Tài khoản linkedin là gì

LinkedIn là một mạng xã hội và người sử dụng chủ yếu là những thành viên chuyên nghiệp. Sau đây, AYP sẽ giới thiệu các bạn các bước cơ bản để tạo tài khoản LinkedIn

Vậy tài khoản LinkedIn là gì? Khác với Facebook, Instagram hay Zalo, LinkedIn chỉ tập trung vào đối tượng là các doanh nghiệp, hoặc các cá nhân chuyên nghiệp có nhu cầu kết nối tìm việc, tuyển dụng và tìm kiếm cơ hội.

Thực tế, nhiều sinh viên những năm cuối đại học thường đặt ra câu hỏi về cơ hội nghề nghiệp. Đa phần, họ sẽ phân vân về những bước đầu tiên để có thể gây sự chú ý với các doanh nghiệp. Nếu như các công ty hay các tổ chức khi kêu gọi các nguồn đầu tư, họ đưa ra những ưu điểm của mình để gây ấn tượng, tại sao bạn không lập một kế hoạch “marketing” cho bản thân với công cụ kết nối online vô cùng hiệu quả LinkedIn?

Những điều bạn cần là một tài khoản email sử dụng được, và một chút ít khả năng tiếng Anh (lõm bõm cũng ok).

1. Tạo tài khoản Linkedin

Đầu tiên: Truy cập: Linkedin.com 

Nhập thông tin tài khoản:

  • First Name: Họ
  • Last Name: Tên
  • Địa chỉ Email
  • Password: Mật Khẩu

Click —> Join now

+, Chọn tên quốc gia và nhập Postal code (mã vùng) nơi bạn đang sinh sống –> Next

+/  Nhập số điện thoại của bạn —> Skip

+/  Nhập công việc hiện tại của bạn đang làm là gì? Yes or No

  • Are you a student?: Bạn có phải là sinh viên?
  • School or College/University: Trường học/Cao Đẳng/Đại Học
  • Start year: Nhập học từ năm
  • End year: Kết thúc năm
  • Job title: Chức vụ đang giữ
  • Company: Công ty đang làm việc

—> Click: Create your profile

+/ Lý do tham gia Linkedin của bạn:

  • Finding a job:  Tìm việc làm
  • Building my professional network:  Xây dựng mạng lưới chuyên nghiệp
  • Staying up-to-date with my industry:  Duy trì ngành công nghiệp của mình
  • Keeping in touch with my contacts:  Giữ liên lạc với những người quan trọng
  • Not sure yet. I’m open:  Tôi chưa chắc chắn. Chỉ muốn mở mà thôi

+/ Liên kết xác thực địa chỉ Email: —> Click: Continue

+/ Đăng nhập vào tài khoản Gmail bạn đã đăng ký vừa nãy —> Allow

Để tạo tài khoản LinkedIn bạn phải xác nhận Email

+/ Hoặc bạn cũng có thể đăng nhập vào Gmail.com để kích hoạt tài khoản. Sau khi đã xác nhận địa chỉ Gmail của mình hãy chọn tổ chức hoặc cá nhân mà bạn muốn theo dõi như hình bên dưới:

Như vậy các bước tạo tài khoản Linkedin đã hoàn thành. Bạn có thể bắt đầu trải nhiệm thật hữu ích trên mạng xã hội nổi tiếng này nhé !

Bạn có biết: 

2. Tìm hiểu mục đích

Trước hết, để hiện thực hóa mục tiêu quảng bá bản thân, bạn cần xác định rõ ràng mục đích tham gia LinkedIn. Có hàng ngàn những câu trả lời mà những người tham gia mạng lưới này đưa ra. Hoặc là họ thực sự muốn đưa những thông tin của mình tới nhà tuyển dụng với mong muốn trở thành chuyên viên trong một lĩnh vực cụ thể hoặc họ giới thiệu dự án mình theo đuổi tới mọi người xung quanh với mong muốn phát triển rộng rãi hơn. Dù câu trả lời của bạn ra sao, việc định dạng được mục tiêu sẽ giúp bạn thực hiện quá trình này một cách hiệu quả hơn.

