Sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ

Hormones

Hormones là những chất hóa học kì lạ sản xuất bởi các tuyến dọc khắp cơ thể và được vận chuyển trong mạch máu. Những hormones sinh lí giống nhau đều có ở cả hai giới, nhưng khác biệt về mặt lượng và sự tác động lên những phần khác nhau của cơ thể.
Testosterone là một hormones sinh lí, xuất hiện nhiều trong cơ thể của nam giới hơn phái còn lại, gây ảnh hưởng đến sự phát triển và hành vi cả trước và sau khi được sinh ra.
Testosterone, khi được tiết ra từ tử cung, dẫn đến sự phát triển của sơ quan sinh sản nam (vào tuần thai thứ 7) và tác động đến vùng dưới đồi (hypothalamus), kết quả là sự nam tính hóa trongnão bộ.
Testosterone gây ảnh hưởng rõ ràng lên hành vi nam giới như tính gây hấn, tính cạnh tranh, khả năng về không gian và thị giác (Visuospatial abilities), nhu cầu tính dục cao hơn,... Một bộ phận của vùng dưới đồi trước (an area of the hypothalamus at the base of the brain) được gọi là nhân trước thị (the sexually dimorphic nucleus) ở nam giới lớn hơn nữ giới.
Cùng lúc đó, testosterone cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của não. Não bộ được chia thành hai bán cầu, trái và phải. Bán cầu não trái ở người chuyên điều khiển các chức năng ngôn ngữ, và bán cầu não phải thiên về các kĩ năng phi ngôn ngữ và không gian.
Shaywitz et al (1995) đã chụp MRI để phân tích não bộ trong lúc những người nam và nữ hoàn tất các bài tập ngôn ngữ và nhận thấy rằng phụ nữ dùng cả hai bán cầu não, trong khi nam giới chỉ dùng bán cầu não trái.
Có vẻ như các bán cầu não ở nam hoạt động độc lập hơn so với giới còn lại, và testosterone đã ảnh hưởng đến sự phát triển thuận bên này (lateralization).

Nghiệm chứng

Tác động của testosterone đã được xác nhận trong các nghiên cứu động vật.
Quadango et al. (1977) phát hiện rằng khỉ cái được tiếp xúc có tính toán với testosterone trong thai kì trước khi được sinh ra sẽ có xu hướng nô đùa thô bạo và hung dữ hơn những cá thể cái khác về sau này.
Young (1966) đã thay đổi hành vi sinh lí của cả chuột đực lẫn chuột cái bằng cách điều khiển lượng hormones đực và cái mà các cá thể nhận được trong giai đoạn đầu phát triển
Sự khác biệt về sinh học giữa nam và nữ

Chúng bộc lộ các hành vi tính dục "ngược" và những tác động đấy không thể thay đổi. Một số trạng thái vô sinh ở chuột cũng bị ảnh hưởng bởi sự tiếp xúc với testosteron xung quanh thời điểm sinh. Những trạng thái này bao gồm hành vi thăm dò, sự gây hấn và nô đùa.
Young tin rằng sự tiếp túc với testosteron đã gây thay đổi lên nhân trước thị (SDN) trong não, bởi chuột đực có SDN lớn hơn chuột cái. Các thí nghiệm đã được chứng minh là cho ra kết quả giống nhau.

Đánh giá quan trọng

Bởi nghiên cứu được tiến hành trong phòng thí nghiệm nên có giá trị sinh thái thấp. Ví dụ như, trong phòng thí nghiệm, hormones được tiêm vào với liều lượng cao. Trong khi ở đời thực, hormones thường do cơ thể tự tiết vào máu với xu hướng tăng dần. Vì vậy, kết quá này không không có tính phổ quát cao với cơ chế tự nhiên ngoài phòng thí nghiệm.
Nghiên cứu này cũng dấy lên hồi chuông về vấn đề đúng đắn mặt đạo đức và/hoặc khoa học trong việc sử dụng động vật để nghiên cứu.
Cuối cùng, chính những nhà tâm lí học phải tự hỏi bản thân liệu có thể lấy mục đích biện minh cho phương tiện trong các nghiên cứu của họ. Từ đấy, chúng tôi muốn nói rằng, mọi nghiên cứu sử dụng người hay các động vật khác đều cần được xem xét về mặt giá trị của kết quả so với cái giá phải trả cho nó (về mặt đạo đức lẫn kinh tế). Tiêu chuẩn cốt lõi là lợi ích đạt được phải caohơn phí tổn. Nhưng lợi ích lại luôn hướng đến con người và thiệt hại đến động vật khác.
Chúng ta nên cảnh giác với việc mở rộng kết luận dựa trên kết quả của việc nghiên cứu động vật lên nhân loại. Bởi vì các đặc tính sinh lí (như não bộ) của loài người và các giống loài khác không tương đồng. Sự đa dạng về mặt xã hội và văn hóa loài người cũng phức tạp hơn để so với những phản xạ xã hội giữa các cá thể chuột. Hệ lụy của nó là những giá trị bên ngoài của nghiên cứu là thiếu tính chắc chắn. Tuy nhiên, một học cứu khác của Hines (1982) lại mang đến giả thuyết về tính khả thi của phổ quát hóa kết quả này lên con người.
Hines (1982) đã nghiên cứu các bé gái được sinh bởi những thai phụ được tiêm hormones nam trong thai kì để tránh việc sẩy thai. Và điều được nhận thấy là chúng hay gây sự hơn những bé gái bình thường khác. Hines kết luận rằng nhiều hơn testosteron trong tử cung đã gây ảnh hưởng đến hành vi sau này.

Khác biệt thú vị giữa nam và nữ