Sữa hâm 40 độ để được bao lâu

Ủ ấm sữa mẹ là cần thiết trước khi cho bé sử dụng. Vậy tại sao cần ủ ấm sữa mẹ? Sữa mẹ ủ ấm 40 độ để được bao lâu? Cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất là gì? Cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau.

Sữa mẹ ủ ấm 40 độ để được bao lâu?

1. Tại sao cần ủ ấm sữa mẹ?

Sữa mẹ sau khi thoát ra khỏi bầu ngực của mẹ sẽ có nhiệt độ trong khoảng 37°C ( có thể cao hơn một chút, tùy thuộc vào nhiệt độ cơ thể của người mẹ). Lúc này, sữa mẹ đang có mức nhiệt không quá nóng nhưng vẫn đủ ấm, thích hợp hoàn toàn với vị giác và dạ dày của trẻ.

  • Trẻ bú mẹ trực tiếp luôn là một giải pháp tốt nhất để đảm bảo vệ sinh cũng như chất lượng của sữa mẹ, nhiệt độ của sữa mẹ lúc này cũng rất phù hợp với bé. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng có thể cho con bú trực tiếp sữa được, đặc biệt đối với các bà mẹ đi làm xa con thì có thể sử dụng nhiều các khác nhau để bảo quản sữa mẹ, một trong số đó là ủ ấm sữa mẹ ở nhiệt độ 40°C.
  • Ủ ấm sữa mẹ nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và bảo quản tốt thì vẫn có thể giữ được độ ẩm cũng như các dưỡng chất thiết, đồng thời ủ ấm sữa mẹ chính là phương pháp giúp sữa không bị hỏng trong một thời gian nhất định.

2. Sữa mẹ ủ ấm 40 độ để được bao lâu?

Trên thực tế, sữa mẹ có thể giữ được nhiệt độ ổn định khá lâu, có thể là sau 4-5 tiếng thì sữa vẫn ấm.

  • Sữa mẹ sau khi ủ ấm nếu không dùng ngay sẽ có khả năng bị hỏng rất nhanh, vì nhiệt độ nóng ẩm sẽ tạo ra một môi trường lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh phát triển, nếu cho con dùng sữa hỏng sẽ làm con bị tiêu chảy, không tốt cho sức khỏe.
  • Do vây, sữa ủ ấm hay ủ nóng ở nhiệt độ 40°C chỉ nên giữ và sử dụng trong 1 giờ đầu. Sau thời gian này thì sữa phải bỏ đi nếu thừa, không được cho con bú cũng như không được tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh.

3. Các phương pháp ủ sữa mẹ phổ biến

3.1.Ủ nóng sữa bằng bình, túi ủ.

  • Mẹ có thể mua bình nhiệt, túi ủ chuyên dụng tại các cửa hàng hay siêu thị để ủ sữa cho bé.
  • Các dụng cụ này hiệu quả giữ nhiệt không cao, nên mẹ chỉ nên giữ sữa trong một thời gian ngắn. Bình giữ nhiệt thì mẹ cần tiệt trùng bình bằng nước nóng trước khi cho sữa vào. Sau khi cho sữa mẹ vào thì đậy kín nắp. Không vắt trực tiếp sữa vào bình giữ nhiệt.

3.2.Ủ ấm sữa mẹ bằng máy.

  • Máy ủ sữa mẹ được thiết kế khá đơn giản với công dụng là giữ ấm sữa mẹ trong một khoảng thời gian nhất định. Máy ủ sữa này cũng có thể dùng để hâm nóng sữa đã được trữ đông trong tủ lạnh.

3..3. Ủ sữa mẹ bằng nước nóng.

  • Cách thực hiện cho phương pháp này rất đơn giản, nếu mẹ không có sẵn máy ủ sữa hoặc bình ủ sữa thì mẹ có thể vắt sữa vào bình, đóng nắp kín lại, sau đó đặt bình sữa vào bát nước ấm có nhiệt độ khoảng 40°C, đặt vào nồi, đậy kín nắp. Với cách này, muốn giữ được sữa ấm thì mẹ cần thay nước ấm liên tục.

3.4.Ủ sữa trong tủ lạnh.