3. Giới thiệu bản thân (Bước quan trọng khi tạo tài khoản LinkedIn)

Khi bạn đã thực sự đăng kí trở thành thành viên của LinkedIn, việc giới thiệu mình thế nào là một yếu tố quyết định. LinkedIn sẽ dẫn dắt bạn bằng cách đưa ra những câu hỏi về chuyên môn công việc, nơi làm việc, những thành quả bạn đạt được trong quá trình học tập và giá trị bạn đã đem lại cho cộng đồng xung quanh.

Việc liệt kê những câu trả lời đó trở nên hiệu quả hơn nếu bạn bắt đầu lên danh sách những từ khóa chính xác miêu tả về bạn. Sử dụng những từ khóa ấy dưới dạng ĐỘNG TỪ như: “Attended, Created, Designed, Collaborated,…” sẽ giúp những title, heading của bạn dễ hiểu hơn đối với người xem.

Quảng bá bản thân đồng nghĩa với việc giới thiệu những kỹ năng, kinh nghiệm có liên hệ trực tiếp với công việc tương lai bạn muốn theo đuổi. Để giúp nhà tuyển dụng thấy được con người bạn ở thời điểm hiện tại, hãy sắp xếp những công việc ấy theo trình tự thời gian phù hợp: gần tới xa.

Ở những phần chia sẻ về kinh nghiệm, danh hiệu bạn đạt được, liệt kê một cách rõ ràng và dễ hiểu bao gồm miêu tả những công việc ấy một cách ngắn gọn để các công ty hay tổ chức hiểu được chúng. Đây là một trong những phần quan trọng nhất trong bộ hồ sơ của bạn vì thế hãy trau chuốt chúng trước khi click chuột vào nút “Complete your profile” để hoàn thành hồ sơ của bạn và thường xuyên cập nhật chúng.

Bạn cũng nên chú ý những thông tin được liệt kê ở đây nên liên quan mật thiết, tạo hiệu ứng xuyên suốt với các phần khác của hồ sơ. Điều này chứng tỏ bạn chứ không phải ai khác là ứng cử viên sáng giá cho lĩnh vực bạn lựa chọn.

Như vậy, AYP đã giới thiệu đến bạn cách tạo tài khoản LinkedIn. Dù “marketing” là một hình thức thể hiện những điểm tốt của mình, bạn nên nhìn nhận và đánh giá khách quan bản thân. Việc nêu ra những thứ vốn không phải là mình sẽ chỉ khiến hồ sơ của bạn khó gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà thôi. Là chính bạn đã là một màu sắc không thể nhầm lẫn trong hàng ngàn hồ sơ. Hãy để LinkedIn giúp hình ảnh chân thực của bạn kết nối với cơ hội nghề nghiệp mà bạn mong muốn.

Bạn có thể xem cách xóa tài khoản Linkedin trong những bài tiếp theo tại ayp.vn

Nguồn: 8morning.com

Có thể bạn quan tâm:

  • KHÓA HỌC KỸ NĂNG MỀM AWAKE YOUR POWER 
  • KHÓA HỌC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH MONEY TREE

LinkedIn là một ứng dụng rất được ưa chuộng bởi nhiều người tìm việc và nhà tuyển dụng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nên bắt đầu từ đâu và sử dụng như thế nào cho đúng mục đích.

Với hướng dẫn sử dụng LinkedIn hiệu quả của Glints, bạn sẽ biết cách tìm việc và có việc “không trượt phát nào”.

LinkedIn là nền tảng xã hội dành riêng cho cộng đồng những người đi làm và muốn tìm việc, cho phép thành viên đăng ký tài khoản và lưu giữ hồ sơ chuyên nghiệp.

