Tài sản thuần khác là gì

Như vậy, giá trị tài sản thuần bao gồm: vốn cổ đông (vốn điều lệ), vốn hình thành từ lợi nhuận để lại, vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá và quỹ dự trữ phát triển. Người ta thường sử dụng chỉ số NAV/Share (giá trị thuần của mỗi cổ phiếu phát hành) để đánh giá giá trị cổ phiếu trên sổ sách và giá cổ phiếu mua vào. Chỉ số này được tính bằng cách lấy tổng giá trị vốn sở hữu (tổng tài sản trừ cho bất cứ tài sản vô hình nào và trừ tất cả nợ và chứng khoán có quyền ưu tiên) chia cho tổng số cổ phần phát hành.

Chỉ số này giúp cho nhà đầu tư đánh giá công ty khi đầu tư ở một số khía cạnh như sau:

- Giả sử công ty có cổ phần đã phát hành với mệnh giá là 10.000 đồng, mà NAV là 12.000 đồng, có nghĩa là công ty đã tích luỹ vốn để sản xuất, có thể từ nguồn lợi nhuận để lại, phát hành chênh lệch... Như vậy, nhà đầu tư mua cổ phần với giá 12.000 đồng thì họ vẫn mua đúng với giá trị thật trên sổ sách của nó.

- Nếu NAV là 12.000 đồng, nhưng lợi nhuận công ty đạt được ở mức cao thì nhà đầu tư có thể mua cổ phần với giá cao hơn NAV để mong lợi nhuận gia tăng, khi đó có cổ tức, có tích luỹ và NAV sẽ tiếp tục tăng nữa trong tương lai.

- Nếu NAV là 12.000 đồng, nhưng công ty đang lỗ, có nghĩa NAV sẽ giảm, đó là quyết định khó khăn và rủi ro nhất đối với nhà đầu tư, nó phụ thuộc nhiều vào việc đánh giá, phân tích của nhà đầu tư về công ty trong tương lai.

Tóm lại, NAV là thước đo bảo thủ nhất để nhà đầu tư quyết định mua cổ phần của công ty theo giá trị thực. Trong thực tế, điều quan trọng nhất vẫn là vấn đề lợi nhuận, lợi nhuận cần được đặt lên hàng đầu, vì đó là cơ sở chính để đánh giá khả năng sử dụng đồng vốn của công ty.

Bộ phận Tư vấn và Phân tích, CTCK Hà Nội (HSSC)
Bộ phận Tư vấn và Phân tích, CTCK Hà Nội (HSSC)