Tại sao đám ma lại đánh trống



Tại sao đám ma thường có kèn trống? Có phải thổi kèn đánh trống ầm ĩ, để quên đi sự đau buồn của cảnh tử biệt, sanh ly, kẻ ở người đi, nhưtục ngữ có câusống dầu đèn, chết kèn trống.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: Đám tanghayđám ma,lễ tang,tang lễ,tang malà một trong nhữngphong tụccủa Việt Nam. Bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa chết

Phong tục Tang Lễ được tổ chức khác nhau ở các dân tộc trên Việt Nam, mỗi một dân tộc có những nghi lễ tổ chức khác nhau mặc dù không nhiều nhưng đều có những bước cơ bản tương đối giống nhau ở các người Kinh cũng như các dân tộc thiểu số khác. Thậm chí trong tang lễ ngày nay có những điểm khác so với thời kỳ từ thế kỷ 20 trở về trước.
Trong những ngày còn quan tài trong nhà, gia chủ thường mời những ban nhạc đến thổi kèn, sáo, đánh đàn, trống.[17]Ngày nay, có thêm những ban kèn tây, đàn guitar, đàn ca tài tửcải lương, hoặc mời cả ban nhạcđồng tính luyến áiđến hát; Đặc biệt ở vùng đồng bằng Cửu long thường không thể thiếu biểu diễn xiết Tôn ngộ không đánh ma và xiết đội lu

Thật ra, thổi kèn đánh trống ầm ĩ, là để quên đi sự đau buồn của cảnh tử biệt, sanh ly, kẻ ở người đi còn đang nóng hổi, đó là sự an ủi tinh thần của người còn sống thì đúng, còn rủ ma về gọi vong đi thì không đúng (mê tín). Nếu đứng về góc độ thế gian, thổi kèn đánh trống ầm ĩ để quên đi sự đau buồn kẻ mất người đi thì được tha thứ, còn rủ ma về gọi vong đi, thì không được tha thứ, đó là tưởng tri thuộc về mê tín, dị đoan.

Tại sao đám ma thường có kèn trống và ban nhạc? (một quan niệm khác)


Tại sao đám ma lại đánh trống


Trong đám tang thường có ban nhạc hiếu đến đánh trống, thổi kèn để tạo nên không khí cho đám. Tiếng nhạc đám tang ở miền Bắc ngoài kèn, trống còn có vài cây nhị rền rĩ nỉ non như tiếng khóc. Tiếng nhạc đám tang ở miền Nam có thể là nhạc kèn Tây chơi cả những bản trữ tình, để mua vui cho người chết, để làm cho không khí đám ma đỡ căng thẳng, buồn bã. Nhiều đám tang ở Sài Gòn chẳng có chút gì ai oán thảm sầu, thậm chí còn vui như hội. Không còn ai lạ lẫm khi nghe điệu lăm-ba-đa nóng bỏng hay nhạc khúc shalala rộn ràng trỗi lên giữa các đám tang ấy. Có người bình luận: Trường học không dạy học sinh ngả nón khi gặp xe tang thì chuyện đám ma mà tấu nhạc quán bar cũng là điều dễ hiểu.

Trong đám tang, nhiều khi có bài điếu văn được viết công phu ca ngợi thân thế, sự nghiệp của người đã khuất được viết lâm ly bi thiết khiến người dự đám không khỏi thương tiếc, sụt sùi. Điếu văn như thể để người lương thiện ra đi thanh thản, để gia quyến người đã khuất dù có mất mát, đau thương cũng được an ủi, tự hào. Đôi khi, người ta bỗng nghĩ lúc sống, phải sống sao để lúc ra đi, vong linh không phải hổ thẹn khi nghe điếu văn tiễn biệt mình..

Ngày xưa, khi đã nhiều tuổi ít ai sợ chết bởi quan điểm sống gửi thác về là phổ biến, chết là được đi gặp ông bà, được ngồi trên nóc tủ ngắm gà khỏa thân. Ngày xưa, người ta coi chết là đi sang một thế giới khác, có khi còn sung sướng hơn. Giờ đây, đời sống khấm khá hơn có vẻ như người ta tham sống sợ chết.

Cuộc đời là những chuyến đi. Chuyến đi cuối cùng của đời người là đi vào lòng đất chuyến đi có lẽ là hoành tráng nhất, có kèn có trống tiễn đưa. Đám tang như một lời nhắc nhở về sự hữu hạn của đời người, để người ta đỡ tham sân si, để thấy Vua Ngô băm sáu tàn vàng/Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì.

Dù chu đáo thế nào chăng nữa, tang gia thường bối rối nên dễ để xảy ra những sơ suất khiến người ta chê bai nên có câu ma chê cưới trách. Bởi vậy, có lẽ chẳng nên chê bai đám ma nhỏ hay cũng chẳng nên khen đám ma to làm gì