Sự khác nhau giữa hóa đơn gtgt và hóa đơn bán hàng

Sự khác nhau giữa hóa đơn gtgt và hóa đơn bán hàng
Sự khác nhau giữa hóa đơn VAT và hóa đơn bán hàng

Căn cứ khoản 1 điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi bổ sung thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thi hành nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về vấn đề hóa đơn bán hàng cung ứng dịch vụ.

Có hai loại hóa đơn bao gồm: Hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn GTGT, hóa đơn VAT, hóa đơn đỏ) và hóa đơn bán hàng.

a) Hóa đơn giá trị gia tăng

Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn chính thức do Bộ Tài Chính Việt Nam ban hành áp dụng cho các tổ chức cá nhân kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ mua bán, vận tải nội địa. Đây là một loại hóa đơn dùng cho các tổ chức khai thuế và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong các trường hợp hoạt động dưới đây:

  • Bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ trong khu vực nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được xem như xuất khẩu.

Trên hóa đơn đỏ sẽ ghi các thông tin như tên, địa chỉ hay mã số thuế của hai bên bán và mua, liệt kê danh mục hàng hóa, ngày thực hiện giao dịch, tổng giá trị hàng hóa dịch vụ, giá trị tính thuế, thuế suất và số tiền thuế phải trả.

b) Hóa đơn bán hàng

Hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Hóa đơn bán hàng được sử dụng trong các trường hợp xuất hàng hóa vào các khu phi thuế quan và các trường hợp khác được xem như xuất khẩu:

  • Khi bán hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan;
  • Khi bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ vào nội địa;
  • Cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau.

Dưới đây là bảng so sánh sự khác nhau giữa hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng.

Hóa đơn GTGT Hóa đơn bán hàng

Áp dụng cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

Trên đây là những khác biệt cơ bản giữa hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng cần lưu ý. Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào về hai loại hóa đơn này, liên hệ ngay với Việt Luật để được hỗ trợ.

>>> HOTLINE: 0973 826 829 <<<

Sự khác nhau giữa hóa đơn gtgt và hóa đơn bán hàng

Việt Luật

Sự khác nhau giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT

Hóa đơn bán hàng và hóa đơn GTGT đều được lập khi doanh nghiệp bán hàng và xuất hàng cho khách hàng. Vậy hai loại hóa đơn này có gì khác nhau? HoaTieu.vn sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này thông qua bài viết dưới đây.

Khi thực hiện bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bạn thường phải xuất hoá hoá đơn cho người mua. Nhưng đôi khi bạn hiểu lầm giữa hoá đơn bán hàng thông thường với hoá đơn GTGT.

Việc phân biệt hoá đơn giá trị gia tăng với hoá đơn bán hàng thông thường rất quan trọng trong công tác kế toán khi thực hiện kê khai, hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong doanh nghiệp đó. Tuy nhiên không phải kế toán nào cũng biết cách phân biệt rõ ràng hai loại hoá đơn này. Cùng đọc bài viết sau đây của HoaTieu.vn chia sẻ về vấn đề này nhé.

Hóa đơn GTGTHóa đơn bán hàng
Đối tượng lập hoá đơnĐối tượng lập hoá đơn GTGT là những công ty, doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.Đối tượng lập hoá đơn bán hàng thông thường là những công ty, doanh nghiệp áp dụng thực hiện kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hay những DN hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá trong khi phi thuế quan, hoặc một số dịch vụ đặc thù theo quy định như dịch vụ hàng không, phí ngân hàng… các hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo hình thức thuế khoán, hoá đơn của cơ quan thuế.
Đối tượng phát hànhDoanh nghiệp có thể đặt in, tự in hoặc mua của cơ quan Thuế

Do cơ quan Thuế phát hành, doanh nghiệp phải mua của cơ quan thuế.

Hình thức kê khaiDoanh nghiệp kê khai cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào đủ điều kiện khấu trừ.Doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bán hàng chỉ kê khai hóa đơn đầu ra, không kê khai hóa đơn đầu vào.
Về chữ kýHoá đơn GTGT có cả chữ ký của người bán hàng và chữ ký của giám đốc.Hoá đơn bán hàng chỉ có chữ ký của người bán hàng hoá.
Về thuế suất

Hoá đơn GTGT có dòng thuế suất và tiền thuế thể hiện đầy đủ trên hoá đơn.

Hoá đơn bán hàng không có dòng thuế suất và tiền thuế trên hoá đơn bán hàng.
Về con dấuBắt buộc phải có dầu tròn của doanh nghiệp.Có dấu vuông hoặc tròn thể hiện các thông tin của doanh nghiệp.

Một số lưu ý về sử dụng hoá đơn GTGT và hoá đơn bán hàng.

+ Đối với các DN áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì khi có hoá đơn đầu vào là hoá đơn GTGT thì DN được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng trên hoá đơn đó. Nếu hoá đơn đầu vào là hoá đơn bán hàng thì DN sẽ không được khấu trừ thuế GTGT.

