Sự hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu

Trình bày nguồn gốc và vai trò của các thành thị trung đại ở châu Âu?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

a) Nguồn gốc:

- Thế kỉ XI sức sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.

     + Trong nông nghiệp: Công cụ sản xuất cải tiến hơn, kĩ thuật canh tác tiến bộ hơn và khai hoang được đẩy mạnh, diện tích canh tác tăng, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều. Điều này dẫn đến sự xuất hiện nhiều sản phẩm dư thừa, nảy sinh nhu cầu trao đổi mua bán.

     + Trong thủ công nghiệp, quá trình chuyên môn hóa diễn ra tương đối mạnh mẽ

⇒ Trước tình hình đó, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.

- Thành thị do các lãnh chúa lập ra.

- Thành thị cổ được phục hồi

b) Vai trò

- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự cấp, tự túc, thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, tạo điều kiện thống nhất quốc gia.

- Chính trị: Thành thị ra đời góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị không chỉ là các trung tâm kinh tế, chính trị mà còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do, nhu cầu mở mang tri thức, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

→ Thành thị ra đời có vai trò rất lớn, là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại” – Mác.

Xem tiếp...

Thành thị trung đại đã được hình thành như thế nào? Cư dân sống ở đó làm những nghề gì?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

a) Sự hình thành của thành thị:

- Nguyên nhân ra đời:

     + Do sản xuất phát triển, Tây Âu xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa, thị trường buôn bán tự do.

     + Trong các ngành thủ công nghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa.

- Sự hình thành

     + Trước tình hình đó, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, thợ thủ công đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hình thành các thành thị.

     + Có những thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc được phục hồi từ những thành thị cổ đại.

b) Trong thành thị, cư dân chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân. Họ lập ra phương hội, thương hội nhằm giữ độc quyền sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, bảo vệ quyền lợi và đấu tranh chống sự áp bức và sách nhiễu của lãnh chúa địa phương.

Xem tiếp...

1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu

Sự hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu

- Từ thế kỷ III, đế quốc Rô ma lâm vào tình trạng khủng hoảng suy vong, giữa lúc ấy người Giéc man từ phương Nam tràn xuống xâm chiếm. - Năm 476, đế quốc Rô ma bị diệt vong, chế độ chiếm hữu nô lệ kết thúc, thời đại phong kiến bắt đầu ở châu Âu. - Khi vào lãnh thổ của Rô ma, người Giéc-man đã: + Thủ tiêu bộ máy nhà nước Rô ma, lập nhiều vương quốc mới như vương quốc Ang lô - Xắc xông, Phơ răng, Tây Gốt, Đông Gốt. + Chủ đất của chủ nô cũ được chia cho quý tộc và tướng lĩnh quân sự. + Tự phong các tước vị, hình thành tầng lớp quý tộc. + Ki tô giáo dần dần có vai trò và có ưu thế trong đời sống nhân dân. + Tầng lớp quý tộc và tăng lữ được hình thành có đặc quyền và giàu có, trở thành các lãnh chúa phong kiến, còn nô lệ và nông dân biến thành nông nô phụ thuộc lãnh chúa. Quan hệ sản xuất phong kiến Châu Âu hình thành.

Sự hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu

Sự hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu

Sự hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu

Sự hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu

2. Xã hội phong kiến Tây Âu Sự hình thành: - Đến giữa thế kỷ IX, phần lớn đất đai đã được quý tộc và nhà thờ chia nhau chiếm đoạt xong gọi là lãnh địa phong kiến, đây là thời kỳ phân quyền. - Chủ của lãnh địa gọi là lãnh chúa. - Lãnh địa gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. - Người sản xuất chính là nông nô, nô lệ phụ thuộc vào lãnh chúa, phải nộp tô phục dịch, cung đốn cho lãnh chúa, bị bóc lột họ đã vùng lên đấu tranh. Sự phát triển và đặc điểm kinh tế: - Kỹ thuật canh tác tiến bộ. - Quan hệ sản xuất phong kiến: lãnh chúa bóc lột nông nô. - Kinh tế tự cung tự cấp. - Mỗi lãnh địa là một đơn vị độc lập, chế độ phong kiến phân quyền. - Các lãnh chúa sống nhàn rỗi, xa hoa, họ bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. Nông nô nổi dậy đấu tranh như khởi nghĩa Giắc cơ ri ở Pháp năm 1358.