  • Cách này mang lại hiệu quả cao và sử dụng khá phổ biến.
  • Các mẹ chỉ nên vắt sữa tối đa 45 phút sau đó chuyển sang luôn bước bảo quản để tránh cho sữa mẹ ở ngoài nhiệt độ thường quá lâu vì dễ làm tăng nguy cơ sản sinh vi khuẩn.
  • Sau khi vắt sữa xong, các mẹ có thể để ở ngăn mát tủ lạnh. Sau khi hâm nóng sữa cho bé thì các mẹ cần chuyển sữa sang một bình khác với lượng sữa đủ cho bé ăn. Phần sữa còn lại mẹ tiếp tục giữ trong ngăn mát.
  • Sữa vắt ở cữ sau để ngăn mát khoảng 3 giờ là có thể dồn chung vào với sữa ở cữ trước, do đó các mẹ có thể dồn sữa thừa trong ngăn mát tủ lạnh ở các cữ vào chung một bình. Cuối ngày mẹ mới cho vào túi sữa để mang lên trữ đông trên ngăn đá, cách này có thể giúp mẹ tiết kiệm được rất nhiều túi sữa.

Sữa trữ lạnh: sữa được bảo quản trữ lạnh ở ngăn mát được trong vòng 48 giờ.

Cách sử dụng:

  • Thứ 1: các mẹ có thể đem sữa ra ngoài tủ lạnh khoảng 30 phút sau đó hâm với nước ở nhiệt độ 40°C.
  • Cách thứ 2: ngay sau khi đem sữa ra khỏi tủ lạnh, mẹ có thể ngâm sữa với nước bình thường khoảng 5 phút ( thay 2 lần nước) sau đó mẹ tiếp tục ngâm với nước âm ấm trong khoảng 5 phút ( thay 2 lần nước). Vậy là sau khoảng 15 phút, mẹ có thể cho con ăn sữa ngay chứ không cần đợi quá lâu.
  • 3 nguyên tắc mẹ cần nhớ khi sử dụng sữa trữ lạnh cho con.

Không được hâm sữa quá lâu ở nhiệt độ cao ( kể cả là ở nhiệt độ 40°C)

Phải sử dụng sữa đã hâm trong vòng 1 giờ.

Không được hâm đi hâm lại sữa.

Sữa trữ đông. Sữa bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh có thể để được 3 tháng, để trong tủ đông chuyên dụng được 6 tháng.

  • Cách rã đông an toàn nhất là để sữa trữ đông xuống ngăn mát tủ lạnh trước khi cho bé ăn 1 ngày. Sau khi thành sữa trữ lạnh thì mẹ sử dụng sữa theo hướng dẫn của sữa trữ lạnh ở trên.
  • 3 nguyên tắc sử dụng sữa trữ đông.

Bảo quản sữa rã đông ở ngăn mát tủ lạnh.

Sử dụng sữa rã đông trong vòng 24 giờ.

Không được đông lại sữa đã rã đông.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn sử dụng sữa mẹ trữ đông đúng cách
  • Mách mẹ bảo quản sữa sau khi hút sao cho đúng cách
  • Váng sữa có thể thay thế cho sữa mẹ được không?

Quỳnh Đan Châu Mình để sữa mẹ trong máy hâm sữa 40 độ thì mình để đc bao lâu vậy các mẹ? Với sữa bé bú còn dư nữa bình thì mình để lại cho bé bú tiếp đc k nhỉ?


Ủng hộ chúng tôi bằng cách chia sẻ trang web này :)

Cho bé bú mẹ trực tiếp luôn luôn là điều tốt nhất để đảm bảo vê sinh và dưỡng chất. Thế nhưng trong một số trường hợp, mẹ không thể cho bé bú trực tiếp, hoặc sữa mẹ vắt ra không thể cho con bú ngay, người ta có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để bảo quản sữa mẹ, một trong số đó là ủ nóng sữa mẹ ở 40 độ C. Vậy, sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?

1. Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?

Sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu?

Sữa mẹ khi vừa thoát ra khỏi bầu ngực có nhiệt độ khoảng 37 độ C . Ở mức nhiệt này, sữa mẹ không quá nóng nhưng vẫn đủ ấm, thích hợp hoàn toàn với vị giác và dạ dày của trẻ. Song vì một số lý do cần ủ nóng, ủ ấm sữa mẹ để đảm bảo sữa không bị ôi, thiu vừa giữ trọn vẹn các chất dinh dưỡng mà không bị mất đi trong quá trình bảo quản.