Chủ doanh nghiệp, giám đốc, CEO, trưởng phòng, nhân viên, lập trình viên, designer, freelancer… đều có thể sử dụng LinkedIn để tìm kiếm cơ hội phát triển.

Các hồ sơ được đăng lên sẽ được các nhà tuyển dụng tìm kiếm và liên lạc nếu thấy phù hợp với vị trí họ đang tìm kiếm. Ngược lại, các ứng viên cũng có thể tự động tìm kiếm và ứng tuyển cho vị trí trong các doanh nghiệp họ muốn.

LinkedIn có cấu trúc khá giống Facebook. Bạn sẽ cần đăng ký tài khoản, tạo hồ sơ riêng, và thông tin như kinh nghiệm, tiểu sử, bằng cấp sẽ được công khai theo cách bạn cài đặt.

LinkedIn là gì?

Nhìn chung, LinkedIn có hai loại tài khoản: Miễn phí (Basic) và Có trả phí (Premium). Tài khoản Basic có các tính năng sau:

  • Xây dựng profile trên LinkedIn.
  • Tìm kiếm, kết nối bạn với những người khác.
  • Gửi tin nhắn qua LinkedIn Messaging tới những người nằm trong network của bạn.
  • Xem profile, tìm kiếm những người dùng LinkedIn khác..
  • Xem được tối đa 5 người đã xem hồ sơ của bạn.

Người dùng đa phần sử dụng gói Basic vì các tính năng đã khá đầy đủ và phù hợp. Gói Premium sẽ có các chức năng cao cấp hơn, thường được sử dụng bởi những người có mục đích: Sales (bán hang), Business (mở rộng network ở mức cao hơn), Hiring (nhà tuyển dụng tìm kiếm nhân tài)…

Biết cách sử dụng LinkedIn sẽ giúp bạn mở rộng kết nối và tìm được việc như ý. Trong trường hợp LinkedIn vẫn còn quá lạ lẫm với bạn, Glints sẽ chỉ bạn cách sử dụng LinkedIn hiệu quả và nhanh với 8 bước sau:

Khi đăng nhập LinkedIn, bạn sẽ thấy lựa chọn “Sign In” hoặc “Join Now”. Lựa chọn Join Now nếu bạn chưa từng đăng ký trên LinkedIn nhé.

Để tạo một tài khoản trên LinkedIn, bạn cần có một địa chỉ email cố định. Tài khoản này nên được dùng thường xuyên để bạn nhận những thông báo quan trọng.

Chọn đăng ký LinkedIn nếu bạn chưa có tài khoản.

Nhớ dùng tên thật của bạn và viết hoa đầy đủ để thể hiện sự nghiêm túc, chuyên nghiệp của bạn ngay từ bước đầu.

2. Điền các thông tin cơ bản về bạn 

Bước tiếp theo trong hướng dẫn sử dụng LinkedIn bao gồm cập nhật trường học hoặc công việc vủa bạn.

Chọn “I’m a student” nếu bạn vẫn đang đi học hoặc điền vào mục “Your most recent job title” nếu bạn đã đi làm.

Sau khi chọn nghề nghiệp gần đây nhất cũng như công ty gần nhất của bạn, bạn sẽ nhanh chóng thấy số đồng nghiệp hoặc bạn bè, anh chị cựu học sinh đã có mặt trên LinkedIn ngay sau đó.

3. Xác nhận tạo tài khoản qua email đã đăng ký

Ở bước này, bạn sẽ cần xác nhận thông tin tài khoản email đã đăng ký và tạo các kết nối đầu tiên trên LinkedIn.

Sau bước xác nhận, LinkedIn sẽ đề xuất những người dùng bạn bạn đã từng tương tác bằng email của mình. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng kết nối với người bạn biết.

4. Chọn ảnh đại diện

Thay hình đại diện hợp lý là bước quan trọng trong hướng dẫn sử dụng Linkedin, bởi bạn sẽ cần gây ân tượng đầu thật tốt với nhà tuyển dụng, hay bất cứ ai nhìn thấy hồ sơ của bạn.

