Sự khác nhau để khấu trừ thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt

So sánh Thuế tiêu thụ đặc biệt và Thuế giá trị gia tăng

Thuế tiêu thụ đặc biệt và Thuế giá trị gia tăng có điểm gì giống và khác nhau? Bài viết dưới đây sẽ so sánh Thuế tiêu thụ đặc biệt và Thuế giá trị gia tăng theo những tiêu chí sau đây:

Phân biệt thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Thuế giá trị gia tăng và Thuế tiêu thụ đặc biệt là gì? Sự khác nhau giữa thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt như thế nào?Sau đây, Lawkey sẽ giải đáp giúp bạn đọc như sau:

I. Văn bản hiện hành quy định về hai loại thuế

Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008

Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi bổ sung năm 2014

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12, sửa đổi bổ sung năm 2013

– Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, sửa đổi bổ sung năm 2014

– Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14

– Luật số 71/2014/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế

– Luật số 106/2016/QH13 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế

II. KHÁI NIỆM THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT VÀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Thuế tiêu thụ đặc biệt (Thuế TTĐB) là loại thuế đánh vào hành vi tiêu thụ một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ là chênh lệch giữa giá bán ra của hàng hóa, dịch vụ với giá mua vào tương ứng trong kỳ tính thuế.

Sự khác nhau để khấu trừ thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt
Phân biệt thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng

VII.Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế đánh vào giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình luân chuyển từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam.

Văn bản pháp lý

  • Luật thuế GTGT 2008 số 13/2008/QH12.
  • Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT.
  • Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Luật về thuế.
  • Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.
  • Nghị định 92/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi Luật thuế giá trị gia tăng.
  • Nghị định 209/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng.
  • Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ dung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.
  • Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.
  • Nghị định 100/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế.
  • Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CPngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng.
  • Thông tư 141/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng.
  • Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế.
  • Thông tư 193/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế giá trị gia tăng.
  • Thông tư 26/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
  • Thông tư 99/2016/TT-BTC hướng dẫn về quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng.
  • Thông tư 130/2016/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số100/2016/NĐ-CPngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các thông tư về thuế.
  • Các văn bản sửa đổi, bổ sung và hướng dẫn khác.

1. Đối tượng nộp thuế và các đối tượng liên quan

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài).

Đối tượng không chịu thuế GTGT xem chi tiết tại Phụ lục 1- Đối tượng không chịu thuế GTGT

Người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên lãnh thổ Việt Nam thông qua việc mua hàng hóa, dịch vụ với giá đã bao gồm thuế GTGT.

Đối tượng kê khai và nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT.

2. Căn cứ tính thuế GTGT

2.1. Công thức xác định thuế GTGT

Thuế GTGT

=

Giá tính thuế

x

Thuế suất thuế GTGT

2.2. Giá tính thuế

Đối tượng

Giá tính thuế

Hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh

Giá bán chưa có thuế GTGT

Hàng hóa, dịch vụ chịu thuế TTĐB

Giá bán chưa có thuế GTGT + thuế TTĐB

Hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường (BVMT)

Giá bán chưa có thuế GTGT + thuế BVMT

Hàng hóa chịu thuế TTĐB và thuế BVMT

Giá bán chưa có thuế GTGT + thuế TTĐB + thuế BVMT

Hàng hóa nhập khẩu

Giá nhập tại cửa khẩu + thuế nhập khẩu (nếu có) + thuế TTĐB (nếu có) + thuế BVMT (nếu có)

Hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho

Giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh

Sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật

0*

Hoạt động cho thuê tài sản

Số tiền cho thuê chưa có thuế GTGT

Hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm

Giá bán trả một lần chưa có thuế giá trị gia tăng, (không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm)

Gia công hàng hóa

Giá gia công chưa có thuế GTGT

Hoạt động xây dựng, lắp đặt

Giá trị công trình, hạng mục công trình thực hiện bàn giao chưa có thuế GTGT

Hoạt động kinh doanh bất động sản

Giá bán BĐS chưa có thuế GTGT – giá chuyển quyền sử dụng đất/ tiền thuế đất phải nộp NSNN

Hoạt động đại lý, môi giới, dịch vụ hưởng hoa hồng

Tiền hoa hồng nhận được chưa có thuế GTGT

2.3. Thuế suất GTGT

Có 3 mức thuế suất 0%, 5% và 10%. Trong đó thuế suất thuế GTGT 10%, áp dụng cho các đối tượng không thuộc đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 0% và đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 5%.

Chi tiết các đối tượng chịu thuế suất 0% và đối tượng chịu thuế suất 5% tại Phụ lục 2- Đối tượng chịu thuế suất thuế GTGT 0%Phụ lục 3- Đối tượng chịu thuế suất 5%

  • Nếu cơ sở kinh doanh không xác định theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
  • Đối với hàng hóa nhập khẩu thì thực hiện theo mức thuế quy định cụ thể tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.

