà nhà đầu tư cần ghi nhớ trước khi đầu tư chứng khoán. Nó cho phép nhà đầu tư tạm ngưng một giao dịch nhằm cắt lỗ hoặc chốt lời. Để cụ thể hơn, hãy cùng The Brokers tìm hiểu Stop Loss là gì - Take Profit là gì dưới đây nhé!

1. Stop loss là gì?

a. Định nghĩa

Stop Loss (SL) còn được gọi là lệnh dừng lỗ, lệnh cắt lỗ giao dịch tự động. Đây là lệnh cơ sở chứng khoán được Trader đặt sẵn để giảm thiểu rủi ro khi mở một giao dịch. Lệnh Stop Loss không phải bắt buộc, nhưng được khuyến khích đặt. Mục đích đặt Stop Loss là giúp nhà đầu tư quản lý rủi ro, đảm bảo mức thua lỗ không vượt quá giới hạn.

Với mỗi lệnh giao dịch, Trader cần xác định sẵn mức rủi ro về giá mình có thể nhận. Tại đó, đặt lệnh cắt lỗ tự động để tránh việc thua lỗ vượt quá giới hạn. Khi thị trường đi sai hướng dự đoán, giá chạm đến điểm Stop Loss thì lệnh sẽ tự động đóng để hạn chế thua lỗ.

  • Đối với lệnh Buy, SL được đặt thấp hơn điểm vào lệnh và thường nằm dưới vùng hỗ trợ.
  • Đối với lệnh Sell, SL được đặt cao hơn điểm vào lệnh và thường nằm trên vùng kháng cự.
    Stop loss và take profit là gì năm 2024
    Lệnh Stop Loss giúp nhà đầu tư cắt lỗ tự động để hạn chế rủi ro

b. Ý nghĩa

Stop Loss không có tác dụng hồi lại khoản tài sản đã mất khi thị trường đi sai hướng. Tuy nhiên, nó giúp các hoạt động giao dịch diễn ra thuận lợi hơn.

  • Đặt Stop Loss để quản lý rủi ro và ngăn chặn cháy tài khoản. Thị trường chứng khoán luôn biến động, các Trader hầu như không thể đảm bảo việc theo dõi thị trường toàn thời gian. Khi này, Stop Loss được đặt để tự động ngưng giao dịch khi thị trường đi sai dự đoán. Điều này đặc biệt hữu ích khi giúp để giúp các nhà đầu tư quản lý rủi ro. Hạn chế việc cháy tài khoản do không cắt lỗ kịp thời.
  • Đặt Stop Loss để loại bỏ yếu tố tâm lý. Nhiều nhà giao dịch mới hoạt động thường lo sợ các xu hướng đảo chiều. Vì vậy để tránh nỗi sợ này ảnh hưởng đến tâm lý, tạo ra các tư tưởng “gồng lỗ”. Trader cần tính toán mức rủi ro có thể chấp nhận và đặt giới hạn SL.
  • Đặt Stop Loss giúp tiết kiệm thời gian. StopLoss tự động đóng lệnh khi đặt giới hạn thua lỗ. Nhờ đó, nhà đầu tư không phải tốn thời gian theo dõi xu hướng, canh thời điểm đóng lệnh. Sau đó, bạn có thể yên tâm làm các công việc khác.
    Stop loss và take profit là gì năm 2024
    Đặt Stop Loss để cắt lỗ khi thị trường biến động bất thường

c. Cách tính lệnh stoploss

Tùy theo khả năng chịu rủi ro và kế hoạch giao dịch mà Trader có thể tính lệnh Stop Loss khác nhau. Ví dụ:

Tính lệnh SL bằng phân tích kỹ thuật. Dựa trên các chỉ số của vùng kháng cự, vùng hỗ trợ,... Hay sử dụng các mô hình giá, chỉ báo kỹ thuật MA, BB (Bollinger Band),... Nhà đầu tư có thể tính toán điểm cắt lỗ hợp lý khi giao dịch.