+ Đối với các DN áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc thuế khoán trên doanh thu thì DN sẽ không được khấu trừ thuế đầu vào kể cả hoá đơn đầu vào là hoá đơn GTGT.

Hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng đều được lập khi doanh nghiệp bán hàng và xuất hàng cho khách. Nhưng 2 loại hóa đơn này không giống nhau, việc phân biệt chúng rất quan trọng trong công tác kê khai, hạch toán trong doanh nghiệp.

Vậy hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng có gì khác nhau? Hãy cùng dịch vụ kế toán TinLaw tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng

Hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng có mẫu khác nhau:

Sự khác nhau giữa hóa đơn gtgt và hóa đơn bán hàng
Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng
Sự khác nhau giữa hóa đơn gtgt và hóa đơn bán hàng
Mẫu hóa đơn bán hàng

Đối tượng lập hóa đơn

Hóa đơn giá trị gia tăng

Các tổ chức khai, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

Hóa đơn bán hàng

  • Tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
  • Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa trong khu phi thuế quan
  • Một số dịch vụ đặc thù theo quy định
  • Các hộ kinh doanh các thể nộp thuế theo hình thức thuế khoán, hóa đơn của cơ quan thuế

Đối tượng phát hành

  • Hóa đơn giá trị gia tăng: Doanh nghiệp có thể tự in, hóa đơn điện tử, hóa đơn đặt in
  • Hóa đơn bán hàng: Doanh nghiệp phải lên cơ quan thuế để mua

Thuế suất

  • Hóa đơn GTGT: Có dòng thuế suất và tiền thuế thể hiện đầy đủ trên hóa đơn
  • Hóa đơn bán hàng: Không có dòng thuế suất và tiền thuế thể hiện đầy đủ trên hóa đơn

>> Xem thêm: Danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất GTGT 0%

>> Xem thêm: Những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%

>> Xem thêm: Những loại hàng hóa, dịch vụ chịu mức thuế suất GTGT 10%

>> Xem thêm: Những hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế suất GTGT

Chữ ký

  • Hóa đơn GTGT: Có cả chữ ký của người bán và chữ ký của giám đốc hoặc người được giám đốc ủy quyền
  • Hóa đơn bán hàng: Chỉ có chữ ký của người bán hàng hóa

Hình thức kê khai

  • Hóa đơn GTGT: Doanh nghiệp kê khai cả hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào đủ điều kiện khấu trừ
  • Hóa đơn bán hàng: Chỉ kê khai hóa đơn đầu ra, không kê khai hóa đơn đầu vào

Quy định về Thuế GTGT

Đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

  • Nếu doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ mà có hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT (đủ điều kiện khấu trừ) thì được khấu trừ và kê khai vào Chỉ tiêu 25 trên Tờ khai 01/GTGT

Xem thêm: Cách lập tờ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ - mẫu 01/GTGT

  • Nếu doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ mà có hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng thì không được khấu trừ nên các bạn chỉ cần kê khai vào Chỉ tiêu 23 trên Tờ khai 01/GTGT. (Hoặc không cần kê khai vì không có thuế GTGT)

Đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:

Nếu doanh nghiệp kê khai theo phương pháp trực tiếp mà có hóa đơn đầu vào là hóa đơn GTGT thì không cần kê khai hóa đơn đầu vào, các bạn hạch toán phần thuế GTGT đó vào nguyên giá của hàng hóa, tài sản, chi phí.

Ví dụ: Công ty A mua 1 máy tính về cho bộ phận văn phòng sử dụng: Trị giá 15 triệu, tiền thuế là 1.5 triệu, tổng phải trả là 16.5tr. (Đây là hóa đơn GTGT nhưng công ty A kê khai theo phương pháp trực tiếp)

Chỉ cần hạch toán: (Không được kê khai đầu vào)

Nợ TK 153...: 16.5tr

     Có 111: 16.5tr

Nếu doanh nghiệp kê khai theo phương pháp trực tiếp mà có hóa đơn đầu vào là hóa đơn bán hàng thì không cần phải kê khai, chỉ hạch toán thôi.

-> Những doanh nghiệp kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp chỉ phải kê khai những hóa đơn bán hàng đầu ra (Đầu vào không được kê khai)

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Hóa đơn GTGT hay hóa đơn bán hàng nếu hợp lý, hợp lệ, hợp pháp thì đều được ghi nhận vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

>> Xem thêm: Tổng hợp các khoản chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Hy vọng với những thông tin trên các bạn đã có thể phân biệt được hóa đơn giá trị gia tăng và hóa đơn bán hàng. Nếu vẫn còn thắc mắc hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi nhé!

Gọi ngay: 1900 633 306

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư:  

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho Chuyên gia của chúng tôi 24/07:  1900 633 306

Làm nhanh, lấy gấp đáp ứng nhu cầu công việc, lên ngay Văn phòng TinLaw