Cách dùng LinkedIn hiệu quả đến ngay từ cách bạn chọn ảnh đại diện.

Hãy chọn bức ảnh rõ nét, căn chỉnh cho chân dung của bạn nằm ngay giữa khung hình. Hạn chế chọn ảnh selfie, ảnh không rõ mẳ, hoặc không phải bạn (như nhân vật anime, thú cưng của bạn…).

Bạn không nên điều chỉnh CV phù hợp chỉ với vị trí bạn đang apply. Thay vào đó, hãy thể hiện tất cả những kinh nghiệm bạn có như hoc vấn, kinh nghiệm làm việc, hoạt động ngoại khoá, tình nguyện, các giải thưởng, thành tích và ngoại ngữ bạn biết.

  • Education: Nên thêm các diễn đàn, sự kiện quan trọng bận từng tham gia, hoặc thư giới thiệu từ trường đại học.
  • Experiences: Tạo từng thanh về kinh nghiệm cho công việc bạn từng làm. Ngoài tên vị trí (job title), hãy miêu tả ngắn gọn về công việc và kinh nghiệm đạt được. Có con số cụ thể càng làm profile của bạn sáng hơn trong mắt các recruiter.
  • Licenses & certifications: Thêm chứng nhận tham gia các hoạt động tình nguyện, khoá học…
  • Accomplishments: Điền lịch sử các Project (Dự án), Publication (Viết sách, tạp chí), Honor & Award (Thành tích cuộc thi)… bạn đã tham gia.
  • Skills & Endorsements: Liệt kê các kỹ năng bạn muốn thể hiện. Endorsements là chứng nhận cho các kỹ năng này, bạn có thể nhờ đồng nghiệp/sếp/người từng làm việc cùng cho bạn endorsements. Cách này sẽ làm tăng uy tín cho hồ sơ của bạn.
  • Featured: Thêm website cá nhân, portfolio, hay các tác phẩm đã được xuất bản của bạn để tăng độ uy tín và phủ sóng cho profile.

Các mục trên có thể thêm vào LinkedIn của bạn bằng cách nhấn vào mục “Add Profile Section”.

Trong phần giới thiệu về bản thân, bạn nên ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đủ thu hút. Hãy khiến người đọc tò mò với profile của bạn bằng cách chỉ ra điểm mạnh của bản thân cũng như kinh nghiệm, điểm phù hợp với các công việc ứng tuyển.

7. Nâng điểm Profile

Đừng quên phần Profile Strength ở ngay dưới ảnh đại diện của bạn. Đây là thước đo độ hoàn chỉnh hồ sơ. Mức độ càng cao thì bạn càng có nhiều độ phủ sóng. Đạt mức All-Star sẽ giúp bạn kết nối với những người khác và ngược lại.

Và đến đây, bạn đã hoàn thành các bước để đăng nhập LinkedIn và sẵn sàng để mở rộng network.

Hãy kiểm tra lại các thông tin, giao diện trang, và có thể chỉnh sửa profile của bạn cho đến khi bạn vừa ý.

Trên LinkedIn, bạn có chọn “Connect” với người khác, tương tự như khi bạn “Add Friend” trên Facebook. Bạn có thể xem profile của họ và gửi tin nhắn trực tiếp qua LinkedIn, hoặc liên lạc qua mail.

Các kết nối trên LinkedIn được chia thành 3 loại chính:

  • 1st-degree: Người đã nằm trong danh sách network của bạn sau khi họ chấp nhận lời mời kết nối của bạn và ngược lại.
  • 2nd-degree: Những người đã kết nối với network của bạn (1st-degree), nhưng bạn và họ chưa kết nối với nhau. Bạn có thể gửi lời mời cho họ nếu bạn muốn.
  • 3rd-degree: Những người nằm trong network của nhóm 2nd-degree, nhưng bạn và họ chưa kết nối với nhau. Bạn có thể gửi lời mời cho họ nếu bạn muốn.