  • Với giao dịch mua (BUY), mức cắt lỗ nằm bên dưới vùng hỗ trợ hoặc ở dưới chỉ báo BB, MA một vài pip.
  • Với giao dịch bán (SELL), mức cắt lỗ nằm trên vùng kháng cụ hoặc phía trên đường chỉ báo BB, MA một vài Pip. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mô hình giá để dự đoán thị trường và đặt điểm SL hợp lý.
    Stop loss và take profit là gì năm 2024
    Tính điểm cắt lỗ bằng phân tích kỹ thuật hoặc theo phân tích cơ bản

Tính lệnh SL bằng phân tích cơ bản. Các phân tích cơ bản thường được đưa ra dựa trên tin tức về thị trường. Từ đó, nhà giao dịch có thể dự đoán xu hướng và tính mức Stop Loss.

  • Tính mức cắt lỗ dựa vào tổng số vốn hiện tại. Điểm cắt lỗ được khuyến khích đặt ở khoảng 1% - 2% tổng số vốn hiện tại. Đây là mức rủi ro tối ưu nhất dành cho các nhà giao dịch mới chưa có nhiều cơ hội hoạt động và nắm bắt thị trường.
  • Tính mức cắt lỗ dựa trên biến động thị trường. Dựa theo mức độ biến động của thị trường, Trader có thể xem xét đặt mức SL phù hợp. Thị trường biến động mạnh, đặt điểm Stop Loss lớn. Thị trường biến động nhẹ, đặt điểm Stop Loss nhỏ, gần hơn với điểm vào lệnh.

d. Cách đặt lệnh stop loss

Stop Loss là cách tốt nhất để nhà đầu tư quản lý rủi ro và bảo vệ tài khoản khỏi sự biến động của thị trường. Dưới đây là 4 bước cơ bản để giúp bạn đặt Stop Loss. Ngoài ra, chúng tôi có đưa ra ví dụ phía dưới để bạn đọc tham khảo thêm.

  • Bước 1: Xác định điểm vào lệnh, mở giao dịch sau khi phân tích thị trường.
  • Bước 2: Xác định vị trí đặt Stop Loss dựa trên vị thế giao dịch.
  • Bước 3: Xác định mức rủi ro có thể chấp nhận và tính toán khối lượng cụ thể.
  • Bước 4: Cài lệnh, đặt lệnh Stop Loss.

e. Ví dụ

  • Bước 1: Xác định điểm vào lệnh.

Phân tích biểu đồ giá khung giờ H1, ta thấy xuất hiện mô hình vai đầu vai. Giá thị trường khi này phá vỡ Neckline và đi xuống, các đuôi nến đều từ chối tăng giá. Điều này chó thấy thị trường chuẩn bị đảo chiều từ tăng sang giảm. Hơn nữa, biểu đồ có xuất hiện nến Doji thân dài, sau đó là một nến giảm mạnh. Nhà đầu tư quyết định vào lệnh SELL tại mức 1,08448 USD.

Stop loss và take profit là gì năm 2024
TP và SL là gì? - Biểu đồ giá và ví dụ cách đặt Stop Loss trong chứng khoán

  • Bước 2: Xác định điểm đặt SL.

Sử dụng mô hình vai đầu vai làm điểm tựa, nhà đầu tư có mức Stop Loss được đặt dựa trên phía vai phải của mô hình. Điểm Stop Loss đặt tại mức 1,08852.

Như vậy, số Pip rủi ro được tính bằng: Điểm đặt Stop Loss - Điểm vào lệnh = 1,08852 - 1.08448 = 0,0404, tức khoảng 40,4 pips.

  • Bước 3: Tính khối lượng tiền thua lỗ tối đa và khối lượng tiền vào lệnh.

Giả sử, tổng tài sản vốn là 5000 USD, tỷ lệ SL là 2% khi này mức thua lỗ tối đa là 100 USD. Dựa trên 40,4 pips nhà đầu tư có thể tính khối lượng tiền vào lệnh giao dịch. Công thức là:

Số tiền thua lỗ = Khối lượng (Lot) x Đơn vị Lot tiêu chuẩn x Số Pip thua lỗ x giá trị Pip trên một đơn vị tiền tệ.

