Sự khác nhau giũa nền văn hóa campuchia và lào năm 2024

Người Lào truyền thống thường chào nhau bằng cách chắp 2 lòng bàn tay với nhau và cúi chào mặc dù hiện nay đối với nam giới có thể chấp nhận việc bắt tay.

Trong tư tưởng người Lào, đầu là cao và chân là thấp, do vậy việc sử dụng chân cho bất cứ điều gì ngoài việc đi lại và tập thể thao được xem là thô lỗ. Hãy nhớ cúi mình khi đi qua trước mặt một người nào đó đang ngồi, không được bước qua trước mặt người đang ngồi.

Chạm vào đầu một ai đó được coi là một việc làm bất lịch sự.

Người Lào đánh giá cao những vị khách ăn mặc gọn gàng và sạch sẽ, đến đây du khách không nên mặc đồ quá ngắn hoặc quá rộng.

Tắm nude ở nơi công cộng là một hành động bất lịch sự.

Hãy nhớ tháo giày dép trước khi bước vào nhà của bất cứ người dân nào tại Lào.

Thể hiện sự thân mật như ôm hôn tại nơi công cộng là hành động không lịch sự, hãy nhớ không thể hiện tình cảm và sự thân mật ở nơi công cộng hay những nơi đông người.

Người Lào nói chuyện rất nhẹ nhàng và từ tốn, do vậy bạn không nên nói to hay la lớn.

Trước khi bạn chụp ảnh bất cứ một người nào, bạn nên hỏi ý kiến của họ trước.

Không nên chia quà cho những đứa trẻ tại các nơi bạn đến, thay vào đó bạn nên đưa cho những người già làng hoặc người phụ trách tại đó. Hãy thể hiện sự gọn gang và lịch sự khi đến thăm và chụp ảnh tại các đền chùa ở Lào.

Có rất nhiều thứ và địa điểm thiêng liêng tại đây, vui lòng không sờ hay đi vào mà chưa được cho phép.

Các nhà sư rất được coi trọng tại Lào, do vậy phụ nữ không nên chạm vào một nhà sư hay tu sĩ.

Hãy giữ sự sạch sẽ cho đất nước Lào bằng cách bỏ rác vào đúng nơi quy định.

Bảo vệ động vật hoang dã tại đất nước Lào bằng cách từ chối mua và tiêu thụ các sản phầm từ động vật hoang dã.

Hãy mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ địa phương thay vì các đồ cổ để bảo vệ di sản của Lào.

Hút thuốc là bất hợp pháp ở Lào, nó gây ra bệnh lao phổi và nhiều căn bệnh nan y khác.

Các lễ hội tại Lào: Lễ hội Bun Pi Mày - Lễ hội đoàn kết của nhân dân các bộ tộc Lào Đất nước Lào có nhiều lễ hội tổ chức vào thời điểm chuyển mùa vụ hoặc chuyển mùa trong năm. Trong số những lễ hội này thì Bun Pi Mày, ngày Tết mừng năm mới lớn nhất trong 12 ngày hội trong năm của nhân dân các bộ tộc Lào, diễn ra từ ngày 13-15/4 dương lịch hàng năm. Để chuẩn bị cho lễ hội, các cộng đồng cư dân tại các chòm phố, bản mường cùng nhau quét dọn sạch đẹp đường phố, bàn thờ, nhà cửa, chùa chiền, treo băng, cờ, khẩu hiệu đón mừng năm mới. Các phong tục trong lễ hội Bun Pi Mày

Té nước Tục té nước là nghi lễ nổi bật nhất, đặc sắc nhất, độc đáo nhất trong các nghi lễ. Nó thể hiện mong muốn của người Lào cho mùa mưa đến để đem lại hạnh phúc, sự sống cho đất nước, mùa màng tốt tươi, cây cối đâm trồi nảy lộc. Sức sống mãnh liệt của Bun Pi Mày trải qua năm tháng cũng là dựa trên những ước mong giản dị của người dân từ nghìn đời nay. Ngày nay, hình thức té nước trong ngày hội Bun Pi Mày cũng đã được đổi mới ở các thành phố, người ta thường chỉ rảy nước có pha nước thơm hay nước có hoa để làm phép tượng trưng, nhưng tại các vùng nông thôn, các bản mường thì vẫn giữ những tục lệ như cũ. Nước được dùng để té nước có thể là nước thường, nước mưa. Vừa múa lăm vông và té nước, ai được té nhiều nước sẽ là người may mắn, hạnh phúc nhiều. Có người mặt mũi thoa đầy phấn mầu biểu tượng cho hạnh phúc, vừa đi vừa hò hát, đánh chiêng, trống âm vang từ khu phố này đến khu phố khác. Khi gặp bất cứ ai trên đường, họ đều tranh thủ “tặng” cho một gáo nước, thậm chí cả xô nước mát lên người với lời chúc vạn sự tốt lành. Đối với khách lạ, người ta chỉ rảy nhẹ tượng trưng chúc phúc cho khách nhân dịp năm mới với lời chúc có vần điệu như một bài thơ dài, như một câu ca có nhịp điệu lúc trầm lúc bổng. Thông thường, mỗi vị khách còn được trao tặng một vòng hoa khi nhận lời chúc năm mới.