3. Phương pháp tính thuế GTGT

Có 2 phương pháp tính thuế GTGT là khấu trừ thuế GTGT và tính trực tiếp trên giá trị gia tăng. Dựa vào các điều kiện của doanh nghiệp để xác định phương pháp tính thuế phù hợp.

3.1. Phương pháp khấu trừ thuế

Đối tượng áp dụng: Cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật:

  • Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT từ một tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh nộp theo phương pháp tính trực tiếp.
  • Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp tính trực tiếp

Xác định thuế GTGT phải nộp

Thuế GTGT phải nộp

=

Thuế GTGT đầu ra

-

Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

  • Thuế GTGT đầu ra = ∑ giá tính thuế x thuế suất (hàng hóa, dịch vụ bán ra) = tổng sổ thuế GTGT cả hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT.
  • Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định),chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu và đáp ứng các quy định sau:
  • Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
  • Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 20.000.000 đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới 20.000.000 đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới 20.000.000 đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Không được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT.

Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.

Tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tương ứng với phần trị giá từ 1,6 tỷ đồng trở xuống.

3.2. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

3.2.1. Phương pháp trực tiếp trên GTGT
Đối tượng áp dụng:
  • Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý.

Công thức xác định số thuế phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp

=

GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra

x

10%

GTGT của vàng, bạc, đá quý

=

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra

-

Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng

Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh GTGT âm của vàng, bạc, đá quý thì được bù trừ vào GTGT dương của vàng, bạc, đá quý. Nếu không có phát sinh GTGT dương hoặc GTGT dương không đủ bù trừ GTGT âm thì được kết chuyển để trừ vào GTGT của kỳ sau trong năm. Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau*.

3.2.2. Phương pháp trực tiếp trên doanh thu
Đối tượng áp dụng
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
  • Cá nhân và hộ kinh doanh.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam và các tổ chức khác chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Công thức xác định số thuế GTGT phải nộp

Số thuế GTGT phải nộp

=

Tỷ lệ %

x

Doanh thu

Tỷ lệ % quy định như sau:

Lĩnh vực hoạt động

Tỷ lệ

Phân phối, cung cấp hàng hoá

1%

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

5%

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

3%

Hoạt động kinh doanh khác

2%

Doanh thu để tính thuế GTGT: số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

4. Kê khai, nộp thuế và hoàn thuế GTGT

4.1. Trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế

Xem chi tiết tại Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC, dưới đây là một số điểm nổi bật:

  • Cáckhoản thu về bồi thườngbằng tiền, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác, trừ trường hợp nhận tiền để thực hiện dịch vụ như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo.
  • Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp:sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu tư và thương mại; môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam*.
  • Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sảnchưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xãở khâu kinh doanh thương mại.
  • Chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
  • Tài sản cố định được điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách giữa công ty mẹ và công ty con hay giữa các đơn vị thành viên cùng công ty mẹ.
  • Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp.
  • Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.
  • Nhập khẩu hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị phía nước ngoài trả lại.

4.2. Kê khai và nộp thuế GTGT

Hồ sơ khai thuế GTGT

Trường hợp áp dụng

Mẫu tờ khai

DN nộp thuế GTGT phương pháp khấu trừ

Mẫu số 01/GTGT

DN nộp thuế GTGT phương pháp khấu trừ khai cho dự án đầu tư

Mẫu số 02/GTGT

DN nộp thuế GTGT phương pháp trực tiếp trên GTGT (cơ sở có hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý)

Mẫu số 03/GTGT

DN nộp thuế GTGT phương pháp trực tiếp trên doanh thu

Mẫu số 04/GTGT

Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

Kỳ khai thuế

  • Khai thuế GTGT theo tháng áp dụng cho các đối tượng không thuộc đối tượng khai thuế GTGT theo quý, tạm tính theo từng lần phát sinh và theo từng lần phát sinh.
  • Khai thuế GTGT theo quý: Áp dụng cho người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
  • Khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo từng lần phát sinh đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh.
  • Khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh đối với thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh số của người kinh doanh không thường xuyên.

Việc thực hiện khai thuế theo quý hay theo tháng được ổn định trọn năm dương lịch và ổn định theo chu kỳ 3 năm.

Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT, nộp tiền thuế: Xem chi tiết tại mục Quản lý thuế.

4.3. Hoàn thuế GTGT

Các trường hợp hoàn thuế GTGT:

  • Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng), quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên:
  • Trường hợp trong tháng, quý số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng, quý tiếp theo;
  • Trường hợp vừa có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, vừa có hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội địa nếu sau khi bù trừ với số thuế phải nộp, số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu còn lại từ 300 triệu đồng trởlên thì cơ sở kinh doanh được hoàn thuế.
  • Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán), đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế thì số thuế GTGT đầu vào bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh tại trụ sở chính, sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.
  • Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
  • Các chương trình; dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) không hoàn lại hoặc viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo.
  • Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT.
  • Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.