Trong đó:

  • Số tiền thua lỗ là 100 USD.
  • Đơn vị Lot tiêu chuẩn với cặp tiền là 100.000 (Giá sử).
  • Số pip thua lỗ tính là 40,4 pips.
  • Giá trị pip trên một đơn vị tiền tệ là 0.0001 USD.

\=> Ta có khối lượng vào lệnh là 0,25 Lot.

  • Bước 4: Vào lệnh giao dịch.

Sau khi tính toán ra các khối lượng tiền và mức Stop Loss để vào lệnh, Dựa trên nền tảng giao dịch, nhà đầu tư sẽ mở lệnh giao dịch tương ứng.

f. Những sai lầm cần tránh

  • Quên đặt mức cắt lỗ SL: Một số nhà giao dịch mới hoạt động và chưa có nhiều kinh nghiệm giao dịch hay bỏ quên một số chi tiết nhỏ. Tuy nhiên, việc bỏ quên mức cắt lỗ hoàn toàn không được khuyến khích. Nếu đây là sai lầm vô tình, nhà đầu tư cần giải quyết nó bằng cách liên tục theo dõi thị trường. Hoặc đơn giản hủy bỏ giao dịch và chịu mất một khoản phí.
  • Đặt điểm cắt lỗ quá gần (Hoặc quá xa): Mức SL giúp nhà giao dịch hạn chế việc mất thêm tiền khi thị trường biến động bất thường. Tuy nhiên, nếu trader tính toán và đặt mức SL quá gần so với điểm vào lệnh. Giao dịch có nguy cơ đóng lại sớm, do giá quét qua. Tương tự khi đặt mức SL quá xa. Đây có thể không phải điểm cắt lỗ quá phù hợp với nhà đầu tư. Việc đặt giới hạn cắt lỗ không có điểm tựa làm tăng mức thua lỗ không đáng có.
  • Thả tự do Stop Loss: Kể cả những nhà đầu tư giỏi nhất cũng khuyến khích Trader nên đặt mức Stop Loss để quản lý rủi ro. Tuy nhiên, một số nhà đầu tư quá tự tin với khả năng giao dịch của bản thân vẫn thường bỏ qua giới hạn cắt lỗ. Điều này cực kỳ nguy hiểm và chỉ làm tăng mức rủi ro không đáng có.
    Stop loss và take profit là gì năm 2024
    Nhà đầu tư nên tính toán kỹ và đặt mức SL để quản lý rủi ro - SL TP là gì?

2. Take profit là gì?

Bên cạnh lệnh cắt lỗ tự động khi giao dịch, nhà đầu tư cũng có thể tìm hiểu thêm về lệnh chốt lời tự động ở dưới đây. Tuy không phải là những giới hạn bắt buộc phải đặt. Nhưng Take Profit có thể đem lại nhiều lợi ích giúp hoạt động giao dịch diễn ra hiệu quả hơn.

a. Định nghĩa

Take Profit (TP) là lệnh chốt lời tự động khi giao dịch chứng khoán. Theo đó, dựa vào những dự đoán về thị trường, nhà đầu tư sẽ tính toán và đặt mức chốt lời chứng khoán phù hợp. Tránh bỏ lỡ một mức giá tốt trước khi thị trường đảo chiều.

Mức TP đảm bảo giao dịch tự động đóng khi có mức giá tốt và chốt lời tự động cho người chơi. Trong trường hợp giá thị trường không chạm mức TP, giao dịch vẫn được duy trì. Nhà giao dịch có thể xác định lệnh Take Profit dựa trên các vùng tranh chấp, công cụ Fibonacci hoặc tỷ lệ R:R.

Stop loss và take profit là gì năm 2024
Take Profit trong chứng khoán tự động chốt lời khi giá đạt mức dự tính

b. Ý nghĩa

Hai lệnh cơ sở cắt lỗ chốt lời thường được Trader sử dụng đồng thời như một nguyên tắc giao dịch bắt buộc phải có. Theo đó, SL giúp nhà đầu tư quản lý mức rủi ro. Lệnh TP giúp quản lý vốn và chốt lời tự động. Ngoài ra, lệnh Take Profit cũng được đặt để đảm bảo một số mục đích khác.