Cách kết bạn trên LinkedIn đã được nêu ở trên cho bạn tham khảo.

Đừng ngại nhấn nút “Connect” để mở rộng kết nối.

Yếu tố quyết định sự cập nhật của một tài khoản LinkedIn là gì? Bạn nhớ update profile của bạn thường xuyên.

Ngoài kỹ năng và mô tả nghề nghiệp, bạn cũng nên cập nhật ảnh đại diện chuyên nghiệp nhất có thể, ảnh head-shot càng tốt.

3. Đảm bảo các kỹ năng có độ chính xác

Mục “Skills” trên LinkedIn cần được chăm sóc kỹ càng bởi các nhà tuyển dụng sẽ nhìn vào đó để xem bạn có phù hợp với vị trí họ đang tìm người.

Những người dùng có ít nhất 5 kỹ năng có khả năng được tìm thấy bởi các nhà tuyển dụng gấp 27 lần những người không có, theo Blake Barnes – Nhà sản xuất sản phẩm và chiến lược của LinkedIn).

Nhưng cũng đừng vì vậy mà “ba hoa” về các kỹ năng của bạn. Bạn không nên bao gồm các kỹ năng bạn đã không dùng đến trong 5 năm gần đây. Kinh nghiệm công việc của bạn nên được gắn liền với những gì bạn đang làm.

4. Đảm bảo bạn hoạt động trên nền tảng

“Nhiều người thắc mắc tại sao không có ai tìm đến họ trên LinkedIn. Lý do là vì họ không hoạt động thường xuyên. Bạn không active cũng đồng nghĩa với việc bạn gần như không tồn tại trên nền tảng này.”

Ashley Watkins – job search coach and former corporate recruiter

Hơn nữa, nếu bạn chăm chỉ hoạt động trên nền tảng đó bằng cách like, share, đăng bài, nhiều người sẽ có khả năng tìm thấy bạn hơn.

Lưu ý: Không nên đăng bài không liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bạn, bởi nền tảng LinkedIn chủ yếu là dành cho công việc, không giống như Facebook.

5. Dùng “Open to Work”

Tính năng “Open to Work” hỗ trợ người dùng để huy hiệu trên profile của họ. Tính năng này giúp người khác biết bạn sẵn sàng với các cơ hội mở, và còn giúp tăng độ nhận diện của bạn trên LinkedIn.

Số liệu của LinkedIn cho thấy những người để “Open to Work” có 40% nhiều cơ hội nhận tin nhắn từ nhà tuyển dụng hơn và 20% khả năng cao nhận tin nhắn từ các người dùng khác.

Sử dụng tính năng Open to Work trên LinkedIn sẽ giúp bạn tiếp cận nhà tuyển dụng dễ dàng hơn.

Cũng từ số liệu của LinkedIn, bạn sẽ có khả năng được nhận phản hồi từ người tuyển dụng cao gấp 4 lần bình thường nếu bạn gửi hồ sơ xin việc trong phòng 10 phút kể từ khi công việc được đăng tuyển. Vì vậy, hãy nhanh chân khi bạn đã nhắm được vị trí bạn thích nhé.

Nền tảng cũng sẽ cho phép bạn ghi lại các buổi tập phỏng vấn online và đánh giá giúp bạn. Công cụ sử dụng AI feedback để đánh giá tốc độ bạn nói, số lần bạn sử dụng các từ như “ừm”, và các cụm từ nhạy cảm bạn nên tránh.

Ngoài tìm đến hướng dẫn cách sử dụng LinkedIn, bạn còn có thể tạo hồ sơ online chuyên nghiệp tại các trang web tuyển dụng khác như Glints.com.

Trang web đăng tin tuyển dụng Glints sẽ giúp bạn kết nối với các doanh nghiệp và tìm được công việc như ý.

Tác Giả

Video liên quan

Chủ đề