Tại sao cúng rằm tháng giêng

Tại sao cúng rằm tháng giêng
 

Nhiều người quan niệm "cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng". Vào ngày này, các gia đình thường cúng lễ rất cẩn thận. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu vì sao việc cúng lễ trong ngày Rằm tháng Giêng lại được coi trọng như vậy.

Theo GS Lương Ngọc Huỳnh, ngày Rằm tháng Giêng có ba tích.

Thứ nhất, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Vía Phật. Đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới. Tất cả những may mắn nhất của năm mới đều ở ngày này.

Vậy nên, đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin một sự may mắn.

Tích thứ hai, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên tiêu. Thời xưa có một vị vua cứ đến ngày Rằm tháng Giêng là cho mời các trạng nguyên vào hầu triều và để nói chuyện đầu năm. Sau khi các quân vào hầu triều, buổi trưa họ được vua thiết đãi yến tiệc.

Thiết đãi yến tiệc xong, buổi tối, vua và các trạng vào vườn Thượng Uyển để ngắm trăng và vịnh thơ. Các ông trạng sẽ thi nhau đọc thơ để cho vua nghe.

Từ đó, người ta coi ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên tiêu, là ngày Tết của các vị vua và trạng.

Thứ ba, ngày Tết Nguyên tiêu là ngày Rằm đầu tiên của tổ tiên, dòng họ trong năm mới. Do vậy, chúng ta cũng cần phải lễ tổ tiên trong gia đình.

Trong ngày này, người Việt thường đi lễ chùa và làm mâm cơm cúng dâng lên tổ tiên bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng với người đã khuất và mong một năm mới an lành, may mắn.

Linh Giang

Tại sao cúng rằm tháng giêng

Tại sao cúng rằm tháng giêng

Tại sao cúng rằm tháng giêng
Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện được sự thành tâm của gia chủ.

Tết Nguyên tiêu là Tết quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt nên ông bà ta có câu: "Lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng". Lễ cúng Rằm tháng Giêng rất quan trọng bởi đây là ngày Rằm đầu tiên của năm mới. Ý nghĩa của việc cúng Rằm tháng Giêng ngoài tưởng nhớ công ơn của gia tiên trong nhà, sau là để con cháu thụ lộc đầu năm lấy may. Người xưa tin rằng Rằm tháng Giêng đức Phật giáng lâm, là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn…

Vì vậy trong ngàyRằm tháng Giêngphần lớn người dân - nhất là các phật tử sẽ đi chùa lễ Phật để cầu an, may mắn và mạnh khỏe trong năm mới.

Theo phong tục, Lễ cúng Rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (15/1 âm lịch). Hiện nay phần lớn các gia đình vẫn cúng vào ngày này, giờ giấc linh hoạt, tùy theo điều kiện thực tế.

Tại sao cúng rằm tháng giêng

Chuẩn bị đồ lễ cúng Rằm tháng Giêng

Lễ cúng Phật: Nếu nhà có ban thờ Phật gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ cúng Phật là mâm lễ chay tinh khiết gồm:

- Hoa quả

- Chè xôi

- Các món đậu

- Canh xào không thêm nhiều hương liệu

- Bánh trôi nước

Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.

Tại sao cúng rằm tháng giêng

Lễ cúng gia tiên:Có thể lễ mặn (nhưng khuyên gia chủ nên cúng đồ chay).

- Hương thơm

- Hoa tươi (hoa cúc vàng).

- Trầu 3 lá, cau 3 quả cành đẹp và dài (chỉ được xé cành cau, kiêng dùng dao kéo cắt).

- Đĩa ngũ quả (5 loại quả, mỗi quả 1 màu).

- 1 bao thuốc lá, 1 gói chè (loại 1 lạng/gói), 1 chén rượu, 1 chén trà (khô), 1 chén nước, 1 chén gạo, 1 chén muối

- 1 đĩa to bánh kẹo các loại.

- 1 đĩa xôi trắng (hoặc đỏ).

- 1 con gà luộc

- Tiền vàng mã (xưa các cụ dùng 5 đinh tiền vàng lễ, mỗi đinh gồm 10 lễ).

Mâm lễ cúng gia tiên là mâm lễ mặn, hoặc chay với đầy đủ các món ăn tinh khiết của ngày Tết. Thông thường mâm cỗ mặn có 4 bát, 6 đĩa, gồm có:

- Bát canh măng

- Bát bóng bì

- Bát canh miến

- Bát canh mọc

- Đĩa thịt gà trống luộc (hoặc thịt lợn)

- Đĩa giò (hoặc chả)

- Đĩa nem

- Đĩa xào

- Đĩa dưa muối

- Đĩa xôi (hoặc bánh chưng)

Các gia chủ cũng có thể tùy nghi biến tấu sao cho mâm cỗ gia đình phong phú, phù hợp với khẩu vị riêng của gia đình. Đặc biệt trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước), với ý nghĩa Tết Nguyên tiêu mong muốn mọi việc cả năm được hanh thông, trôi chảy.

Dưới đây là bài văn khấn Rằm tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022 theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” - NXB Văn hoá Thông tin.

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)./.