  • Take Profit giúp quản lý lệnh tự động: Phần lớn các nhà đầu tư chứng khoán đều coi công việc giao dịch là “nghề tay trái”. Vậy nên, việc sử dụng lệnh TP giúp họ tránh được hàng giờ đồng hồ ngồi trước màn hình. Take Profit giúp giao dịch tự động đóng cửa ngay khi chạm mức giá kỳ vọng. Số tiền lời sẽ tính trực tiếp và tài khoản giao dịch.
  • Hạn chế sự ảnh hưởng của cảm xúc, tâm lý giao dịch: Nhà đầu tư cổ phiếu thường rất dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý giao dịch. Đặc biệt là khi đang “gồng lỗ, gồng lãi”. Mặc dù, giá đã đạt mức mong muốn nhưng nhà đầu tư vẫn cố gắng chờ đợi giao dịch tăng thêm và bỏ qua cơ hội chốt lời lý tưởng. Sự tiếc nuối này ảnh hưởng rất lớn lên các giao dịch sau đó. Nên, việc đặt các mức chốt lời nhằm đảm bảo giao dịch được thực hiện theo đúng kế hoạch. Hạn chế các giao dịch tiêu cực bị ảnh hưởng bởi tâm lý.
  • Take Profit giúp nhà đầu tư quản lý vốn hiệu quả: Không nhà đầu tư nào muốn vô tình bỏ lỡ một cơ hội chốt lời, hay một cơ hội cắt lỗ tốt. Do đó, để hạn chế tỷ lệ rủi ro mất vốn, nhà đầu tư cần tính toán kỹ và luôn giữ 2 mức SL và TP ở xung quanh điểm vào lệnh. Trong một kế hoạch đầu tư dài hạn, hai mức chốt lời cắt lỗ giúp nhà đầu tư dễ quản lý nguồn vốn, giới hạn khối lượng tài sản có thể thua lỗ và tính trước số tiền lãi có thể thắng. Đây là những yếu tố chủ đạo để Trader phát triển và hoạt động lâu dài trên thị trường.
    Stop loss và take profit là gì năm 2024
    Lệnh Take Profit giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ cơ hội chốt lời tốt - Tp trong coin là gì?

c. Cách đặt Take Profit

Tùy thuộc theo trường phái phân tích mà bạn đang theo đuổi, dưới đây là 3 điểm tựa quan trọng giúp bạn đọc hình dung rõ hơn về cách xác điểm Take Profit. Bao gồm: Đặt TP theo công cụ phân tích kỹ thuật (Trendline, kênh giá, mô hình giá); Đặt TP theo tỷ lệ R:R (tin tức thị trường); Và đặt TP theo Fibonacci.

  • Đặt Take Profit dựa trên các công cụ phân tích kỹ thuật.
    • Trendline và kênh giá: Nhà đầu tư có thể sử dụng các đường Trendline và kênh giá để tìm kiếm điểm vào lệnh, điểm chốt lời và cắt lỗ hiệu quả. Cụ thể sau khi đã chọn được vị thế vào lệnh. điểm Take Profit được đặt cách điểm vào lệnh một khoảng từ đáy gần nhất đến đỉnh gần nhất trước đó.
      Stop loss và take profit là gì năm 2024
      Cách đặt lệnh TP với đường Trendline và kênh giá
  • Đặt TP dựa theo mô hình nến. Nhà đầu tư cần xác định xu hướng thị trường, và tìm điểm vào lệnh tiềm năng. Khi đó, TP sẽ được đặt cách điểm vào lệnh một đoạn bằng với chiều cao của mô hình giá.
    Stop loss và take profit là gì năm 2024
    Đặt TP dựa trên phân tích kỹ thuật từ các mô hình giá - TP trong Forex là gì?
  • Đặt TP theo tỷ lệ R:R (Tỷ lệ rủi ro / Lợi nhuận).

Chiến thuật quản lý rủi ro Risk Reward (R:R). Trong đó, Tỷ lệ rủi ro là khoảng cách từ điểm chốt lời đến điểm cắt lỗ. Lợi nhuận được tính từ điểm vào lệnh đến mức chốt lời. Tỷ lệ này phụ thuộc khá nhiều vào mức độ chịu rủi ro của mỗi Trader.