VIII. Giao dịch liên kết

Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải thực hiện kê khai các giao dịch liên kết; loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.

Văn bản pháp lý

  • Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Nghị định 132 có hiệu lực ngày 20/12/2020 với nội dung cập nhật hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và Chương trình Chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS).

1. Xác định giao dịch liên kết và các bên có quan hệ liên kết

“Giao dịch liên kết” là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay,dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợplực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bênliên kết.

Các bên có quan hệ liên kết:

  • Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia
  • Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Cụ thể:

  • Quy định các trường hợp được xác định các bên có quan hệ liên kết: 11.
  • Liên kết thông qua hình thức tỷ lệ sở hữu vốn (trực tiếp/ gián tiếp): ≥ 25% vốn góp.
  • Liên kết thông qua hình thức bảo lãnh hoặc cho vay vốn: vốn vay ≥ 25% vốn góp của DN đi vay; và vốn vay ≥ 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của DN đi vay.
  • Khoản vay bao gồm các khoản vay từ bên thứ 3 được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các khoản giao dịch tài chính có bản chất tương tự.
  • Các trường hợp khác quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 132.

Nguyên tắc “Bản chất quyết định hình thức” nhằm xác định bản chất của các giao dịch liên kết để công nhận/ không công nhận các giao dịch liên kết.

2. Trách nhiệm của DN có giao dịch liên kết

Kê khai

Kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịchliên kết theo Mu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thời hạn: Cùng thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN: ngày cuối cùng của tháng thứ 03 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

Lưu giữ và cung cấp hồ sơ xác định giao dịch liên kết, bao gồm:

  • Hồ sơ quốc giacung cấp thông tin về giao dịch liên kết, chính sách và phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết được lập và lưu tại trụ sở của người nộp thuế.
  • Hồ sơ toàn cầu cung cấp các thông tin về hoạt động kinh doanh của tập đoàn đa quốc gia, chính sách và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết của tập đoàn trên toàn cầu và chính sách phân bổ thu nhập và phân bổ các hoạt động, chức năng trong chuỗi giá trị của tập đoàn.
  • Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao cung cấp các thông tin liên quan đến lợi nhuận và số thuế phải nộp của các tập đoàn đa quốc gia và các chỉ số liên quan đến hoạt động của tập đoàn.
  • Trường hợp người nộp thuế là Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ 18.000 tỷ đồng trở lên, có trách nhiệm lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
  • Người nộp thuế tại Việt Nam có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài mà công ty mẹ tối cao có nghĩa vụ lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước cư trú phải nộp cho Cơ quan thuế trong các trường hợp sau:

- Quốc gia, vùng lãnh thổ nơi Công ty mẹ tối cao là đối tượng cư trú có Thỏa thuận quốc tế về thuế với Việt Nam nhưng không có Thỏa thuận của Nhà chức trách có thẩm quyền tại thời điểm đến hạn nộp Báo cáo.

- Quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài nơi Công ty mẹ tối cao là đối tượng cư trú có Thỏa thuận giữa Nhà chức trách có thẩm quyền với Việt Nam nhưng đã đình chỉ cơ chế trao đổi thông tin tự động hoặc không tự động cung cấp được cho Việt Nam Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của tập đoàn là đối tượng cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ nước ngoài đó.

- Trường hợp tập đoàn đa quốc gia có nhiều hơn 01 người nộp thuế tại Việt Nam và Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài có văn bản thông báo chỉ định một trong những người nộp thuế tại Việt Nam nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia thì người nộp thuế được chỉ định có nghĩa vụ nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia cho Cơ quan thuế. Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp văn bản thông báo chỉ định của Công ty mẹ tối cao cho Cơ quan thuế trước hoặc vào ngày kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao của người nộp thuế.

Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được lập hàng năm và trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (ngày cuối cùng của tháng thứ 03 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính); phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan thuế.

Thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết cho Cơ quan thuế khi có yêu cầu:

Cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra: theo quy định tại Luật Thanh tra.

Trong quá trình tham vấn trước khi thanh tra, kiểm tra: không quá 30 ngày làm việc và được gia hạn thêm không quá 15 ngày làm việc nếu có lý do chính đáng.

Trường hợp được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết:

  • Người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng.
  • Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau:
  • Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thựchiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá (APA).
  • Phân phối: Từ 5% trở lên;
  • Sản xuất: Từ 10% trở lên;
  • Gia công: Từ 15% trở lên.

Người nộp thuế được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết vẫn có nghĩa vụ kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.

3. Quy định chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN trong một số trường hợp cụ thể đối với DN có giao dịch liên kết đặc thù

  • Chi phí phát sinh trong giao dịch liên kết không phù hợp với bản chất giao dịch độc lập hoặc không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.
  • Chi phí phát sinh từ một số trường hợp dịch vụ được cung cấp.
  • Chi phí lãi vay trong trường hợp vượt mức giới hạn 30% EBITDA. Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định trên. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.