Tại sao bón vôi nhiều thì chai đất

Tại sao phải bón vôi cho cây trồng? (16/08/2016)

Trong quá trình sản xuất lúa và một số loại cây trồng, bà con thường có thói quen bón vôi, nhưng không phải ai cũng biết những cây trồng nào cần bón vôi, hay có thể thay thế vôi bằng cách khác được không?

Ôxít Canxi (CaO) còn được gọi là vôi được xếp vào nhóm các yếu tố dinh dưỡng trung lượng là một trong 16 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu của cây trồng. Tất cả các loại đất trồng trọt ở nước ta hầu hết là đất chua (trừ một diện tích nhỏ là đất phù sa ven sông). Do quá trình phong hóa từ đá mẹ chua mà hình thành nên các loại đất cộng với điều kiện khí hậu nhiệt đới có lượng mưa lớn hàng năm nên chất canxi (vôi) trong đất luôn luôn bị rửa trôi, khiến cho hàm lượng vôi trong đất thấp dần, độ pH cũng giảm theo, hầu hết là <4,5, thậm chí nhiều nơi pH < 4,0.

Nhờ bón đủ lượng vôi và các chất trung, vi lượng có trong phân lân Văn Điển, nông dân huyện Lý Nhân (Hà Nam) bội thu lúa.  Ảnh: Thiên Hương

Trong khi đó, nhu cầu môi  trường thích hợp cho cây trồng phát triển hầu hết ở ngưỡng pH từ 5,5 -6,5 (trừ cây chè xanh). Bên cạnh đó hàng vụ nhiều tàn dư về thân lá dễ tươi của cây trồng sau thu hoạch để lại trong đất cũng như sử dụng các loại phân bón chua đã góp phần làm cho đất chua thiếu hụt vôi một cách nghiêm trọng.

Những cây trồng cần phải được bón vôi: Tất cả các loại cây trồng đều cần phải được bón vôi khi trồng để khử độc vùng đất quanh rễ nâng độ pH của đất khi độ pH được cải thiện, chất chua, chất độc trong đất giảm thì bộ rễ cây non có điều kiện phát triển thuận lợi khả năng hút nước và các chất dinh dưỡng của bộ rễ tăng lên cây khỏe mạnh phát triển nhanh mặt khác cây trồng cũng cần lượng canxi nhất định, canxi tham gia vào các quá trình sinh hóa học trong cây để tổng hợp dinh dưỡng đồng thời canxi còn làm giảm tác hại của việc bón thừa đạm đối với cây trồng. Nhiều loại cây canxi còn tham gia vào quá trình tích lũy vào các bộ phận quả hạt.

Để phát huy tốt tính năng của vôi, bà con nên bón vôi sớm trước khi trồng, tốt nhất là 1 - 2 tuần đối với lúa nên bón vôi vào lúc làm đất trước khi gieo cấy. Vậy vôi có ở đâu? Vôi có từ đá vôi, vỏ sò, vỏ ốc, vỏ san hô nhưng cần phải nung kỹ để chuyển hóa canxi tạo thành ôxít canxi (CaO) còn gọi là vôi mới bón được. Nếu chỉ nghiền sống vỏ sò vỏ ốc vỏ san hô, đá vôi thì không có hiệu quả đối với đất và cây trồng. Các dạng vật liệu như Dolomit, thạch cao nếu dùng để bón thì cũng không có hiệu quả. Tuy nhiên nếu bón vôi liên tục qua nhiều vu thì vôi sẽ làm “xác đất”.

Phân bón Văn Điển gồm lân Văn Điển và các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển là loại kiềm tính, pH từ 8 - 8,5. Các chất canxi, magie ngoài việc nâng pH cải tạo đất chua nhưng không làm xác đất mà còn cải tạo đất, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trung vi lượng. Lân Văn Điển chứa hàm lượng vôi đến 30%  cứ bón 10kg lân Văn Điển thì có đến 3,3kg vôi hoặc dùng phân đa yếu tố NPK Văn Điển lượng vôi cũng chứa từ 5 - 15% tùy theo từng loại.

Như vậy sử dụng phân lân Văn Điển, phân đa yếu tố NPK Văn Điển hoàn toàn thay thế  dùng vôi, cũng như các loại vật liệu chứa vôi khác. Đối với lúa và cây hoa màu trước khi trồng  bón 400 - 500 kg/ha lân Văn Điển hoặc bón 350 - 400kg/ha NPK 5.10.3 hoặc 270 -330kg/ha NPK 10.12.5. Đối với cây công nghiệp như cà phê, tiêu và các cây ăn quả khi trồng mới bón 1 - 1,5kg/gốc lân Văn Điển hoặc bón 0,5kg N.P.K 5.10.3 là thỏa mãn nhu cầu vôi của cây trồng suốt cả niên vụ. 

Theo Danviet.vn

Tại sao bón vôi nhiều thì chai đất
Lượt xem:  6,338
Tại sao bón vôi nhiều thì chai đất
Tại sao bón vôi nhiều thì chai đất
Tại sao bón vôi nhiều thì chai đất
Tại sao bón vôi nhiều thì chai đất
Bản in Email Quay lại

Tin đã đưa

  • Thành tỷ phú ở tuổi 30 nhờ mô hình nuôi chim hoang dã (16/08/2016)
  • Kinh nghiệm nuôi gà Đông Tảo lai, lãi nửa tỷ đồng/năm (16/08/2016)
  • Hiệu quả từ mô hình nuôi vịt siêu thịt an toàn sinh học (16/08/2016)
  • Những lưu ý để nhận diện gà giống Đông Tảo chuẩn (16/08/2016)
  • Trồng cây ăn trái, ăn lá trên bãi rác? (16/08/2016)
  • Trồng rau muống lấy hạt - lợi nhuận cao hơn nhiều trồng lúa (08/08/2016)
  • Cử nhân sư phạm lên rừng làm trang trại (08/08/2016)
  • Cơ nghiệp sinh sôi theo đàn trâu sinh sản (08/08/2016)
  • Kỹ sư điện đi... trồng nấm, nuôi dế, sở hữu 32 loài nấm quý hiếm (08/08/2016)
  • Trồng mía lưu gốc - làm chơi ăn thật (08/08/2016)