Hội Nguyên tiêu của người Hoa ở TP. Hồ Chí Minh

Người Việt Nam coi trọng các ngày rằm, mùng 1. Trong các ngày rằm thì rằm tháng Giêng được coi trọng nhất. Có thể thấy tầm quan trọng của Tết Nguyên tiêu trong văn hóa Việt Nam qua câu thành ngữ: “Cúng quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.

Tết Nguyên tiêu là gì?

Trong tiếng Hán, “Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm; nguyên tiêu ý nói là đêm rằm đầu tiên trong năm. Vì thế, nó còn được gọi là lễ Thượng nguyên, bên cạnh Tết Trung nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ nguyên (rằm tháng Mười). Hai chữ "nguyên tiêu" cho thấy ngày lễ này gắn với ban đêm, như câu chuyện về sự tích Tết Nguyên tiêu của Trung Quốc.

Truyện kể rằng vào đời Hán, có cô gái trẻ sống trong cung không được phép về thăm cha mẹ vào ngày 15/1 (âm lịch), quá đau buồn nên có ý định lao xuống giếng tự tử. Cảm động trước lòng hiếu của cô gái, vị quan cận thần của Hoàng đế nghĩ ra một kế giúp cô. Ông tâu vua rằng vào ngày 16/1, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành. Để tránh tai họa, trước đó một hôm, mọi người phải treo đèn lồng trước cửa nhà mình và ngoài đường.

Theo lệnh của Vua, vào rằm tháng Giêng, nhà nhà đều treo đèn lồng. Nhân lúc mọi người đang mải ngắm những chiếc đèn xinh xắn đó, cô gái trẻ đã trốn về nhà thăm cha mẹ mà không ai biết. 

Truyền thuyết Tết Nguyên tiêu (rằm tháng giêng) kể rằng có một cung nữ buồn tủi vì không được về thăm cha mẹ...Truyền thuyết khác kể, con thiên nga mà Ngọc Hoàng rất yêu quý trong một lần bay xuống hạ giới chơi đã bị người thợ săn bắn chết. Để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng sai một đội quân thiên đình đúng ngày 15/1 xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới hạ giới. Rất may cho loài người là có một số vị thần không đồng ý với quyết định này của Ngọc Hoàng. Họ liều mình xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh.

Thế là vào ngày 15 tháng Giêng hàng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng đỏ và bắn pháo hoa để khi Ngọc Hoàng nhìn xuống tưởng rằng nhà cửa, làng mạc ở dưới đã bị phóng hỏa, thiêu rụi. Nhờ đó mà loài người và muôn thú mới thoát khỏi họa diệt vong.

Đêm Nguyên tiêu ở Hội An, Quảng Nam.

Kể từ đó đến nay, ngày 15 tháng 1 (âm lịch) hằng năm, các nhà treo đèn lồng, nấu cỗ, bày tiệc, sum họp bên gia đình, mừng một năm mới bắt đầu bình an, may mắn.

Với người Việt Nam, rằm tháng Giêng cũng là ngày lễ quan trọng, chính thức khép lại những ngày Tết Nguyên đán. Trong ngày này, nhiều gia đình thường lên chùa cầu an, cúng sao giải hạn, mọi nhà đều thắp hương và làm cơm cúng gia tiên, thần linh để tri ân và cầu mong một năm mới an lành, may mắn.

 Theo phong tục, lễ cúng rằm tháng Giêng thường được tiến hành vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (15/1 âm lịch). Hiện nay phần lớn các gia đình vẫn cúng vào ngày này, giờ giấc linh hoạt, tùy theo điều kiện thực tế. Các gia đình bận rộn có thể sắp xếp cúng trước rằm, từ ngày 13, 14, thậm chí có gia đình cúng từ ngày 11 - 12.

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng cần có gì?

Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng 2021 hầu như không thể thiếu thịt gà, xôi gấc/bánh chưng. Gà là vật cúng tế linh thiêng nhất, còn xôi gấc có màu đỏ sẽ mang đến may mắn cho gia đình trong năm mới.

Các món ăn khác như giò, chả, rau xào...cũng được dùng cúng gia tiên vào ngày này. Ngoài ra còn có hương, hoa tưởi, vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu.

Cúng rằm tháng Giêng không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy mà gia đình nên "tùy tiền biện lễ", dựa vào điều kiện kinh tế của gia chủ mà chuẩn bị sao cho phù hợp, chú trọng yếu tố thành tâm, nghiêm túc.

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng 

  • Năm lạng thịt vai luộc 
  • Một bát canh măng 
  • Một đĩa xào thập cẩm
  •  Một đĩa nem 
  • Một đĩa rau xào 
  • Một đĩa giò 
  • Một đĩa xôi gấc 
  • Một đĩa hoa quả
  • Các vật phẩm khác như: Hương hoa vàng mã; đèn nến; trầu cau; rượu

Đặc biệt, trong mâm lễ phải có bánh trôi (chè trôi nước). Ý nghĩa của việc ăn bánh trôi ngày Tết Nguyên tiêu là mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

Mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng Giêng

Ngoài cỗ mặn, một số gia đình còn chuẩn bị mâm cỗ chay cúng Phật gồm:

  • Trái cây
  • Chè xôi
  • Các món đậu
  • Canh xào không thêm nhiều hương liệu
  • Bánh trôi nước
  • Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món.

Minh Anh (Tổng hợp)