Tắm tượng Phật (mộc dục) Người dân trong làng tập trung ở chùa để làm lễ cúng Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo. Sau đó, người ta rước tượng Phật ra một gian riêng trong ba ngày và mở cửa để mọi người có thể vào tắm Phật. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại đem về nhà để sức vào người làm phước.

Xây tháp cát Cát được đưa đến sân chùa và trang trí trước khi dâng cho các nhà sư để tỏ lòng thành kính. Có hai cách để làm tháp bằng cát. Người ta có thể làm ngay tại bãi biển hoặc dâng cát cho chùa. Tháp cát được trang trí bằng cờ, hoa, dây vải trắng và vẩy nước thơm. Các tháp cát này tượng trưng cho núi Phoukaokailat nơi bảy con gái của Kabinlaphom thờ đầu cha mình và được dâng cúng để cầu sức khỏe, hạnh phúc trong năm mới.

Phóng sinh Các loài động vật như rùa, cá, cua, chim, lươn và các con vật nhỏ khác được phóng sinh. Người ta tin rằng trong dịp Tết ngay cả động vật cũng cần được tự do.

Hái hoa tươi Hoa cũng được sử dụng trong những ngày này, và được xem là điềm may mắn. Hoa muồng (bọ cạp vàng, hoa hoàng hậu) được người dân cột vào xe và treo trên nhà để cầu may mắn. Còn hoa Champa được người dân kết thành chùm hay cài trên tóc để cầu mong điều phước lành. Vào các buổi chiều, sư trụ trì hướng dẫn các nhà sư, ni cô và dân làng đi hái hoa tươi đem về chùa cúng Phật. Trong khi đi hái hoa, người ta chơi trống và các nhạc cụ cổ truyền.

Ăn món lạp Trong ngày Tết người Lào rất chú trọng tới việc ăn món lạp, đặc biệt là các doanh nhân. Theo ngôn ngữ của nước này, lạp có nghĩa lộc. Lạp ở đây thường được làm bằng thịt gà hay thịt bò tươi sau đó đem trộn với gia vị. Đặc biệt, món này mà không có thính thì sẽ làm giảm hương vị độc đáo. Trong mỗi gia đình, đặc biệt là những người làm nghề kinh doanh, món lạp thường được các đầu bếp làm rất công phu, vì nếu món này trong ngày Tết mà không ngon thì họ thường ví năm mới làm ăn có nhiều điềm xui. Lạp thường được ăn với xôi nóng. Theo nhiều chuyên gia văn hóa Lào, thì lạp được xem như là linh hồn của người Lào trong năm mới. Người ta có thể đem chúc nhau bằng món lạp. Gia đình nào nhận được nhiều món này thì hy vọng năm mới sẽ có nhiều lộc.

Buộc chỉ cổ tay Theo tập quán, ngày thứ ba của Tết Bun Pi Mày, tức ngày 15-4 mới là ngày đầu tiên của năm mới, mọi người đón năm mới bằng lễ Ba Xỉ (lễ buộc chỉ cổ tay). Ngày Tết khách đến xông nhà được chủ nhà buộc vào cổ tay một vòng chỉ xanh hoặc đỏ, biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe. Lễ Ba Xỉ được tổ chức lớn hay nhỏ là tuỳ từng gia đình, từng cơ quan.

Tết Bun Pi Mày là ngày hội dân tộc gắn bó mật thiết với đời sống thực tế, với niềm mong ước hạnh phúc tốt đẹp, no ấm của con người, cả vật chất và tinh thần, về tình cảm giữa cộng đồng người cùng chung sống. Chính vì vậy mà lễ hội Bun Pi Mày có tác dụng như một sợi dây liên kết mọi thành viên trong gia đình, mọi thành phần trong bản mường Lào, cũng như trong xã hội đoàn kết gắn bó với nhau hơn, phấn khởi tin yêu hơn vào cuộc sống.

Điểm khác biệt cơ bản của cách mạng Campuchia so với cách mạng Lào Việt Nam trong năm 1945 là gì?

Điểm khác biệt cơ bản giữa cách mạng Campuchia với cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam năm 1945 là A tiến hành chống chế độ diệt chủng Khơme đỏ.

Người dân ở Lào như thế nào?

Người Lào thật thà, chất phác, hiền hòa, dễ mến, trọng danh dự. Tính cách ấy biểu hiện rõ trên ánh mắt, nụ cười, cử chỉ và dáng điệu của mỗi con người. Người Lào gặp nhau, người dưới chắp tay chào người trên; trẻ em chắp tay chào người lớn, họ không lớn tiếng cãi nhau.

Thế kỷ XV Vương quốc Campuchia bị sự tấn công của người nào?

Từ giữa thế kỷ 15, Campuchia liên tục bị các cuộc xâm lăng của vương quốc Ayutthaya (Thái Lan cổ) tàn phá. Angkor liên tục bị chiếm đóng và tàn phá. Để duy trì sự tồn tại của vương quốc Khmer, vua Ang Chan I (1516–1567) phải chuyển kinh đô từ Angkor về Longvek.

Vương triều Campuchia được hình thành từ bao giờ?

Ngày 24/9/1993, Quốc hội mới và Chính phủ liên hiệp của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) và FUNCINPEC (FUN) được thành lập, lấy tên nước là Vương quốc Campuchia. Norodom Sihanouk lên ngôi Quốc vương lần thứ hai.