Cụ thể: Sữa mẹ sau khi vắt ra ủ nóng ở nhiệt độ 40 chỉ nên giữ và sử dụng trong vòng 1 giờ. Bởi vì, sữa sau khi ủ ấm nếu không dùng ngay sẽ làm sữa nhanh hỏng và tạo môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển. Sau thời gian này, không nên cho bé bú và không nên sử dụng nữa.

Thực tế cho thấy, nhiều mẹ nghĩ rằng sữa sau khi ủ nóng, ủ ấm ở nhiệt độ 40 độ C vẫn có thể để được khoảng 4-5 tiếng mà sữa chưa bị hỏng vẫn có thể dùng tiếp. Điều này hoàn toàn không chính xác. Lý do là ở nhiệt độ 40 độ C tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn phát triển mạnh mẽ khiến bé dễ mắc bệnh về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, nôn trớ..

2. Hướng dẫn hâm nóng sữa mẹ đúng cách

Sữa mẹ có thể hâm nóng hoặc ủ ấm bằng nhiều cách. Tuy nhiên, để sữa không mất đi dưỡng chất trong quá trình bảo quản và giữ trọn vẹn các chất dinh dưỡng, mẹ có thể tham khảo một số cách ủ ấm dưới đây!

Ủ trong bình, túi ủ

Để ủ nóng sữa mẹ bằng bình/túi ủ sữa, trước hết mẹ cần vắt hút sữa ra túi trữ sữa hay bình đựng sữa đã được tiệt trùng trước bằng nước nóng. Tiếp theo, đậy kín nắp và đưa vào bình/túi ủ ngay khi sữa vẫn còn ấm nóng. Mẹ không vắt trực tiếp sữa vào bình giữ nhiệt.

Với thiết kế nhỏ gọn rất tiện lợi để ủ ấm sữa cho bé dùng khi đi ra ngoài hay đi du lịch. Việc sử dụng bình hoặc túi sữa có thể giúp mẹ tiết kiệm được kha khá thời gian khi cho bé đi ra ngoài. Những loại bình hoặc túi ủ sữa này mẹ có thể dễ dàng tìm mua ở các trung tâm thương mại, siêu thị uy tín.

Ủ ấm bằng máy

Máy ủ sữa mẹ là thiết bị được thiết kế khá đơn giản mà vẫn giữ ấm sữa mẹ trong thời gian nhất định. Máy ủ sữa cũng có thể dùng để hâm nóng sữa nếu trước đó sữa đã được trữ đông trong tủ lạnh.

Ủ ấm sữa mẹ bằng máy đơn giản hơn nhiều so với việc sử dụng bình hay túi ủ sữa mẹ. Theo đó, mẹ chỉ cần vắt sữa vào bình, sau đó đưa bình sữa vào máy ủ và bật công tắc hoặc cắm điện là được.

Ủ bằng nước nóng

Cách thực hiện cũng đơn giản, bà mẹ vắt sữa vào bình, đóng kín nắp. Sau đó, đặt bình sữa vào bát nước ấm 40 độ C rồi đặt vào nồi, đậy kín nắp. Tuy nhiên nếu áp dụng cách này, bà mẹ cần thay nước thường xuyên vì nước thường bị mất nhiệt khá nhanh.

Cách làm này rất thuận tiện, có thể áp dụng trong các trường hợp mẹ không có các thiết bị ủ sữa như: bình hoặc máy ủ ấm, ủ nóng sữa mẹ. Phương pháp ủ nóng này sữa giữ ấm được sữa mẹ trong khoảng thời gian ngắn, khoảng trong vòng 30 phút đổ lại. Nếu kéo dài đến 1 tiếng sẽ không đảm bảo được chất lượng sữa như ban đầu.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Hi vọng với những chia sẻ của mesuabim.com sữa mẹ hâm nóng 40 độ để được bao lâu giúp mẹ có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình hâm nóng cũng như bảo quản sữa đảm bảo dưỡng chất cho bé!

Video liên quan

Chủ đề