Theo đó, tỷ lệ R:R có thể tự đặt ở giữa mức 1:2, 1:3,... Tức tiền lời khi này sẽ gấp 2 đến 3 lần mức tiền lỗ. Nếu bạn có một kỳ vọng và dự đoán chính xác rằng giá sẽ tăng và đã có chiến thuật quản lý vốn tốt. Dưới đây là tỷ lệ R:R 1:3 mà bạn có thể tham khảo thêm.

Stop loss và take profit là gì năm 2024
Đặt TP theo tỷ lệ Risk Reward 1:3- SL và TP là gì?

  • Đặt TP dựa theo Fibonacci.

Dựa theo Fibonacci, nhà đầu tư có thể đặt các mức chốt lời từ 50%, 78,6%, hoặc chốt lời gấp đôi, gấp 3. Tuy nhiên, chỉ số Fibonacci cung cấp khá ít dữ liệu, nhà đầu tư cần kết hợp thêm các chỉ báo kỹ thuật khác để xác định xu hướng thị trường và tìm vị thế vào lệnh phù hợp trước khi đặt TP.

Stop loss và take profit là gì năm 2024
Kết hợp Fibonacci để tính TP trong chứng khoán - Lệnh TP/SL là gì?

d. Ví dụ

Ví dụ về cặp tiền Đô la Mỹ và Yên Nhật đang tăng trưởng theo xu hướng chính. Nhà đầu tư vào lệnh Buy khi 2 đường MA12 và M28 giao nhau và tạo 1 đáy Sideway nhỏ. Vào lệnh Buy tại điểm 129,942. Khi đó, nhà đầu tư xác định một số mức giá quan trọng sắp đi qua là 78,6%, 100%, 168%, 268%… TP khi này có thể đặt ở hai mốc trung với vùng 168% hoặc 218%.

Stop loss và take profit là gì năm 2024
Ví dụ về cách tính TP khi giao dịch với cặp tiền Đô la Mỹ / Yên Nhật.

Trên đây là những kiến thức và ví dụ rất chi tiết về 2 lệnh Stop Loss và Take Profit trong chứng khoán. Mong rằng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về Stop Loss là gì - Take Profit là gì. Ngoài ra, nếu có bất cứ vấn đề hay câu hỏi nào khác, xin hãy để lại một bình luận ở phía dưới để cùng bàn luận thêm nhé!

TP1 và TP2 là gì?

Gà TP1 có lông màu vàng xám tro đốm đen, có cườm cổ, da và chân màu vàng, khối lượng 2,8 kg/con. Gà TP2, TP3 có hình thức tương tự nhau, lông màu vàng nhạt đốm đen xen kẽ, mào cờ đỏ tươi, da và chân màu vàng, khối lượng gà TP2 đạt 2,9 kg/con; gà TP3 2,8 kg/con.

TP SL nghĩa là gì?

Chốt Lời và Dừng Lỗ là những cách quản lý rủi ro. Có thể dùng lệnh Chốt Lời (TP) để chốt lợi nhuận tại các thị trường biến động. Trong khi đó, lệnh Dừng Lỗ (SL) giúp hạn chế số tiền thua lỗ. Khi đặt lệnh TP/SL, tài sản sẽ được sử dụng trước cả khi kích hoạt lệnh.

Lệnh mua Take profit là gì?

Lệnh Take Profit hay còn được gọi là lệnh chốt lời. Đây là lệnh mà nhà đầu tư cài đặt sẵn trong các giao dịch theo mức lợi nhuận mong muốn của bản thân. Khi giá đi đúng hướng dự đoán và chạm đến điểm đã đặt thì lệnh sẽ được khớp ngay lập tức, nhà đầu tư sẽ thu được lợi nhuận như mong muốn.

TP SL vì thế là gì?

Lệnh Stop loss/ Take profit (lệnh chốt lời, cắt lỗ- SL/TP): là lệnh điều kiện hỗ trợ người dùng đặt lệnh đóng vị thế sau khi lệnh mở vị thế mới khớp nhằm bảo toàn lợi nhuận và giới hạn rủi ro trong mức cho phép của nhà đầu tư.