Suy giãn tĩnh mạch khám ở khoa nào năm 2024

Chào bác sĩ, cho tôi hỏi bệnh viện Tâm Anh có điều trị suy giãn tĩnh mạch chân không? - Tôi đang uống thuốc tim mạch (khám ở bệnh viện Tâm Anh) + Phlebodia 600mg + Kháng viêm Celecoxid (Celebrex ) 200mg thì tôi tiêm vaccine Pfizer mũi 2 có được không? Có bị ảnh hưởng gì không? (mũi 1 tiêm ở bệnh viện Tâm Anh) - Khoảng cách tốt nhất tiêm mũi 2 Pfizer là mấy tuần? Xin cám ơn bác sĩ.

Suy giãn tĩnh mạch khám ở khoa nào năm 2024

Bác Thùy Vân thân mến,

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có khám và điều trị suy giãn tĩnh mạch chân. Bác có thể đăng ký khám tim mạch với TS.BS Nguyễn Anh Dũng, chuyên gia điều trị bệnh lý tĩnh mạch tại Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM.

Bác vẫn tiêm được vaccine Pfizer mũi 2 khi đang uống các thuốc trên, không ảnh hưởng gì. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm tùy thuộc vào loại vaccine mũi 1:

  • Pfizer hoặc Moderna: 2 mũi cách nhau 3 tuần với Pfizer, 4 tuần với Moderna. Tuy nhiên, có thể trì hoãn đến 6 tuần vẫn tiêm được.
  • AstraZeneca: 2 mũi cách nhau 6-12 tuần

Để đặt lịch khám, bác có thể liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 024 3872 3872 (Hà Nội) hoặc 0287 102 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh lý mạch máu thường gặp. Suy giãn tĩnh mạch cần được điều trị nếu nó gây ra các triệu chứng gây đau và làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch là một kỹ thuật điều trị suy giãn tĩnh mạch đem lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân.

Suy giãn tĩnh mạch khám ở khoa nào năm 2024
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch là một kỹ thuật tiên tiến, sử dụng năng lượng từ laser hoặc sóng cao tần để tạo nhiệt độ cao trong lòng các tĩnh mạch bệnh. Nhiệt độ này tác động trực tiếp lên các tĩnh mạch bệnh lý và triệt tiêu nó mà không gây chảy máu hay tụ máu tại chỗ.

Các tĩnh mạch bệnh lý sau khi triệt tiêu không cần phải lấy ra khỏi cơ thể, vì vậy so với các loại phẫu thuật lấy toàn bộ tĩnh mạch hiển thì phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch ít gây đau và thời gian hồi phục nhanh hơn. Bệnh nhân sẽ nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường sau khi điều trị bằng phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch.

2. Phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch điều trị bệnh lý gì?

Mục tiêu điều trị của phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch là giảm các triệu chứng, cũng như phòng ngừa các biến chứng do bệnh lý suy tĩnh mạch chi dưới gây ra, đặc biệt là biến chứng tạo cục máu đông tại chỗ.

Những bệnh nhân có tĩnh mạch giãn, hoặc suy tĩnh mạch hiển có thể cần được điều trị bằng phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch. Mỗi bệnh nhân sẽ được đánh giá tỉ mỉ, phương pháp điều trị sẽ được lựa chọn tùy theo tình trạng bệnh.

3. Phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch được thực hiện ở đâu và do ai?

Phương pháp này được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám, bởi bác sĩ chuyên ngành phẫu thuật mạch máu.

4. Nhận biết bệnh nhân có chỉ định điều trị bằng phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch?

Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới mạn tính, hãy đến khám ở các bệnh viện hoặc phòng khám có chuyên khoa phẫu thuật mạch máu.

5. Bệnh nhân cần chuẩn bị gì trước khi điều trị bằng phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch?

Bệnh nhân có thể được cho làm một số xét nghiệm để đảm bảo sức khỏe đủ tốt để thực hiện điều trị, một số loại thuốc uống có thể cần ngưng trước khi điều trị vài ngày. Nhân viên y tế sẽ cho hướng dẫn cụ thể đối với từng trường hợp.

6. Phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch thực hiện như thế nào?

Bệnh nhân có thể được cho sử dụng thuốc an thần và gây tê tại chỗ. Bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm để xác định vị trí tĩnh mạch bệnh lý, sau đó đưa một ống thông vào trong lòng tĩnh mạch thông qua một lỗ kim nhỏ trên da. Thường vị trí đưa ống thông vào nằm ở ngay dưới khớp gối, một số trường hợp có thể là tại vị trí cổ chân. Bác sĩ sẽ bơm nước muối sinh lý và thuốc tê dọc theo tĩnh mạch bệnh lý, sau đó sử dụng laser hoặc sóng cao tần để đốt tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch khám ở khoa nào năm 2024
Phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch

7. Phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch kéo dài bao lâu?

Phương pháp này kéo dài khoảng 1 đến 2 giờ, thường các bệnh nhân có thể xuất viện trong ngày sau khi được theo dõi ổn định khoảng vài giờ đồng hồ. Bệnh nhân sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 tuần.

8. Hồi phục sau điều trị?

Bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể các phương pháp hỗ trợ sau điều trị cho đến khi hoàn toàn hồi phục. Thông thường, bệnh nhân cần kê cao chân khi nằm, giữ cho vết kim chích khô và sạch, tránh bơi lôi, mặc quần ôm và vải thô ráp. So với phẫu thuật lấy toàn bộ tĩnh mạch hiển thì phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch ít gây đau và thời gian hồi phục nhanh hơn. Bệnh nhân sẽ nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường sau khi điều trị bằng phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch.

9. Nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra của phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch?

Bác sĩ sẽ giải thích rõ về nguy cơ trước khi điều trị. Phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch là một phương pháp có tính an toàn cao. Tuy nhiên tất cả các phương pháp điều trị luôn có một số nguy cơ nhất định, đối với phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch có thể có nguy cơ bầm máu tại vị trí đốt, đau, tạo cục máu đông trong các tĩnh mạch chân, và tổn thương dây thần kinh cảm giác nằm gần tĩnh mạch.

Bệnh nhân có thể hỏi để được các bác sĩ tư vấn rõ ràng hơn về nguy cơ khi điều trị bằng phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch.

10. Phương pháp nhiệt nội tĩnh mạch có tác dụng phụ gì không?

Như các phương pháp phẫu thuật khác, bệnh nhân có thể thấy mệt mỏi nhẹ trong vài tuần, hoặc có thể đau, bầm máu tại vị trí đốt. Một số trường hợp hiếm hoi bệnh nhân có thể tê dọc bờ ngoài cẳng chân. Các triệu chứng trên sẽ cải thiện sau một vài tuần.

Tất tĩnh mạch là gì?

Vớ chống giãn tĩnh mạch (medical compression stocking) là một phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch hiệu quả. Sau đây là các thông tin về Vớ chống giãn tĩnh mạch và cách sử dụng. đúng chuẩn mực để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới. Áp lực giảm dần từ phần cố chân (100%) đến đùi (40%).nullTop 5 Vớ Giãn Tĩnh Mạch tốt nhất hiện nay - Cdcthaibinhcdcthaibinh.vn › upload › fck › filesnull

Vớ y khoa khác gì với thương?

Vớ y khoa hay là tất y khoa (medical compression stocking) là loại vớ đặc biệt chuyên dùng cho việc điều trị ở bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch. Nó khác với loại vớ thường ngày mà chúng ta hay mang, bởi nó có một áp lực được trải dài từ cao đến thấp, giảm từ phần cổ chân lên đến bắp đùi.nullVớ y khoa là gì? Công dụng và những lưu ý khi sử dụngwww.bachhoaxanh.com › kinh-nghiem-hay › vo-y-khoa-la-gi-cong-dung-...null

Nên mang vở giãn tĩnh mạch khi nào?

Nên mang vớ ngay khi thức dậy, càng sớm càng tốt. Chỉ cởi vớ ra trước khi đi ngủ để đảm bảo tĩnh mạch được bảo vệ trong suốt thời gian đứng. Khi nằm, do chân ngang với tim nên không cần mang vớ vì không bị ứ máu.nullMANG VỚ LÚC NÀO? - Vớ y khoavoykhoa.com › mang-vo-luc-naonull

Tại sao phải đeo tất áp lực?

Mang vớ tạo nên áp lực tác động từ bên ngoài vào, cân bằng với tăng áp lực từ bên trong tĩnh mạch ra. Điều này làm giảm đường kính tĩnh mạch, giúp đóng kín các van tĩnh mạch nên làm giảm lưu lượng dòng máu chảy ngược. Bên cạnh đó, mang vớ còn làm tăng vận tốc máu tĩnh mạch về tim và giảm ứ máu vùng thấp ở chân.nullTại sao mang vớ áp lực chữa suy tĩnh mạch? - Báo VnExpress Sức khỏevnexpress.net › tai-sao-mang-vo-ap-luc-chua-suy-tinh-mach-4646464null