3. Sự xuất hiện thành thị trung đại

- Do sản xuất phát triển từ thế kỷ XI, nên xuất hiện tiền đề nền kinh tế hàng hóa. - Năng suất lao động tăng tạo ra nhiều sản phẩm thừa. - Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, và tách khỏi lãnh địa, hàng hóa bán ra thị trường một cách tự do, thường tập trung ở nơi đông người, các ngã ba đường, bến sông để buôn bán trao đổi, lập ra thị trấn, sao trở thành thành thị. - Trong thành thị có các thương hội và phường hội. - Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp trong thành thị đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển. - Thành thị đã xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia dân tộc. - Mang không khí tự do, mở mang trí thức, các trường đại học ra đời như Bô lô nha ( Ý ), O- xphớt (Anh), Xooc – bon ( Pháp).

Sự hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu

Sự hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu

1. Những cuộc phát kiến địa lý

Sự hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu

Nguyên nhân: - Sản xuất phát triển, nhu cầu cần nguyên liệu, thị trường, vàng bạc tăng lên. - Con đường bộ buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người Ả Rập độc chiếm. - Khoa học - kỹ thuật phát triển (Hải đồ, la bàn, tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn).

Sự hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu

*Những cuộc phát kiến địa lý lớn: - Đi a xơ (1487): vòng qua cực nam Châu Phi đến mũi Hảo Vọng. - Cô lôm bô (1492) đến một số đảo biển Ca ri bê đã phát hiện ra Châu Mỹ. - Va x- cô đơ Gama (1497) đến bờ Tây Nam Ấn Độ. - Ma gien lan (1519-1522) vòng quanh thế giới.

Sự hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu

Sự hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu

Sự hình thành nhà nước phong kiến Tây Âu

2. Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản Châu Âu - Nguyên nhân: + Kinh tế châu Âu phát triển nhanh. Tầng lớp quí tộc, thương nhân Tây Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Mĩ, châu Phi và châu Á. + Giai cấp tư sản còn cướp đoạt ruộng đất của nông dân biến thành các đồn điền. - Biểu hiện nảy sinh CNTB: + Trong thủ công nghiệp, các công trường thủ công mọc lên thay thế phường hội hình thành quan hệ chủ với thợ. + Ở trong nông nghiệp, các đồn điền trang trại được hình thành, người lao động biến thành công nhân nông nghiệp. + Trong thương nghiệp, các công ty thương mại lớn thay thế cho các thương hội. - Xã hội Tây Âu có sự biến đổi, các giai cấp mới được hình thành - giai cấp tư sản và giai cấp công nhân.

3. Phong trào Văn hóa Phục hưng

Phục hưng tinh hoa của nền văn hóa cổ Hi Lạp – Rô ma và sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản. Đặc điểm: - Phê phán giáo hội phong kiến và giáo hội. Đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kỹ thuật. - Quê hương phong trào Văn hóa Hưng là l –ta- li- a và lan nhanh sang các nước Tây Âu: + Ra bơ le là nhà văn và bác sĩ. + Đê các tơ là nhà toán học và triết học. + Lê ô na đơ Vanh xi là họa sĩ, kỹ sư. + Sếch – xpia là nhà soạn kịch. Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lãnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã suy tàn.

4. Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân


a. Cải cách tôn giáo Nguyên nhân: - Ki tô giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu, thống trị và chi phối đời sống tinh thần của xã hội Châu Âu. - Nước Đức là nơi đầu tiên nổ ra phong trào cải cách tôn giáo: Lu thơ (1483-1546) tại Đức; Can-vanh (1509-1564) tại Thụy Sĩ, sau đó lan nhanh sang Bỉ, Hà Lan, Pháp, Anh. Nội dung: cải cách, bãi bỏ thủ tục và lễ nghi phiền toái, được đông đảo nhân dân đi theo. Tác dụng: thúc đẩy và châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tôn giáo bị phân hóa thành Tân giáo và Cựu giáo. Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lãnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã suy tàn.

b. Chiến tranh nông dân Đức


Nguyên nhân: - Kinh tế thấp kém, chế độ phong kiến bảo thủ. - Người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề. - Mâu thuẫn giữa nông dân và quí tộc phát triển đến đỉnh cao.

Diễn biến:

- Lãnh tụ kiệt xuất là Tô -mát Muyn-xe: lên án gay gắt sự hủ bại của giáo hội, lên án chế độ bóc lột phong kiến, kêu gọi nông dân nổi dậy chống áp bức, tuyên truyền và xây dựng một xã hội bình đẳng cho mọi người. - Bước đầu giành thắng lợi, nhưng cuối cùng bị đàn áp nên thất bại.

Ý nghĩa: thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của quần chúng bị áp bức.